Cơ Sở Lý Luận Về Ngân Hàng Xanh


xanh phụ thuộc vào tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nhưng không chịu ảnh hưởng bởi giới tính. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị hướng đến những ứng dụng ngân hàng xanh bền vững tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như: dựa hoàn toàn vào thông tin sơ cấp, được chia đều cho 3 ngân hàng HDB, BIDV, VCB, với độ lớn mẫu 90, và phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chưa bảo đảm tốt cho khái quát hóa kết quả và nghiên cứu chỉ chú trọng đến nhận biết và nhận thức chứ không liên quan đến việc chẩn đoán các tác động (Hà Nam Khánh Giao, 2020)

Quan điểm về việc nhận thức về ngân hàng xanh cần được triển khai rộng, tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh và Nguyễn Việt Trung (2019) cho rằng: Phổ cập ngân hàng xanh là cách tiếp cận có độ lan tỏa nhanh và triệt để vì không có thành phần kinh tế hay lĩnh vực hoạt động nào có thể thoát ly khỏi giao dịch liên quan tới tiền và dịch vụ ngân hàng.

Ngoài ra, hiện nay, quy mô ngày càng tăng của các ngân hàng làm tăng lượng khí thải cac-bon ra môi trường xung quanh. Với số lượng các chi nhánh khổng lồ, các ngân hàng sẽ làm tăng đáng kể lượng khí thải cacbon vào môi trường do sử dụng nhiều năng lượng, máy điều hòa, thiết bị in ấn… Để giảm lượng cacbon khách hàng cần thay đổi thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt và giao dịch qua ngân hàng điện tử (Nguyễn Minh Loan, 2019). Một số khía cạnh của ngân hàng xanh như việc các ngân hàng sử dụng ngân hàng điện tử, ứng dụng Fintech trong hoạt động của ngân hàng cũng được đề cập trong các nghiên cứu về ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại, sự phát triển của Fintech dẫn đến tăng lợi nhuận, đổi mới tài chính và cải thiện khả năng kiểm soát rủi ro, Nhìn chung, bằng cách sử dụng công nghệ tài chính, các ngân hàng thương mại có thể cải thiện mô hình kinh doanh truyền thống của mình bằng cách giảm chi phí hoạt động ngân hàng, nâng cao hiệu quả dịch vụ, tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro và tạo ra các mô hình kinh doanh hướng tới khách hàng; từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện. Mức độ tác động này khác nhau tuỳ theo mức độ sử dụng đổi mới công nghệ của ngân hàng (Đào Duy Tùng, 2021).


7.2. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước


Bàn về sự phát triển của ngân hàng xanh, mức độ nhận thức và mô hình phát triển ngân hàng xanh ở một số quốc gia, trên thế giới cũng đã có một số nghiên cứu về chủ đề này.

Subrata và cộng sự (2017) đã nghiên cứu về nhận biết và nhận thức của khách hàng về ngân hàng xanh tại Bangladesh, kết quả chỉ ra khách hàng nhận biết nhiều hơn về ngân hàng qua tin nhắn (SMS banking). Prakash và Pappu (2017) cho thấy khách hàng nhận biết và nhận thức tốt hơn về ngân hàng xanh đối với các ngân hàng nhà nước lớn. Satheesh (2017), Omid và cộng sự (2015) lại chỉ ra rằng: khách hàng tại các ngân hàng tư nhân nhỏ cùng với nhân viên ngân hàng nhận biết và nhận thức tốt hơn về ngân hàng xanh so với công chúng, do vậy các ngân hàng nhà nước cần làm nhiều hơn nữa để giúp công chúng tiếp cận với hệ thống ngân hàng xanh. Ganesan và Bhuvaneswari (2016) chỉ ra rằng học vấn tác động lớn đến nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh. Lalon (2015) chỉ ra những thay đổi trong quản trị đầu tư, quản trị tiền gửi, tuyển dụng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và nâng cao ý thức cộng đồng là các yếu tố nền tảng cho sự phát triển của Ngân hàng xanh. Đồng quan điểm về vấn đề này, Nghiên cứu của Maruf (2010) cũng đưa ra các khuyến nghị là các hoạt động Ngân hàng xanh cần được xúc tác và hỗ trợ bởi các khoản đầu tư và chi tiêu công, đồng thời cải tiến các chính sách và các quy định của chính phủ.

Nghiên cứu của Sadia Noureen và cộng sự (2020) về Nhận thức Ngân hàng Xanh, Thách thức và sự bền vững ở Parkistan khẳng định các biện pháp chính sách khả thi và sáng kiến để thúc đẩy ngân hàng xanh đã trở thành nhu cầu của thời đại. Trong một nền kinh tế thị trường đang thay đổi nhanh chóng, nơi mà toàn cầu hóa thị trường đã tăng cường cạnh tranh, các ngân hàng nên đóng một vai trò tích cực để bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Khái niệm Ngân hàng xanh sẽ có lợi cho cả ngành ngân hàng và nền kinh tế.

7.3. Các khoảng trống nghiên cứu


Có thể thấy, ở cả trong và ngoài nước đã có các nghiên cứu về ngân hàng xanh. Các nghiên cứu này cũng đã cho thấy xu thế tất yếu của việc phát triển mô hình ngân


hàng xanh trong tổng thể chiến lược phát triển bền vững. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất ngân hàng xanh dưới giác độ cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng xanh và tác động của việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng xanh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng như góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo tăng trưởng xanh và bền vững hay khảo cứu một số kinh nghiệm của các nước về phát triển ngân hàng xanh.

Các nghiên cứu trong nước cũng đã phân tích được xu thế phát triển ngân hàng xanh trên thế giới, những cơ hội và các rào cản trong việc thúc đẩy phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam, và đưa ra những hàm ý chính sách nhất định, tuy nhiên chưa đi sâu vào phân tích kinh nghiệm phát triển mô hình này ở các quốc gia cụ thể đã có những thành tựu nhất định cũng như có sự tương đồng về vai trò của cơ quan quản lý mà chúng ta có thể học hỏi.

Như vậy, vẫn còn một khoảng trống nghiên cứu, từ góc độ lý thuyết, cơ sở lý luận toàn diện về ngân hàng xanh bao gồm khái niệm, đặc điểm, tổ chức hoạt động, mô hình phát triển, những lợi ích thiết thực đối với các chủ thể liên quan và đối với sự phát triển kinh tế, môi trường – xã hội, cũng như những nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về phát triển ngân hàng xanh, sau đó đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng xanh ở Việt Nam hiện nay để có thể đưa ra những khuyến nghị để tăng cường phát triển hoạt động ngân hàng xanh ở Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG XANH


1.1 Khái niệm về Ngân hàng xanh


Ngân hàng xanh là một khái niệm mới hình thành trong hơn 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu và tổ chức đã cố gắng đưa ra định nghĩa của riêng họ. Đã có nhiều định nghĩa về Ngân hàng xanh trên thế giới và cũng có thể có sự khác biệt giữa các quốc gia với nhau. Hiểu theo khái niệm rộng, “Ngân hàng xanh là Ngân hàng bền vững”, để phát triển bền vững, các ngân hàng cần nhìn vào một bức tranh lớn và đặt lợi ích của mình song song với lợi ích của môi trường – xã hội (Imeson M. & Sim A., 2010). SOGESID, công ty cổ phần kĩ thuật thuộc sở hữu của nhà nước Ý cho rằng: “Ngân hàng xanh hoạt động như ngân hàng truyền thống, cung cấp các dịch vụ vượt trội cho nhà đầu tư và khách hàng, đồng thời thực thi các chương trình giúp ích cho cộng đồng và môi trường. Ngân hàng xanh không phải là doanh nghiệp hoạt động thuần tuý vì trách nhiệm xã hội, cũng không hoàn toàn là doanh nghiệp thuần tuý vì lợi nhuận mà có sự kết hợp, đảm bảo sự hài hoà và bền vững về kinh tế môi trường-xã hội” (SOGESID, 2013)

Theo nghĩa hẹp, Ngân hàng xanh bao hàm các hành động vì môi trường, chẳng hạn như các hoạt động “xanh” không chỉ bên trong mà còn bên ngoài ngân hàng. “Ngân hàng xanh dùng để chỉ các hoạt động khuyến khích các hoạt động môi trường và giảm lượng khí thải carbon, như khuyến khích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ xanh; áp dụng các tiêu chuẩn môi trường để phê duyệt các khoản vay hoặc cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi cho các dự án giảm CO2” (UN ESCAP, 2012). Ngân hàng được coi là “xanh” khi đáp ứng cả hai điều kiện: (i) cung cấp dịch vụ xanh trong ngắn hạn và (ii) có chiến lược kinh doanh dài hạn đáp ứng các tiêu chí về môi trường và trách nhiệm xã hội. Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Ngân hàng của Ấn Độ (Institute for Development and Research in Banking Technology- IDRBT) định nghĩa: “Ngân hàng xanh là một thuật ngữ tổng quát liên quan đến các ứng dụng và hướng dẫn làm cho các ngân hàng được bền vững trong các bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội. Nó nhằm làm cho các quy trình ngân hàng và các nền tảng hạ tầng công nghệ và công nghệ thông tin đạt được hiệu quả tốt nhất có thể, mà không hoặc chịu ảnh hưởng thấp nhất từ môi trường” (IDRBT, 2013). Nghiên cứu năm 2014 của


Singhal và Arya cho rằng: “Ngân hàng xanh nghiêng về hoạt động kinh tế - xã hội và chú trọng yếu tố môi trường thông qua giảm lượng các-bon cả trong và ngoài ngân hàng”. Cụ thể, ngân hàng giảm lượng các-bon trong ngân hàng bằng cách thực hiện các hoạt động trực tuyến, sử dụng hệ thống ATM, mobile banking, các loại thẻ, trao đổi qua thư điện tử nhằm giảm thiểu các hoạt động liên quan đến giấy tờ, văn phòng phẩm, máy điều hoà… Đối với mục tiêu giảm lượng khí thải ngoài ngân hàng, ngân hàng cung cấp các gói tín dụng xanh tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, giảm thải ô nhiễm, ưu tiên đối với những ngành công nghiệp xanh (Singhal K., & Arya M., 2014). Theo nghiên cứu của Kanak Tara & Ritesh Kumar, Ngân hàng xanh được hiểu là “cách thức cung ứng và đặc tính dịch vụ ngân hàng hướng tới hỗ trợ hoạt động có tác động tích cực đối với môi trường, giảm khí thải các-bon, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy phát triển bền vững”. Như vậy, ngân hàng xanh bao gồm hai lĩnh vực chính, thứ nhất, sử dụng hợp lý tất cả các nguồn lực, nguồn năng lượng và giảm thiểu các vật phẩm in ấn, thứ hai, khuyến khích và tài trợ cho các hoạt động, các dự án thân thiện với môi trường. Ngân hàng xanh không chỉ có ý nghĩa về sử dụng bền vững các nguồn lực mà còn là cấp phát tín dụng cho những dự án thân thiện với môi trường (Kanak Tara & Ritesh Kumar, 2015)

Tại Việt Nam, khái niệm “Ngân hàng xanh” lần đầu được đưa ra tại hội thảo “Tài chính và Ngân hàng xanh” tổ chức ngày 25/6/2013 dưới sự chủ trì của Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) phối hợp với Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính, bà Vũ Xuân Nguyệt Hồng - đại diện Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương (CIEM) đã giải thích: “Ngân hàng xanh là các hoạt động, nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng nhằm khuyến khích các hoạt động vì môi trường và giảm phát thải các- bon”. Cho đến nay, cách hiểu này được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về Ngân hàng xanh trong nước. Theo cách hiểu này, một Ngân hàng xanh sẽ phải tích cực thực hiện các hoạt động như khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ xanh; áp dụng các tiêu chuẩn môi trường khi duyệt vốn vay; cấp tín dụng ưu đãi cho các dự án giảm các-bon, dự án về năng lượng tái tạo…

Tóm lại, mặc dù có định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, về cơ bản, theo tác giả, khái niệm ngân hàng xanh có thể hiểu là việc ngân hàng gắn liền tổ chức, điều hành và cung ứng dịch vụ ngân hàng với việc thực hiện trách nhiệm xã hội, môi


trường và cộng đồng. Thực chất hoạt động ngân hàng xanh cũng tương đồng như hoạt động ngân hàng thông thường và nó cũng được kiểm soát bởi các cơ quan chức năng giống như những gì một ngân hàng truyền thống làm. Tuy nhiên, điểm khác biệt là các Ngân hàng xanh coi trọng các yếu tố về môi trường – xã hội hơn, có cân nhắc tới ảnh hưởng đối với cộng đồng và môi trường trong cách thức cung ứng và sử dụng dịch vụ ngân hàng, đảm bảo khả năng phát triển bền vững. Một ngân hàng thông thường trở thành một ngân hàng xanh bằng cách hướng các hoạt động cốt lõi của mình vào môi trường, thúc đẩy các hoạt động thân thiện với môi trường và giảm lượng khí thải carbon từ các hoạt động ngân hàng, đồng thời trong tất cả các khía cạnh kinh doanh của nó (thu thập tiền gửi, giải ngân tín dụng, tài trợ thương mại, hoạt động cho thuê, quỹ tương hỗ và dịch vụ giám sát,…) được hướng tới bảo tồn và cải thiện môi trường. Chẳng hạn, trong hoạt động tín dụng, họ kiểm tra tất cả các yếu tố trước khi cho vay, xem dự án có thân thiện với môi trường và có bất kỳ tác động nào không trong tương lai, và sẽ chỉ trao một khoản vay khi nó tuân theo tất cả các tiêu chuẩn an toàn về môi trường.

1.2 Đặc điểm và lợi ích của Ngân hàng xanh


1.2.1 Đặc điểm của Ngân hàng xanh


Các ngân hàng xanh khác nhau về cấu trúc và hoạt động trên khắp thế giới, tuy nhiên có một số yếu tố nhất định để xác định một ngân hàng xanh. Phạm vi của ngân hàng xanh, có thể được xác định trên cơ sở các hoạt động của các ngân hàng liên quan đến môi trường. Các hoạt động này có thể được chia thành hai nhóm, liên quan đến hai loại khía cạnh và do đó có hai loại tác động đến môi trường: trực tiếp và gián tiếp. Tác động trực tiếp đến môi trường liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực của các ngân hàng cho mục đích hoạt động của ngân hàng - điện, dầu, hệ thống sưởi, giấy, chất thải… Tác động gián tiếp đến môi trường liên quan đến tất cả các loại hoạt động mà qua đó ngân hàng có thể gián tiếp có ảnh hưởng đến môi trường, ví dụ như các mối quan hệ với khách hàng của ngân hàng và các điều kiện mà ngân hàng đặt ra đối với họ để cấp các khoản vay và các dịch vụ khác cũng như nhận thức của nhân viên, các hoạt động tiếp thị mà ngân hàng tổ chức có liên quan trực tiếp đến môi trường…


Theo đó, một số đặc điểm thường thấy của các Ngân hàng xanh có thể kể đến như bên dưới:

Thứ nhất là triển khai các dịch vụ điện tử và tự động hóa. Nhờ sự ứng dụng và hỗ trợ từ công nghệ hiện đại, đặc biệt là thành quả từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng tích cực triển khai hình thức ngân hàng trực tuyến với đa dạng loại dịch vụ điện tử và đáp ứng được hầu hết các nhu cầu cơ bản như truy vấn giao dịch, biến động số dư, giao dịch rút tiền, chuyển tiền, nhận tiền trực tuyến, tạo tài khoản tiền gửi … giúp khách hàng không cần phải bỏ lại công việc và đến xếp hàng tại chi nhánh ngân hàng nhưng vẫn có thể hoàn thành các giao dịch của mình từ mọi lúc mọi nơi trong thời gian ngắn. Ngoài ra, các ngân hàng còn phối hợp với các doanh nghiệp, cũng như các cơ quan đoàn thể để hình thành nên một hệ thống các giao dịch tự động, trong đó có nhiều dịch vụ được tích hợp như thanh toán hóa đơn điện nước, truyền hình, Internet, đóng tiền học, trả góp…

Hai là, đẩy mạnh hoạt động tín dụng xanh, đầu tư xanh. Các ngân hàng sẽ lựa chọn các dự án có đánh giá các rủi ro liên quan đến môi trường xã hội và ưu tiên cho vay hoặc đầu tư vào các dự án bảo vệ môi trường hoặc ít gây rủi ro đối với môi trường. Các quy định về pháp luật môi trường được đưa vào đánh giá và tuân thủ, đồng thời xây dựng các công cụ đánh giá tác động môi trường và xã hội để triển khai việc đánh giá, thẩm định dự án trước khi cho vay, hướng tới tăng trưởng bền vững và phát triển xanh, khuyến khích doanh nghiệp bảo vệ môi trường, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

Ba là, thực hiện quản lý, giám sát các dự án của khách hàng để ngăn ngừa nguy cơ, hạn chế/giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Các ngân hàng đặt ra các biện pháp quản lý, cũng như đặt ra các yêu cầu, tiêu chuẩn báo cáo với đơn vị thực hiện dự án, mức độ kiểm soát/quản lý tuỳ thuộc vào mức độ tác động, ảnh hưởng của dự án đến môi trường xã hội, nếu vi phạm thì khách hàng phải có trách nhiệm đưa ra và thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục. Ngân hàng cũng có thể tham gia tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo các quy định, cam kết về môi trường.

Bốn là, việc nâng cao tinh thần, năng lực đánh giá của cán bộ ngân hàng và nhận thức của khách hàng đối với hoạt động ngân hàng xanh được chú trọng. Ngân hàng


chủ động phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức, truyền cảm hứng cho cán bộ, nhân viên đối với việc phát triển ngân hàng bền vững thông qua các hình thức truyền thông nội bộ, hội thảo…, đào tạo nâng cao năng lực đánh giá thẩm định dự án có xem xét đến yếu tố môi trường. Quá trình xanh hoá được sự ủng hộ bởi cả cấp quản lý và nhân viên của ngân hàng. Đồng thời, thông qua các hoạt động marketing sản phẩm, các kênh liên lạc kết nối, cùng các sản phẩm dịch vụ xanh được cung cấp, ngân hàng cho khách hàng nhìn nhận được các lợi ích và sự quan trọng của việc ứng dụng mô hình ngân hàng xanh.

Năm là, việc xanh hoá được thực hiện trong cả nội bộ ngân hàng. Ngân hàng chú trọng đến việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở vật chất xanh, ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện mới môi trường, hướng tới tiết kiệm năng lượng, tránh lãng phí các nguồn tài nguyên như điện nước, giấy, giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường, cũng như khuyến khích các sáng kiến xanh trong nội bộ. Mức độ xanh được đo đạc, xây dựng các khung chiến lược và kế hoạch triển khai xanh hoá nội bộ, và đưa yếu tố xanh hoá vào phần tiêu chí đánh giá hiệu quả trong nội bộ ngân hàng.

Sự khác biệt của ngân hàng xanh và ngân hàng truyền thống được thể hiện như bảng 1.1.

Bảng 1.1: So sánh ngân hàng xanh và ngân hàng truyền thống


Ngân hàng truyền thống

Ngân hàng xanh

- Tập trung vào lợi ích kinh tế

- Chỉ quan tâm đến lợi ích của ngày hôm nay (kết quả hiện tại)

- Không có “lợi ích của tương lai”, không có giải pháp cho các vấn đề môi trường

- Không chú trọng nhiều đến giảm thiểu tác động môi trường từ các hoạt động hằng ngày của ngân hàng,

- Tập trung vào ba yếu tố: lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và tác động môi trường)

- Quan tâm đến lợi ích trong tương lai (hiệu quả lâu dài)

- Có "lợi ích của tương lai", có giải pháp cho các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai

- Sử dụng các quy trình nội bộ, nhằm

giảm tác động có hại đến môi trường từ các hoạt động của chính các ngân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Nghiên cứu về ngân hàng xanh Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam - 3

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023