Sai Số Do Ngôn Ngữ Trong Quá Trình Phỏng Vấn Và Tuyên Truyền



Tỷ lệ tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị


Số người có tác dụng không mong

=muốn của thuốc điều trịx 100 Tổng số người tham gia điều trị

Tỷ lệ tái nhiễm giun đũa (hoặc tóc hoặc móc/mỏ)

Số cá thể có trứng giun đũa (hoặc tóc

=hoặc móc/mỏ) sau điều trịx 100 Tổng số người theo dõi sau điều trị


2.9. Phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu thu thập trong nghiên cứu, được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học và sử dụng phần mềm EpiData v 3.1, thực hiện tại bộ môn Dịch tễ Y Hà Nội.

- Kết quả nghiên cứu được trình bày theo tỷ lệ % của các biến số, xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ.

- Mối liên quan giữa một số yếu tố tác động đến tỷ lệ nhiễm giun được phân tích theo bảng “2x2”, mối liên quan được tính toán theo test χ2 và test t (tính giá trị p).

- Phân tích hồi qui đa biến (Multi-variate regression) được sử dụng để loại bỏ các yếu tố nhiễu có ảnh hưởng đến mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và sự nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ.

- Hiệu quả can thiệp về kiến thức, thái độ, thực hành cũng như tỷ lệ

nhiễm giun được tính bằng hiệu số của các tỷ lệ theo thời gian sau can thiệp và trước can thiệp.

2.10. Các sai số có thể gặp và cách hạn chế

2.10.1. Sai số do xét nghiệm và cáchhạn chế

- Cách lấy phân, số lượng phân, thời gian gửi mẫu phân, thông số ghi số mã lọ phân. Ví dụ: Nhân dân lấy phân không đúng qui định. Để hạn chế, cộng tác viên nên hướng dẫn tỷ mỷ trực tiếp tại nhà cho các thành viên trong gia đình đều biết rõ cách lấy bệnh phẩm phân.



- Sai số do làm xét nghiệm, hạn chế bằng cách sử dụng những người có kinh nghiệm trong xét nghiệm phân để định tính và định lượng. Phải kiểm tra lượng phân trong lọ và các thông số về mã mỗi lọ trước khi làm xét nghiệm phân.

2.10.2. Sai số do ngôn ngữ trong quá trình phỏng vấn và tuyên truyền

- Sai số có thể gặp trong phỏng vấn kiến thức, thái độ, thực hành do ngôn ngữ bất đồng giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

- Hạn chế sai số bằng cách chọn người địa phương là cán bộ y tế thôn, buôn hoặc cán bộ buôn hoặc xã cùng đi phỏng vấn làm phiên dịch khi cần.

- Phải được tập huấn thành thạo các kỹ năng phỏng vấn, truyền thông, và dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu.

2.10.3. Hạn chế của nghiên cứu mô tả cắt ngang và biện pháp khắc phục

- Hạn chế của nghiên cứu ngang chỉ xác định được tỷ lệ tại thời điểm nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn có thể nhớ lại không chính xác (sai số nhớ lại). Bảng kiểm quan sát nhà tiêu và nguồn nước chỉ đánh giá được về mặt vệ sinh một cách tương đối.

- Biện pháp khắc phục và khống chế sai số bao gồm:

+ Giải thích rõ mục đích, ý nghĩa, lợi ích của nghiên cứu để đối tượng nghiên cứu hợp tác.

+ Với sai số nhớ lại cần gợi lại những mốc chính để đối tượng dễ nhớ nhất, câu hỏi thiết kế đơn giản, dễ hiểu tránh dùng từ chuyên môn. Trước khi thu thập số liệu phải thử nghiệm bộ câu hỏi.

+ Giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia nghiên cứu để họ nhiệt tình tham gia.

+ Sử dụng cán bộ chuyên sâu và tập huấn chuyên môn, tập huấn kỹ năng cho điều tra viên và người tuyên truyền viên trước khi tiến hành điều tra để họ có thể khai thác đúng thông tin theo mục tiêu của đề tài.

+ Chọn cỡ mẫu đại diện, tăng cỡ mẫu để giảm bớt sai số.

2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Các số liệu nghiên cứu chỉ nhằm mục đích phục vụ sức khỏe cho



người tham gia nghiên cứu, các đề xuất đưa ra với mục đích phục vụ nâng cao sức khoẻ nhân dân trong cộng đồng, ngoài ra không cho mục đích nào khác và chỉ thực hiện với người tình nguyện.

- Thông báo cho tất cả đối tượng nghiên cứu được biết trước về mục đích yêu cầu của đề tài, yêu cầu của việc điều trị giun, giúp họ hiểu tác dụng điều trị của thuốc, tác dụng phụ, tai biến không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình điều trị để đối tượng biết và tự nguyện tham gia hợp tác hoặc từ chối hoặc ngừng tham gia nghiên cứu.

- Tất cả những người nhiễm giun sẽ được tư vấn và điều trị bằng thuốc tẩy giun mebendazol viên 500mg, miễn phí, theo phác đồ của Bộ Y tế ban hành.

- Đồng thời nghiên cứu được sự đồng ý của các cấp chính quyền huyện, thành phố và xã để đảm bảo tính khả thi của đề tài.

- Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được, đưa ra các kiến nghị có tính chất khả thi giúp cho địa phương thực hiện tốt công tác phòng chống nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở cộng đồng dân tộc Ê đê.

2.12. Một số thuật ngữ sử dụng trong luận án

- Uống nước lã: uống nước chưa được đun sôi.

- Đi chân đất: không đi giày hoặc dép hoặc ủng trong sinh hoạt và lao động hàng ngày.

- Nhà tiêu hợp vệ sinh: theo tổ chức UNICEF và Cục Y tế dự phòng Việt Nam có 4 loại đó là: Nhà tiêu hai ngăn sinh thái, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu đào có ống thông hơi.

- Không đi đại tiện vào nhà tiêu: phóng uế xung quanh nhà

- Sạch trứng: sau điều trị 21 ngày, xét nghiệm phân không tìm thấy trứng giun đũa hoặc giun tóc hoặc giun móc/mỏ trong phân, sạch trứng 100%.

- Nhóm tuổi trong nghiên cứu được phân như sau: nhóm từ 2 đến 5 tuổi (tiền học đường); nhóm 6 - 11 tuổi (học sinh tiểu học); nhóm 12-15 tuổi (học sinh trung học cơ sở); nhóm 16-18 tuổi (học sinh trung học phổ thông) và nhóm > 18 tuổi (người lớn trưởng thành).


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Thực trạng tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun ở hai xã

3.1.1. Thông tin chung về cá nhân của đối tượng xét nghiệm phân


>18 tuổi,

51%

2-5 tuổi, 5.4% 6-11 tuổi,

12.1%



16-18 tuổi,

16.7%

12-15 tuổi,

15%


Hình 3.1. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu phân theo nhóm tuổi hai xã nghiên cứu

Bảng 3.1. Đối tượng nghiên cứu phân theo giới ở hai xã (n=3.251)


Đặc trưng cá nhân

Số người

Tỷ lệ (%)

p

Giới:






- Nam

1.605

49,4

>0,05


- Nữ

1.646

50,6


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, mỏ ở cộng đồng người Êđê tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun - 12


Qua Bảng 3.1 và Hình 3.1 cho biết trong 3.251 đối tượng nghiên cứu xét nghiệm phân, tỷ lệ nhóm >18 tuổi có số lượng người tham gia cao nhất 51%, tiếp theo là nhóm 16-18 tuổi có 16,7%, nhóm 12-15 tuổi có 15%, nhóm 6-11 tuổi có tỷ lệ 12,1% và nhóm 2-5 tuổi có tỷ lệ thấp nhất là 5,4%. Về giới tính, nữ giới có tỷ lệ cao hơn nam giới (50,6% so với 49,4%).


3.1.2. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun ở 2 xã nghiên cứu


Bảng 3.2. Tỉ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ ở 2 xã nghiên cứu (n=3.251)



Số mẫu XN

Nhiễm

chung

G.đũa

(a)

G.tóc

(b)

G.móc/mỏ

(c)

Số

(+)

%

Số

(+)

%

Số

(+)

%

Số

(+)

%

Ea Tiêu (1)

1.506

1.116

74,1

809

53,7

20

1,3

579

38,4

Hòa Xuân (2)

1.745

1.324

75,9

1.043

59,8

36

2,1

630

36,1

Tổng (3)

3.251

2.440

75,1

1.852

57,0

56

1,7

1.209

37,2

p(1a,2a)>0,05, p(1b,2b)>0,05, p(1c,2c)>0,05, p(3a,3b,3c) < 0,001



Tỷ lệ (%)

57

37.2

1.7

80


60


40


75.1


20


0

Chung Giun đũa Giun móc Giun tóc


Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun chung, nhiễm từng loại giun


Từ Bảng 3.2 và Hình 3.2 cho thấy qua kết quả xét nghiệm phân của

3.251 đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ nhiễm chung khá cao 75,1%, tỷ lệ nhiễm chung của từng xã nghiên cứu không có sự khác biệt, với p >0,05. Trong số 3 loại giun thì tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất là 57,0%, tiếp đến là giun móc/mỏ là 37,2%, tỷ lệ thấp nhất là giun tóc 1,7%. Tỷ lệ nhiễm về 3 loại giun có sự khác biệt, với (p<0,001).



Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ ở 2 xã theo nhóm tuổi (n=3.251)



Nhóm tuổi

Số mẫu

XN

G.đũa (a)

G.tóc (b)

G.móc /mỏ (c)

Số (+)

%

Số (+)

%

Số (+)

%

2-5 tuổi (1)

174

127

73,0

2

1,1

18

10,3

6-11 tuổi (2)

394

273

69,3

5

1,3

67

17,0

12-15 tuổi (3)

501

284

56,7

9

1,8

110

22,0

16-18 tuổi (4)

543

298

54,9

13

2,4

271

45,9

>18 tuổi (5)

1.639

870

53,1

27

1,6

743

46,7

Tổng

3.251

1.852

57,0

56

1,7

1209

37,2

p(1a, 2a,3a,4a,5a)<0,05 p(1c,2c,3c,4c,5c) <0,05



80

70

60

50

40

30

20

10

0

73

69.3

45.9

46.7

1.1

1.3

1.8

2.4

1.6

2-5 tuổi 6-11 tuổi 12-15 tuổi 16-18 tuổi >18 tuổi

G.đũa

G.tóc

G.móc/mỏ

56.7

54.9

53.1

17

22

10.3


Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun theo nhóm tuổi

Theo kết quả xét nghiệm phân của 3.251 đối tượng nghiên cứu ở Bảng

3.3 và Hình 3.3 cho biết tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất ở nhóm tuổi 2-5 là 73%, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tăng dần theo nhóm tuổi và cao nhất ở nhóm > 18 tuổi là 46,7%. Tỷ lệ nhiễm giun tóc không có sự khác biệt về nhóm tuổi.


53.9

51.9

49.8

42.4

1.5

1.9

Chủ hộ Không chủ hộ

Tỷ lệ (%)

60


50


40


30


20


10


0

G.Đũa G.Móc/mỏ G.Tóc


Hình 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun ở nhóm > 18 tuổi là chủ hộ gia đình (n=984) và nhóm không phải là chủ hộ gia đình > 18 tuổi (n=655)

Từ Hình 3.4 cho biết trong 1.639 đối tượng nghiên cứu ở nhóm > 18 tuổi, trong đó 984 đối tượng nghiên cứu đại diện cho chủ hộ gia đình có tỷ lệ nhiễm giun đũa 53,9%, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ 42,4%. Nhóm >18 tuổi, không đại diện nghiên cứu chủ hộ gia đình (n=655) có tỷ lệ nhiễm giun khá cao như: Giun đũa là 51,9%, giun móc/mỏ 49,8%, thấp nhất là nhiễm giun tóc 1,9%. Tỷ lệ nhiễm giun ở 2 nhóm tuổi trên không có sự khác biệt, với p>0,05.

Bảng 3.4. Tỉ lệ nhiễm giun phân theo giới ở hai xã (n=3.251)


Giới

Số mẫu XN

G.đũa (a)

G.tóc (b)

G.móc/mỏ (c)

Số (+)

%

Số (+)

%

Số (+)

%

Nam (1)

1.605

927

57,8

30

1,9

603

37,6

Nữ (2)

1.646

925

56,2

26

1,6

606

36,8

Tổng

3.251

1.852

57,0

56

1,7

1.209

37,2

p(1a,2a) >0,05, p(1b,2b) >0,05, p(1c,2c) >0,05

Theo kết quả xét nghiệm 3.251 mẫu phân của đối tượng nghiên cứu tại Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ nhiễm 3 loại giun phân theo giới không có sự khác biệt, với p >0,05.



Bảng 3.5. Tỉ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm giun tại hai xã nghiên cứu (n=2.440)




Số

Đơn nhiễm

Nhiễm 2 loại

Nhiễm 3 loại

mẫu

(a)

(b)

(c)

Nghiên cứu

XN (+)

Số (+)

%

Số (+)

%

Số (+)

%


chung

Ea Tiêu(1)

1.116

831

74,5

279

25,0

6

0,5

Hòa Xuân(2)

1.324

952

71,9

358

27,0

14

1,1

Tổng

2.440

1783

73,1

637

26,1

20

0,8

P(1a,2a)>0,05, p(1b,2b)>0,05, p(1c,2c)>0,05


Nhiễm 2 loại,

26.1


Nhiễm 3 loại, 0.8


Đơn nhiễm, 73.1


Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ đơn và đa nhiễm giun cả hai xã


- Từ kết quả Bảng 3.5 và Hình 3.5 cho biết qua 2.440 mẫu xét nghiệm có trứng giun được phân bố nhiễm một loại, nhiễm hai loại và nhiễm ba loại giun ở xã Hòa Xuân so với xã Ea Tiêu không có sự khác biệt, với p >0,05.

- Tỷ lệ đơn nhiễm cao nhất là 73,1%, kế tiếp là nhiễm hai loại giun chiếm 26,2% và thấp nhất ba loại giun 0,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022