Vấn Đề Sử Dụng Đội Ngũ Trí Thức Phục Vụ Sự Nghiệp Cnh – Hđh Đất Nước


3.3 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CNH – HĐH ĐẤT NƯỚC

3.3.1. Đội ngũ trí thức trong 10 năm đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước, trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH (1986-1996), chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng ĐNTT và đầu tư phát triển các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của trí thức từng bước được thực hiện. Đó là nhân tố quyết định sự trưởng thành của ĐNTT trong thời kỳ mới. ĐNTT tăng nhanh về số lượng và nâng cao về trình độ, năng lực. ĐNTT phân bố khắp các lĩnh vực KT-XH, các vùng miền, các tỉnh, thành phố, thực hiện những nhiệm vụ khác nhau: từ tham mưu cho lãnh đạo, nghiên cứu khoa học, cho đến trực tiếp chỉ đạo ứng dụng chuyển giao công nghệ, phát triển KT-XH, hoạt động trong các lĩnh vực VH-NT, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển đất nước.

Cho đến nãm 2005, cả nước có hơn 1.800 nghìn người có trình độ đại học và cao đẳng, 16 nghìn thạc sỹ, 14 nghìn tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, đạt 210 người có trình độ cao đẳng trở lên trên một vạn dân. Số giáo sư là 1.131; phó giáo sư là 5.253 [41]. Trong lĩnh vực KH-CN, một số lĩnh vực khoa học tự nhiên, trí thức Việt Nam đã đạt mức tiên tiến trong khu vực. Nâng lực nghiên cứu, tiếp thu, học hỏi và bắt chước công nghệ ương nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế - kỹ thuật, kể cả cồng nghệ cao của trí thức nước ta đã có những bước phát triển. Nền KH-CN, kỹ thuật Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tiếp thu, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH, như công nghệ phần mềm, y học, sinh học...

Một bộ phận lớn cán bộ có học vị và có chức danh giáo sư, phó giáo sư làm việc ở các cơ quan, tổ chức đo Trung ương quản lý. Cả nước có trên 1.100 viện nghiên cứu, trung tâm và tổ chức chuyển giao công nghệ, trong đó có 540 thuộc khu


vực nhà nước, 562 thuộc khu vực tập thể và tư nhân. Trong số 540 tổ chức KH-CN nhà nước, thì có 223 thuộc các bộ, ngành, 129 thuộc các trường đại học, cao đẳng, 170 thuộc các tỉnh, thành phố và 18 thuộc các doanh nghiệp [41].

Như vậy, các tổ chức KH-CN lớn tập trung chủ yếu ở các bộ, ngành và 2 viện nghiên cứu khoa học quốc gia (Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học và Cồng nghệ Việt Nam) và các trường đại học. Các tổ chức này tập trung số lượng lớn cán bộ có học hàm, học vị làm công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, triển khai.

Đội ngũ trí thức, vẫn nghệ sỹ nước ta đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhìn phương diện danh hiệu, qua sáu lần phong tặng, Nhà nước đã phong tặng 199 Nghệ Nhân dân, 1.691 Nghệ Ưu tú.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Lực lượng trí thức trẻ là hơn 521 nghìn người, chiếm khoảng 35% íổng số trí thức cả nước [213]. Là những người sớm được hưởng nhũng thành quả của sự nghiệp đổi mới, được thụ hưởng phương châm giáo dục toàn diện, ĐNTT trẻ có điều kiện thực hiện các chương trình nghiên cứu cơ bản kết hợp với việc đào tạo đội ngũ chuyên gia khoa học trong tùng lĩnh vực, nên có điều kiện hình thành các sản phẩm khoa học có giá trị.

Tuy phát triển nhanh về số lượng và nâng cao về trình độ nhưng ĐNTT phân bố còn chưa phù hợp giữa các lĩnh vực và các vùng. Tập trung chủ yếu trong khu vực sự nghiệp, chiếm 71% (trong đó, các trường chiếm 61%, các viện nghiên cứu khoa học khoảng 33% và các bệnh viện 6%), khu vực hành chính chiếm gần 22% và khu vực doanh nghiệp 7% [41].

Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 15

Đội ngũ cán bộ khoa học của ngành vẫn hóa - thể thao và du lịch còn mỏng, số người có học hàm, học vị rất ít, chỉ có 2 giáo sư, 82 phó giáo sư, 7 tiến sỹ khoa học, 126 tiến sỹ [231].


Cùng với sự phân bố không hợp lý ĐNTT trong các thành phần kinh tế, lĩnh vực hoạt động là sự phân bố mất cân đối giữa các vùng kinh tế. Lực lượng trí thức phân bố khổng hợp lý giữa các vùng và các địa phương, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Tỷ lệ bình quân người có trình độ đại học, cao đẳng trên 1 vạn dân tại thành phố Hà Nội là 844 người, cao nhất cả nước, gấp hơn 4 lần mức bình quân chung toàn quốc. Vùng đồng bằng sông Cửu Long giàu tiềm năng kinh tế, có điều kiện ứng dụng rộng rãi các thành tựu KH-CN, rất cần đội ngũ cán bộ khoa học, nhưng số người có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên lại rất ít. Thấp nhất là tỉnh Trà Vinh chỉ có 34 người có trình độ đại học, cao đẳng trên một vạn dân, chỉ bằng 1/6 mức bình quân chung của cả nước [41].

Sự phân bố ĐNTT mất cân đối giữa các địa phương, vùng, miền thể hiện rò nhất là số người có trình độ tiến sỹ trở lên, tập trung phần lớn ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ tập trung đông đảo đội ngũ cán bộ có học hàm, học vị, chiếm gần 90% số tiến sỹ của cả nước. Trong 2 vùng này, số lượng tiến sỹ tập trung chủ yếu ở 2 thành phố Hà Nội (63,82%) và thành phố Hồ Chí Minh (19,33%). Ở 6 vùng kinh tế còn lại, vùng cao nhất chiếm chưa đến 4%. Tổng số tiến sỹ ở cả 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên chỉ chiếm 1% tổng số tiến sỹ của cả nước [41]. Nguyên nhân chủ yếu của sự phân công mất cân đối là sự bố trí hệ thống các cơ quan, đơn vị, trường học mà trí thức làm việc, tập trung chủ yếu ở Trung ương, tại 2 thành phố lớn.

Cơ cấu trình độ đào tạo


Trong ĐNTT, số người có ưình độ đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất: 69,44%, cao đẳng: 28,84%, thạc sỹ: 0,89% và số người có học vị tiến sỹ chỉ chiếm 0,77% [41].

Theo kết quả khảo sát năm 2005, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam xếp thứ 53 trong số 59 quốc gia, với cơ cấu nguồn nhân lực tỷ lệ đại học (cử nhân, bác , kỹ sư)/trung học chuyên nghiệp/công nhân kỹ thuật trung bình ở nước ta là:


1/1,16/0,92. Trung bình của thế giói (1/4/10), như vậy trong nguồn nhân lực có trình độ cao (cử nhân) chiếm tỷ lệ lớn so với thế giới [134]. Thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực mất cân đối dẫn đến tình trạng nhân lực trình độ cao làm những công việc không đúng trình độ, không đúng nghề được đào tạo còn phổ biến. Không ít người có trình độ đại học cán bộ ―thiết kế‖, phải đảm nhiệm công việc của cán bộ ―thực hành‖ - trình độ cao đẳng. Việc sử dụng lao động không phù hợp với mục tiêu đào tạo đã dãn đến tình trạng hạn chế khả năng phát huy năng lực của trí thức, gây nên sự lãng phí rất lớn nguồn và giảm hiệu quả đào tạo.

Về cơ cấu trí thức theo lứa tuổi:


Lực lượng trí thức dưới 50 tuổi ở trình độ đại học chiếm 81,19%, trình độ thạc sỹ là 78,7%. Lực lượng trí thức trình độ tiến sỹ dưới 50 tuổi chiếm 44,82% (số dưới 40 tuổi chỉ chiếm 9,2%). Trong tổng số tiến sỹ khoa học, số người dưới 50 tuổi chiếm 41,82% (số dưới 40 tuổi chỉ chiếm 15,4%).

Tuổi bình quân của trí thức trong khu vực nhà nước: 38,2 tuổi đốỉ với cao đẳng; 40,9 tuổi đối với đại học; 42,6 tuổi đối với thạc sỹ và 52,9 tuổi đối với tiến sỹ. Như vậy, sau 10 năm (1995-2005), tuổi bình quân đội ngũ tiến sỹ không có sự thay đổi (năm 1995, tuổi bình quân của tiến sỹ là 52,8, đến năm 2005 là 52,9 tuổi). Tuổi bình quân của giáo sư phong năm 2005 là 58, phó giáo sư là 47. Đặc biệt, số cán bộ nghiên cứu khoa học trong các tổ chức KH- CN của Nhà nước ở độ tuổi dưới 25 tuổi chỉ chiếm 9,06%, trong khi đó ở độ tuổi trên 55 lên tới 13,55% [41].

Về cơ cấu trí thức theo dân tộc


Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, công tác đào tạo trí thức người dân tộc đã đạt những kết quả nhất định. ĐNTT dân tộc thiểu số tăng đáng kể, số dàn tộc không có người có trình đô cao đẳng giảm từ 12 dân tộc (năm 1989) xuống còn 7 dân tộc, là Brâu, Ơ đu, Rơ Măm, Pu Péo, Cơ Lao, Mảng và La Hủ (nãm 2008). So với nhu cầu, số lượng trí thức là người dân tộc thiểu số còn quá ít,


chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Đây là vấn đề cấp bách đặt ra trong việc xây dựng các chính sách đào tạo, phát triển trí thức người dân tộc thiểu số.

Tổng số người có trình độ trên đại học là 642 người và phân bố không đồng đều giữa các dân tộc: Dân tộc Tày 332 người, tiếp sau đó là dân tộc Hoa, Thái, Mường, Nùng, còn lại các dân tộc khác có số lượng 1-2 người (Raglai, Tà ôi, Hmông,...), nhiều dân tộc không có người nào. Có 7 dân tộc đạt được con số hàng nghìn người có trình độ đại học (Tày, Thái, Hoa, Khme, Mường, Nùng, Chăm). Có 5 dân tộc đạt con số hàng nghìn người có trình độ cao đẳng (Tày, Thái, Hoa, Mường, Nùng); có 11 dân tộc đạt con số hàng trăm (Khmer, Hmông, Dao, Gia rai, Êđê, Sán Chay, Cờ ho, Chăm, Sán Dìu, Hrê, Thổ); số còn lại là nhóm các dân tộc có con số hàng chục và hàng đơn vị; Theo kết quả điều tra của đề tài độc lập cấp nhà nước, mã số: ĐTĐL-2003/27, nếu như người Kinh có trình độ đại học trên tổng dân số chiếm 2,28%, thì các dân tộc Hoa, Tày là dân tộc có số lượng người có trình độ đại học nhiều nhất cũng chỉ đạt 1,24 và 1,25%, bằng 1/2 người Kinh [41].

3.3.2. Đội ngũ trí thức đóng góp vào tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế

Trí thức trong lĩnh vực khoa học cơ bản đã coi trọng việc ứng dụng và chuyển giao các thành tựu tiên tiến phục vụ phát triền sản xuất, bảo vệ môi trường và đời sống dân sinh. Các đề tài nghiên cứu đã tập trung điều tra, phát hiện nguồn tài nguyên sinh học ở nước ta, phân tích, tổng hợp hàng trăm chất liệu sử dụng phòng chống bệnh tật cho người, cây trồng vật nuôi.

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham gia xây dựng chiến lược phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ; tham gia hoạch định chính sách phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, bảo vệ tài nguyên và môi trường của đất nước; Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và môi trường để cung cấp cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xă hội của cả nước và của các vùng lãnh


thổ, thẩm định hoặc tham gia thẩm định trình độ công nghệ, xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật các công trình trọng điểm, quan trọng của Nhà nước và của các địa phương, đào tạo nhân lực trình độ cao; thực hiện hợp tác quốc tế về KH-CN,„.

Hàng năm, Viện chủ trì thực hiện hàng trăm đề tài thuộc các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, cấp bộ, góp phần giải quyết nhiều vấn đề cơ sở khoa học phục vụ phát triển KT-XH của đất nước.

Viện đã hợp tác với Viện Hàn lâm khoa học Nga, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc,... trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cũng như về đào tạo cán bộ. Thực hiện chương trình phối họp và phát huy tối đa tiềm lực trí tuệ của đội ngũ KH-CN thuộc mọi thành phần kinh tế, Liên hiệp hội KH-KT phối hợp với Bộ KH-CN và Môi trường tổ chức hội thảo Luật KH-CN. Đóng góp ý kiến vào quy hoạch tổng thể KT-XH Tây Bắc, đổng bằng sông Hồng 1996-2010,...

Hằng năm, Liên hiệp các hội KH-KT cùng với các hội thành viên và đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện nhiều chương . trình, dự án KH-CN lớn. Riêng năm 1996 triển khai 6 dự án lớn về điều tra cơ bản.

1. Điều tra, khảo sát và đánh giá những tác động về mặt môi trường tự nhiên và xã hội, đời sống các cộng đồng dân tộc và các vấn đề KT-XH khác do công trình thủy điện Sơn La gây ra, kiến nghị các giải pháp khả thi.

2. Phân loại đất theo tiêu chuẩn của Tổ chức lương-nông (FAO) và Tổ chức khoa học, giáo dục và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO).

3. Điều tra suy giảm môi trường mỏ lộ thiên


4. Điều tra, đánh giá tiềm năng năng lượng nông thôn, miền núi.


5. Điều tra tình trạng ô nhiễm môi trường ở các vùng rau quả Hà Nội và nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trồng thí điểm rau sạch ở Hà Nội.


6. Điều tra khảo nghiệm hiệu quả sử dụng phân hữu cơ vi sinh đối với các loại cây trồng trên một số vùng đất chính ở Việt Nam.

Năm 1996, lần đầu Liên hiệp hội chù trì 2 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước: Đề tài KH-CN 07.07: Nghiên cứu diễn biến môi trường liên quan đến công trình thủy điện Sơn La, kiến nghị phương hướng khai thác và sử dụng hợp lý. Đề tài KH- CN 09.09, Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng dài hạn đến năm 2020.

Liên hiệp hội tích cực thực hiện các dự án về áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Như sản xuất phân lân hữu cơ, sản xuất sản phẩm Gacavit và các chế phẩm từ gấc.

Liên hiệp hội khởi xướng và chủ trì dự án nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm nhà nổi cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, dự án xây dựng trung tâm nghiên cứu và đào tạo nghề xây dựng. Nghiên cứu đề tài ĐNTT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tổ chức hội thảo về trí thức Việt Nam chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI, rút ngắn khoảng cách công nghệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN để hội nhập có hiệu quả.

Với lực lượng đông đảo và hùng hậu, tiềm năng phong phú và đa dạng, các hội thành viên Liên hiệp hội KH-KT Việt Nam chủ trì hoặc tham gia triển khai nhiều dự án, đề tài KH-CN. Hội địa lý thực hiện đề tài cấp nhà nước tổ chức lãnh thổ Việt Nam, tham gia thực hiện 2 chương trình khoa học cấp nhà nước về bảo vệ môi trường và nghiên cứu biển.

Liên hiệp các Hội KH-KT các địa phương có bước phát triển trong nghiên cứu khoa học. Năm 1997, Liên hiệp Hội thành phố Hồ Chí Minh chù trì và tham gia 11 đề tài các cấp; Liên hiệp hiệp Hội Hải Phòng chủ trì và tham gia 15 đề tài, Quảng Ngãi 8 đề tài, Hà Nội 6 đề tài...

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm khoa học, đào tạo văn hóa của cả nước có hoạt động giảng dạy, nghiên cứu KH-CN sôi động. Trên địa bàn


thành phố có gần 200 viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học và cao đẳng, với hơn 10 nghìn trí thức. Nếu tính cả các doanh nghiệp và các cơ quan đơn vị hành chính khác trên địa bàn, lực lượng lao động trong lĩnh vực KH-CN lên tới gần 300 nghìn người, trong đó có hơn 3 nghìn tiến sỹ và 5 nghìn thạc sỹ. Số nhà khoa học là giáo sư và phó giáo sư khoảng 450 người.

Đội ngũ trí thức KH-CN thành phố Hổ Chí Minh đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động KH-CN, tiêu biểu là: Công viên phần mềm Quang Trung; Chương trình thiết kế, chế tạo thiết bị chi phí thấp; Chợ công nghệ và thiết bị; ứng dụng và khai thác hệ thống thông tin hiện đại; chương trình phát triển nguồn nhân lực; một số công trình xử lý ô nhiễm môi trường; mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu và Nhà nước để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh; Tạo lập và phát triển nguồn lực thông tin KH- CN,

Thực hiện liên kết giữa ba nhà: nhà nghiên cứu - nhà sản xuất - nhà quản lý, tỷ lệ ứng dụng các đề tài khoa học sau nghiệm thu tại thành phố Hồ Chí Minh đạt cao. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa với chi phí thấp đã làm giảm chi phí đầu tư thiết bị so với giá nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa.

Chợ công nghệ và thiết bị trở thành nơi để các nhà sản xuất và người tiêu dùng đến giao dịch, mua bán máy móc, thiết bị và yêu cầu tư vấn, dịch vụ... Các sản phẩm công nghệ và thiết bị do Thành phố tạo ra đạt giá trị hàng nghìn tỷ đồng, được chuyển giao phục vụ các doanh nghiệp ở nhiều tỉnh, thành phố, góp phần đắc lực vào việc hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập.

Nhiều đơn vị nghiên cứu, giảng dạy, bệnh viện, cơ sở y tế và một số phòng nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp nghiên cứu thành công đề các tài có giá trị ứng dụng cao, như: Viện Công nghệ Sinh học, Viên Sinh học nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy,....

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022