Sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 2


thường” để đổi mới. Ở tập truyện này, ông đã mạnh dạn đi vào những đề tài về thành thị và xa hơn nữa là đề tài lịch sử bằng một bút pháp biến hóa linh hoạt đậm màu sắc kỳ ảo. Nhà văn Vũ Ngọc Tiến cho rằng: “lịch sử là một đề tài khó và những người dám viết truyện lịch sử là những người dũng cảm” [44]. Tập truyện ngắn này cho thấy, Sương Nguyệt Minh dũng cảm viết về đề tài lịch sử và đã vượt qua chính mình, đổi mới chính mình. Có lẽ chính vì thế mà tập truyện ngắn Dị hương được coi là “bước ngoặt trong hành trình sáng tác của Sương Nguyệt Minh” [17].

Bên cạnh những bài báo, bài phê bình kể trên còn có công trình nghiên cứu chuyên sâu về Sương Nguyệt Minh. Đó là Luận văn của thạc sĩ Trần Thị Phương Loan, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh” [21], tập trung vào các phương diện: Cảm hứng nghệ thuật, Thế giới nhân vật Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc. Luận văn đã chỉ ra, trong những tác phẩm về đề tài chiến tranh, Sương Nguyệt Minh đã viết bằng cảm hứng lãng mạn, ngợi ca đan xen với cảm hứng bi kịch. Trong những truyện viết về cuộc sống đời thường, tác giả viết bằng cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán và trào lộng; cảm hứng khám phá con người bản năng.v.v…Tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, luận văn đã đưa ra hai hệ thống nhân vật là nhân vật truyền thống và nhân vật đổi mới. Sương Nguyệt Minh đã có những tìm tòi để tạo nên những nhân vật tính cách, khám phá con người ở nhiều chiều kích, phương diện khác nhau. Luận văn cũng đi vào phân tích các kiểu nhân vật cô đơn, nhân vật dị biệt và nhân vật giả huyền thoại, giả lịch sử trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh. Tác giả còn làm rõ một số phương diện nghệ thuật đặc sắc đã làm nên thành công trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh như: cốt truyện, tình huống truyện, không gian và thời gian nghệ thuật, giọng điệu trần thuật.v.v…Khi đi vào nghiên cứu thế


giới nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, tác giả luận văn cũng đã gợi ra đôi nét về sự vận động của cây bút này, đó là từ “lối viết truyền thống” trong những tập truyện đầu tay đến “những đổi mới và thành công” được ghi dấu trong Dị hương [21, tr.9]. Luận văn giúp bạn đọc hiểu sâu về truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh, bước đầu hé mở vấn đề về sự vận động trong truyện ngắn của ông. Đây là nguồn tư liệu hữu ích để chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề.

Cho đến nay, qua các bài báo, tài liệu nghiên cứu – phê bình văn học và các cuộc trao đổi, tranh luận được đăng tải trên sách báo, tạp chí, trên mạng internet, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn Sương Nguyệt Minh đã được nhìn nhận, đánh giá trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Những ý kiến về sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh mới chỉ hé mở bước đầu. Tiếp nhận gợi mở của người đi trước, chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu nhằm chiếm lĩnh vấn đề một cách hệ thống và toàn diện hơn.

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các sáng tác của Sương Nguyệt Minh để thấy được những đổi mới trong nội dung cũng như tư duy nghệ thuật của nhà văn. Qua đó thấy được sự phát triển của đời sống văn học từ đổi mới đến nay.

* Đối tượng nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh.

* Phạm vi nghiên cứu

Sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 2

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tập truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh:

- Đêm làng Trọng Nhân (1998)

- Người ở bến sông Châu (2001)


- Đi qua đồng chiều (2005)

- Mười ba bến nước (2005)

- Chợ tình (2007)

- Dị hương (2009)

4. Phương pháp nghiên cứu

Khi đi vào nghiên cứu sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp cơ bản sau:

1. Phương pháp thống kê, phân loại

Sử dụng phương pháp này để thống kê, phân loại các kiểu đề tài, nhân vật và các bút pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh.

2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp này giúp chúng tôi nghiên cứu, phân tích các vấn đề, từ đó khái quát nên sự vận động trong toàn bộ truyện ngắn của nhà văn.

3. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trên hai bình diện lịch đại và đồng đại để thấy được sự kế thừa cũng như những cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn.

5. Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo; phần nội dung của đề tài “Sự vận động trong truyên ngắn Sương Nguyệt Minh” gồm 3 chương sau:

Chương 1: Sự vận động về đề tài

Chương 2: Sự vận động trong hệ thống nhân vật Chương 3: Sự vận động về bút pháp nghệ thuật


Chương 1

SỰ VẬN ĐỘNG VỀ ĐỀ TÀI


1.1. Từ đề tài chiến tranh đến đề tài lịch sử

1.1.1. Từ đề tài chiến tranh…

Đề tài “là một phương diện nội dung tác phẩm, là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm” [23, tr.260]. Trong sáng tác, mỗi nhà văn có một sự lựa chọn đề tài phù hợp với nhận thức và năng lực của mình nhằm thể hiện sâu sắc những gì đã quan sát, ghi nhận, rung động, trải nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời và con người.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Ninh Bình, có thời gian dài cầm súng bảo vệ Tổ quốc cho nên sở trường của Sương Nguyệt Minh trước hết là những mảng đề tài truyền thống: đề tài chiến tranh, đề tài nông thôn. Đặc biệt là đề tài chiến tranh.

Chiến tranh đã qua đi nhưng những ký ức về nó thì vẫn còn in đậm trong tâm khảm của người Việt Nam, đặc biệt là với những người đã tham gia cuộc chiến. Riêng với những nhà văn đã một thời mặc áo lính, phải đối diện với chiến thắng và mất mát, chứng kiến sự dũng cảm phi thường và cả những hy sinh của đồng đội, của nhân dân thì ấn tượng về nó lại càng sâu sắc, ám ảnh hơn. Chính điều đó đã hối thúc họ viết về quá khứ kiêu hùng và máu lửa để kí thác lòng mình.

Chiến tranh, nói như Chu Lai: “là một siêu đề tài, hình ảnh người lính là một siêu nhân vật, đề tài chiến tranh như một mỏ quặng, càng đào sâu, càng màu mỡ. Cái màu mỡ đó chính là văn học” [18]. Vì thế mà cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược đã lùi xa nhưng nó vẫn là nguồn cảm hứng chưa vơi cạn của những người cầm bút. Chiến tranh đi qua, độ lùi thời gian giúp các


nhà văn nhận thức một cách thấu đáo, khách quan và có cái nhìn toàn diện hơn. Trước đây, văn học chủ yếu được viết theo khuynh hướng sử thi với cảm hứng lãng mạn, ngợi ca cuộc chiến tranh anh dũng của dân tộc và những con người mang trong mình phẩm chất anh hùng cách mạng. Cho nên, cái nhìn về chiến tranh, về người lính không tránh khỏi phiến diện, một chiều. Từ sau 1975, văn học chuyển dần từ khuynh hướng sử thi sang khuynh hướng thế sự đời tư, dẫn đến sự chuyển đổi trong cảm hứng sáng tác. Các nhà văn đã mạnh dạn đi vào phản ánh những mặt khuất lấp mờ tối, phân tích cái được và chưa được của cuộc chiến tranh mà văn học thời kỳ trước còn chưa đề cập đến. Điều đó làm cho văn học Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đến nay ngày càng có cái nhìn về chiến tranh đa diện, đa chiều hơn.

Sương Nguyệt Minh từng tham gia chiến đấu, cống hiến tuổi trẻ và sức lực cho đất nước. Những năm tháng ấy đã cho nhà văn nhiều tư liệu, kinh nghiệm, vốn sống, cảm hứng để viết về chiến tranh và người lính. Nhìn vào Bảng khảo sát 1 (Phụ lục 3), chúng ta sẽ thấy số lượng tác phẩm viết về đề tài chiến tranh của ông chiếm tỉ lệ cao (trong 55 tác phẩm thì có 19 tác phẩm viết về chiến tranh, chiếm tới 34,5%). Sáu tập truyện ngắn của ông đều có truyện viết về đề tài chiến tranh; trong đó năm tập được sáng tác trước có mức độ “đậm đặc” hơn. Đến tập truyện viết gần nhất là Dị Hương – tác phẩm được đánh giá là có sự chuyến hướng rõ rệt về đề tài của Sường Nguyệt Minh - cũng có 2/10 truyện viết về chiến tranh. Điều đó cho thấy tâm huyết của nhà văn đã dành cho mảng đề tài vốn được coi là truyền thống này.

Cùng viết về đề tài chiến tranh, mỗi lớp nhà văn lại có cách nhìn riêng. Nguyễn Thi, Phan Tứ, Anh Đức chú trọng ngợi ca vẻ đẹp anh hùng, lí tưởng, lãng mạn của con người Việt Nam trong chiến đấu. Nguyễn Khải, Chu Lai nghiêng về phản ánh những bi kịch, di hoạ trực tiếp của chiến tranh. Là người “đến sau” so với các lớp nhà văn đó, ở mảng đề tài này, Sương Nguyệt Minh


không “hát bè cao” ca ngợi phẩm chất anh hùng trong chiến đấu, ít phản ánh trực tiếp cảnh bom rơi đạn nổ, chết chóc tang thương. Ông nghiêng về những “nốt nhạc trầm” khi viết về phẩm chất của những người lính. Đặc biệt, ngòi bút nhà văn hướng sâu vào tìm tòi, khám phá và phản ánh những hậu quả, tổn thương, mất mát lâu dài, dai dẳng về mặt tinh thần do chiến tranh gây ra. Ở điểm này thì ông giống với Lê Lựu (Thời xa vắng), Nguyễn Minh Châu (Mảnh đất tình yêu), Dương Hướng (Bến không chồng), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh)

Trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, di họa chiến tranh gây nhiều nỗi ám ảnh đối với người đọc. Điều làm nên sức ám ảnh đó không phải là bởi những cảnh chiến tranh ác liệt mà là ở sức tàn phá của nó lên số phận con người. Chiến tranh đã dập tắt không thương tiếc giấc mơ tình yêu, ước mơ, hoài bão của bao chàng trai, cô gái và niềm hạnh phúc bình dị của bao gia đình Việt Nam. Các tập truyện ngắn Đêm làng Trọng Nhân (1998), Người ở bến sông Châu (2001), Mười ba bến nước (2005), Chợ tình (2007) đã phản ánh rất rõ hiện thực này. Sương Nguyệt Minh đã trăn trở rất nhiều về chiến tranh và muốn dùng ngòi bút của mình truy tìm đến tận cùng những di hại của nó đối với con người. Nhà văn dõi theo từng số phận. Tâm trí ông tìm đến những ngóc ngách của làng quê xa xôi, đến những ngõ hẻm khuất lấp ở thành phố… để nắm bắt, suy nghiệm về hậu quả của nó. Ngòi bút giúp nhà văn trải lòng mình lên trang giấy một cách lặng lẽ mà thấu đáo, lắng sâu và ám ảnh.

Một nội dung xuyên suốt nhiều truyện ngắn về đề tài chiến tranh của Sương Nguyệt Minh là bi kịch chiến tranh trong cuộc sống đời thường: những “nỗi buồn chiến tranh” trên mặt đất không còn tiếng súng, những đau đớn nhức nhối trong vết thương bom đạn tưởng đã liền thịt da, những đêm thao thức dù không có tiếng bom gào đạn xé… Đó là sự thực nhiều người lính phải trải qua khi trở về quê hương sau chiến tranh.


Nếu ai đó từng cho rằng, người ra trận được sống trở về là một niềm may mắn và hạnh phúc thì người lính trong Đêm làng Trọng Nhân lại chưa hẳn đã là như vậy. Bao nhiêu năm ở chiến trường, Tường sống trong nỗi khát khao, chờ đợi ngày trở về, hình ảnh cha mẹ và người vợ lúc nào cũng đau đáu, khắc khoải trong tim. Tuy may mắn sống sót trở về nhưng khuôn mặt anh đã bị bom đạn làm cho nhàu nát, biến dạng tới mức “nham nhở, gồ ghề, méo mó, mất cảm giác. Một khuôn mặt biến dạng đến nỗi Tường cũng không nhận ra nổi mình nữa” [26, tr.149]. Chính đây là nguyên nhân gây ra bi kịch cho anh khi trở về quê hương: có nhà mà không dám về, có bố mẹ mà không dám nhận, có vợ mà không dám đến gần. Niềm hạnh phúc gia đình nằm ngay trong tầm tay với nhưng Tường lại không thể nắm bắt. Anh nghẹn lòng kìm giữ để không cất lên tiếng gọi: “Cha ơi!”. Chứng kiến nỗi nhớ thương con của cha mẹ già, tâm trạng cô đơn của người vợ trẻ mà lòng anh đau như cắt. Càng thương vợ, Tường càng không dám để lộ ra thân phận thật của mình. Nếu nhìn thấy gương mặt dị dạng của anh, Thương sẽ ra sao?

Hoàn cảnh của Tường cũng giống như Tuấn trong “Không phải trò đùa” của Khuất Quang Thụy, hoặc Bức trong “Bóng đêm và mặt trời” của Dương Hướng. Người thì bị sự tàn phá của bom Napan gây lên những vết thương ở ngực, người thì bị cụt cả đôi chân. Chính những vết thương chiến tranh ấy đã khiến người lính dũng cảm nơi trận mạc không tránh khỏi mặc cảm về thân phận của mình. Họ không dám nhận sự quan tâm, chăm sóc của người thân, sống thu mình vào thế giới riêng. Một lần nữa, những người lính lại chấp nhận sự thiệt thòi, hy sinh hạnh phúc của riêng mình. Sự hy sinh thật cao thượng, cảm động mà xót xa, đau đớn. Dưới ngòi bút của Sương Nguyệt Minh, hậu quả chiến tranh thật dai dẳng. Kể cả khi chiến tranh đã kết thúc thì nanh vuốt của nó vẫn không chịu buông tha con người, tiếp tục đẩy họ tới những bi kịch khác, đau đớn hơn. Người lính ra trận hy sinh đã là một thiệt


thòi nhưng ai bảo người trở về từ cuộc chiến ấy là hoàn toàn hạnh phúc sau khi đọc truyện ngắn Đêm làng Trọng Nhân?

Chiến tranh không chỉ đẩy con người vào bi kịch mà còn là dấu chấm hết cho bao tình yêu, ước mơ, hoài bão cao đẹp. Đối với Kiên trong truyện ngắn Tiếng bìm bịp đêm nước nổi, kỷ niệm về một người con gái mà anh yêu nhưng bị chiến tranh cướp mất đã trở thành một vết thương nhức nhối không thể nguôi ngoai. Tình yêu đầu đời của người con trai mới lớn như Kiên với một nữ du kích không ngờ lại sâu nặng đến thế. Chiến tranh kết thúc, Ngàn đã hi sinh, vậy mà Kiên vẫn hy vọng và chờ đợi. Thực ra, anh cũng đã trải qua hai mối tình khác nhưng “thân vẫn một thân”. Người đầu tiên chê Kiên, bảo anh: “không hiểu tâm lý phụ nữ, không biết chiều con gái”, rằng anh “sống khô khan, thanh niên mà cứ như ông cụ non…” [29, tr.176]. Còn người thứ hai đến khi gần đi lấy chồng mới nói thật với Kiên: “Anh muốn lấy được vợ thì tốt nhứt là hãy cất tấm hình người con gái đội mũ tai bèo bỏ trong ví lúc nào cũng mang theo bên người của anh đi” [29, tr.176]. Những lời tâm sự ấy cho thấy một tình yêu sâu sắc đã khắc ghi trong trái tim anh. Chiến tranh cướp mất người con gái anh yêu, để lại trong Kiên một vết thương khó lành với những ký ức không thể nào quên. Qua ngòi bút của Sương Nguyệt Minh, tình yêu chung thủy trong trái tim người lính vẫn tiếp tục tỏa sáng khiến người ta ngưỡng mộ. Song, nỗi cô đơn trong cuộc sống mà nhiều người phải trải qua sau chiến tranh lại khiến người ta xót xa.

“Chàng chuẩn úy tóc xoăn” trong truyện ngắn Quãng đời xưa in dấu cũng bị chiến tranh dập tắt mọi ước mơ, hoài bão. Vì chiến tranh mà anh phải tạm gác ước mơ ở trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội để ra mặt trận. Anh ra đi với ước mơ cháy bỏng: “Hết chiến tranh, anh sẽ về Hà Nội học nốt Đại học mỹ thuật” [30, tr.103]. Đối với người họa sĩ tương lai đó, cái chết không đáng sợ bằng việc mất đi cánh tay phải. Mất đi cánh tay phải, anh không chỉ thành

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí