Hoạt động 3: Củng cố - Mở rộng (7 phút)
- GV chia nhóm HS và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi qua Kahoot (cho phép 6 – 10 thiết bị của HS truy cập, số thiết bị được sử dụng tương ứng với số nhóm):
1. Chất béo là
C. hỗn hợp este của glixerol và các axit béo. | |
B. hỗn hợp các axit béo. | D. chất lỏng nhẹ hơn và không tan trong nước. |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức dạy học hóa học theo tiếp cận tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh Trung học cơ sở - 13
- Tổ chức dạy học hóa học theo tiếp cận tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh Trung học cơ sở - 14
- Ví Dụ Minh Hoạ Về Việc Thiết Kế Kế Hoạch Dạy Học Chủ Đề 4: Dẫn Xuất Hiđrocacbon Và Nguồn Dinh Dưỡng
- Thảo Luận Theo Nhóm Về Tinh Bột Và Xenlulozơ (12 Phút)
- Danh Sách Các Trường Trung Học Cơ Sở Thực Nghiệm Sư Phạm Vòng 1 Năm Học 2015 - 2016
- Kết Quả Xin Ý Kiến Chuyên Gia Về Quy Trình Tổ Chức Dạy Học Hoá Học Theo Tiếp Cận Tích Hợp
Xem toàn bộ 300 trang tài liệu này.
2. Chất nào dưới đây không thể dùng để làm sạch vết dầu ăn trên vải?
B. cồn 96o. | C. xăng. | D. xà phòng. |
3. Công thức cấu tạo tổng quát của chất béo là
C. CH3COOC2H5. | |
B. CH3COOH. | D. (RCOO)3C3H5. |
4. Phản ứng xà phòng hóa là
C. phản ứng của axit béo với bazơ. | |
B. phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường bazơ. | D. phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit. |
5. Sản phẩm khi đun nóng chất béo với nước, có mặt axit là
C. C3H5(OH)3 và RCOOH. | |
B. C3H5(OH)3 và NaOH. | D. C3H5(OH)3 và RCOONa. |
6. Loại chất béo nào sau đây chưa bị giảm chất lượng, có thể dùng để chế biến thực phẩm?
B. Dầu bị đóng váng và hóa rắn khi trời lạnh. |
C. Mỡ để lâu ngày, có mùi hôi |
D. Bơ thực vật đã quá hạn sử dụng. |
7. Cách làm nào không có tác dụng bảo quản chất béo?
C. Thêm chất chống oxi hóa. | |
B. Đun sôi rồi giữ ở nhiệt độ phòng. | D. Đun với một ít muối ăn. |
8. Chế độ ăn uống nào dưới đây tốt nhất cho sức khỏe?
C. Loại bỏ chất béo có hại, duy trì đầy đủ chất béo có lợi tùy theo độ tuổi, cân nặng. | |
B. Chỉ ăn mỡ động vật, loại bỏ dầu thực vật. | D. Chỉ ăn dầu thực vật, loại bỏ mỡ động vật. |
9. Cho dãy các chất: axit béo omega-3, axit béo omega-6, cholesterol, chất béo chuyển hóa trans-fat. Chất có lợi cho sức khỏe là
C. tất cả các chất trong dãy. | |
B. cholesterol, trans-fat. | D. không chất nào trong dãy. |
10. Nhóm thực phẩm sau đây có nhiều chất béo có lợi?
C. Thịt heo siêu nạc, thịt lườn gà. | |
B. Hạt óc chó, quả olive, thịt cá hồi. | D. Ngô ngọt, bông cải xanh. |
- GV tổng kết trò chơi, công bố đội thắng cuộc; yêu cầu HS nhắc lại các nội dung liên quan đến các câu hỏi 6, 7, 8, 9, 10 nhằm thể hiện quan điểm và hiểu biết về sử dụng chất béo hợp lý trong cung cấp năng lượng cho cơ thể và tốt cho sức khỏe.
Phân tích sự phát triển của tiêu chí của NLVDKTKN:
Hoạt động này phát triển TC 8, 9, 10:
- Thông qua hoạt động HS kiến tạo tri thức mới có ý nghĩa cho bản thân.
- HS đưa ra các đề xuất vận dụng trong thực tiễn khi GV tổng kết hoạt động.
- HS liên hệ để từ đó có những hành vi cần thiết chống bệnh béo phì khi thực hiện các khẩu phần ăn hợp lý để đảm bảo sức khoẻ.
Nội dung 2: Glucozơ – Saccarozơ
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- GV chiếu một hình ảnh bàn ăn chứa nhiều loại thực phẩm và yêu cầu HS chỉ ra các chất có trong những thực phẩm đó.
- HS trả lời, xác định các chất: chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin, khoáng chất,…
- GV: Khi cơ thể đang đói thì em sẽ sử dụng ngay thực phẩm nào để cung cấp nhanh năng lượng cho cơ thể?
HS đưa ra câu trả lời, GV bổ sung thêm, nhắc đến các đồ ăn chứa đường, đặc biệt là đường như glucozơ.
Dẫn vào bài học.
Phân tích sự phát triển các tiêu chí của NLVDKTKN:
Hoạt động này phát triển TC1, TC2; HS phát hiện vấn đề và đặt câu hỏi cho vấn đề
- Các chất có trong thực phẩm gồm: chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin, khoáng chất,…
- Đồ ăn chứa đường cung cấp năng lượng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức trọng tâm
2.1. Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của glucozơ và saccarozơ (7 phút)
- GV tổ chức lớp học hoạt động theo nhóm, phát các phiếu thảo luận nhóm có nội dung là các bảng kiểm về trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của glucozơ và saccarozơ, yêu cầu HS hoàn thành trong 2 phút.
Đúng | Sai | |||
1. Mọi loại trái cây chứa vị ngọt đều chứa glucozơ và saccarozơ | ||||
2. Glucozơ có trong trái cây chín nhiều hơn trong trái cây xanh | ||||
3. Nước ép cây mía có vị ngọt sắc hơn nước quả là do chứa hàm lượng glucozơ cao hơn | ||||
4. Loại đường trong nước ép cây mía khác với đường thường có trong trái cây | ||||
5. Đường trong mía, trong trái cây là chất lỏng không màu | ||||
6. Đường ăn là đường saccarozơ | ||||
7. Đường ăn là chất rắn kết tinh không màu, ít tan trong nước | ||||
8. Cần duy trì một lượng đường ổn định trong máu người và động vật | ||||
9. Đường ăn thường được sản xuất từ nước ép cây mía, củ cải đường hoặc dịch thu từ nhị hoa cây thốt nốt | ||||
10. Đường đen, đường nâu hay đường trắng thì đều có cùng bản chất hoá học |
- GV treo đại diện bảng của một nhóm, gọi HS các nhóm khác nhận xét, GV bổ sung (nếu cần thiết).
- GV gọi HS rút ra kết luận về trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của glucozơ và saccarozơ, GV hướng dẫn HS ghi bài theo cách kẻ bảng so sánh:
Glucozơ | Saccarozơ | |
Công thức phân tử | C6H12O6 | C12H22O11 |
Trạng thái tự nhiên | - có trong hầu hết các bộ phận của cây, trong quả chín. - có trong cơ thể người, động vật. | - có trong một số thực vật: mía, củ cải đường, thốt nốt |
Tính chất vật lý | - chất rắn kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. | Giống glucozơ |
Ứng dụng |
- GV giới thiệu công thức phân tử của glucozơ và saccarozơ.
2.2. Tìm hiểu về các ứng dụng chính của glucozơ và saccarozơ (3 phút)
- GV dùng nam châm đính lên bảng một số hình ảnh có kèm chú thích về ứng dụng của glucozơ và saccarozơ theo trật tự ngẫu nhiên, yêu cầu HS xác định ứng dụng phù hợp với mỗi chất dựa vào hiểu biết của mình (HS không nhất thiết phải đưa ra câu trả lời chính xác).
Chế biến đồ ăn
Pha đường truyền tĩnh mạch
Sản xuất vitamin C
Sản xuất đồ uống
Tráng gương
Pha chế thuốc
Tráng ruột phích nước
- GV góp ý cho câu trả lời của HS, kéo ảnh ứng dụng phù hợp với mỗi chất vào bảng so sánh đã ghi.
2.3. Nghiên cứu về tính chất hóa học của glucozơ và saccarozơ (15 phút)
- GV: Làm thế nào để tráng lớp bạc lên ruột phích hoặc gương? Chúng ta cùng thực hiện thí nghiệm sau để tìm hiểu.
- GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm để tráng bạc với chiếc ống nghiệm.
GV phát bộ dụng cụ - hóa chất đã chuẩn bị và phiếu hướng dẫn thực hiện thí nghiệm về các nhóm.
PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM TRÁNG BẠC CỦA GLUCOZƠ
Thực hiện lần lượt các bước sau đây:
(1) Cho 1 ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
(3) Thêm 3-5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
(4) Rót nước nóng trong phích vào cốc thủy tinh, đặt ống nghiệm chứa hỗn hợp hóa chất vào cốc thủy tinh.
(5) Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ, duy trì nhiệt độ nước ở 60-700C. Quan sát.
- HS tự tổ chức, phân công nhiệm vụ trong nhóm, thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả.
GV quan sát việc thực hiện thí nghiệm ở các nhóm, hướng dẫn HS nhận xét hiện tượng, góp ý về thao tác thực hành.
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, đưa ra dự đoán về phản ứng xảy ra trong thí nghiệm đã thực hiện.
HS đưa ra dự đoán.
- GV hướng dẫn HS viết phương trình hóa học của phản ứng tráng bạc.
Tiêu chí | Điểm cho bởi | ||||||
GV | Nhóm … | Nhóm … | Nhóm … | ||||
Powerpoint | Bố cục: - Tiêu đề rõ ràng. (0,5đ) - Cấu trúc mạch lạc, logic. (0,5đ) | ||||||
Nội dung: - Đầy đủ thông tin. (1đ) - Thông tin chính xác. (1đ) | |||||||
Hình thức: - Phông chữ, màu sắc, cỡ chữ hợp lí. (0,5đ) - Thiết kế sinh động, sáng tạo. (1,5đ) | |||||||
Trình bày: - Trình bày rõ ràng, thu hút người nghe. (1đ) - Phân bổ thời gian hợp lí. (1đ) |
Trả lời câu hỏi | - Trả lời đủ ý mà người hỏi đưa ra. (1đ) - Tính thuyết phục với người nghe và người hỏi. (1đ) | ||||||
Hiệu quả làm việc nhóm | - Phân công công việc trong nhóm rõ ràng (0,5đ) - Tính tích cực của các thành viên nhóm (0.5đ) | ||||||
- Sau phần thuyết trình và trả lời câu hỏi của các nhóm, GV đưa ra nhận xét chung và hướng dẫn HS khái quát kiến thức, ghi bài. + Nhóm 1, 2 cần trình bày được: glucozơ trong hoa quả bị lên men rượu tạo ra rượu etylic có mùi đặc trưng và giải phóng các bọt khí không màu là CO2. Quá trình lên men đạt hiệu quả khi được lên men kín và có nhiệt độ phù hợp. PTHH: C6H12O6menruou2C2H5OH + 2CO2 30320 C 2.4. Tìm hiểu và thảo luận về cách sử dụng đường hợp lý trong chế độ ăn uống hàng ngày (6 phút) + Nhóm 3 cần trình bày được: Đường là nguyên liệu chính để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Trong tổng năng lượng từ bữa ăn, chất bột đường thường chiếm đến 55-65%. Chế độ ăn thiếu đường thì sẽ dẫn đến hạ đường huyết, gây cảm giác đói lả, giảm khả năng tập trung, lạnh tay chân, vã mồ hôi, run tay, run chân. Khi ăn nhiều chất đường, nhất là loại đường hấp thu nhanh, vượt quá khả năng chuyển hóa của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng tăng đường trong máu (tiền đái tháo đường và đái tháo đường). Ngoài ra, lượng đường dư thừa sẽ được tích lũy dưới dạng mỡ dự trữ trong cơ thể, lâu dài dẫn đến thừa cân, béo phì. + Nhóm 4 cần trình bày được: Cacbohiđrat (carbs) là tên gọi chung của các chất tinh bột, đường gồm đường đơn (như glucozơ), đường đôi (như saccarozơ) và đường đa phân tử (như tinh bột, chất xơ). Khi nạp vào cơ thể, chúng phân tách thành glucozơ, từ đó chuyển hóa thành năng lượng hoặc thành chất béo. Lượng năng lượng do carbohydrate cung cấp nên chiếm từ 45 - 65% tổng số năng lượng hàng ngày. Carbohydrate là thành phần thiết yếu của một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng. Lưu ý lựa chọn carbohydrate từ rau quả giàu chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt, tránh các loại đường trong bánh kẹo, nước giải khát gây hiệu ứng no giả, dễ tích trữ, chuyển hóa thành chất béo. Đường hóa học (như saccharin, xylitol, sorbitol,…) là các chất tạo vị ngọt nhưng không chuyển hóa thành năng lượng khi ăn, thường sử dụng trong thực phẩm cho người ăn kiêng carbs hoặc bị tiểu đường, không gây hại cho cơ thể khi dùng ở mức cho phép và đúng loại được phép dùng cho chế biến thực phẩm. | |||||||
Phân tích sự phát triển các tiêu chí của NLVDKTKN: - Hoạt động 2.1 và hoạt động 2.2 phát triển TC3: thu thập các thông tin đã biết để hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của glucozơ và saccarozơ. |
- Hoạt động 2.3 phát triển TC3, TC4, TC5, TC6, TC7, TC8, TC9, TC10. + TC 4, 5, 6: lập kế hoạch, lựa chọn phương án và thực hiện kế hoạch về thí nghiệm tráng bạc của glucozơ + TC 7: rút ra kết luận glucozơ có phản ứng tráng bạc, saccarozơ không có phản ứng tráng bạc. + TC9: đưa ra những đề xuất vận dụng trong thực tiễn khi yêu cầu HS thực hiện bài báo cáo theo nhóm + TC10: thông qua hoạt động 2.4 phát triển TC10 giúp cho HS có hành vi và hành động phù hợp trong vấn đề sử dụng đường hợp lý ở chế độ ăn uống hàng ngày. | ||
Hoạt động 3: Củng cố - Luyện tập (10 phút) - GV chiếu video thí nghiệm lên màn hình, yêu cầu HS quan sát kĩ thao tác và hiện tượng. GV gọi HS mô tả thí nghiệm trong video. - HS mô tả được: Người trong video pha nước giải khát từ siro hoa quả, nước đá và nước. Nguyên liệu được lấy vào bình pha theo thứ tự: nước đá siro nước, sau đó được khuấy theo chiều kim đồng hồ. Khi ngừng khuấy vẫn còn nhiều siro đọng lại ở đáy bình. - GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn; yêu cầu giải thích: Tại sao siro không tan hết sau khi pha? Cần thay đổi cách pha như thế nào để tận dụng hết lượng siro đã sử dụng? - HS trả lời được: Trong siro hoa quả có nhiều đường như saccarozơ, fructozơ, tan chậm trong nước lạnh. Cần hòa tan siro đặc trong nước ấm trước, sau đó mới thêm nước tới mức cần thiết và cho nước đá vào sau cùng. - GV phát phiếu học tập cá nhân cho HS, yêu cầu HS tự chuẩn bị trong khoảng 3 phút. - HS nhận phiếu học tập, đọc và suy nghĩ độc lập trong 3 phút. - Sau thời gian làm việc cá nhân, GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 người, trao đổi về hướng giải bài tập, GV quan sát quá trình làm việc nhóm của HS, sau đó chỉ định một số HS trình bày câu trả lời trước lớp, các HS lắng nghe và nhận xét, bổ sung. |
Họ và tên HS: ………………………………… - Lớp: ……
PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN
GLUCOZƠ - SACCAROZƠ
Đọc kĩ nội dung đoạn trích trong báo về cách ngâm rượu nho tại nhà, sau đó trả lời các câu hỏi bên dưới.
Hướng dẫn Ngâm Rượu Nho “Gia truyền” tại nhà
Nguyên liệu chuẩn bị để làm được 2.0 Lít rượu nho ngay tại nhà
– 1 hũ thủy tinh sạch để ngâm nho.
– 1 túi vải để lọc.
– 5kg nho tươi. Chọn quả nho mọng, chín đều nhưng không úng hoặc bầm dập.
– Đường cát theo tỷ lệ (1kg nho cần 300-500g đường tùy độ chua của nho).
Các công đoạn chính làm rượu nho, Ngâm ủ ngay tại nhà
Bước 1: Chọn nho ngon và đảm bảo, […].
Bước 2: Nho sau khi mua về rửa sạch, […] vặt nho ra khỏi chùm rồi để cho ráo nước. Bước 3: Nho sau khi để ráo nước, dùng dao cắt đôi quả và trộn chung với đường
Bước 4: Ngâm và ủ rượu nho trong 2 tuần tiếp theo. […] dùng một miếng nylon che miệng bình và đậy nắp lại, không xiết chặt, để hở nắp một ít càng tốt, đem bình cất vào chổ tối. […]
Khoảng 2 tuần sau, mở nắp ra thấy rượu đã sủi bọt thơm ngát, lấy thử một muỗng thấy đã có thể uống được, có vị nồng […] dùng tay trộn đều nho tự dưới lên rồi đậy nắp lại ủ nho lên men tiếp.
Bước 5: Tiếp tục ngâm và ủ rượu nho khoảng chừng 4 – 5 tháng sao cho có mùi nho bốc
lên.
Câu hỏi:
Nguồn: tapchitieudung.net
1. Tại sao khi ủ rượu nho, cần che miệng bình lại và đặt bình vào chỗ tối? Thay vì vậy, để mở miệng bình và đặt ở nơi thoáng khí có được không?
2. Sau khi ủ 2 tuần, rượu nho sủi bọt và có mùi vị nồng. Bọt khí và mùi nồng đó là do những chất nào tạo ra? Giải thích sự xuất hiện của chúng bằng PTHH.
3. Giả sử cứ 150 gam nho đem ngâm chứa 0,23 gam saccarozơ, 10,87 gam glucozơ và 12,28 gam fructozơ; sau 2 tuần ủ, hiệu suất chuyển hóa của nho đạt 30%. Tính khối lượng mỗi sản phẩm sinh ra do sự chuyển hóa của glucozơ trong 5 kg nho sau 2 tuần.
Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối (2 phút)
GV giao hoạt động chuẩn bị ở nhà cho 4 nhóm: Đọc nội dung SGK và tìm hiểu thêm tài liệu trên mạng internet, sách, báo về các nội dung sau:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của tinh bột và xenlulozơ.
- Nhóm 2: Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ. Làm một mô hình thủ công đơn giản từ giấy/ bìa để mô phỏng mạch của mỗi phân tử.