Danh Sách Các Trường Trung Học Cơ Sở Thực Nghiệm Sư Phạm Vòng 1 Năm Học 2015 - 2016


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Chương 2 của luận án đã trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài về TCDH Hoá học ở THCS theo tiếp cận TH nhằm phát triển NL VDKTKN cho HS, cụ thể:

- Đã xây dựng khung NLVDKTKN với 3 NL thành phần, 10 tiêu chí, mỗi tiêu chí ứng với 3 mức độ đánh giá NLVDKTKN của HS THCS.

- Việc phân tích CT môn Hoá học hiện hành và CT KHTN 2018 cho thấy có sự tương đồng về nội dung KT. Tuy nhiên CT môn Hoá học còn đặt trọng tâm vào việc trang bị và truyền thụ KT và KN; chưa chú trọng đến phát triển NL HS; Chương trình môn KHTN năm 2018 gồm các mạch phát triển liên quan đến phân môn Hoá học, vật lý, Sinh học và Địa lý và đã kế thừa ưu điểm của chương trình hiện hành. Xét về cấu trúc, CT môn Hoá học hiện hành đã đi theo hệ thống VĐ từ chung đến riêng, từ việc nghiên cứu các thuyết đến các nội dung cơ bản. Tuy nhiên xét trong tổng thể CT KHTN thì CT môn Hoá học hiện hành chưa được tổ chức theo các CĐCL hướng đến sự phát triển của các nguyên lý KHTN. Vậy nên cần phải sắp xếp lại nội dung chương trình hoá học hiện hành theo định hướng hình thành các CĐCL có tính tầng bậc, các mạch nội dung có tính xuyên suốt hướng đến phát triển nguyên lý chung của KHTN. Việc xây dựng CĐCL trong chương trình Hoá học hiện hành là vấn đề GV còn gặp nhiều khó khăn và không dựa trên cơ sở nào để xác định mối quan hệ giữa các CĐCL. Do đó, chúng tôi đã thiết kế lại nội dung chương trình môn Hoá học hiện hành dựa trên nguyên lý vận động phát triển của tự nhiên thành các CĐCL mang tính tầng bậc thể hiện ở các mạch xuyên suốt. Các CĐCL bậc 1, bậc 2, bậc 3 có mối liên hệ lô gic theo các mạch nội dung và CĐCL bậc 3 là cơ sở để thiết kế kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển chương trình giáo dục nhà trường hướng đến phát triển NL của HS.

Để TCDH môn Hoá học theo tiếp cận TH chúng tôi xây dựng các CĐCL; căn cứ vào các CĐCL xây dựng và thiết kế kế hoạch bài dạy các CĐ cũng như TCDH. Theo đó có 4 CĐCL bậc 1, 3 CĐCL bậc 2, 17 CĐCL bậc 3 đã được xây dựng. Các CĐCL để TCDH theo tiếp cận TH vừa tuân thủ nguyên tắc của CĐCL – TH theo mạch nội dung dựa trên nguyên lý vận động phát triển của tự nhiên, vừa phải thể hiện một phần TH liên môn ở một mức độ nhất định lấy kiến thức môn Hoá học làm trọng tâm. Quan trọng hơn cả là trong quá trình TCDH chúng tôi tuân thủ theo nguyên tắc ở mỗi hoạt động dạy học đã đưa ra các bài tập/tình huống/câu hỏi; HS sử dụng KT, KN để giải quyết qua đó phát triển được NL ở HS. Căn cứ vào quy trình TCDH đã đưa ra, chúng tôi đã xây dựng 4 kế hoạch bài dạy của 4 CĐ; xây dựng 75 bài tập và đáp án để sử dụng trong việc TCDH và KTĐG NLVDKTKN của HS thông qua TCDH các CĐ này.

Tất cả những đề xuất nêu trên được tổ chức trong tiến trình TNSP và được trình bày ở chương 3 của luận án.


CHƯƠNG 3.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm mục đích:

- Khẳng định tính đúng đắn và cần thiết, ý nghĩa khoa học của đề tài.

- Đánh giá chất lượng, tính khả thi, quy trình xây dựng CĐCL và các CĐCL đã xây dựng.

- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của quy trình TCDH môn Hoá học ở trường THCS theo tiếp cận TH; chất lượng và tính khả thi của khi thiết kế và tổ chức thực hiện 4 kế hoạch dạy học của các CĐ đã xây dựng; chất lượng, tính khả thi cũng như hiệu quả sử dụng của hệ thống bài tập phát triển NLVDKTKN của 4 CĐ.

- Đánh giá hiệu quả của sự phát triển của NLVDKTKN của HS thông qua việc TCDH 4 CĐ đã xây dựng.

3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

Với mục đích TNSP như trên, chúng tôi đã xác định những nhiệm vụ TNSP sau:

- Lựa chọn nội dung và phương pháp TNSP: Thiết kế kế hoạch bài dạy, phương tiện DH và trao đổi với GV trực tiếp dạy thực nghiệm (TN) về cách tổ chức, cách tiến hành bài lên lớp và cách kiểm tra đánh giá.

- Thiết kế thang đo và công cụ đánh giá gồm:

+ Phiếu xin ý kiến chuyên gia về quy trình tổ chức dạy học và hệ thống các chủ đề cốt lõi (trình bày ở phụ lục số 5).

+ Đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS thông qua các bài kiểm tra. Đề kiểm tra được trình bày ở phụ lục số 4 - lớp 8 có 01 bài kiểm tra trước tác động (TTĐ) và 01 bài kiểm tra sau tác động (STĐ), lớp 9 có có 01 bài kiểm tra TTĐ và 01 bài kiểm tra STĐ.

+ Đánh giá các tiêu chí của NLVDKTKN của HS thông qua các phiếu đánh giá của GV và phiếu tự đánh giá của HS

- Lập kế hoạch (thời gian TNSP, đối tượng và địa điểm TNSP) và tiến hành TNSP theo kế hoạch.

- Xử lí, phân tích kết quả TNSP bằng phần mềm SPSS để rút ra kết luận việc TCDH theo tiếp cận TH nhằm phát triển NLVDKTKN cho HS.

3.3. Nội dung các bài thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tiến hành TNSP cho 4 chủ đề ở 2 khối lớp 8 và 9.


Bảng 3.1. Nội dung TNSP ở các lớp 8 và lớp 9


Lớp

Tên chủ đề

Số tiết

8

CĐ 1: Oxi - Không khí quanh ta

5

CĐ 2: Nước và sự sống

2

9

CĐ 3: Nguồn nhiên liệu tự nhiên

2

CĐ 4: Dẫn xuất của hiđrocacbon và nguồn dinh dưỡng

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 300 trang tài liệu này.

3.4. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm sư phạm

TNSP được tiến hành trên đối tượng HS lớp 8 và HS lớp 9 ở một số trường THCS trên địa bàn 3 miền: Bắc, Trung, Nam.

- Trong mỗi trường triển khai TN, chúng tôi lựa chọn cặp TN và đối chứng (ĐC) ở cùng khối 8 hoặc cùng khối 9. Các HS có trình độ tương đương nhau, sĩ số không chênh lệch nhiều và được giảng dạy bởi cùng một GV có kinh nghiệm về DHTH.

- Cặp lớp TN – ĐC được xác định tương đương dựa trên kết qủa học tập trung bình môn Hoá học của HS giữa hai lớp bằng bài kiểm tra trước tác động và xử lý thống kê thông qua giá trị p của phép kiểm chứng T-test > 0,05.

- Dựa vào các tiêu chí trên chúng tôi đã tiến hành TNSP tại 11 trường THCS trên địa bàn của 3 miền: (1) Miền Bắc: Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc; (2) Miền Trung: Thanh Hoá; (3) Miền Nam: Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Thiết kế thực nghiệm

Quá trình TNSP được thực hiện dựa trên hai thiết kế sau:

- Đánh giá các tiêu chí của NLVDKTKN: Lựa chọn thiết kế đánh giá TTĐ và STĐ trên một nhóm đối tượng duy nhất.

- Đánh giá KT, KN của HS: Lựa chọn thiết kế đánh giá TTĐ và STĐ với các nhóm tương đương. Để thực hiện TNSP chúng tôi tiến hành theo quy trình gồm các bước như sau:

Bước 1: Trao đổi với GV tham gia dạy học TN về nội dung, PP, thời gian và cách thức tiến hành thực nghiệm.

- Đối với lớp TN: GV thực hiện theo kế hoạch dạy học CĐ đã xây dựng trong luận án.

- Đối với lớp đối chứng: GV thực hiện bài dạy bình thường theo CT môn Hoá học hiện hành của Bộ GD&ĐT.

Bước 2: Tiến hành dạy học ở các lớp TN và ĐC

Ở bước này, sau mỗi tiết học chúng tôi trao đổi với GV và HS để rút kinh nghiệm; sau đó có sự điều chỉnh, bổ sung nội dung và kế hoạch TCDH các CĐ đã xây dựng nhằm nâng cao tính khả thi ở các lần TN tiếp theo.


Bước 3: Đánh giá NLVDKTKN của HS

Trước khi tiến hành dạy TNSP ở các lớp TN và ĐC, chúng tôi sử dụng bài kiểm tra TTĐ (kiểm tra các nội dung ở học kì 1) để đánh giá NL DKTKN của HS. Nội dung 2 bài kiểm tra trước tác động được minh họa ở phụ lục số 4.

Để đánh giá NLVDKTKN của HS chúng tôi sử dụng phiếu đánh giá các tiêu chí của GV, phiếu tự đánh giá của HS để đánh giá mức độ đạt được của mỗi tiêu chí của NLVDKTKN trong quá trình dạy các chủ đề.

Sau khi dạy xong 2 CĐ ở lớp 8 và 2 CĐ ở lớp 9 chúng tôi tiến hành kiểm tra 45 phút theo quy tắc: cùng một bộ đề, chấm cùng một thang điểm, do cùng một GV dạy học ở lớp TN và lớp ĐC.

3.5.2. Tiến hành triển khai thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành triển khai TNSP ở mỗi vòng TN như sau:

Bảng 3.2. Danh sách các trường trung học cơ sở thực nghiệm sư phạm vòng 1 Năm học 2015 - 2016‌

TT

Trường THCS

Lớp TN

Lớp ĐC

Tên CĐ

GV dạy TN

1

Nguyễn Tất Thành, Hà Nội

9A2 (41)

9A3 (39)

CĐ 3 và CĐ 4

Ngọc Châu Vân

2

Cát Linh, Hà Nội

8A3 (41)

8A4 (39)

CĐ 1 và CĐ 2

Phùng Thu Thuỷ


Bảng 3.3. Danh sách các trường trung học cơ sở thực nghiệm sư phạm vòng 2 Năm học 2016 – 2017‌

TT

Trường THCS

Lớp TN

Lớp ĐC

Tên CĐ

GV dạy TN

1

Cát Linh

(Đống Đa, Hà Nội)

8A3

(37)

8A2

(36)


CĐ 1 và

CĐ 2

Phùng Thu Thuỷ

2

Thanh Nê

(Kiến Xương, Thái Bình)

8A

(40)

8B

(38)

Phạm Thị Phương

3

Xuân Lam

(Thọ Xuân, Thanh Hoá)

8A

(36)

8B

(40)

Phạm Thị Nam

4

Trương Tùng Quân

(Trảng Bàng, Tây Ninh)

8A1

(34)

8A3

(35)

Lâm Đan Quế


Tổng số HS lớp 8

147

149



5

An Bồi

(Kiến Xương, Thái Bình)

9A

(32)

9B

(33)


CĐ 3 và

CĐ 4

Nguyễn Văn Chiến

6

Song Lãng (Vũ Thư, Thái Bình)

9B

(36)

9A

(37)

Nguyễn Thị Tố Lan

7

Quảng Nham

(Quảng Xương, Thanh Hoá)

9B

(32)

9A

(31)

Lê Doãn Nhất

8

Tiền Châu

(Phúc Yên, Vĩnh Phúc)

9A

(38)

9B

(40)

Nguyễn T. Hồng Nhung


Tổng số lớp 9

138

141




Bảng 3.4. Danh sách các trường trung học cơ sở thực nghiệm sư phạm vòng 3 Năm học 2017 – 2018


TT

Trường THCS

Lớp TN

Lớp ĐC

Tên CĐ

GV dạy TN

1

Cát Linh

(Đống Đa, Hà Nội)

9A3

(37)

9A2

(36)


CĐ 3 và

CĐ 4

Phùng Thu Thuỷ

2

Thanh Nê

(Kiến Xương, Thái Bình)

9A

(40)

9B

(38)

Phạm Thị Phương

3

Xuân Lam

(Thọ Xuân, Thanh Hoá)

9A

(36)

9B

(40)

Phạm Thị Nam

4

Trương Tùng Quân

(Trảng Bàng, Tây Ninh)

9A1

(34)

9A3

(35)

Lâm Đan Quế

5

Phan Bội Châu

(Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu)

9A

(35)

9B

(36)

Nguyễn Thị Bích Ngọc


Tổng số HS lớp 9 lặp lại

147

149




Tổng số lớp 9

182

185



6

An Bồi

(Kiến Xương, Thái Bình)

8A

(31)

8B

(30)


CĐ 1 và

CĐ 2

Nguyễn Văn Chiến

7

Song Lãng

(Vũ Thư, Thái Bình)

8A

(32)

8B

(30)

Nguyễn Thị Tố Lan

8

Quảng Nham

(Quảng Xương, Thanh Hoá)

8A

(32)

8B

(31)

Lê Doãn Nhất

9

Hưng Thuận

(Trảng Bàng, Tây Ninh)

8A1

(38)

8A2

(37)

Nguyễn Thị Mai Hồng

10

Tiền Châu

(Phúc Yên, Vĩnh Phúc)

8A

(33)

8B

(33)

Nguyễn Thị Hồng Nhung


Tổng số lớp 8

166

161



Quá trình TNSP ở vòng 3 được triển khai theo nguyên tắc: một số trường TNSP ở vòng sau có sự lặp lại so với vòng TN trước. Tuy nhiên, các CĐ dùng thực nghiệm cho cả hai vòng sau có sự mở rộng so với vòng 1; số lượng và phạm vi các trường THCS tiến hành TNSP được mở rộng hơn để đánh giá sự phát triển NLVDKTKN của HS. Qua đó khẳng định các kết quả nghiên cứu của luận án là do tác động sư phạm mang lại mà không phải là do ngẫu nhiên.

3.5.3. Xử lý kết quả thực nghiệm

Số liệu TNSP thu được sau khi sử dụng bộ công cụ đánh giá NLVDKTKN gồm: phiếu đánh giá theo tiêu chí NLVDKTKN của GV, phiếu tự đánh giá của HS và kết quả bài kiểm tra của HS trước và sau khi dạy học CĐ TN được chúng tôi xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Kết quả TNSP về sự phát triển NLVDKTKN của HS được khẳng định thông qua tham số thống kê cơ bản từ việc so sánh kết quả bài kiểm tra và các biểu hiện hành vi của HS nhóm TN và nhóm ĐC gồm: giá trị trung bình, trung vị, mode, độ lệch chuẩn, T-test và mức độ ảnh hưởng của biện pháp tác động (ES).


3.6. Một số hình ảnh thực nghiệm sư phạm qua các vòng


Một số hình ảnh TNSP tại trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành – Hà Nội CĐ 1Một số hình ảnh TNSP tại trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành – Hà Nội CĐ 2


Một số hình ảnh TNSP tại trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành – Hà Nội

CĐ: Oxi – Không khí quanh ta và CĐ: Dẫn xuất của hiđrocacbon và nguồn dinh dưỡng




Một số hình ảnh TNSP tại trường THCS Tiền Châu – Vĩnh Phúc THCS Cát Linh – 3

Một số hình ảnh TNSP tại trường THCS Tiền Châu – Vĩnh Phúc; THCS Cát Linh – Hà Nội; THCS Quảng Nham – Thanh Hoá CĐ: Nước và sự sống và CĐ: Nguồn nhiên liệu tự nhiên


3.7. Kết quả xin ý kiến chuyên gia

3.7.1. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về quy trình xây dựng chủ đề cốt lõi và hệ thống các chủ đề cốt lõi

Đánh giá về quy trình xây dựng CĐCL và các CĐCL bậc 1, bậc 2, bậc 3 ý kiến của 36 chuyên gia được hỏi mô tả như bảng dưới đây:

Bảng 3.5. Kết quả phiếu hỏi ý kiến chuyên gia về quy trình xây dựng CĐCL và hệ thống các CĐCL‌

STT

NỘI DUNG

Mức độ (%)

(5)

(4)

(3)

(2)

(1)

1

Dựa vào các nguyên tắc đưa ra có đề xuất được quy

trình xây dựng CĐCL không?

41,67

50,00

8,33

0,00

0,00

2

Quy trình thiết kế các CĐCL có tính khả thi, tính hiệu quả; đảm bảo tuân theo nguyên lý vận động và

phát triển của tự nhiên không?


38,89


47,22


13,89


0,00


0,00

3

Các CĐCL có mối liên hệ logic và tầng bậc với nhau

không?

55,56

38,89

5,56

0,00

0,00

4

Đánh giá tính cần thiết của CĐCL?

38,89

55,56

5,56

0,00

0,00

5

Đánh giá tính khoa học của CĐCL?

41,67

47,22

11,11

0,00

0,00

6

Đánh giá tính khả thi của CĐCL?

27,78

58,33

13,89

0,00

0,00

7

Đánh giá tính phù hợp của nội dung KT trong CĐCL?

30,56

63,89

5,56

0,00

0,00

8

Đánh giá tính hợp lý, phù hợp với CĐCL của các

CHCL

22,22

72,22

5,56

0,00

0,00

9

Đánh giá tính thực tiễn và tính khả thi của CĐCL bậc 3 (GV có thể căn cứ vào CĐCL để phát triển chương trình giáo dục nhà trường thông qua việc xây dựng kế

hoạch dạy học các CĐ)


30,56


47,22


22,22


0,00


0,00

10

CĐCL bậc 3 có hướng đến việc TCDH nhằm phát triển được NL nói chung, NLVDKTKN của HS

không?


27,78


61,11


11,11


0,00


0,00

Trong đó:

(5): Rất tốt: rất phù hợp, rất hợp lý, rất khả thi, rất khoa học, rất dễ sử dụng. (4): Tốt: phù hợp, hợp lý, khả thi, khoa học, dễ sử dụng.

(3) Bình thường.

(2) Không tốt lắm: ít phù hợp, ít hợp lý, ít khả thi, ít khoa học, khó sử dụng.

(1) Không tốt: không phù hợp, không hợp lý, không khả thi, không khoa học, không dễ sử dụng.

Kết quả bảng số liệu trên cho thấy: Đánh giá về quy trình xây dựng CĐCL và hệ thống các CĐCL bậc 1, bậc 2, bậc 3 hầu hết được chuyên gia khẳng định đạt ở mức tốt và rất tốt khá cao (tổng hai mức này là 94,44%) ở các tiêu chí 3, 4, 7, 8. Như vậy,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2023