Thực Trạng Tổ Chức Dạy Học Dự Án Của Gv

Quảng Ninh đối với dạy học bài nội khóa gồm thết kế các hoạt động học tập dự án theo chủ đề tích hợp; tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình thực hiện dự án. Đối với hoạt động ngoại khóa biện pháp là hệ thống hóa kiến thức lịch sử cho học sinh vào hoạt động ôn tập, sơ kết, tổng kết và tổ chức cho học sinh học tập lịch sử Việt Nam tại bảo tàng. Đối với dạy học lịch sử địa phương biện pháp chủ yếu là tổ chức dạy học lịch sử địa phương tỉnh Quảng Ninh gắn với dạy học lịch sử của dân tộc Việt Nam.

3. Từ các biện pháp trên, đề tài đã được tác giả thực nghiệm sư phạm các dự án học tập tại các lớp của trường THPT Đông triều thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả thực nghiệm cho thấy nhận thức của học sinh về hình thức DHDA trong dạy học lịch sử ở trường THPT được nâng lên rõ rệt. Từ đó có thể khẳng định DHDA là PPDH tích cực, giúp HS phát huy được năng lực đặc thù của mình, các em tự tin hơn, chủ động và tích cực hơn trong học tập. Hơn nữa, những dự án học tập có thể thiết kế tích hợp liên môn để HS có nhiều cơ hội chiếm lĩnh tri thức, đồng thời rèn luyện các kĩ năng nghiên cứu khoa học, kĩ năng thu thập, xử lí thông tin, giải quyết các vấn đề thực tiễn.

4. Từ kết quả thực nghiệm sư phạm, tác giả đánh giá rằng, DHDA không phải là phương pháp dạy học tối ưu nhưng việc việc tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử Việt Nam ở các trường THPT thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã làm cho những kiến thức lịch sử không còn khô khan và cứng nhắc. Đẩy mạnh thực hiện các dự án học tập lịch sử là khuyến khích tất cả học sinh cùng tham gia hoạt động một cách tích cực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học truyền thống. Đề tài này được tác giả nghiên cứu từ thực tiễn, cũng như kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, bước đầu thực hiện trong quá trình giảng dạy ở trường THPT mình công tác đã thực sự đưa lại hiệu quả. Điều này cho thấy đây là giải pháp hết sức thiết thực, có ý nghĩa trong việc dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay nhằm giải quyết những khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử. Qua đó, hình thành phẩm chất, năng lực thực hành bộ môn cho học sinh. Đồng thời đây là phương pháp dạy học có ý nghĩa trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn lịch sử.

5. Tuy nhiên, đề tài tác giả thực hiện trong thời gian ngắn, chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện, dự án chưa được triển khai nhiều. Các biện pháp tác giả đưa ra còn

mang tính chủ quan, phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp chưa mở rộng, mức độ vận dụng kiến thức vào thực tiễn mới chỉ dừng ở các bộ môn văn, địa, nghệ thuật,... vào dạy học môn lịch sử. Để tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh có hiệu quả hơn, tác giả xin được đưa ra một số kiến nghị sau đây:

Một là, cần nâng cao hơn nữa trình độ nhận thức, trách nhiệm đối với học sinh, giáo viên và các nhà quản lý về ý nghĩa của phương pháp dạy học dự án trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Cần tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc về đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có tổ chức DHDA trong chương trình môn học. Mục đích là khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo, tạo môi trường thân thiện, gần gũi với học sinh; giúp học sinh có điều kiện tự thể hiện mình qua các sản phẩm học tập; đồng thời tạo môi trường dạy học sáng tạo cho giáo viên, giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả phương pháp dạy học này.

Hai là đối với các cấp quản lý cần động viên, khen thưởng giáo viên kịp thời. Có kế hoạch kết hợp cùng tổ chuyên môn hỗ trợ về tổ chức cũng như kinh phí, vật chất để khuyến khích tư duy tích cực đổi mới PPDH trong đội ngũ giáo viên. Mặt khác nâng cao kĩ năng mềm cho học sinh, bổ sung kĩ năng phương pháp sư phạm cho GV, phù hợp với môi trường dạy học hiện đại. Đối với tổ chuyên môn tổ chức cho các đồng nghiệp thường xuyên trao đổi, thảo luận nội dung bài học, chủ đề lịch sử để tổ chức DHDA thích hợp. Với những dự án khó, tổ, nhóm chuyên môn cử giáo viên có trình độ chuyên môn sâu xây dựng kế hoạch bài học, tiến hành thực nghiệm sư phạm để đồng nghiệp học hỏi, rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Đối với giáo viên cần phải chọn chủ đề dự án có sức thu hút, gần gũi vừa sức với học trò và gắn với nội dung thực tiễn. Trong suốt quá trình thực hiện dự án giáo viên phải thường xuyên trao đổi và định hướng cho học sinh, kịp thời giải đáp những thắc mắc, khó khăn của HS để tránh HS đi lạc hướng vấn đề tìm hiểu. Hơn nữa bản thân GV không ngừng trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tích cực tự giác học hỏi, ứng dụng công nghệ thông tin, mạnh dạn tổ chức các dự án học tập nhiều hơn trong dạy học lịch sử. Đối với học sinh trong quá trình học dự án, phải tự tìm tòi, tự học hỏi là chủ yếu. Học sinh phải tự chủ, tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập và tự chịu trách nhiệm đối với sản phẩm được giao. Các nhóm thực hiện dự án phải tự phân công công việc rõ ràng, phải luôn

giúp đỡ lẫn nhau và nhất là phải có sổ theo dõi dự án để đánh giá đúng thực chất công việc của mỗi cá nhân, tránh tình trạng lười hoạt động, có thái độ ỷ lại khiến cho sản phẩm không hoàn thành đúng tiến độ.

Ba là, các dự án cần tiếp tục được nghiên cứu, mở rộng thêm nhiều nội dung lịch sử khác để tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử Việt Nam nói riêng hiệu quả hơn. Có như vậy DHDA trong dạy học lịch sử Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu về thực tiễn, góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử ở các trường THPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Hồng Bắc, Nguyễn Thị Sửu (2013), “Đảm bảo tính phù hợp với luật giáo dục trong sự vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào giảng dạy hóa học THPT”, Tạp chí Hóa học và ứng dụng, Số chuyên đề 01, tr.41-45.

2. Trịnh Văn Biểu, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương (2011), “Dạy học dự án - Từ lý luận đến đến thực tiễn”, Tạp chí khoa học, Số 28, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.

3. Đỗ Thanh Bình (Chủ biên), Nguyễn Mạnh Hưởng, Lê Thị Thu Hương (2011),

Bài tập lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử,

NXB giáo dục Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (7/2007), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt - Bỉ (2010), Các phương pháp dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kỷ thuật dạy học, NXB ĐHSP, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Lịch sử cấp THPT.

8. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội.

9. CV 5977/BGDĐT - GDTRH, Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và THPT từ năm học 2008-2009.

10. Nguyễn Văn Cường (2006), Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT- dự án phát triển GDTHPT.

11. Intel và Hiệp hội trong Giáo dục Quốc tế (2005), Intel Teach to the Future - Tài liệu tập huấn chương trình “Dạy học cho tương lai”, ISTE, TP Hồ Chí Minh.

12. Trang Thị Lân (2009), Các phương pháp dạy học hiện đại, Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Hồng Liên (Chủ biên), Nguyễn Mai Anh, Nguyễn Nam Phóng (2011),

Bài tập lịch sử 10, NXB Giáo dục Việt Nam.

14. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Xuân Trường (Đồng chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Hải Châu, Trịnh Đình Tùng, Đào Tố Uyên, Nghiêm Đình Vỳ (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam.

15. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Xuân Trường (Đồng chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Quốc Hùng (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam.

16. Nguyễn Diệu Linh (2009), Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa khi dạy các nội dung "các định luật bảo toàn" vật lý 10 cơ bản, Luận văn thạc sĩ giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.

17. Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Bùi Thị Oanh (2017), “Phát triển năng lực HS trong dạy học lịch sử ở trường THPT”, Tạp chí giáo dục, Số 420.

19. Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Thị Diễm My (2017), Phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh phổ thông, NXB ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.

20. Trần Thị Thái (2017), Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Thái Nguyên.

21. Phạm Mạnh Thắng (2018), “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án đối với môn giáo dục công dân khối 11 tại trường trung học thực hành”, Tạp chí khoa học, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh, Tập 15, Số 1.

22. Hoàng Minh Thanh (Chủ biên), Trương Quốc Tám (2009), Lịch sử địa phương tỉnh Quảng Ninh (Sách dùng trong trường THPT), NXB giáo dục Việt Nam.

23. Nguyễn Thị Thanh (2007), “Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong hoạt động hướng nghiệp”, Tạp chí giáo dục, Số 179.

24. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009), Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo giáo viên trung học cơ sở môn công nghệ, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.

25. Phan Đồng Châu Thủy (2001), “Nhiệm vụ và thách thức của giáo viên và học sinh Việt Nam trong dạy học theo dự án”, Tạp chí khoa học, Số 31, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.

26. Đinh Văn Tiến, Nguyễn Thị Minh Phượng, Phạm Thị Thúy, Lê Viết Chung (2016), Cẩm năng phương pháp sư phạm, NXB tổng hợp Tp Hồ Chí Minh.

27. Nguyễn Hương Trà (2007), “Dạy học theo dự án và tiến trình thực hiện”, Tạp chí giáo dục, Số 157.

28. Lê Đình Trung, Phan Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở THPT, NXB Đại học sư phạm.

29. Nguyễn Xuân Trường, Trần Bá Đệ (2014), Tư liệu dạy và học môn lịch sử 10,

NXB Hà Nội.

30. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Văn Ninh, Ngô Thị Hiền Thúy (2016), Trắc nghiệm lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam.

31. Hoàng Thanh Tú (2008), “Một vài ý kiến về vận dụng dạy học theo dự án vào bài ôn tập, sơ kết, tổng kết trong môn lịch sử ở trường THPT”, Đề tài cấp bộ khoa lịch sử - Trường ĐHSP, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông hiện nay, tr.181- 186.

32. Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

33. Nghiêm Đình Vỳ (Tổng chủ biên), Trần Thị Vinh (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Cơ, Đào Tuấn Thành, Nguyễn Mạnh Hưởng, Nguyễn Văn Ninh (2017), Dạy học phát triển năng lực môn lịch sử trung học phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội.

PHỤ LỤC SỐ 1: PHIẾU ĐIỀU TRA

THỰC TRẠNG DẠY HỌC DỰ ÁN CỦA GIÁO VIÊN


Để có cơ sở thực tiễn đánh giá về dạy học dự án trong dạy học dạy học lịch sử của giáo viên, đồng thời góp phần đề xuất những biện pháp tổ chức hoạt động dạy học dự án cho HS, xin thầy (cô) vui lòng cung cấp một số thông tin dưới đây:

1. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên:............................................................................................................. Năm sinh: ................................................. Giới tính (Nam/Nữ):. .......................

Thâm niên công tác:. ............................... Điện thoại: .............. ....................... Trường: ..........................................................................................................

Tỉnh: ...................................................................................................................

2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN CỦA GV

Câu 1. Thầy (cô) vui lòng cho biết mức độ sử dụng các PPDH vào quá trình giảng dạy ở trường THPT?

TT

PPDH

Mức độ sử dụng

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Ít khi

Không

1

Thuyết trình





2

Đàm thoại





3

Trực quan





4

Nêu vấn đề





5

Tranh luận





6

Sử dụng di sản





7

Sử dụng tư liệu DH





8

Làm việc nhóm





9

Dạy học dự án





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học dự án trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh - 12

Câu 2. Thầy (cô) biết đến phương pháp DHDA từ nguồn nào?

A. Tập huấn chuyên môn

B. Từ đồng nghiệp

C. Internet, sách, báo, tài liệu tham khảo.

D. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK.

Câu 3. Thầy (cô) đã áp dụng phương pháp DHDA vào quá trình dạy học là

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Chưa áp dụng

Câu 4. Thầy (cô) thích áp dụng phương pháp DHDA vào quá trình dạy học hay không?

A. B. Không

Câu 5. Với bản thân thầy (cô), tổ chức DHDA ở trường THPT là

A. Rất cần thiết B. Cần thiết

C. Bình thường D. Không cần thiết

Câu 6. Đối với thầy (cô), hiệu quả giáo dục của việc áp dụng dạy học dự án là



TT


Hiệu quả giáo dục

Mức độ

Rất quan trọng

Quan trọng

Không

quan trọng

1

Thông qua việc tổ chức dạy học theo dự án HS hiểu và khắc sâu hơn kiến

thức đã học.




2

HS yêu thích môn học hơn




3

Phát huy được tính tích cực, chủ động,

sáng tạo của HS.




4

Rèn luyện kỉ năng tự học, thuyết trình




5

Rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo

ở HS.




6

HS có trách nhiệm với cuộc sống.




7

HS phát triển năng lực giao tiếp, trình

bày, phân tích, tổng hợp…




8

Thích hợp với những HS có phương

thức học tập khác nhau.




9

Rèn cho HS kỉ năng làm việc nhóm




10

HS có kĩ năng tìm kiếm thông tin, sử

dụng CNTT.




..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023