Phân Tích, Đánh Giá Kết Quả Điều Tra Thực Trạng


- Trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề

Nội dung các chủ đề trao đổi tập trung vào các vấn đề sau đây:

+ Thực trạng nhận thức về dạy học lịch sử theo chủ đề trong trường THPT

+ Thực trạng tổ chức dạy học lịch sử nói chung và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề hiện nay ở trường THPT;

+ Những thuận lợi và khó khăn trong tổ chức DHLS theo chủ đề ở trường THPT hiện nay;

+ Những hoạt động đã thực hiện trong việc chuẩn bị xây dựng kế hoạch bài học/ chủ đề; tổ chức thực hiện tiến trình dạy học chủ đề; việc triển khai áp dụng các phương pháp, hình thức đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay;

+) Những đánh giá về thực trạng đổi mới phương pháp tổ chức dạy học theo chủ đề trong môn lịch sử ở trường THPT tiếp cận chương trình, sách giáo khoa mới.

Việc triển khai phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề được tiến hành theo các bước như sau: Xác định đối tượng cần trao đổi; Thông báo trước cho đối tượng về chủ đề, nội dung trao đổi; Các thành viên tham gia trao đổi chuẩn bị trước những thông tin cần thiết; Tiến hành trao đổi theo các chủ đề đã soạn thảo trước; Xử lý các thông tin thu thập được qua trao đổi.

- Nghiên cứu hồ sơ của GV

Các hồ sơ GV bao gồm: các loại hồ sơ sổ sách: kế hoạch sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học (giáo án) liên quan đến nội dung khảo sát thực trạng của đề tài.

(2) Quy ước cách đánh giá kết quả khảo sát

Các phiếu điều tra, các ý kiến của CBQL, chuyên gia, GV, HS và các tài liệu liên quan được tập hợp lại theo phương pháp thống kê. Trong quá trình khảo sát, để đưa ra những nhận xét có căn cứ, chúng tôi quy ước sử dụng điểm số để đánh giá các mức độ như sau:

+) Mức độ tốt/ đồng ý: 3 điểm, với sự thực hiện xuất sắc các tiêu chí, có chất

lượng và hiệu quả.

+) Mức độ bình thường/ phân vân: 2 điểm, có thực hiện các tiêu chí ở mức hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả chưa cao.

+) Mức độ chưa tốt/ không đồng ý: 1 điểm, có thực hiện các tiêu chí ở mức chưa

hoàn thành nhiệm vụ, chưa đem lại chất lượng và hiệu quả.


(3) Cách thức xử lý số liệu

Sau khi thu thập dữ liệu từ các phiếu thô, được quy ra điểm ở các mức độ khác nhau của từng tiêu chí, sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm Microsoft Office Excel để tính trị số trung bình và xếp thứ bậc từng tiêu chí, từ đó phân tích và rút ra các kết luận về thực trạng.

(4) Thời gian khảo sát

Tất cả các ý kiến, phiếu điều tra được gửi tới đối tượng khảo sát từ đầu học kỳ 1,

năm học 2016-2017 và thu hồi các ý kiến, phiếu điều tra trong tháng 12/2017.

2.2.2.1. Phân tích, đánh giá kết quả điều tra thực trạng

(1) Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tổ chức dạy học chủ đề lịch sử

Để điều tra về nhận thức của CBQL, GV về quan niệm dạy học chủ đề lịch sử, vai trò của của DH chủ đề LS chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát và thu được kết quả tại bảng 2.2. Nhận thức của CBQL và GV về tổ chức DH chủ đề LS.

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL và GV về tổ chức DH chủ đề LS



Nội dung

Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý

Tông số khách

thể

Tông số điểm


X


Thứ bậc

SL

Điểm

SL

Điểm

SL

Điểm

Câu 1: Nhận thức về quan niệm tổ chức dạy học theo chủ đề

1. Là 1. Là một cách tiếp cận dạy học trong đó toàn bộ nội dung dạy học được cấu trúc xung quanh một hoặc một số

chủ đề


121


363


284


568


407


407


812


1338


1,64


4

2. Là 2. Là một phương thức tổ chức DH trên cơ sở tích hợp các đơn vị học tập của các môn

học xung quanh một chủ đề


0


0


21


42


791


791


812


833


1,02


6

3. Là 3. Là một phương thức tích hợp các đơn vị học tập của một môn học xung quanh một

chủ đề


111


333


184


368


517


517


812


1218


1,50


5

4. Là 4. Là hoạt động giảng dạy khác nhau được tích hợp nội dung thành một kết cấu hệ

thống


404


1212


392


784


16


16


812


2012


2,47


3

5. Là tổ chức DH các chủ đề có

nội dung kiến thức tích hợp

414

1242

386

772

12

12

812

2026

2,49

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.


trong phạm vi một chương/ một phần kiến thức trong chương

trình môn học.











6. Là tổ chức DH các chủ đề có

nội dung tích hợp trong phạm vi nhiều môn học có liên quan


426


1278


386


772


0


0


812


2050


2,52


1

Câu 2: Nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tổ chức dạy học lịch sử theo chủ

đề trong trường THPT

1. Giúp HS phát triển toàn diện về kiến thức, kĩ năng, thái độ, đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ vào

thực tiễn cuộc sống


121


363


284


568


407


407


812


1338


1,64


4

2. Là phương thức dạy học tích hợp nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của

người học


0


0


21


42


791


791


812


833


1,02


6

Căn cứ kết quả điều tra tại bảng 2.2. Nhận thức của CBQL và GV về tổ chức DH chủ đề LS, chúng tôi có biểu đồ như sau:

Biểu đồ 2 1 Nhận thức của CBQL và GV về tổ chức DH chủ đề LS Căn cứ vào 1

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của CBQL và GV về tổ chức DH chủ đề LS

Căn cứ vào kết quả tại 2.2. Nhận thức của CBQL và GV về tổ chức DH chủ đề LS và biểu đồ 2.1. Nhận thức của CBQL và GV về tổ chức DH chủ đề LS, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

* Nhận thức của CBQL, GV về quan niệm DHLS theo chủ đề.

- Đa số CBQL và GV trường THPT đều có quan niệm tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề là: Là phương thức tích hợp các đơn vị học tập của một môn học xung quanh một chủ đề; Dạy học theo chủ đề có thể được thực hiện trong phạm vi một


chương/ một phần kiến thức trong chương trình môn học; Dạy học theo chủ đề có thể được thực hiện trong phạm vi nhiều môn học có liên quan.

- Một bộ phận CBQL và GV trường THPT vẫn còn nhận thức chưa đúng hoặc phân vân với quan niệm tổ chức DHLS theo chủ đề là: Là phương thức tích hợp các đơn vị học tập của các môn học xung quanh một chủ đề; Là phương thức tích hợp các đơn vị học tập của một môn học xung quanh một chủ đề.

* Nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng và sự cần thiết của dạy học lịch sử theo chủ đề

- Đa số GV, CBQL các trường THPT nhận thức đúng đắn tầm quan trọng và sự cần thiết của tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề; có quyết tâm, đồng thuận, ủng hộ tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề

- Một bộ phận CBQL và GV trường THPT chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng và sự cần thiết của tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề.

Những quan niệm chưa đúng đắn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức DHLS theo chủ đề ở trường THPT.

- Mặt khác, theo kết quả điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên cho thấy, các cơ sở giáo dục đã triển khai chỉ đạo của Bộ về việc cấu trúc chương trình, biên soạn các CHỦ ĐỀ tích hợp liên môn để tổ chức DH và sinh hoạt chuyên môn, chưa được thực hiện đồng bộ trong các nhà trường. Phần lớn các CHỦ ĐỀ được biên soạn để phục vụ cho việc dự giờ, thăm lớp và các hoạt động sinh hoạt chuyên đề. Đối với các giờ dạy thông thường trên lớp, GV vẫn thực hiện theo các bài trong sách giáo khoa.

(2) Thực trạng hoạt động chuẩn bị cho việc tổ chức dạy học

Trong nội dung này, chúng tôi tiến hành điều tra về các hoạt động chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch DH chủ đề của GV và cách thức xác định mục tiêu, nội dung kế hoạch DH chủ đề như nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện CT môn học của các cấp quản lý giáo dục; phân tích nội dung CT môn học, bài học để xác định mục tiêu, nội dung kế hoạch DH; thiết kế hoạt động DH DH; chuẩn bị thiết bị, học liệu phục vụ DH; chuẩn bị phương án kiểm tra, đánh giá; …Về vấn đề này chúng tôi thu được kết quả như sau:

*Các hoạt động chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch bài học/ chủ đề

Hoạt động chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch bài học/ chủ đề là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của GV. Để có căn cứ đánh giá thực trạng công tác này của GV, chúng tôi tiến hành điều tran trên các mặt như: Đánh giá đầu vào chất lượng HS; cách thức xác định và lựa chọn chủ đề; sưu tầm tư liệu DH bài học/ chủ đề và thiết kế kế hoạch DH bài học/ chủ đề. Căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát, chúng tôi thể hiện ở biểu đồ 2.2 dưới đây:


Biểu đồ 2 2 Thực trạng các hoạt động chuẩn bị xây dựng kế hoạch dạy 2

Biểu đồ 2.2. Thực trạng các hoạt động chuẩn bị xây dựng kế hoạch dạy học

Từ kết quả điều tra tại Biểu đồ 2.2, kết hợp với quá trình nghiên cứu các báo cáo, kế hoạch năm học, kế hoạch bài học/ chủ đề của GV, chúng tôi có nhận xét như sau:

- Việc đánh giá năng lực hiện tại của học sinh để xác định nhu cầu, năng lực và phong cách học tập của học sinh chưa được GV chú trọng (xếp thứ 4). Kết quả này phù hợp với kết quả khảo cứu hồ sơ giáo viên và nhà trường.

- Các nhà trường đã chú trong chỉ đạo và hướng dẫn GV nghiên cứu, phân tích, rà soát chương trình, sách giáo khoa để tổ chức, cấu trúc lại chương trình, kế hoạch dạy học theo định hướng tiếp cận chương trình sách giáo khoa theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, khi nghiên cứu xem xét một số kế hoạch giáo dục của tổ nhóm chuyên môn, một số kế hoạch dạy học của giáo viên, chúng tôi thấy, phần lớn những bản kế hoạch này còn sơ sài, mang tính hình thức...chưa thực sự rà soát, tinh giảm được các nội dung theo định hướng phát triển năng lực người học. Phần lớn các kế hoạch dạy học được thực hiện theo SGK.

Việc sưu tầm tư liệu dạy học chủ đề đã được GV chú trọng thực hiện nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch bài giảng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều GV chưa thực sự hiểu đúng hoặc còn phân vân về việc tổ chức thiết kế giáo án theo chuỗi hoạt động học.

Việc GV chưa chú trọng các hoạt động đánh giá kết quả đầu vào, hoạt động phân tích chương trình, sách giáo khoa để cấu trúc thành các chủ đề dạy học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề ở trường THPT.


*Về quy trình xây dựng kế hoạch bài học/ chủ đề

Biểu đồ 2 3 Thực trạng triển khai quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy Kết 3

Biểu đồ 2.3. Thực trạng triển khai quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy

Kết quả điều tra tại biểu đồ 2.3 cho thấy: Đa số GV đã thực hiện tốt quy trình xây dựng chủ đề như: Xác định yêu cầu cần đạt để đề xuất nội dung kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học theo yêu cầu cần đạt, Xác định và lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, Lập bảng mô tả mức độ yêu cầu cần đạt về ba khía cạnh kiến thức, kĩ năng, thái độ và biên soạn câu hỏi/ bài tập/ nhiệm và thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học theo chuỗi hoạt động học. Trong đó, việc thiết kế tiến trình dạy học có 260/560 số người được hỏi chưa thực hiện đúng hoạt động này.

Khi được hỏi về nội dung này, cô giáo Đinh thị Xuân (trường THPT Mê Linh, Hà Nội chia sẻ: Bản thân cô giáo và các đồng nghiệp rất chú trọng các khâu chuẩn bị cho quá trình tổ chức dạy học ở trên lớp. Tuy nhiên cô và các đồng nghiệp của mình còn rất lúng túng trong việc thiết kế các hoạt động dạy học như khởi động, hình thành kiến thức và luyện tập…Lâu nay, GV thường quen với việc thiết kế các bài học theo từng bài trong sách giáo khoa. Do vậy, khi tổ chức dạy học theo chủ đề, các giáo viên sẽ phải nghiên cứu để phân tích mục tiêu của chủ đề và lựa chọn các nội dung của chủ đề sao cho đảm bảo đủ các yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Bản thân các giáo viên trong trường đã được tập huấn, bồi dưỡng về quy trình xây dựng chủ đề, bài học nhưng khi bắt tay vào thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Để có kết quả đánh giá việc xác định nội dung mục tiêu, nội dung của kế hoạch dạy học chủ đề, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả điều tra ở câu 3. Kết quả điều tra cho thấy, có nhiều giáo viên đã biết cách xác định mục tiêu kế hoạch bài học/ chủ đề. Tuy nhiên, đa số các giáo viên vẫn còn lúng túng, phân vân và chưa tự tin với cách lựa chọn căn cứ xác định mục tiêu. Trong đó, đáng chú ý là nhiều GV chưa thực hiện được các căn cứ: mục tiêu của chương trình môn học, điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh để xác định chủ đề và mục tiêu của chủ đề.


Biểu đồ 2 4 Xác định mục tiêu nội dung của kế hoạch dạy học chủ đề 4

Biểu đồ 2.4. Xác định mục tiêu, nội dung của kế hoạch dạy học chủ đề

- Kết quả điều tra câu số 4 (biểu đồ 2.4) cho thấy Khi thiết kế tiến trình dạy DH và các bước thực hiện trong việc tổ chức hoạt động học tập đa số GV vẫn chủ yếu hướng vào các hoạt động dạy và học ở trên lớp, trong đó hướng nhiều hơn vào hoạt động giảng dạy của GV, chưa chú trọng vào việc giao nhiệm vụ và tổ chức các hoạt động học tập cho HS cũng như chưa chú trọng hướng dẫn HS tự học, tự rèn luyện, vận dụng kiến thức, kĩ năng của các bài học đạo đức vào cuộc sống.

Biểu đồ 2 5 Mục tiêu hướng tới của giáo viên khi lựa chọn hoạt động 5

Biểu đồ 2.5. Mục tiêu hướng tới của giáo viên khi lựa chọn hoạt động dạy học

Tóm lại, Thông qua kết quả điều tra thực trạng việc chuẩn bị các hoạt động cho việc tổ chức DH theo chủ đề của các GV dạy bộ môn LS ở các trường THPT có thể thấy đa số CBQL, GV đã triển khai thực hiện các công việc, nhiệm vụ chuẩn bị cho việc tổ chức thực hiện tiến trình dạy học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức độ thực hiện các nhiệm vụ này vẫn còn ở mức khá khiêm tốn. Việc GV thiết kế và tổ


chức DHLS theo chủ đề trong môn LS ở các trường THPT thì còn ở mức độ thấp. Kết quả điều tra cho thấy phần lớn GV vẫn chủ yếu căn cứ vào SGK, sách GV và chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu, nội dung DH. Điều này cho thấy, trong quá trình DH, GV vẫn chưa chủ động, linh hoạt trong việc cấu trúc chương trình môn học theo định hướng phát triển NL người học, vẫn hoàn toàn lệ thuộc vào phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà chưa chủ động trong việc phát triển chương trình nhà trường theo Công văn hướng dẫn số 4612/BGDĐT- GDTrH) của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc dạy và học LS trong nhà trường phổ thông vẫn thực hiện theo từng tiết/bài mà chưa cấu trúc, thiết kế các nội dung DH và tổ chức DH LS theo chủ đề.

(3) Thực trạng triển khai các biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề

Bảng 2.3. Kết quả tổng hợp thực trạng tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề


Nội dung

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Tông số khách thể

Tông số điểm


X


Thứ bậc


SL


Điểm


SL


Điểm


SL


Điểm

Câu 5: Quy trình tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh trong tiến trình tổ

chức dạy học chủ đề

1. Chuyển giao nhiệm vụ

học tập

214

642

261

522

337

337

812

1501

1.84

1

2. Hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ học tập


64


192


261


522


487


487


812


1201


1,47


4

3. Báo cáo kết quả và thảo

luận

84

252

261

522

467

467

812

1241

1,52

3

4. Đánh giá kết quả thực

hiện nhiệm vụ học tập

130

390

422

844

260

260

812

1494

1,83

2

Câu 6: Phương thức tổ chức các hoạt động hình thành kiến thức, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của chủ đề/ bài học

1. Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi định hướng nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt, thiết kế các câu hỏi bài tập thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ

đề/ bài học.


243


729


448


896


121


121


812


1746


2,15


1

2. Yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp thực hiện các hoạt động học tập để trả lời những câu hỏi định hướng nhằm hình thành, củng cố yêu cầu cần đạt của chủ

đề/ bài học


186


558


488


976


138


138


812


1672


2,05


2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023