rộng, trên hồ có năm long đình. Triều Thanh, thời vua Càn Long, Bắc Hải trở thành vườn rừng Hoàng gia rất tinh tế, hoàn hảo và tráng lệ.
* Di Hòa Viên còn gọi là Cung điện Mùa Hè,nằm ở vùng rừng núi Tây Sơn, tây bắc Bắc Kinh. Đây thực sự là một khuôn viên gồm một quả đồi nhỏ, một cái hồ và một con sông nhỏ. Thế kỉ XII nhà Kim cho xây dựng cung Kim Sơn tại đây. Sau này nhà Nguyên, Minh, Thanh đều cho xây nhiều công trình kiến trúc lớn nhỏ. Năm 1705 vua Càn Long cho xây dựng Di Hòa Viên với qui mô lớn, chùa Báo Ân, tháp Thiên Thọ để mừng thọ mẹ và đặt tên là Thanh Y Viên. Di Hòa Viên rộng 290 ha, mặt nước chiếm 1/4 và được cấu thành bởi hai khối là hồ Côn Minh và núi Vạn Thọ. Trong Di Hòa Viên có nhiều danh thắng như Ngọc Lan Đường là nơi nghỉ mát của vua Quang Tự, nhà Thọ Đường là nơi ở của Từ Hy, bốn sân khấu hát tuồng. Hiện nay các hướng dẫn viên ở đây thường mặc trang phục thời nhà Thanh để hướng dẫn du lịch.
* Thiên Đàn là nơi các hoàng đế Trung Hoa thời Minh - Thanh làm lễ tế Trời Đất cầu cho mưa thuận giá hòa, được mùa, thần dân no ấm. Thiên Đàn nằm ở phía nam nội thành Bắc Kinh, đây là một quần thể kiến trúc tế tự với nghệ thuật cao, được bảo tồn hoàn chỉnh. Thiên Đàn được xây dựng từ thời Minh Vĩnh Lạc 18 (1420) trên khu đất rộng 2.730.000 m2. Phía ngoài được bao bọc bởi hai lớp tường màu đỏ thẫm. Cửa tường ở hai góc phía Bắc hình vòm vòng cung, cửa hai góc phía Nam hình vuông, tượng trưng cho trời tròn đất vuông. Trong Thiên Đàn có 3 công trình kiến trúc tiêu biểu là Hoàn Khưu Đàn, Hoàng Khung Vũ cao 19,5 m và Kỳ Niên Điện cao 38 m. Kiến trúc ở đây được xây dựng bằng đá và hết sức đặc biệt đều phản ánh quan niệm về Trời Đất, Âm Dương.
* Quảng trường Thiên An Môn nằm ở trung tâm Bắc Kinh, rộng 50 ha. Thiên An Môn được xây dựng từ năm 1417 được gọi là Thiên Môn (cổng trời). Đến năm 1651 được trùng tu và gọi là Thiên An Môn. Trong Thành gồm 9 thành lầu to đẹp, cột sơn đỏ, lợp ngói lưu ly vàng, uy nghi tráng lệ. Tại lầu Thiên An Môn, ngày 1/10/1949 Chủ tịch Mao Trạch Đông đọc bản tuyên ngôn thành lập nước CHND Trung Hoa.
* Thập Tam Lăng là khu lăng tẩm của 13 hoàng đế triều Minh, cách Thủ đô 50 km về phía tây bắc. Thập Tam Lăng có chu vi gần 40 km, ba mặt bắc - đông - tây đều là núi, cổng vào bằng đá cao 29 m có 5 cửa, 6 cột đá chạm rồng mây rất tinh xảo. Hai bên đường Thần đạo dẫn vào có 12 cặp thú đá (sư tử, trĩ, lạc đà, voi, kỳ lân, ngựa) và 12 tượng người đá gồm 4 quan văn, 4 quan võ và 4 công thần, xếp đối xứng thành từng cặp đối diện.
* Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành hùng vĩ có lịch sử cách đây khoảng 2500 - 2600 năm. Từ thời Chiến Quốc (475 - 221 tr CN) các nước Tần, Triệu, Yên đã cho xây thành đắp lũy, nhằm ngăn chặn sự quấy phá của quân Hung Nô Đông Hồ phương Bắc. Đến thế kỉ III tr CN, Tần Thủy Hoàng đã kết thúc 5 thế kỉ chiến tranh và đánh tan quân Hung Nô thống nhất đất nước vào năm 221 tr CN. Ông liền cho xây nối liền và gia cố các đoạn tường thành mà các nước đã xây từ trước, tạo thành một phòng tuyến liên hoàn với chiều dài hơn
5.000 km. Đặc biệt, dưới thời Tây Hán (206 tr CN) Trường Thành không chỉ được tái thiết mà còn mở rộng với qui mô rất lớn, dài nhất trong lịch sử trên
10.000 km. Dưới triều Minh việc tôn tạo Trường Thành tốn rất nhiều sức người sức của và đã tạo lên dáng vẻ như ngày nay. Vạn Lý Trường Thành ngày nay có chiều dài 6.700 km chạy qua 6 tỉnh miền Tây và Bắc Trung Quốc, lúc ẩn, lúc hiện trên những núi cao vực thẳm. Vạn Lý Trường Thành là hệ thống phòng thủ kiên cố, gồm tường thành, nhiều phong hỏa đài, sơn hải quan. Tường thành được xây bằng gạch vồ, đá tảng và đất hoàng thổ. Mặt thành rộng 5-6m, cao 7- 8m. Toàn tuyến có khoảng 10.000 phong hỏa đài, mỗi phong hỏa đài cao 3-15 m, cách nhau 500m. Cửa ải là những xung yếu, đầu mối giao thông được bố trí nhiều công sự, pháo đài, hào chiến đấu và nhiều vòng thành bảo vệ, luôn có quân đồn trú.
7.6.5.2. Thành phố Thượng Hải
Thành phố Thượng Hải là trung tâm tài chính của Trung Quốc được coi là Lônđôn của Phương Đông. Sông Hoàng Phố chia thành phố thành hai khu vực. Phía tây là Tây Phố - vốn là khu thương mại phát triển, nay được mở rộng. Phía đông là khu thương mại Đông Phố với những cao ốc hiện đại nhất châu Á với những văn phòng thương mại, khu công nghiệp và khu dân cư. Đó là Tháp truyền hình Đông Phương. Đến nay Thượng Hải vẫn còn giữ được nhiều khu phố của cổ đầu thế kỉ XX với kiến trúc phương Tây. Những điểm tham quan hấp dẫn như, khu phố chợ đi bộ Nam Kinh, công viên Nhân dân, bảo tàng Thượng Hải, khu dinh thự của người Pháp, chùa Long Hoa, chùa Phật Ngọc, công viên giải trí Hoàng Phố.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Tự Nhiên Và Tài Nguên Du Lịch Tự Nhiên
- Đặc Điểm Lịch Sử - Văn Hoá Và Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn
- Đặc Điểm Tự Nhiên Và Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên
- Lopburi: Có Cung Điện Mùa Hè Nari Ratchariwet, Đền Prang Sam Yot.
- Địa lý du lịch Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội - 10
- Địa lý du lịch Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội - 11
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
7.6.5.3. Hong Kong
Hong Kong là một phần lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm một đảo lớn và một số đảo nhỏ cửa sông Ngọc, với diện tích 1098 km2, dân số gần 7 triệu người, người Hoa chiếm 95 %, ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Quảng Đông. Đặc khu Hong Kong là cảng quốc tế và là trung tâm thương mại, tiền tệ quốc tế nổi tiếng, cửa ngõ quan trọng của Đông Á.
Năm 1842 sau chiến tranh Nha phiến, Anh chiếm đảo Hồng Kông và mở rộng dần lãnh thổ. Năm 1997, Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc.
Hong Kong nổi tiếng về ẩm thực và mua sắm, giao thông rất thuậnh lợi và hiện đại. Những địa danh du lịch nổi tiếng là: Vịnh nước nóng là khu du lịch nghỉ mát sang trọng nhất và là bãi biển đẹp; Quảng trường Thời Đại là trung tâm mua bán lớn nhất; đảo Cheung Chau là khu du lịch thú vị có nhiều ngôi đền chùa cổ; núi Thái Bình là thắng cảnh đẹp, từ đây có thể ngắm toàn cảnh vịnh Victoria; nhiều điểm du lịch khác như công viên Đại Dương là một trong những công viên giải trí lớn nhất thế giới, Phố Đêm, phố Phụ nữ, chùa Bảo Liên, cầu Thanh Mã,... Năm 2005 Hong Kong xây dựng Công viên Disneyland thứ tư thế giới.
7.6.5.4. Thành phố Côn Minh
Côn Minh là thủ phủ tỉnh Vân Nam, nằm ở độ cao 1894m, thuộc cao nguyên Vân Quí, diện tích 1500 km2, dân số 3,2 triệu người, khí hậu mát mẻ quanh năm, trung bình 15oC. Thiên nhiên ưu đãi cùng với nhiều di tích kiến trúc cổ và hiện đại, thành phố Côn Minh đã trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn nhất đang ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Năm 1996 Trung Quốc đã quyết định đầu tư để Côn Minh trở thành thành phố du lịch trọng điểm.
* Khu du lịch Tây Sơn còn gọi là núi Bích Kê, phía tây cách Côn Minh 12 km qua những khu rừng nguyên sinh, với những thắng cảnh nổi tiếng như: Hoa Đình Tự là hệ thống chùa được xây dựng vào triều Nguyên, nổi tiếng với 500 vị la hán; Tam Thanh Các - Long Môn là khu du lịch hấp nhất Tây Sơn, leo hàng trăm bậc đá do người xưa tự tạo trong núi đá, tham quan hàng loạt những công trình kiến trúc đạo giáo, là nơi cư ngụ của các vị tiên. Đứng trên Long Môn nhìn xuống là hồ Điện Trì 318 km2 là “Hòn ngọc trên cao nguyên”; Kim Điện trên núi Minh Phượng là một quần thể cung điện. Trong đó nổi bật nhất là Kim Điện, được đúc hoàn toàn bằng đồng, khoảng hơn 200 tấn.
* Đại Quan Lầu nằm bên hồ Điện Trì có cảnh đẹp. Dưới thời Khang Hy cho xây dựng nhiều lâu đài, đình, các, trong đó có Trà Lầu với tầm nhìn bao quát gọi là Đại Quan Lầu, nổi tiếng với câu đối dài 180 chữ.
* Thạch Lâm - Thiên hạ đệ nhất kì quan, cách thành phố Côn Minh 86 km về phía đông nam, là khu du lịch nổi tiếng nhất Vân Nam, một danh thắng thiên nhiên độc đáo nhất Trung Quốc. Thạch Lâm có cấu tạo địa hình karst rất độc đáo tạo thành một rừng đá với muôn vàn tháp đá, cột đá nhấp nhô, trùng điệp, muôn hình muôn vẻ, trải rộng 350 km2. Trên vách đá có những vết tích của những người nổi tiếng ca ngợi vẻ đẹp nơi đây như “”Thiên tạo kì quan”, “Vân
thạch tranh hùng”, “Bạt địa kính thiên”,...Thạch Lâm bao gồm có đại Thạch Lâm và Tiểu Thạch Lâm.
* Alư Cổ động cách Côn Minh 185 km, là một quần thể hang động gồm ba động cạn và một động ngầm, cảnh sắc kì ảo. Hang động này thu hút được nhiều khách du lịch.
Ngoài ra ở thành phố Côn Minh và xung quanh còn nhiều danh lam thắng cảnh, di tích và những điểm tham quan hấp dẫn khác như Viên Thông Sơn, Viên Thông Tư, Làng văn hóa dân tộc Vân Nam, Khu du lịch Cửu Hương, Thành cổ Đại Lý, Núi tuyết Ngọc Long,...
7.6.5.5. Ma Cao:
Đặc khu hành chính Ma Cao nằm phía tây Châu Giang, gồm 3 đảo Ma Cao, Đãng Tử và Lộ Hoàn. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Ma Cao, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Anh. Ma cao là một trong ba sòng bạc lớn nhất thế giới, được coi là “Las Vegas Phương Đông”.
Năm 1553 Bồ Đào Nha chiếm Ma Cao và không ngừng mở rộng lãnh thổ. Năm 1999 trao trả, Ma cao trở thành Đặc khu hành chính của Trung Quốc. Những địa danh du lịch: Cổng Tam Quan là di tích trong giáo đường Giáo hoàng Paul cùng với tòa thành cũ; Nhà lưu niệm Tôn Trung Sơn; Lầu Tổ Mẫu là di tích cổ nhất của Ma Cao với hơn 500 năm lịch sử; Trường đua ngựa Ma Cao nổi tiếng thường tổ chức vào ban đêm từ tháng 6 đến tháng 9; Bãi biển Cát Đen là bãi tắm nổi tiếng của Ma Cao.
7.6.5.6. Quảng Châu
Có dân số hơn 3 triệu người, là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Đông, là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Nam. Quảng Châu có cảnh quan đặc sắc, phía bắc là dãy đồi, từ dây có thể ngắm toàn cảnh thành phố. Trong thành phố có nhiều sân vận động, các công viên giải trí, viện bảo tàng, vườn lan, vườn bách thảo lớn bậc nhất Trung Quốc. Nhiều di tích cổ như chùa Lưu Viên và Tây Viên; lăng mộ Hoàng Đế; thánh đường Hồi giáo; nhà thờ Thiên Chúa giáo,...
7.6.5.7. Nam Kinh
Nằm bên bờ sông Dương Tử, với số dân 2,5 triệu người Nam Kinh là một trong những thành phố cổ nhất miền Đông Trung Quốc với 3500 năm lịch sử. Nam Kinh được xem là kinh đô “dự phòng” của các vương triều và từng là thủ phủ của 5 triều đại. Nam Kinh có nhiều các di tích cổ như cung điện và lăng mộ hoàng gia thời Minh, các ngôi chùa cổ. Đẹp và lãng mạn nhất là công viên Sjuanulu trải rộng trên một hồ lớn. Trạm Thiên Văn lớn nhất Trung Quốc.
7.6.5.8. Quế Lâm
Là thành phố đẹp nhất như “Thiên Đàng”nằm ở miền Nam Trung Quốc. Nơi đây phong cảnh núi non hùng vĩ, đặc biệt có nhiều hang động, thạch nhũ muôn hình, xen với làn nước trong xanh của những dòng sông và hồ nước. Tiêu biểu là cảnh đẹp của dòng sông Li, động Sáo Trúc,...
7.6.5.9. Lasa
Là thủ phủ của Tây Tạng từ thế kỉ VII, nơi có nhiều chùa thờ Phật nhất. Cung điện Potala nằm ở độ cao 1300m, gồm 13 tầng, cao 115 m với khoảng 1000 phòng.
7.6.5.10. Tây An
Được xây dựng vào năm 582 dưới thời nhà Chu, đến thời Tần trở thành kinh đô lớn nhất. Vào thế kỉ VII, Tây An là thành phố phồn hoa đô hội với Con đường tơ lụa. Năm 1974 đã phát hiện ra Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
7.6.5.11. Hàng Châu
Hàng Châu đã được Marko Polo ca ngợi là thành phố đẹp nhất thế gian. Là nơi người Thượng Hải thích đến nghỉ tuần trăng mật nhất. Người xưa vẫn quen gọi Hàng Châu là “Thiên đường nơi Hạ giới”. Nơi đây có phong cảnh Tây Hồ đẹp nhất Trung Quốc, bốn bề là rừng đá, rừng tre trúc, hồ sen rất đẹp và thơ mộng.
7.7 Vương quốc Thái Lan
7.7.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
Thailand nghĩa là đất của người Thái. Thái Lan có diện tích 513.120 km2, nằm ở Đông Nam Á, chiếm phần phía bắc của bán đảo Malăcca, là nhịp cầu nối giữa lục địa châu Á với quần đảo Đông Nam Á và châu Đại Dương, nằm trên đường hàng hải quốc tế quan trọng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Khách du lịch quốc tế đến Thái Lan rất thuận lợi.
Địa hình Thái Lan khá đa dạng, được chia thành 5 vùng tự nhiên: Đồng bằng Trung tâm, Các sơn nguyên phía Bắc và Tây, cao nguyên Korat phía đông bắc, Duyên hải Đông Nam và Bán đảo với duyên hải phía đông và tây.
Đồng bằng Trung tâm của sông Mê Nam - Chaophraya rộng lớn và màu mỡ. Nền nông nghiệp trồng lúa nước được phát triển lâu đời. Nơi đây có các kinh đô của nhiều triều đại như Ayutthaya, Thonburi và nay là Bangkok. Đây là vùng kinh tế, xã hội phát triển nhất Thái Lan và cũng là vùng du lịch hấp dẫn. Khách du lịch đến đây được tham quan các cố đô, thủ đô, đền chùa, các trung tâm công nghiệp, thương mại, cảnh quan nông nghiệp và miệt vườn.
Các dạng địa hình núi và cao nguyên hùng vĩ trải rộng khắp các miền Bắc, Tây, Nam của đất nước. Nhiều nơi có phong cảnh đẹp hùng vĩ của núi, đồi, thác, rừng như ở Chiang Mai, Chiang Rai, Mae Hong Son,... Các dạng địa hình karst có thể thấy ở nhiều nơi.
Dạng địa hình ven biển phức tạp tạo cảnh đẹp cho các bãi biển Pattaya, Cha- am, Huahin, Samui, Phuket, Jomtien, Phang Nga,... ngoài khơi có nhiều đảo nhỏ.
Thái Lan có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ẩm với hai mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5-10, còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 - 290C. Thời gian tốt nhất cho du lịch là từ tháng 12 - 2, với đặc điểm thời tiết mát mẻ, khô ráo.
Những hệ thống sông lớn là Menam, Chao Prai và sông Mekong. Nói chung Thái Lan có nhiều sông, hồ, song phần lớn các sông đều nhỏ, ngắn, dốc và có cảnh đẹp. Tuy vậy, du lịch sông, hồ chưa phát triển. Nguồn sinh vật của Thái Lan phong phú với diện tích rừng lớn. Thành phần thực, động vật phong phú, có nhiều loại quí hiếm, có nhiều kiểu rừng. Động vật có nhiều là voi, chim, cá sấu,...Thái lan có 53 vườn quốc gia, tiêu biểu là các vườn quốc gia Khao yai lớn nhất Đông Nam Á, các vườn quốc gia In tha non, Nam tao, Phu kradung, Ang thong, Eravan, Sai yok,...
7.7.2 Đặc điểm lịch sử - văn hoá và tài nguyên du lịch nhân văn
Lịch sử và nền văn hoá Thái Lan có nhiều nét độc đáo và được bảo tồn, giữ gìn tốt.
Thái Lan có lịch sử độc đáo và lâu đời, trải qua nhiều quốc gia khác nhau như, Môn, Phù Nam, Dvaravati, Haripunjaya. Khi người Thái đến đây từ thế kỉ thứ X đã thành lập quốc gia nhỏ ở miền Bắc là Sukhothay, rồi lớn mạnh dần thành Ayutthaya -1350. Bị Myanmar xâm lược vào năm 1767. Đến thế kỉ XVIII giành độc lập, thành lập nước Xiêm, rời thủ đô từ Chiang Mai về Thonburi. Năm 1782 xây dựng thủ đô Bangkok thời vua Ramma IX. Lịch sử đã để lại dấu ấn trên khắp đất nước Thái Lan. Các di tích lịch sử có giá trị tập trung ở đồng bằng Trung tâm và miền Bắc. Nơi đây hàng năm đón hàng triệu khách du lịch tham quan.
Dân số Thái Lan có 67.741.401 người năm 2014. Thành phần dân tộc đa dạng, người Thái chiếm hơn 80% dân số, còn lại là người Hoa, Môn, Khơ me, Mã lai,... Dân cư phần lớn làm nghề nông. Nền văn hoá độc đáo, đa dạng với
nhiều di tích văn hoá, công trình kiến trúc đồ sộ. Người Thái có tiếng nói và chữ viết riêng. Tuy vậy, tiếng Anh khá phổ biến.
Đạo Phật là quốc giáo thu hút hơn 90 % dân số. Hệ thống đền chùa có ở khắp nơi trên đất nước Thái Lan, ngay cả trong Hoàng cung. Nhiều ngôi chùa lớn, uy nghi có tháp mạ vàng cùng với nhiều pho tượng Phật đẹp, quí giá được mạ hoặc làm bằng đồng, bằng vàng, ngọc bích. Nghệ thuật Phật giáo được kết hợp với nghệ thuật Angko cùng phát triển..
Đất nước Thái Lan có nhiều lễ hội. Tiêu biểu là Lễ hội Bunpymay vào tháng 4, Tết Phật lịch, Lễ hội Hoa, quả, Sinh nhật Vua,... Các hoạt động văn hoá, thể thao ngày càng phát triển mạnh mẽ. Gần đây Thái Lan rất chú trọng phát triển du lịch MICE. Các nghề thủ công truyền thống được phát triển, nổi tiếng là sản phẩm tơ, lụa, dệt, đồ cổ, giả cổ, hoa giả, đá quí,...
Những di sản thế giới của Thái Lan là: Thành phố cổ Sukhothai; Di chỉ khảo cổ Ban Chiang; Thành cổ Ayutthaya Thungyai - Huai Kha Khaeng.
7.7.3 Điều kiện kinh tế, xã hội
Nền kinh tế Thái Lan phát triển nhanh chóng trong mấy thập kỉ qua nhờ chính sách kinh tế mở. Thái Lan đã trở thành nước công - nông nghiệp và là một trong những nước NICs của thế giới. Năm 2000 giá trị tổng sản phẩm trong nước GDP của Thái Lan là 122.283 triệu USD và thu nhập bình quân đầu người đạt 2.013,6 USD/người. GDP năm 2015 là 395 tỉ USD.
Giao thông của Thái Lan chủ yếu dựa vào hệ thống đường sông. Ngày nay, Thái Lan có hệ thống giao thông khá phát triển với nhiều loại hình và phương tiện hiện đại.
Đường bộ với các tuyến xa lộ và cao tốc nối các thành phố lớn được xây dựng từ những năm 1960, là những tuyến đường quan trọng. Hiện nay Thái Lan có khoảng 85.000 km đường bộ. Trong đó đường cao tốc chiếm 36.000 km. Bangkok có hệ thống đường xe điện ngầm, xe điện trên cao và đường cao tốc trên cao. Đường sắt có chiều dài 3.700 km. Đường hàng không phát triển nhanh chóng với nhiều sân bay, lớn nhất là sân bay Don Muang.
Đặc biệt, hệ thống khách sạn, nhà hàng Thái Lan phát triển cực kì nhanh chóng và mạnh, đầu tư phát triển nhiều dịch vụ phục vụ du lịch. Thái Lan đã thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài và trong nước trong lĩnh vực này. ở đây đã có mặt hầu hết các tập đoàn khách sạn lớn của thế giới.
7.7.4 Sự phát triển du lịch
Thái Lan rất chú trọng phát triển du lịch. Trong phát triển du lịch, Thái Lan luôn có những kế hoạch, chiến lược cụ thể cho từng thời kì. Xây dựng chủ đề du lịch cho các năm và các sự kiện gắn với du lịch tạo hiệu quả cao. Để phát triển mạnh du lịch Thái lan đã rất chú ý đầu tư cho công tác quảng bá du lịch.
Khách du lịch quốc tế đến Thái Lan ngày càng nhiều với lượng khách luôn đứng hàng đầu trong các nước khu vực. Khách du lịch quốc tế đến năm 1976 là hơn 1 triệu lượt; năm 1987 lên tới 3,5 triệu lượt; năm 1996 là 6,6 triệu lượt; năm 2000 là 9,5triệu lượt. Đến năm 2010 đón được 15,9 triệu lượt,năm 2014 là 24,78 triệu lượt, xếp thứ hai khu vực. Năm 2019 đón được 41,0 triệu lượt, đứng đầu khu vực.
Thị trường khách du lịch quốc tế của Thái Lan chủ yếu từ các nước châu Á - Thái Bình Dương, chiếm hơn 50%. Tiếp theo là thị trường châu Âu, Mĩ, Ôxtrâylia, Nam Á, châu Phi,... Các quốc gia cung cấp nhiều khách du lịch cho Thái Lan là Malaixia, Xingapo, Philippin, Inđônêxia, Nhật Bản, Trung Quốc. Mục đích của du khách là nghỉ ngơi, giải trí.
Du lịch Thái Lan là ngành kinh tế quan trọng, là một phương thức thu ngoại tệ chính. Thu nhập du lịch tăng nhanh, cao hơn từ việc xuất khẩu gạo, đứng đầu về thu ngoại tệ. Năm 1983 thu nhập từ du lịch đạt 1,1 tỉ USD, năm 1987 là 1,9 tỉ USD, năm 2000 là 7,119 tỉ USD,năm 2010 là 20,1tỉ USD, năm 2014 là 38,4 tỉ USD và năm 2018 thu 63,0 tỉ USD đứng thứ 4 thế giới.
7.7.5 Những trung tâm và điểm du lịch quan trọng
7.7.5.1. Bangkok:
Bangkok là thủ đô, hải cảng chính, là thành phố khổng lồ so với các thành phố khác. Bangkok còn có tên là Mận Dại hay Crung thep, nghĩa là “Thiên thần”.
* Cung điện lớn: được xây dựng năm 1782, với diện tích 2,4 km2. Nơi tập trung các công trình kiến trúc nghệ thuật của đất nước, có tường rào bao bọc, nằm dọc bờ sông Menam dài 7 km. Bên trong là các ngôi chùa lớn như Phrakeo có bức tượng bằng ngọc bích duy nhất, các cung điện của các triều đại vua Thái Lan,...
* Đền Pho: lớn nhất Bangkok, có bức tượng mạ vàng, trường đại học đầu tiên của Thái Lan.
* Đền Suthat: có bức Phật bằng đồng lớn nhất.
7.7.5.2. Ayutthaya: