Mô Tả Mối Liên Quan Giữa Yếu Tố Gia Đình, Bạn Bè Xã Hội Với Stress



Nhận xét:Bảng 3.13 cho biết kết quả phân tích giữa một số yếu tố học tập liên quan đến stress của sinh viên. Những sinh viên phải thi lại có nguy cơ bị stress cao gấp 1,56 lần so với những sinh viên không phải thi lại, với p<0,05,

sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR=1,56; 95%CI: 1,01 – 2,4). Sự chênh lệch giữa tỷ lệ có dấu hiệu stress trong các nhóm như điểm GPA, sự hài lòng với điểm thi, vi phạm nội quy nhà trường là không lớn và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Mô tả mối liên quan giữa yếu tố gia đình, bạn bè xã hội với stress

Bảng 3. 13. Mô tả mối liên quan giữa yếu tố gia đình, bạn bè xã hội với stress


Dấu hiệu stress Yếu tố

Không

OR KTC 95%


p

n

%

n

%

Yếu tố gia đình


Tình trạng hôn nhân

Ly dị/ ly hôn


7


58,3


5


41,7

1,47

(0,46 – 4,67)


0,512

Hiện đang sống với

nhau


367


48,8


385


51,2




Tình trạng thu nhập của gia đình


Nghèo/Cận nghèo


10


37


17


63


0,62

(0,28 – 1,3)


0,245

Trung bình

hoặc khá giả/giàu


366


48,4


390


51,6



Chứng kiến bố mẹ bất hòa



176


51,3


167


48,7

1,26

(0,95 – 1,7)


0,104


Không


200


45,5


240


54,5



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Y dược – ĐHQGHN năm học 2021-2022 - 9

đình



167


53,7


144


46,3

1,46

(1,09 – 1,94)


0,01


Không


209


44,3


263


55,7



Yếu tố bạn bè


Khó tìm bạn mới



211


53,1


186


46,9

1,52

(1,14 – 2,01)


0,004


Không


165


42,7


221


57,3




Có bạn thân

298

47

336

53

0,8

(0,56 – 1,15)

0,24

Không

78

52,3

71

47,7



Mâu thuẫn với bạn thân

(n= 634)

55

44,4

69

55,6

0,87

(0,59 – 1,3)

0,51

Không

243

47,6

267

52,4




Có nhóm bạn thân

294

45,8

348

54,2

0,6

(0,42 – 0,88)

0,008


Không


82


58,2


59


41,8



Nhóm bạn thân thường chia sẻ


Không


48


49,5


49


50,5


1,19

(0,77 – 1,83)


0,429

246

45,1

299

54,9



Xung đột với thành viên trong gia

(n=642)








Mâu thuẫn trong nhóm

bạn thân



27


50


27


50

1,2

(0,68 – 2,1)


0,51


Không


267


45,4


321


54,6



Yếu tố xã hội

Khó thích nghi với xóm trọ/nhà người

quen



133


53,2


117


46,8


1,3

(1,004 – 1,8)


0,047


Không


243


45,6


290


54,4



với nhau


Nhận xét:Bảng 3.14 cho biết kết quả phân tích giữa một số yếu tố gia đình, bạn bè, xã hội liên quan đến stress của sinh viên, cụ thể:

Với các yếu tố về gia đình, nguy cơ có dấu hiệu stress trong nhóm sinh viên có xung đột với thành viên trong gia đình cao gấp 1,46 lần so với nhóm sinh viên không có xung đột với gia đình, với p<0,05, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR=1,46; 95%CI: 1,09 – 1,94). Ngoài ra, kết quả ở bảng trên cho thấy nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng thu nhập bình quân của gia đình và sự chứng kiến bố mẹ bất hòa với biểu hiện stress của sinh viên (p>0,05).

Với các yếu tố về bạn bè, nguy cơ có dấu hiệu stress trong nhóm sinh viên gặp khó khăn trong việc tìm bạn mới cao gấp 1,67 lần so với nhóm sinh viên không gặp khó khăn trong việc tìm bạn mới, với p<0,05, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR=1,52; 95%CI: 1,14 – 2,01). Sinh viên có nhóm bạn

thân ít có nguy cơ stress hơn so với sinh viên không có nhóm bạn thân, với p<0,05, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR=0,6; 95%CI: 0,42 – 0,88). Ngoài ra, kết quả ở bảng trên cho thấy nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố có bạn thân với dấu hiệu stress của sinh viên (p>0,05).

Theo kết quả từ bảng trên, sinh viên gặp khó khăn trong việc thích nghi với xóm trọ/nhà người quen có nguy cơ stress cao gấp 1,3 lần so với các sinh viên không gặp khó khăn trong việc thích nghi với xóm trọ/nhà người quen, với p<0,05, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR=1,3; 95%CI: 1,004 – 1,8).

Chương 4

BÀN LUẬN

Sức khỏe tâm thần được xem là một bộ phận không thể tách rời trong cuộc sống, nó như bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn toàn phù hợp, có hiệu quả và giúp đối đầu một cách linh hoạt trước những tình huống khó khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng cho mỗi cá nhân. Các rối loạn sức khỏe tâm thần hay gặp nhất là trầm cảm, lo âu và stress. Sinh viên y khoa là nhóm đối tượng nhạy cảm cần được quan tâm đúng mức về sức khỏe tâm thần.

Trong thời gian từ 10/2021 đến hết tháng 01/2022, nghiên cứu thu thập được thông tin của 783 đối tượng là sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ sáu của tất cả các chuyên ngành Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, em phân tích được một số kết quả dưới đây.

4.1. Thực trạng trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm học 2021 – 2022

4.1.1. Đặc điểm chung của sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN

Trong tổng số 783 sinh viên chính quy của trường, tỷ lệ tham gia cao nhất ở nhóm sinh viên năm thứ tư (22,5%), tỷ lệ thấp nhất là nhóm sinh viên năm thứ sáu với 5,4%. Nguyên nhân có thể do số lượng sinh viên không đồng đều giữa các khóa, nhóm sinh viên năm thứ sáu chỉ có một lớp y đa khoa, trong đó các nhóm sinh viên từ năm thứ năm đến năm nhất đều có hai lớp trở lên với các ngành y đa khoa, dược học, răng hàm mặt, kỹ thuật hình ảnh, điều dưỡng, xét nghiệm y học. Nguyên nhân khác có thể do một số sinh viên chưa có ý thức về sức khỏe tinh thần của họ. Họ chưa thấy được tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần đối với bản thân và tầm quan trọng của việc có các biện pháp dự phòng về sức khỏe tâm thần đối với họ. Đồng thời, khảo sát thực hiện thông qua mẫu Google form cũng là một trong những yếu tố cần lưu ý trong việc tăng cao tỷ lệ đồng ý tham gia nghiên cứu của đối tượng.

Trong nghiên cứu này tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới (56,2%). Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Trần Thơ Nhị về trầm cảm trong sinh viên Y Hà Nội đang học năm thứ hai (56,5%) nhưng lại cao hơn nghiên cứu của Trần Quỳnh Anh về yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần sinh viên Y khoa Việt Nam (49,9%) [65], [10]. Trong nghiên cứu này, hầu hết sinh viên là người dân

tộc Kinh (87,6%) và đa số không theo tôn giáo (92,5%), số liệu này gần tương đương với nghiên cứu của Trần Quỳnh Anh về yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần sinh viên Y khoa Việt Nam là 84,5% dân tộc Kinh nhưng lại thấp hơn về tỷ lệ sinh viên không theo tôn giáo (96,2%) [10]. Sự khác nhau này có thể do sự khác biệt về địa lý cũng như phân bố tôn giáo, tin ngưỡng, dân tộc trên đất nước ta. Tỷ lệ sinh viên trong nghiên cứu sống ở nông thôn là 57,7% và ở thành thị là 42,3%. Tỷ lệ này lớn hơn nghiên cứu của Trần Quỳnh Anh là 54,3% sinh viên sống ở nông thôn và lớn hơn nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung về stress, lo âu, trầm cảm trên sinh viên Y tế công cộng là 54,9% sống ở nông thôn [10], [17]. Sự khác biệt này có thể là do sự khác nhau về cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu của em.

Nghiên cứu này cũng cho thấy đặc điểm nơi ở hiện tại của sinh viên Y Dược - ĐHQGHN đa số là ở nhà trọ thuê (52,7%), tiếp đến là sống cùng bố mẹ với 21,5% và ở kí túc xá chiếm 16,7%, sinh viên sống ở nhà người quen, họ hàng chiếm số lượng ít (9,1%). Kết quả này gần tương đồng với nghiên cứu của Trần Quỳnh Anh với đa số sinh viên thuê trọ chiếm 69,9%; 15,1% sinh viên sống ở kí túc xá; 13,9% sinh viên sống ở nhà bố mẹ/họ hàng và kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung: 45,4% sinh viên thuê trọ, 19% ở kí túc xá, 24,4% ở nhà riêng và 11,3% ở nhà người thân họ hàng [10], [17]. Tuy nhiên kết quả này lại có sự khác biệt với nghiên cứu của Lê Minh Thuận trên sinh viên Y TP. Hồ Chí Minh là 57% sinh viên ở ký túc xả, 15% sống với cha mẹ và 14% sống ở nhà trọ [9]. Điều này có thể giải thích rằng cơ sở vật chất khác nhau giữa các miền Nam – Bắc dẫn đến sinh viên miền Bắc thích ở nhà trọ hơn, trong khi sinh viên miền Nam thường sống ở kí túc xá hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng tài chính của bản thân, đa số sinh viên cảm thấy tình trạng tài chính bản thân gần đủ, phải đắn đo khi chi tiêu (47,3%), số sinh viên cảm thấy tài chính bản thân đủ là 29,6%, còn lại cảm thấy không đủ chi phí sinh hoạt và không đủ tiền đóng học phí chiếm tỷ lệ thấp hơn (lần lượt là 11,5% và 11,6%). Nghiên cứu này của em tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung về mức tài chính cá nhân sinh viên Y tế công cộng gần đủ, phải đắn đo khi chi tiêu (45,3%) nhưng lại thấp hơn so với mức đủ là

46,8% [17]. Sự khác biệt này có thể giải thích do sự khác biệt về cách chọn mẫu trong hai nghiên cứu.

4.1.2. Thực trạng trầm cảm của sinh viên

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ trầm cảm chung của sinh viên trường Đại học Y dược - ĐHQGHN năm 2021 - 2022 là 53,4% trong đó các mức độ từ trầm cảm nhẹ, vừa, nặng, rất nặng lần lượt là 25,8%; 20,9%; 3,6%; 3,1%. Kết quả này gần như tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Việt Đức trên sinh viên Y Hải Phòng là 54,6% và nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nguyên trên đối tượng sinh viên hệ bác sỹ trường Đại học Y Hà Nội là 48,7% [66], [67]. Tuy nhiên, tỷ lệ trầm cảm chung của sinh viên trong nghiên cứu cao hơn so với tỷ lệ trầm cảm chung của sinh viên Y khoa Việt Nam trong nghiên cứu của Trần Quỳnh Anh (2015) là 43,2% và của sinh viên chuyên khoa hệ 6 năm trường Đại học Y dược Hải Phòng của Nguyễn Thị Minh Ngọc (2016) là 46% [10], [68]. Và đặc biệt, tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm trong nghiên cứu cao hơn nhiều so với nghiên cứu của WHO (2017) về tỷ lệ trầm cảm chung của người Việt Nam là 4% [6]. Sự khác biệt này có thể giải thích theo 2 yếu tố. Yếu tố thứ nhất do sự khác nhau về tiêu chuẩn để chẩn đoán, nghiên cứu của em tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm được tính dựa vào điểm số, trong khi đó WHO sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm trên lâm sàng. Yếu tố thứ hai là quãng thời gian chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19: học tập, làm việc bị ngừng lại, chuyển sang hình thức online, lo sợ khi có thể nhiễm bệnh bất cứ lúc nào và đặc biệt là giãn cách xã hội thời gian dài. Ảnh hưởng của sự cô lập xã hội đối với sức khỏe tâm thần được thể hiện rõ qua nhiều nghiên cứu và đã gây ra những lo ngại đáng kể [69], [70]. Giãn cách xã hội liên quan đến cách ly có thể là chất xúc tác cho nhiều rối loạn sức khỏe tâm thần ngay cả ở những người trước đó khỏe mạnh về tinh thần. Các di chứng sức khỏe tâm thần đa dạng, không giới hạn ở các rối loạn căng thẳng cấp tính, cáu kỉnh, mất ngủ, đau khổ về cảm xúc cấu thành nên trầm cảm, lo âu và stress. Độ dài của lockdown là một yếu tố quan trọng trong những hiện tượng này [71].

Tỷ lệ trầm cảm chung của sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN (53,4%) nằm trong tỷ lệ mắc chung của sinh viên Y khoa trên thế giới từ 9,3% đến 55,9% [72]. Kết quả nghiên cứu của em tương đương với kết

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 28/09/2024