Hình 3.1. Các phẩm chất chủ yếu trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
Về NL: Các yêu cầu cần đạt của các NL chung (NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo) NL chuyên biệt hay gọi là NL chuyên môn (NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất). Các yêu cầu đó được mô tả ở Hình 3.2.
Hình 3.2. Các năng lực cốt lõi trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề Môn Lịch Sử Ở Việt Nam
- Phân Tích, Đánh Giá Kết Quả Điều Tra Thực Trạng
- Kết Quả Tổng Hợp Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hiệu Quả Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông
- Ma Trận Xác Định Yêu Cầu Cần Đạt Của Chủ Đề
- Các Hình Thức Thức Tổ Chức Dạy Học Lịch Sử Theo Chủ Đề Ở Lớp 10 Thpt
- Hình Thức Tổ Chức Dạy Học Lịch Sử Trong Các Hoạt Động Ngoại Khóa Theo Chủ Đề
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
Thứ hai, CT được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn cơ bản (9 năm đầu) với mục tiêu giáo dục kiến thức phổ thông cơ bản, đáp ứng phân luồng sau THCS. Do đó, các môn học được thiết kế ở phạm vi rộng (tích hợp một số môn học), ít phân hóa sâu nội dung, ít nội dung tự chọn bắt buộc; Giai đoạn giáo duc định hướng nghề nghiệp (3 năm) tương ứng với lớp 10, 11 và lớp 12, với mục tiêu phân hóa định hướng nghề nghiệp. Nội dung các môn học, đặc biệt chủ đề học tập vừa có tính khái quát, vừa chuyên sâu gắn với ngành nghề sau phổ thông.
Thứ ba, CT mang tính mở, tính liên thông. Tính mở của CT thể hiện ở việc mở về nội dung, mở về phương pháp, hình thức giáo dục, mở về phân cấp quản lý thực hiện CTGD, mở về kế hoạch giáo dục và mở về lựa chọn SGK, học liệu dạy học. Theo đó, CT chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về PC và NL của HS, nội dung GD, phương pháp GD và việc đánh giá kết quả GD, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả SGK và GV phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện CT. Đây là một điểm mới trong chỉ đạo thực hiện CT GDPT 2018 so với CT GDPT hiện hành. Điểm mới này đòi hỏi GV phải thực sự am hiểu CT và có kĩ năng nghiên cứu, phát triển CT.
Theo tác giả Lương Việt Thái (2018) trong báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ về Nghiên cứu quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông sau năm 2015, (B2015-37-35) chương trình nhà trường được phát triển theo quy trình như sau:
Hình 3.3. Sơ đồ mô tả quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường
Theo quy trình mô tả ở Hình 3.3, việc phát triển chương trình nhà trường bao gồm nhiều công việc ở từng cấp độ theo chức năng, nhiệm vụ công tác. Để xây dựng được chương trình nhà trường đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của toàn bộ CBQl, GV và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Các nội dung được lựa chọn, bổ sung sẽ được phản ánh trong kế hoạch GD nhà trường; kế hoạch tổ nhóm chuyên môn và kế hoạch cá nhân của GV.
Như vậy, phát triển CT nhà trường là một yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục thực hiện CT GDPT 2018. Đây là một vấn đề mới và khó đối với các cơ sở giáo dục, đối với GV. Bởi lâu nay, GV thường có thói quen trung thành tuyệt đối với SGK và các quy định về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong CT môn học mà chưa có kĩ năng phát triển chương trình nhà trường và thiết kế các chủ đề để tổ chức DHLS.Trong khuôn khổ luận án này chúng tôi đề xuất đến việc phát triển chương trình nhà trường môn Lịch sử theo cách tiếp cận từ góc độ các công việc và nhiệm vụ của người giáo viên về chuẩn bị hồ sơ cá nhân, xây dựng kế hoạch DH và tổ chức DHLS. Trong đó, trọng tâm là xác định và mô tả yêu cầu cần đạt và gợi ý các hoạt động tổ chức DH của các chủ đề môn LS trong chương trình lớp 10 ở trường THPT, xác định các phương pháp tổ chức DHLS một cách hiệu quả.
3.1.2. Định hướng triển khai chương trình giáo dục môn Lịch sử 2018 cấp THPT
Theo tài liệu“Hướng dẫn dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Lịch sử”, (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019), ở cấp THPT, LS là môn học tự chọn trong nhóm môn Khoa học xã hội. Mục tiêu môn LS cấp THPT “nhằm cụ thể hóa mục tiêu của Chương trình giáo phổ thông tổng thể, giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử thông qua nội dung kiến thức phổ thông nền tảng về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam”. Thông qua kiến thức và những bài học từ lịch sử, Chương trình “góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, có ý thức trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và đất nước”. Đồng thời góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thông qua các nội dung học tập và hoạt động thực hành, thực tế. góp phần phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học, trên cơ sở nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề và chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh.[5]
Trên cơ sở phân tích CT GDPT môn LS, chúng tôi xác định được các mạch nội
dung ở từng khối lớp như sau:
*Đối với CT lớp 10, gồm có các mạch nội dung định hướng nghề nghiệp, các chủ đề về lịch sử thế giới, khu vực Đông Nam Á và Việt Nam:
Về lịch sử thế giới và khu vực, nội dung chương trình lớp 10 tập trung vào chủ đề về lịch sử văn minh thế giới và khu vực Đông Nam Á nhằm giúp học sinh bước đầu nhận thức được một cách khái quát nét chính về những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử thế giới.
Các chủ đề về lịch sử Việt Nam, bao gồm các chủ đề về một số nền văn minh Việt Nam trước năm 1858 và công đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam nhằm khái quát những nét chính về đời sống văn hóa, tình thần và truyền thống của dân tộc Việt Nam. Các nội dung này chủ đề này vừa tạo cơ sở để học sinh tiếp tục học các chủ đề về sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng trong lịch sử Việt Nam ở lớp 11 và 12 vừa góp phần xây dựng quan điểm nhân văn, ý thức trân trọng những giá trị vật chất và tinh thần của văn minh nhân loại nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng.
*Đối với CT lớp 11, nội dung bao gồm các chủ đề về LS thế giới như các cuộc cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản; sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội, quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á. Mạch nội dung này giúp học sinh nhận thức được những nét khái quát về hai hệ thống kinh tế - chính trị cơ bản chi phối sự phát triển của lịch sử thế giới cận hiện đại; những điểm chung của quá trình thực dân hóa và những con đường khác nhau đi đến độc lập dân tộc ở khu vực trên cơ sở tổng hợp những kiến thức thông sử về khu vực Đông Nam Á đã được học ở cấp THCS.
Về lịch sử Việt Nam, học sinh sẽ được học các nội dung về Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945); Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858 và một số vấn đề mới so với CT giáo dục hiện hành như Làng xã Việt Nam trong lịch sử, LS bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
*Đối với CT lớp 12, HS sẽ được tìm hiểu về LS thế giới thời kì từ sau chiến tranh lạnh, về những chặng đường LS của ASEAN, trong đó, nội dung chủ đề Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh đề cập đến những vấn đề chính của tình hình thế giới nửa sau thế kỷ XX và những năm đầu thế kỉ XXI.
Về lịch sử Việt Nam đề cập đến những vấn đề cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao xuyên suốt trong lịch sử Việt Nam hiện đại, bao gồm các nội dung về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay) và Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ
1986 đến nay…
Như vậy có thể thấy, so với CT GDPT hiện hành, CT GDPT môn LS có sự thay đổi lớn từ cách tiếp cận định hướng phát triển PC, NL, quan điểm xây dựng CT đến lựa chọn và sắp xếp các mạch nội dung. Do đó, CT GDPT 2018 nói chung, CT GDPT môn LS nói riêng sẽ được thực hiện theo các hướng sau:
- Tổ chức DH theo tiếp cận và phát triển PC, NL người học. Yêu cầu cần đạt của chủ đề được coi là chuẩn đầu ra của quá trình tổ chức DH. Để tổ chức thực hiện CT GDPT môn LS 2018, một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục và GV là phải phát triển chương trình giáo dục nhà trường trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục và GV cần phải nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện và tổng thể CT kết hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội tại địa phương và cơ sở vật chất, các nguồn lực của nhà trường để xác định đúng vị trí, vai trò, mục tiêu của môn học, yêu cầu cần đạt của môn học gắn với thực tiễn địa phương.
- Tăng cường sử dụng hiệu quả các PPDH, kĩ thuật DH tích cực nhằm hướng tới yêu cầu cần đạt về PC và NL người học. Nói cách khác là tích cực hóa hoạt động của HS trong quá trình DH.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển PC và NL người học, trong đó, coi trọng đánh giá quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ của người học. Do đó, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS không tập trung vào việc kiểm tra mức độ ghi nhớ kiến thức mà kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập trong suốt quá trình học tập; kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; khả năng phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện, hiện tượng lịch sử để rút ra những bài học LS, các quy luật phát triển của LS …
- Tăng cường DH phân hóa theo định hướng nghề nghiệp thông qua việc xây dựng và lựa chọn các tổ hợp môn học/ chủ đề để tổ chức DH đáp ứng theo nhu cầu của người học và điều kiện thực tiễn của địa phương, nhà trường. Đồng thời, tăng cường tư vấn, hướng nghiệp cho Hs để HS nhận thức đúng về động cơ, mục tiêu học tập của bản thân để có lựa chọn nhóm môn học/ chủ đề phù hợp.
3.2. Xác định yêu cầu cần đạt của chủ đề lịch sử lớp 10 trường THPT
3.2.1. Căn cứ xác định yêu cầu cần đạt
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức dạy học theo chủ đề nói chung và tổ chức dạy học theo chủ đề trong môn lịch sử nói riêng, chúng tôi nhận thấy rằng để xác định chủ đề và mô tả được các chỉ báo nhằm cụ thể hóa yêu cầu cần đạt về PC và NL của chủ đề được quy định trong CT có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức dạy học các chủ đề. Để xác định được các chỉ báo
gắn với yêu cầu cần đạt được quy định trong CT môn học cần căn cứ vào các yếu tố sau:
Thứ nhất, căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông quốc gia (chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn học). Chương trình giáo dục phổ thông quốc gia quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của từng mạch nội dung trong mối quan hệ biện chứng với mục tiêu của chương trình, mục tiêu của khối lớp.
Thứ hai, căn cứ vào bối cảnh địa phương. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để xác định, mô tả yêu cầu cần đạt của chủ đề để đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp và khả thi. Bối cảnh địa phương bao gồm các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương; là các điều kiện về cơ sở vật chất, các điều kiện về nguồn nhân lực; là các mục tiêu giáo dục, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, của nhà trường. Đối với bộ môn Lịch sử, các vấn đề về lịch sử hình thành và phát triển của địa phương; các sự vật, hiện tượng xảy ra ở địa phương chính là nội dung giáo dục địa phương trong môn lịch sử. Đó là những danh nhân lịch sử; các di tích lịch sử; các sự kiện lịch sử ở địa phương, chủ trương, chính sách của địa phương. Các nội dung này được nghiên cứu, phân tích đưa vào các chủ đề dạy học sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục ý thức, tình cảm, trách nhiệm của HS với gia đình, dòng họ và quê hương đất nước. Căn cứ vào yếu tố này, các chủ đề lịch sử có thể được thiết kế theo hướng bắt đầu từ vấn đề hiện tại, sau đó tiến hành “lội ngược dòng” thời gian để phân tích, lý giải các vấn đề đó thông qua các phương pháp điều tra thông tin, phỏng vấn, làm báo, tạp chí… Điều này sẽ giúp HS có cơ hội trải nghiệm trở thành nhà nghiên cứu lịch sử.
Ví dụ, khi xây dựng các chủ đề về văn minh thế giới cổ, trung đại, chúng ta có thể bắt đầu từ những thành tựu văn hóa của người Việt cổ để mở rộng nghiên cứu về thời gian, điều kiện hình thành và thành tựu của loài người thời kì cổ trung đại theo từng khu vực và liên hệ, vận dụng với thực tiễn đời sống vật chất, tinh thần trong các khu dân cư tại cộng đồng địa phương để nghiên cứu, xác định những yếu tố văn hóa truyền thống và những yếu tố văn hóa hiện đại trong xã hội hiện đại của chúng ta.
Xác định, mô tả yêu cầu cần đạt của chủ đề dựa trên bối cảnh địa phương sẽ giúp HS có cơ hội tiếp cận với những vấn đề học tập trong thực tiễn cuộc sống, tạo sự gần gũi, say mê cho HS trong việc khám phá các tri thức lịch sử. Đồng thời, chủ đề học tập gắn với bối cảnh địa phương sẽ là cơ sở, nền tảng để các em tìm hiểu mối liên hệ giữa các vấn đề quốc gia, khu vực và thế giới, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục công dân toàn cầu trong thời kì hội nhập và phát triển.
Thứ ba, căn cứ vào khả năng, kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên và nhu cầu, năng lực của HS. Theo đó, các chủ đề lịch sử nên thiết kế theo hướng tổ chức, hướng dẫn HS nghiên cứu các vấn đề lịch sử, trong đó, cần tôn trọng tính chủ thể, tư duy độc
lập và sáng tạo của GV và HS.
Như vậy, để mô tả yêu cầu cần đạt của các chủ đề trong môn học chúng ta cần căn cứ vào ba yếu tố: chương trình giáo dục quốc gia, bối cảnh địa phương và khả năng, năng lực của GV, HS. Trong đó, chương trình giáo dục phổ thông quốc gia là căn cứ quan trọng nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các căn cứ trên không chỉ giúp GV xác định các chủ đề, mô tả yêu cầu cần đạt của chủ đề một cách khoa học, khả thi, đảm bảo tính thực tiễn mà còn giúp GV tăng cường năng lực trong việc xây dựng chương trình giáo dục nhà trường.
3.2.2. Quy trình xác định yêu cầu cần đạt của chủ đề
Xác định chủ đề, mô yêu cầu cần đạt của chủ đề là một khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị DH chủ đề. Nhiệm vụ này không chỉ giúp GV chuẩn bị hồ sơ dạy học; xây dựng được kế hoạch dạy học dài hạn (kế hoạch dạy học năm học, kế hoạch dạy học học kì và kế hoạch dạy học chủ đề) mà còn chi phối và quyết định kết quả quá trình tổ chức DH của GV. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nhiệm vụ này bao gồm các bước như sau:
1. Phân tích chương trình môn học lịch sử toàn khóa, CT môn học theo từng khối để xác định rõ vai trò, vị trí và nhiệm vụ (yêu cầu cần đạt) của môn học trong toàn khóa (giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp) và trong từng khối lớp.
Mục tiêu của hoạt động này là giúp GV xác định rõ mục tiêu (yêu cầu cần đạt) của môn học từ tổng quát đến cụ thể. nghĩa là xác định được mối quan hệ giữa mục tiêu chương trình với mục tiêu của khối lớp và mục tiêu của chủ đề. Công việc này sẽ giúp GV hình dung được một cách tổng thể chương trình môn học. Căn cứ vào đó, GV sẽ xác định được vai trò, vị trí, nhiệm vụ của từng khối lớp, từng chủ đề trong nhiệm vụ, mục tiêu chung của toàn cấp học.
Ví dụ, để xây dựng kế hoạch DHLS lớp 10, chúng ta cần phân tích CT môn học LS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xác định rõ vai trò, vị trí, mục tiêu môn học đối với khối/ lớp và trong toàn bộ CT. Kết quả phân tích ở bước này sẽ là định hướng quan trọng để thực hiện các bước tiếp theo là xác định mạch nội dung và yêu cầu cần đạt nhằm cụ thể hóa mục tiêu của CT giáo dục chung toàn khóa, mục tiêu của CT khối lớp.
2. Phân tích chương trình khối lớp để xác định các mạch nội dung chính cũng như yêu cầu cần đạt cho từng chủ đề trong từng mạch nội dung.
Mục tiêu của hoạt động này nhằm giúp GV xác định được các mạch kiến thức và hệ thống chủ đề tương ứng với các mạch kiến thức; Xác định được vai trò, vị trí của từng chủ đề trong CT môn học khối lớp 10 trường THPT. Để thực hiện nhiệm vụ này, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu CT môn học; phân tích điều kiện của địa phương; đối tượng HS và khả
năng của GV để đề xuất cách đề xuất chủ đề và xác định yêu cầu cần đạt của chủ đề.
Kết quả phân tích, nghiên cứu CT môn LS lớp 10 THPT chúng tôi xác định được các mạch nội dung sau:
Mạch nội dung về định hướng nghề nghiệp cung cấp kiến thức về LS và sử học; vai trò của sử học mang tính chất nhập môn giúp HS hiểu được những kiến thức cơ bản về LS, khoa học LS; vai trò của khoa học LS trong cuộc sống, xã hội; định hướng phương pháp nghiên cứu, học tập LS phù hợp với nhu cầu, NL của HS.
Mạch nội dung về LS thế giới gồm các hai mảng kiến thức: Kiến thức về LS văn minh thời kì cổ trung đại và kiến thức về các cuộc cách mạng công nghiệp trong LS thế giới nhằm giúp HS củng cố và mở rộng nền tảng tri thức thông sử đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp THCS). Cụ thể
- Phần kiến thức về văn minh thời kì cổ trung đại giúp HS có những kiến thức cơ bản về văn minh của con người thời kì cổ trung đại, nhằm giúp HS trình bày được cơ sở hình thành và phát triển của các nền văn minh thời kì cổ đại, trung đại và các thành tựu văn minh tiêu biểu thời kì cổ đại, trung đại.
- Phần kiến thức về các cuộc cách mạng công nghiệp trong LS thế giới giúp HS có những kiến thức khái quát về các cuộc cách mạng trong LS loài người như bối cảnh LS của các cuộc cách mạng; thành tựu của các cuộc cách mạng;ý nghĩa LS của các cuộc cách mạng.
Mạch nội dung về LS khu vực Đông Nam Á bao gồm các kiến thức về cơ sở hình thành và thành tựu của các quốc gia Đông Nam Á .
Mạch nội dung về LS Việt Nam bao gồm các kiến thức về một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam trước 1858; công đồng các dân tộc Việt Nam nhằm giúp HS khái quát được LS phát triển của các nền văn minh trên đất nước Việt Nam qua các thời kì LS; cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam, đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của người Việt Nam và truyền thống đoàn kết dân tộc, chính sách củng cố khối đoàn kết dân tộc của Việt Nam.
Căn cứ vào các mạch nội dung trên, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu để xác định chủ đề và mô tả yêu cầu cần đạt của các chủ đề theo các mạch nội dung trong CT
3. Phân tích yêu cầu cần đạt của từng chủ đề trong mỗi mạch nội dung kiến thức của CT
Mục tiêu của bước này là để xác định, mô tả yêu cầu cần đạt cho từng chủ đề và dự kiến các nội dung hoạt động tương ứng với yêu cầu cần đạt của chủ đề. Để thực hiện bước này chúng tôi tiến hành phân tích yêu cầu cần đạt của từng chủ đề trong từng mạch nội dung của chương trình môn học; phân tích bối cảnh địa phương và các điều kiện thực tiễn của nhà trường để xác định yêu cầu cần đạt và dự kiến nội dung cụ