Chủ Động Xây Dựng Kế Hoạch Của Cá Nhân Để Thực Hiện Ct Gdpt Theo Kế Hoạch Của Tổ/nhóm Chuyên Môn Và Của Nhà Trường.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đưa ra

một số kết luận sau:

1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đều khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức DH theo chủ đề là phương thức hình thành và phát triển NL cho HS, là xu của DH hiện đại.

Trong lĩnh vực DHLS, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu LS trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới tổ chức DHSL theo hướng pháp huy tính tích cực chủ động của người học ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiếp thu, kế thừa và tiếp tục phát triển trong Luận án.

1.2. Trong CT GDPT 2018, việc tổ chức DHLS theo chủ đề được quán triệt và thể hiện xuyêt suốt trong giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Chuẩn đầu ra của CT GDPT 2018 là hình thành được các PC, và NL cho người học. Theo đó, chuẩn đầu ra của quá trình tổ chức DH là chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ thành năng lực. Do đó, việc tổ chức DHLS phải được thực hiện thông qua các tình huống DH và tính huống DH là một yếu tố không thể thiết trong quá trình DH. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi tập trung vào việc giải quyết mối quan hệ giữa các yếu tố kiến thức, kĩ năng, thái độ và tình huống trong tổ chức DHLS theo chủ đề. Do đó, trên cơ sở đó, chúng tôi đã luận giải, làm rõ các khái niệm cơ bản và hệ thống lại cơ sở lí luận về tổ chức tổ chức DHLS theo chủ đề ở trường phổ thông theo định hướng hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

1.3. Tổ chức DHLS theo chủ đề là đã được triển khai trong CT GDPT hiện hành trong các bài ôn tập, kiểm tra đánh giá hoặc ôn thi THPT quốc gia, tổ chức dạy học sinh giỏi. Do đó, việc tổ chức DHLS theo chủ đề mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát. Nhân định này đã được chứng minh trong kết quả điều tra, khảo sát thực trạng. Qua phân tích kết quả điều tra thực trạng chúng tôi nhận thấy việc tổ chức DHLS theo chủ đề còn nhiều bất cập (đa số GV chưa nhận thức đầy đủ về bản chất của tổ chức DHLS theo chủ đề nên khi thực hiện còn mang tính hình thức, chưa phát huy hết ưu thế của nó). Quá trình chuẩn bị hồ sơ GV, thiết kế kế hoạch bài giảng đế việc tổ chức DH trên lớp còn khá nhiều bất cập. Từ đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các nhóm biện pháp tổ chức DH chủ đề LS ở trường phổ thông nhằm bước đầu nâng cao nhận thức của GV.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Từ khung lí luận, kết hợp với phân tích, đánh giá thực trạng việc tổ chức DHLS theo chủ đề cho HS ở trường THPT trong những năm qua, luận án đã đề xuất những căn cứ, yêu cầu khi xác định yêu cầu cần đạt và lựa chọn biện pháp, hình thức tổ chức DHLS trong nhà trường. Đây là cơ sở để chúng tôi đề xuất những nội dung, hình thức,


Tổ chức dạy học các chủ đề môn Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học phổ thông theo chương trình 2018 - 20

biện pháp tổ chức DHLS theo chủ đề.

Với hệ thống lí luận đầy đủ, chính xác cùng với cơ sở thực tiễn đã được minh chứng qua hoạt động điều tra, khảo sát, thực nghiệm sư phạm, việc tổ chức DHLS theo chủ đề đã góp phần làm phong phú lí luận về phương pháp dạy học LS. Tuy nhiên, không có một PPDH nào là vạn năng, là tối ưu. Hiệu quả của việc dạy học lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là người thầy. Do đó, để sử dụng hiệu quả các biện pháp sư phạm mà luận án đề xuất, mỗi GVLS phải nắm vững lí luận dạy học, phải nắm rõ định hướng CT GDPT 2018, phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, lòng yêu nghề, sự sáng tạo, linh hoạt trong vận dụng các phương pháp, biện pháp. Điều quan trọng là phải DHLS bằng sự đam mê, sự sáng tạo và hết lòng vì HS. Có như vậy mới tác động đến ý thức, tình cảm thái độ của HS, giúp HS chuyển đổi ý thức hành vi, tích cực học tập và nghiên cứu LS.

2. KHUYẾN NGHỊ

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi phát hiện thêm nhiều hướng phát triển nghiên cứu mới, tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ dừng lại ở mức độ nhất định và chúng tôi xin đưa ra một số đề nghị sau:

* Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện CT GDPT 2018 tạo hành lang pháp lý cho các địa phương triển khai thực hiện chương trình CT GDPT.

2. Quán triệt, chỉ đạo các địa phương tích cực thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp nâng cao năng lực của các trường sư phạm; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ĐT, BD đội ngũ GV và CBQL cơ sở giáo dục.

3. Nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo GV mới và các chương trình bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu thực hiện CT GDPT để thực hiện thống nhất trong cả nước.

4. Phối hợp với các sở GDĐT tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV đáp ứng nhu cầu thực tế của các địa phương, cơ sở GDPT, đáp ứng yêu cầu triển khai CT GDPT.

* Đối với sở giáo dục và đào tạo

1. Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo đổi mới CT, SGK; xây dựng kế hoạch thực hiện CT GDPT theo lộ trình quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT; xây dựng kế hoạch CT, SGK GDPT của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Tiếp tục nghiên cứu tổ chức DH theo chủ đề ở trường THPT để DH các môn học khác, đặc biệt là các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội để kết nối vào hệ thống các chủ đề chính của các ngành Khoa học xoay quanh các quy luật chung của khoa học xã hội, góp phần tăng cường khả năng tích hợp trong DH.

3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV đáp ứng nhu cầu thực tế của


các địa phương, cơ sở GDPT, đáp ứng yêu cầu triển khai CT GDPT.

* Đối với các cơ sở giáo dục THPT

1. Xây dựng kế hoạch triển khai CT GDPT của nhà trường; dự báo những thuận lợi, khó khăn và đề xuất những giải pháp giải quyết khó khăn khi thực hiện CT GDPT.

2. Hướng dẫn các tổ, nhóm chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch tổ/ nhóm chuyên môn, kế hoạch cá nhân, kịp thời phát hiện những thuận lợi, khó khăn và đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện CT GDPT.

3. Thường xuyên giám sát, hỗ trợ ̣công việc của các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc và đề xuất với nhà trường các biện pháp xử lý. Tổng hợp ý kiến và báo cáo lãnh đạo nhà trường trong quá trình thực hiện CT GDPT.

*Đối với giáo viên

1. Chủ động xây dựng kế hoạch của cá nhân để thực hiện CT GDPT theo kế hoạch của tổ/nhóm chuyên môn và của nhà trường.

2. Tham gia tập huấn đầy đủ và có chất lượng các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn do trường và các cấp quản lý tổ chức; chủ động trao đổi các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện CT GDPT.

3. Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phát hiện những thuận lợi, khó khăn và kịp thời đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ


Các tài liệu đăng trong Hội thảo khoa học

1. Trịnh Đình Tùng (Chủ biên) Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội), Đặc trưng dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông và những vấn đề đạt ra, Nguyễn Thị Quý (tác giả)

2. Kỉ yếu Hội thảo“Phát triển chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới” khoa Sử - Địa Giáo dục công dân - Trường Đại học Đồng Tháp (2019) Đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch dạy học lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Nguyễn Thị Quý (tác giả).

Các công trình đăng trên tạp chí khoa học

3. Nguyễn Thị Quý (2014) Đặc trưng dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông và những vấn đề đạt ra, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số 39 (100)tháng 6/2014, tr26-28

4. Nguyễn Thị Quý, (2019) Dạy học lịch sử ở trường phổ thông theo chủ đề để hình thành và phát triển năng lực người học, Tạp chí giáo dục và xã hội, số 95, 2/2019, tr 42-48.

5. Nguyễn Thị Quý (2019) Tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề và những đặc trưng cơ bản của dạy học Lịch sử tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt kì 2, tháng 3/2019, tr14-17.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. M.Alêcxêep, V.Onhisuc, M. Crugliăc, V. Zabotin, X. Vecxcle (1976), Phát triển

tư duy học sinh (Hoàng Yến dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Lịch sử 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Thông tư số 32/2018/TT, Chương trình giáo

dục phổ thông tổng thể,chương trình môn học.

5. Bộ giáo dục và Đào tạo (2019), Hướng dẫn dạy học hương trình Giáo dục phổ thông mới, môn Lịch sử (Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý và giáo viên).

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo,(2014), Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp DH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017) Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển NL và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018..

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Hỏi - đáp về một số nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kỉ yếu hội thảo Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2014), Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên THPT xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2015), Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên THPT dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Kỉ yếu hội thảo Hướng tới một nền giáo dục phổ thông có chất lượng.


14. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2015), Kỉ yếu Hội thảo, tập huấn Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hỗn hợp đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2015), Kỉ yếu Hội nghị nghiệm thu kết quả dịch tài liệu chương trình giáo dục các quốc gia Anh, Pháp, Đức, Phần Lan, Hoa Kì, Trung Quốc, Singgapore, Hàn Quốc, Nhật Bản (Tài liệu lưu trữ tại Bộ Giáo dục và Đào tạo).

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Kỉ yếu hội nghị Tổng kết chương trình, sách

giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành.

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Tài liệu tập huấn giáo viên về phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học, (Tài liệu tập huấn giáo viên)

18. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

19. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Hạc, (2015), “Năng lực và phát triển năng lực cho học sinh”, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 117/2015.

21. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

22. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lí học nhân cách, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Thế Bình (2014), Phát triển kĩ năng tự học lịch sử cho học sinh,

NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Thế Bình, Dạy học theo chủ đề trong môn Lịch sử ở trường THPT, Tạp chí giáo dục, số 388, tr 51.

25. TS. Nguyễn Văn Biên, Xây dựng 15 chuyên đề kiến thức tích hợp để phục vụ bồi dưỡng, nâng cao NL DH tích hợp của giáo viên trung học (B2014-17-05NV). 2016.

26. Blurton, C., (2002), Định hướng mới của sử dụng ICT trong giáo dục”. Available online http://www.unesco.org/education/educprog/lwf/dl/edict.pdf; accessed 7 August 2002.


27. B.P.Êxipốp (1971), Những cơ sở của lí luận DH, Nxb Giáo Dục.

28. Cai – rốp (1954), Giáo dục học, tập II (Nguyễn Như Hạnh, Nguyễn Tư Huyền, Nguyễn Ngọc San dịch), Khu học xá Trung ương.

29. Cai-rốp I.A (Tổng chủ biên), Gôn-sa-rốp N.K, Ét-si-pốp B.P,Dan-cốp L.V, (1960), Giáo dục học, tập 1 (Chu Quý dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. G.A.Culaghina, Lương Ninh (1975), Một số trò chơi lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.

31. Hoàng Chúng (1976), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

32. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Lại Đức Thụ, Trần Đức Minh (1995), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, Đại học sư phạm Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Côi (2008), Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông, Tạp chí giáo dục, số 202.

35. Nguyễn Thị Côi (chủ biên, 2009), Các hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

36. Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ, Nguyễn Mạnh Hưởng, Đoàn Văn Hưng, Nguyễn Thị Thế Bình (2009), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, NXB Đại học sư phạm.

37. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên, 2005), Phương pháp, phương tiện, kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

38. Nguyễn Phương Chi và Nguyễn Thị Hồng Phương(2017), Quy trình xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề Toán học – Hóa học – Sinh học ở trường THPT, Tạp chí Giáo dục, 398, 53-57

39. Ngô Cương (2001), Cơ sở đánh giá giáo dục hiện đại,. NXB Ngọc Lâm

40. Đặng Tiên Dung (2016), Quy trình xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp liên môn cho học sinh lớp 10 –THPT, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 6, 121-127

41. TS. Nguyễn Anh Dũng và nhóm nghiên cứu, 2013. Phương án thực hiện quan điểm tích hợp trong phát triển chương trình GDPT Việt Nam giai đoạn sau 2015 (B2011-37-07NV),


42. Nguyễn Anh Dũng và nhóm nghiên cứu (2012), Đề xuất phương án đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa Lịch sử ở trường phổ thông, Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012.

43. Trần Trung Dũng, (2014), “Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực”, Tạp chí Giáo dục số 106/2014.

44. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội,

45. Song Dương và Quang Thông (2010), Từ điển Tiếng Việt dành cho HS, NXB

Văn hóa thông tin

46. Trần Khánh Đức (2001), Đo lường và kiểm tra đánh giá trong giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội

47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (số 29 - NQ/TW)

48. Đỗ Ngọc Đạt (1994), Tiếp cận hiện đại trong hoạt động DH, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

49. Nguyễn Trọng Đức (2011),Xây dựng và thử nghiệm một số chủ đề tích hợp liên môn Lịch sử - Địa lý ở trường THCS, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, V2010- 06.

50. John Dewey (2012), Kinh nghiệm và giáo dục (Phạm Anh Tuấn dịch), NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

51. John Dewey (2015), Cách ta nghĩ (Vũ Đức Anh dịch), NXB Tri thức, Hà Nội.

52. John Dewey (2017), Dân chủ và giáo dục (Phạm Anh Tuấn dịch), NXB Tri thức, Hà Nội.

53. N.G.Đairi (1973), Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào? (Đặng Bích Hà và Nguyễn Cao Luỹ dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội.

54. N.G Đairi (1978), Phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học, NXB Giáo dục Matxcơva (Tài liệu dịch, lưu giữ tại Phòng tư liệu, Khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội).

55. Hồ Ngọc Đại (2010), Bài học là gì?, NXB Giáo dục Việt Nam.

56. Lữ Đạt, Chu Mãn Sinh (chủ biên, 2010), Cải cách giáo dục ở các nước phát triển – Cải cách giáo dục ở Pháp & Đức, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí