Kết Quả Nhận Xét Nhóm Phương Pháp Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Hs Theo Chủ Đề


Các quốc gia cổ đại phương đông được hình thành trong khoảng thời gian

nào?

Địa bàn xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của các quốc gia

này?

Các hoạt động kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là những hoạt động nào?

Cư dân của các quốc gia cổ đại phương động bao gồm những giai cấp và tầng lớp nào? Tầng lớp nào đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế, xã hội?

Vì sao chế độ xã hội cổ đại phương Đông được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học các chủ đề môn Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học phổ thông theo chương trình 2018 - 19


Câu 2. Vẽ sơ đồ mô tả những thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại theo cách hiểu của em.

Câu 3. Sưu tầm những hình ảnh về thành tựu văn hóa của người phương Đông cố đại theo từng lĩnh vực để hoàn thành một bài viết Giới thiệu văn hóa Ai Cập cổ đại bằng hình ảnh.

Câu 4. Từ hình ảnh sưu tầm được hãy viết một bài mô tả thành tựu của văn hóa

của các cư dân cổ đại phương Đông?

Với những câu hỏi, bài tập như trên, GV không chỉ giúp HS trình bày được những vấn đề cơ bản về những nền văn minh cổ trưng đại phương Đông mà còn giúp các em được rèn luyện,. Phát triển các kĩ năng sưu tầm tư liệu lịch sử, phân tích, tổng hợp tư liệu lịch sử, trình bày vấn đề nghiên cứu lịch sử …

Để kiểm chứng tính hiệu quả, tính khả thi của biện pháp đề xuất, chứng tôi đã tiến hành khảo sát xin ý kiến của GV tham gia dạy học thử nghiệm và thu được kết quả như sau:

Bảng 4.7. Kết quả nhận xét nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo chủ đề

Tổng số ý kiến

GV

Đánh giá của GV

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

Số ý kiến

4/8 lượt

4/8 lượt

0/8 lượt

Tỷ lệ %

50%

50 %

0%

Kết quả khảo sát tại bảng 4. cho thấy 100% GV đánh giá cao biện pháp hướng dẫn HS tự học kết qủa này cho thấy tính khả thi của biện pháp đề xuất. Mặt khác, theo chia sẻ của các em, việc tạo môi trường, động cơ cho SH tìm hiểu LS không chỉ giúp các em chăm chỉ hơn mà còn giúp ác em học tập được thêm nhiều kĩ năng, phương pháp học tập LS.

Tóm lại, đổi mới phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện đồng bộ từ mục đích, nội dung, phương thức đánh giá kết quả học tập của HS


theo hướng đánh giá quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ của người học theo hướng khuyến khích HS tự đánh giá kết quả tự học của bản thân, đánh giá kết quả học tập của bạn, của cả lớp… để thấy được sự nỗ lực, cố gắng của mỗi HS trong suốt quá trình học tập.

* Tổng hợp kết quả kiểm chứng về sự cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp đề xuất

Để kiểm chứng tính cần thiết, khả thi của các nhóm biện pháp tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề, chúng tôi đã biên soạn Phiếu xin ý kiến CBQL, GV, HS về: (i) Nhận xét mức độ phù hợp, khả thi của các nhóm biện pháp đổi mới tổ chức DHLS theo chủ đề; (ii) Nhận xét về kế hoạch dạy học thử nghiệm.


Bảng 4.8. Đánh giá sự cần thiết của các biên pháp đề xuất


STT

Nhóm các biện pháp đề

xuất

Mức độ %

Rất cấn

Cần

Ít cần

Không cần

1

Nhóm các biên pháp chuẩn

bị dạy học

75%

(15/20)

25%

(5/20)

0

0


2

Nhóm các biện pháp tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề

trong giờ nội khóa

90% (18/20)

10% (2/20)


0


0


3

Nhóm các biên pháp khuyến

khích học sinh tự học lịch sử theo chủ đề

60%

(12)

40%

(8)


0


0

4

Nhóm các biện pháp đổi

mới kiểm tra, đánh giá

90%

(18)

10%

(2)

0

0

Kết quả từ bảng 4.8 cho thấy những người được hỏi có sự đánh giá cao về sự cần thiết của các biện pháp đề xuất. Trong đó, số ý kiến đánh giá là rất cần thiết và cần thiết chiếm tỉ lệ cao (4/4 biện pháp có tỉ lệ chọn 100%). Không có ý kiến nào đánh giá là không cần thiết.

4.2. Thử nghiệm sư phạm

4.2.1. Tổ chức thử nghiệm

4.2.1.1. Mục đích, đối tượng, thời gian, địa bàn thử nghiệm

Mục đích thử nghiệm sư phạm: Kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của:

- Các biện pháp tổ chức DH chủ đề LS đã đề xuất và vận dụng trong xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề thử nghiệm.

- Quy trình tổ chức dạy học LS theo chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đối tượng thử nghiệm:


- GV dạy môn LS ở các trường THPT (số lượng: 07 GV) với nhiệm vụ sử dụng các phương pháp luận án đề xuất để xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề và tổ chức dạy thử nghiệm chủ đề đó.

- HS lớp 10 (383 em học sinh khối 10 năm học 2017 - 2018)

Thời gian và địa bàn thử nghiệm:

- Thời gian: Chủ đề số 1: Tháng 10 năm học 2017- 2018; Chủ đề số 2: Tháng 3

năm học 2017 – 2018

- Địa bàn thử nghiệm: tại Trường THPT Mê Linh (Huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội); Trường PTDT nội trú tỉnh Bắc Giang (Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang); Trường THPT Đồng Đậu (Huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc); Trường THPT Trần Nguyên Hãn (Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng).

4.2.1.2. Nội dung thử nghiệm

- Tổ chức dạy học 02 chủ đề trong môn LS lớp 10, với các nội dung: Phiếu hỏi, quan sát ghi chép, phỏng vấn, bài kiểm tra…

Bảng 4.9. Nội dung dạy thử nghiệm


TT

Nội dung

Số tiết


1

Chủ đề: Các nền văn minh phương Đông thời cổ trung đại

1.1. Cơ sở hình thành các nền văn minh cổ trung đại phương Đông (Các điều kiện về kinh tế, dân cư và kinh tế-xã hội.

1.2. Các thành tựu cơ bản của các nền văn minh cổ trung đại Phương Đông

1.3. Vị trò, ý nghĩa của các thành tựu văn minh cổ trung đại

phương Đông với sự phát triển của LS loài người.


03


2

Chủ đề: Văn minh Đại Việt

1.1. Cơ sở hình thành và phát triển của văn minh Đại Việt

1.2. Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

1.3. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong LS dân tộc Việt Nam


03


4.2.2. Quá trình thử nghiệm

4.2.2.1. Chuẩn bị thử nghiệm

* Xây dựng phiếu hỏi, nội dung phỏng vấn

* Hướng dẫn GV sử dụng các phương pháp đã thiết kế để xây dựng 02 chủ đề theo các bước sau:

- Giới thiệu CT môn Lịch sử;

- Hướng dẫn GV phân tích chương trình để xác định chủ đề, vai trò, vị trí và nhiệm vụ của chủ đề trên cơ sở phân tích yêu cầu cần đạt của chủ đề được quy định trong dự thảo chương trình

- Xác định danh mục và thời lượng bài soạn dạy thử nghiệm: Phân tích chương


trình môn LS hiện hành và chương trình môn Lịch sử mới để tìm ra những điểm mới của chương trình, những nội dung tương đồng của chương trình để xác định các chủ đề DH thử nghiệm

Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch dạy học: Hướng dẫn các xác định mục tiêu của kế hoạch bài dạy; thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động học của chủ đề; Hướng dẫn GV PP, KT tổ chức các hoạt động học cũng như cách thức kiểm tra, đánh giá;

* Xây dựng thang đánh giá

- Đánh giá việc sử dụng các phương pháp xây dựng chủ đề

- Đánh giá kết quả dạy học chủ đề theo quy trình đã xây dựng.

- Đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học chủ đề.

Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học chủ đề.

* Xây dựng thang đánh giá

Trong quá trình dạy TN, sau mỗi CHỦ ĐỀ chúng tôi đều tiến hành đánh giá kết quả học tập của HS. Các tiêu chuẩn và điều kiện đánh giá đều được mô tả cụ thể và thông báo cho HS trước mỗi chủ đề học tập Thang đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong của CHỦ ĐỀ theo những tiêu chí và các mức độ tương ứng với mức điểm số được mô tả ở bảng sau:

Bảng 4.10: Thang đánh giá kết quả học tập của HS trong DH LS theo chủ đề


TT

Mức

Điểm số

Đánh giá

1

Mức 1 (M1)

0-4

Yếu, kém

2

Mức 2 (M2)

5-6

Trung bình

3

Mức 3 (M3)

7-8

Khá, giỏi

4

Mức 4 (M4)

9-10

Xuất sắc

Bảng 4.11: Tiêu chí đánh giá kết quả dạy học chủ đề thử nghiệm


Tiêu chí

Chủ đề 1

Chủ đề 2

Mức

Không nhận thức, phân biệt được các tri thức LS

+ Không hiểu được các khái niệm, quan niệm cơ bản;

+ Không hiểu, phân biệt được văn hóa, văn minh;

+ Không phân biệt thời gian, không gian của các quốc gia cổ trung đại phương Đông.

+ Không nêu được các thành tựu văn minh cơ bản của các

quốc gia cổ đại phương Đông.

+ Không xác định được thời gian hình thành và phát triển của văn minh Đại Việt.

+ Không nêu được các thành tựu văn minh cơ bản của quốc gia Đại Việt

(M1)

Hiểu, phân

biệt được

+ Hiểu, phân biệt được khái

niệm văn hóa, văn minh;

+ Nêu được cơ sở hình thành

và phát triển của văn minh

(M2)


khái niệm văn hóa, văn minh; nêu được cơ sở hình thành và phát triển, một số thành tựu của các nền văn

minh

+ Nêu được cơ sở hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại phương Đông;

+ Trình bày được các thành tựu cơ bản của các nền văn minh cổ trung đại phương Đông.

+ Thể hiện cảm xúc, thái độ của bản thân một cách phù hợp trước các thành tựu của con người thời cổ trung đại.

Đại Việt; khái quát được các giai đoạn phát triển của văn minh Đại Việt;

+ Trình bày được các thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt.

+ Thể hiện cảm xúc, thái độ của bản thân một cách phù hợp với các thành tựu của cha ông


Hiểu, phân biệt được khái niệm văn hóa, văn minh; nêu được cơ sở hình thành và phát triển, một số thành tựu của các nền văn minh

+ Chủ động phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề trong các hoạt động học tập: quan niệm văn minh, văn hóa; Đưa ra được các minh chứng để giải thích, trình bày về cơ sở hình thành và phát triển; thành tựu văn minh.

+ Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của Văn minh cổ đại phương Đông

+ Huy động kiến thức đã học, kinh nghiệm, vốn sống để phân tích, xem xét giải quyết vấn đề trên;

+ Chủ động đưa ra giải pháp, cách thức giải quyết phù hợp với sự gợi ý của GV;

+ Chủ động lựa chọn, thể hiện

thái độ một cách phù hợp với sự gợi ý của GV.

+ Chủ động phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề LS trong các hoạt động học tập: Đưa ra được các minh chứng về tư liệu LS khi giải thích về cơ sở hình thành và phát triển; thành tựu văn minh Đại Việt

+ Đánh giá được vai trò, ý

nghĩa của văn minh Đại Việt.

+ Huy động kiến thức đã học, kinh nghiệm, vốn sống để phân tích, xem xét giải quyết vấn đề trên;

+ Chủ động đưa ra giải pháp, cách thức giải quyết phù hợp với sự gợi ý của GV;

+ Chủ động lựa chọn, thể hiện thái độ một cách phù

hợp với sự gợi ý của GV.

(M3)

Chủ động tìm hiểu và phân biệt được khái niệm văn

hóa, văn

+ Chủ động phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề trong các hoạt động học tập: quan niện văn minh, văn hóa; Đưa ra được cac sminh chứng để giải thích, trình

bàu về cơ sở hình thành và phát

+ Chủ động phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề LS trong các hoạt động học tập: Đưa ra được các minh chứng về tư liệu LS khi giải thích về

cơ sở hình thành và phát

(M4)


minh; nêu được cơ sở hình thành và phát triển, một số thành tựu của các nền văn minh

triển; thành tựu văn minh.

+ Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của Văn minh cổ đại phương Đông

+ Chủ động đưa ra giải pháp, cách thức giải quyết phù hợp, hiệu quả mà không có sự gợi ý của GV;

+ Chủ động lựa chọn, hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà không cần tới sự gợi ý, nhắc

nhở của người khác.

triển; thành tựu văn minh Đại Việt

+ Đánh giá được vai trò, ý

nghĩa của văn minh Đại Việt

+ Chủ động đưa ra giải pháp, cách thức giải quyết phù hợp, hiệu quả mà không có sự gợi ý của GV;

+ Chủ động lựa chọn, hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà không cần tới sự gợi ý,

nhắc nhở của người khác.



4.2.2.2. Khảo sát năng lực đầu vào

Trước TN chúng tôi đã sử dụng trắc nghiệm tự luận với các bài tập tình huống để đánh giá nhằm khảo sát mức độ NL đầu vào HS trước khi tiến hành TN và thu được kết quả như sau:

- Số HS tham gia đánh giá NL đầu vào là: 191 HS

- Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.12. Mức độ NL của HS tham gia TN khi chưa có tác động sư phạm


Tổng số bài

Mức độ (%)

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

194

10.31

62.89

26.29

0.52

Căn cứ vào Bảng số liệu 4.12 cho thấy:

+ Tỷ lệ HS đạt mức 1 (<5): chiếm 10,31%.

+ Tỷ lệ HS đạt mức 2 (điểm 5,6) chiếm 62.89%.

+ Tỷ lệ HS đạt mức 3 (điểm7,8): chiếm 26.29%.

+ Tỷ lệ HS đạt mức 4 (điểm 9,10): chiếm 0.52%.

4.2.3. Phân tích kết quả thử nghiệm sư phạm

4.2.3.1. Kết quả tổ chức dạy học 02 chủ đề thử nghiệm

*Về phía giáo viên:

- Về số lượt GV thực nghiệm: có 05 lượt GV/4 trường

- Nhận xét, đánh giá về kế hoạch bài dạy

Các GV thử nghiệm đều đánh giá cao ưu điểm và triển vọng của kế hoạch dạy học chủ đề khi chuyển từ dạy thông sử sang dạy chủ đề: kế hoạch dạy học dễ thực hiện và phù hợp vơi các đối tượng HS, tạo động cơ, hứng thú cho HS; với phương thức tổ chức như hướng dẫn HS được làm việc nhiều và tương tác với nhau; kiểm tra, đánh giá dựa vào năng lực và sản phẩm đã giúp HS hứng thú học lịch sử hơn.


Về hạn chế

- Thời gian chuẩn bị thử nghiệm còn ít nên công tác chuẩn bị có phần cập rập, nhất là đối với chủ đề 1. HS mới từ lớp 9 chuyển lên nên chưa quen với cách tổ chức học tập chủ đề theo định hướng phát triển NL.Sang chủ đề thứ 2, GV có nhiều thời gian để tìm hiểu và thực hành các phương pháp tổ chức DH chủ đề; HS quen với cách học mới nên kết quả học tập của chủ đề 2 tốt hơn.

- Một số GV đã quen với cách dạy truyền thụ nội dung, chưa quen với việc chuyển đổi sang cách dạy phát triển năng lực, theo yêu cầu tổ chức các hoạt động, để HS tự tìm ra các kết quả, biết vận dụng, liên hệ thực tế. Do vậy, cần có thời gian chuẩn bị, tập huấn để GV thích ứng với phương pháp dạy học mới.

* Về phía HS

- Số lượt HS tham gia học chủ đề thử nghiệm hai chủ đề: 375 HS

- Kết quả học tập của HS sau khi học hai chủ đề thử nghiệm

Bảng 4.13: Mức độ NL của HS qua kết quả kiểm tra hai chủ đề thử nghiệm


Chủ đề

Tổng số bài

Mức độ (%)

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Chủ đề 1

194

1.03

39.18

54.64

5.15

Chủ đề 2

181

0.00

27.07

64.09

9.94

Căn cứ vào kết quả tại bảng 4.13. cho thấy kết quả của HS sau khi học xong chủ đề 1 và chủ đề 2 như sau:

+ Tỷ lệ HS đạt mức 1 (<5): chủ đề 1 chiếm 1,03%, chủ đề 2 là 0.00%).

+ Tỷ lệ HS đạt mức 2 (điểm 5,6 chủ đề 1 chiếm 39,18%, chủ đề 2 chiếm 27.07%.

+ Tỷ lệ HS đạt mức 3 (điểm7,8): chủ đề 1 chiếm 54,64% trong khi chủ đề 2 đạt 64.09%.

+ Tỷ lệ HS đạt mức 4 (điểm 9,10): chủ đề 1 (5,15%) chủ đề 2 đạt (9.94%).

Kết quả kiểm tra mức độ đạt được của HS trùng khớp với kết quả khảo sát, đánh giá của GV. Đối với chủ đề 1, HS đạt kết quả thấp hơn chủ đề 2. Nguyên nhân là do GV và HS có thời gian chuẩn bị, làm quen với phong cách dạy và học mới (kết quả này cũng phù hợp với kết quả đánh giá đầu vào của HS).

Qua giao lưu, trao đổi trực tiếp với học sinh, có thể thấy: học sinh không gặp khó

khăn gì lớn trong việc tương tác, tiếp nhận cách dạy - học mới.

Như vậy, căn cứ vào kết quả học tập của HS trước và sau khi có tác động sư

phạm có thể thấy sự tiến bộ rõ rệt của HS tham gia học TN.

Tiểu kết chương 4


Trên cơ sở phân tích định hướng triển khai CT GDPT 2018 như phân tích những điểm mới trong CT GDPT, CT GDPT môn LS cấp THPT, chúng tôi đã xác định những nhiệm vụ mà các cơ sở giáo dục, giáo viên phải làm khi triển khai CT GDPT 2018. Một trong những điểm mới và khó cho các địa phương khi thực hiện CT GDPT 2018 là việc


phát triển chương trình nhà trường để. Chúng tôi đã phân tích, đề xuất được quy trình phát triển chương trình nhà trường và vận dụng quy trình đó vào việc phân tích CT môn LS lớp 10 để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án.

Để tổ chức hiệu quả việc giảng dạy LS theo chủ đề, chúng tôi cũng nghiên cứu, đề xuất một số yêu cầu khi xác định và lựa chọn biện pháp tổ chức DHLS theo chủ đề. Nhiệm vụ này được chúng tôi phân tích làm rõ ở các khía cạnh như: Phải đảm bảo mục tiêu, nội dung môn LS; Phải khai thác tối đa vốn kiến thức, kinh nghiệm của HS; Phải đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ thể, tích cực, tự giác học tập của HS và vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV. Đây chính là những căn cứ quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp tổ chức DHLS theo chủ đề.

Căn cứ vào lý luận DHLS, đặc trưng của việc tổ chức DHLS theo chủ đề, trong chương này, tác giả đã trình đề xuất các nhóm biện pháp tổ chức DH LS theo bao gồm nhóm các biện pháp chuẩn bị DHLS, nhóm các biện pháp tổ chức hoạt động học tập theo chủ đề trong giờ nội khóa trên lớp; nhóm biện pháp tổ chức HS tự học LS theo chỉ đề và nhóm biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập LS theo chủ đề.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành TN sư phạm từng phần với các biện pháp đề xuất và TN toàn phần trên cơ sở vận dụng PPDH đề xuất vào thiết kế chủ đề TN và tổ chức TN tại 4 trường THPT. Kết quả TN cho chúng tôi khẳng định rằng các biện pháp đề xuất đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với đặc trưng DHLS cũng như tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của HS THPT.

Như vậy, kết quả TN đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra, bước đầu khẳng định các biện pháp đề xuất trong đề tài luận án là khả thi. Những biện pháp được xây dựng, đề xuất trong luận án có thể áp dụng rộng rãi cho việc DHLS trong chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT trên cả nước.

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí