Tiêu Chí Phân Tích Và Đánh Giá Kế Hoạch Dạy Học Theo Công Văn Số 5555/bgdđt-Gdtrh


Trên cơ sở xác định nội dung chủ đề, GV tiếp tục thiết kế các nhiệm vụ học tập cho từng đơn vị nội dung thành các hoạt động học tập nhằm hướng tới yêu cầu cần đạt về PC, NL của người học trong bước 3.

Bước 3: Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học của chủ đề

Thiết kế chủ đề theo chuỗi hoạt động học không phải là vấn đề mới đối với GV bởi từ năm học 2014 – 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn GV thiết kế bài học (soạn giáo án) theo chuỗi hoạt động theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/ BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 về Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/ trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng và nội dung này được chính thức hóa áp dụng trong toàn quốc từ năm học 2017 – 2018 (theo Công văn hướng dẫn 4612/ BGDĐT- GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018. Theo đó, có thể thiết kế các hoạt động khác nhau, nhưng phải bảo đảm các hoạt động cơ bản sau:

Xác định các vấn đề cần giải quyết ( nêu vấn đề/ hoạt động khởi động) Hình thành kiến thức mới

Luyện tập

Vận dụng mở rộng, nâng cao

Thiết kế tiến trình DH chủ đề bảo đảm tạo thuận lợi cho hoạt động phân tích bài học thường được tổ chức ở nhà trường phổ thông theo phương thức nghiên cứu bài học. Việc phân tích bài học trong hoạt động nghiên cứu bài học là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh; đồng thời đánh giá việc tổ chức các hoạt động DH theo định hướng phát triển PC và NL người học theo các tiêu chí sau (trích trang 3, mục 5, Văn bản số 5555/BGDĐT-GDTrH):

Bảng 4.3. Tiêu chí phân tích và đánh giá kế hoạch dạy học theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH

Nội dung

Tiêu chí

1. Kế hoạch và tài liệu dạy học

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và

phương pháp dạy học được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm

cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ

chức các hoạt động học của học sinh.

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức

hoạt động học của học sinh.

2. Tổ

chức

Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức

chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học các chủ đề môn Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học phổ thông theo chương trình 2018 - 16


hoạt động học cho học sinh

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.

Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học

sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân

tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

3. Hoạt động của học sinh

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả

học sinh trong lớp.

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc

thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo

luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm

vụ học tập của học sinh.


Căn cứ vào tiêu chí tại bảng 4.3, chúng tôi phân tích và xác định đặc điểm, bản chất, nhiệm vụ của từng các hoạt động (Hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập và hoạt động vận dụng, mở rộng) trong kế hoạch DH chủ đề như sau:

*Hoạt động xây dựng tình huống xuất phát

Thông thường, việc xây dựng và sử dung tình huống xuất phát cho chủ đề, bài học phụ thuộc vào khả năng, sở thích của mỗi giáo viên. Tuy nhiên, dù lựa chọn và tổ chức hình huống xuất phát như thế nào thì theo chúng tôi, giáo viên cần phải làm rõ những điểm sau khi xây dựng tình huống xuất phát. Cụ thể:

- Xác định rõ mục tiêu hướng tới của hoạt động. Cụ thể là xem HS đã biết gì về các sự kiện, hiện tượng lịch sử sẽ học trong chủ đề; HS chưa rõ, hoặc là gặp khó khăn gì khi nghiên cứu tìm hiểu sự kiện, hiện tượng lịch sử và HS mong muốn được tìm hiểu để giải thích cho những khó khăn, vướng mắc mà HS mắc phải. Tóm lại, mục tiêu của hoạt động khởi động là tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

- Xây dựng nội dung của hoạt động theo mục tiêu đã xác định. Hình thức giáo viên có thể lựa chọn để tổ chức dạy học là quan sát hình ảnh, video, sự kiện, hiện tượng lịch sử hoặc là trò chơi, câu đố vui …để trả lời câu hỏi hoặc thực hiện theo yêu cầu mà GV đặt ra.

Trong thực tế của hoạt động khảo sát Các nội dung hoạt động này được xây dựng dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của HS có liên quan đến chủ đề học tập. Các nội dung được thiết kế phải đảm bảo yêu cầu:

+ Giúp HS làm bộc lộ "cái" đã biết, bổ khuyết những gì HS còn thiếu, giúp HS nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết.


+ Giúp HS suy nghĩ và xuất hiện những quan niệm ban đầu của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập.

Ý nghĩa của hoạt động này là giúp GV đánh giá được những hiểu biết ban đầu của HS về các vấn đề liên quan đến kiến thức trong chủ đề được học. Từ đó sẽ xác định, lựa chọn các nhiệm vụ học tập tiếp theo.

Ví dụ, với chủ đề Các nền văn minh phương Đông thời cổ trung đại

- Cần xác định và mô tả cụ thể mục tiêu của HĐ xây dựng tình huống xuất phát là về các quốc gia cổ đại phương Đông cũng như các thành tựu văn minh của các quốc gia này. GV có thể lựa chọn tranh ảnh hoặc các video cho HS quan sát, mô tả và chia sẻ những hiểu biết của các em về các quốc gia đó. Nếu chỉ bằng hiểu biết cá nhân, HS sẽ không thể giải thích được trọn vẹn các về những thông tin GV yêu cầu. Để trả lời câu hỏi đó, HS phải quan sát tranh, tìm hiểu tài liệu SGK, trao đổi với bạn bè để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Như vậy, yêu cầu của tình huống xuất phát đã tạo ra được sự mâu thuẫn giữa "cái" đã biết là tên gọi, vị trí, thời gian xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông "cái" muốn biết và "cái" chưa biết là: Các quốc gia này được hình thành trên những cơ sở nào? Tại sao các quốc gia này lại chỉ hình thành trên lưu vực các con sông lớn? Ngoài những thành tựu quan sát trong hình ảnh, các quốc gia này còn đạt được những thành tự nào và bằng cách nào mà họ có thể đạt được những thành tự đó? Đây chính là động lực thôi thúc HS học tập, tìm tòi, khám phá. Câu trả lời được đầy đủ chính là nội dung của chủ đề.

*Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục đích của hoạt động này là giúp HS lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng mới và đưa các kiến thức, kĩ năng mới vào hệ thống kiến thức, kĩ năng của bản thân. GV sẽ giúp HS xây dựng kiến thức mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/sắp xếp kiến thức cũ và kiến thức mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận/ khái niệm/ công thức mới…

- Nội dung của hoạt động được xác định trên cơ sở yêu cầu cần đạt của chủ đề. Thông thường, mỗi đơn vị kiến thức sẽ được thiết kế thành một hoạt động học tập với các bối cảnh và nhiệm vụ cụ thể như chúng tôi đã trình bày ở bước 2.

* Hoạt động luyện tập

- Mục đích của hoạt động này là giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được. GV sẽ yêu cầu HS làm các “bài tập“ cụ thể giống như “bài tập“ trong bước hình thành kiến thức để diễn đạt được đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

Mỗi chủ đề bài học xác định và mô tả yêu cầu, có thể theo 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Ứng với 4 mức độ là các câu hỏi, bài tập để tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết.


Như vậy, bản chất của hoạt động luyện tập là củng cố kiến thức, kĩ năng đã được học bao gồm những nhiệm vụ như trình bày, viết văn, bài thực hành tạo ra tư duy chặt chẽ; yêu cầu HS phải vận dụng những hiểu biết đã học vào giải quyết các bài tập cụ thể; giúp cho HS thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp. Ví dụ như phải đối chiếu, so sánh giữa kinh nghiệm (hoạt động 1) và kiến thức khoa học (hoạt động 2); làm các bài báo cáo (powerpoint hay poster) về các kiến thức khoa học trong bài…

* Hoạt động vận dụng, mở rộng

- Mục đích của hoạt động này là giúp HS vận dụng được nội dung bài học để giải quyết các tình huống/vấn đề mới, không giống với những tình huống/vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống/vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. GV sẽ hướng dẫn HS kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống/vấn đề tương tự tình huống/vấn đề đã học. Đây có thể là những hoạt động mang tính nghiên cứu, sáng tạo, vì thế cần giúp HS gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình, địa phương để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Trước một tình huống/vấn đề, HS có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.

- Theo đó, nội dung của hoạt động vận dụng khác với hoạt động luyện tập. Hoạt động luyện tập là làm bài tập cụ thể do GV hoặc sách hướng dẫn đặt ra còn hoạt động vận dụng là HS tự đặt ra bài tập cho mình. Đây là hoạt động triển khai ở nhà, cộng đồng; động viên, khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo; giúp các em gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình, địa phương. HS có thể tự đặt ra bài tập cho mình, trao đổi, thảo luận với gia đình và cộng đồng để cùng giải quyết. Tài liệu cần nêu các vấn đề cần phải giải quyết và yêu cầu HS phải tìm ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau; yêu cầu HS phải thể hiện NL thông qua trao đổi, thảo luận với các bạn trong lớp, với GV, gia đình và cộng đồng. Có một yếu tố quan trọng để giúp cho HS sáng tạo là các vấn đề đưa ra không chỉ gắn chặt với những gì đã học trên lớp mà còn là vấn đề của cộng đồng, xã hội.

Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch DH là phải đảm bảo các tiêu chí về sự phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp DH được sử dụng; Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập;Mức độ phù hợp của thiết bị DH và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS;Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

Để kiểm chứng tính khả thi của nhóm phương pháp này, chúng tôi đã tiến hành tham vấn ý kiến GV tham giả DH thử nghiệm. Kết quả như sau:

Bảng 4.3. Kết quả đánh giá biện pháp xây dựng kế hoạch DH chủ đề


TT

Các bước thiết kế kế hoạch DH

Mức độ

Rất hợp lý

Hợp lý

Chưa hợp lý

1

Xác định chủ đề, yêu cầu cần đạt của chủ

8

00

00



đề của chủ đề

100,0%

0,0%

0,0%

2

Xác định nội dung của chủ đề

7

87.5%

3

12.5%

0

0,0%

3

Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học chủ đề

7

87.5%

3

12.5%

00

0,0%

Theo kết tại Bảng 4.3 cho thấy, 100% GV đánh giá biện pháp đề xuất là rất hợp lý và hợp lý. Không có ý kiến nào đánh giá là không hợp lý. Theo các GV, việc thiết kế kế hoạch DH chủ đề với các hoạt động như trên giúp GV triển khai kế hoạch bài giảng thuận lợi, dễ dàng trên mọi đối tượng HS. Đặc biệt, với việc xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức và kết quả cụ thể của từng nhiệm vụ học tập giúp cho hoạt động dạy học trên lớp trở nên đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện với cả GV và HS. Theo cách tổ chức này, HS sẽ phải tự học rất nhiều, tự học ngay trên lớp chứ không chỉ là tự học ở nhà. Đồng thời, với cách tổ chức DH như kế hoạch đã xây dựng, GV xác định rõ hơn những việc mình phải làm, cần làm và không nên làm.

4.1.3. Nhóm biện pháp tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề trong các giờ học nội khóa trên lớp

4.1.3.1. Đổi mới quy trình tổ chức hoạt động DH trên lớp

* Quy trình tổ chức kế hoạch DH chủ đề

Quy trình tổ chức thực hiện giờ học trên lớp là cách thức tổ chức, sắp xếp giờ học trên lớp cho phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng bài, phù hợp với điều kiện và môi trường lớp học nhằm làm cho quy trình DH đạt được kết quả tốt nhất. Kết quả điều tra khảo sát của chúng tôi ở một số trường THPT cho thấy, hiện nay, phần lớn các giờ học LS trên lớp đã được đổi mới nhưng chưa triệt để. Các hoạt động đổi mới thường chỉ được thực hiện về mặt hình thức bởi mục tiêu chính của quá trình DH vẫn là cung cấp kiến thức. Do đó, trong toàn bộ các khâu của quy trình tổ chức hoạt động dạy học, mặc dù GV đã có ý thức đổi mới nhưng về cơ bản GV vẫn đóng vai trò chủ đạo, HS ít có cơ hội để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo.

Thông thường ở các trường THPT hiện nay, GV tổ chức giờ dạy LS theo các bước: kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới (khởi động); nghiên cứu kiến thức mới (hình thành kiến thức mới), luyện tập và vận dụng, mở rộng. Câc hoạt động này thường bị gò bó về mặt thời gian do các bài học trong SGK hiện hành thường được phân chia theo đơn vị tiết. Thực trạng này gây khó khăn và cản trở cho GV vì trong thời gian 45 phút, GV phải tổ chức nhiều hoạt động.

Đối với DH theo chủ đề, quy trình tổ chức DH sẽ linh hoạt hơn. Các hoạt động DH vẫn thực hiện theo hình thức như trên nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh căn bản về chất. Cụ thể:

Đối với hoạt động xây dựng tình huống xuất phát/ hoạt động khởi động (trong quy trình DH truyền thống hoạt động này tương ứng với hoạt động giới thiệu bài mới


của GV) thường được thực hiện ở tiết đầu tiên của chủ đề. Theo đó, GV sẽ thiết kế nội dung hoạt động nhằm kết nối kiến thức cũ và kiến thức mới để tạo mâu thuẫn trong nhận thức của HS. Điều này giúp HS phát triển tư duy tái tạo, tìm hiểu vấn đề và hình dung ra cách thức triển khai vấn đề. Nói cách khác là tạo được mâu thuẫn về mặt nhận thức cho HS để HS có động cơ, ham muốn được tiếp tục tìm hiểu đề giải quyết vấn đề.

Để tổ chức hoạt động khởi động, GV sẽ phải căn cứ vào nội dung hoạt động đã thiết kế để lựa chọn phương thức tổ chức phù hợp. Đối với hoạt động này GV không chốt kiến thức mà chỉ tổng kết, đúc rút lại các vấn đề HS đã tìm ra để gợi ý cho HS tiếp tục tìm hiểu trong các hoạt động tiếp theo của chủ đề.

Đối với nhóm hoạt động hình thành kiến thức/ cung cấp kiến thức mới: Hoạt động này được thực hiện sau hoạt động khởi động. Tùy theo nội dung DH của chủ đề mà hoạt động này có thể kéo dài trong nhiều tiết học. Do đó, căn cứ vào thời lượng của chủ đề, nội dung kiến thức của chủ đề và khả năng nhận thức của HS, GV sẽ xác định các nội dung tổ chức DH một cách phù hợp.

Để tổ chức hoạt động hình thành kiến thức, GV cần tổ chức, hướng dẫn HS khai thác thông tin cơ bản làm nguyên liệu cho học sinh tìm hiểu, gia công trí tuệ để giải quyết vấn đề đặt ra trong hoạt động. Tổ chức cho HS báo cáo, trao đổi kết quả thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ của hoạt động. Trên cơ sở đó, GV sẽ chốt yêu cầu cụ thể về kiến thức. kĩ năng trong từng sản phẩm của hoạt động.

Đối với nhóm hoạt động luyện tập: GV có thể thực hiện đan xen với hoạt động hình thành kiến thức mới để giúp HS củng cố, rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu cần đạt được xác định trong chủ đề. Theo đó, hoạt đông luyện tập sẽ được thực hiện linh hoạt, mềm dẻo theo các đơn vị nội dung kiến thức của chủ đề.

Đối với nhóm hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng: GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà để cung cố, nâng cao kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng tự học của HS.

Như vậy, so với cách DH truyền thống, quy trình tổ chức DH theo chủ đề linh hoạt, mềm dẻo hơn đối với cả GV và HS. GV không cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các bước lên lớp từ khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, củng cố mở rộng trong một tiết học mà có thể lựa chọn và tổ chức cho HS thực hiện từ hai đến ba hoạt động trong một giờ học như chúng tôi đã trình bày ở trên, trong đó, có thể tổ chức xen kẽ hoạt động luyện tập với hoạt động hình thành kiến thức để HS được củng cố kiến thức đã lĩnh hội được trong quá trình học tập.

Ví dụ, với chủ đề Một số nền văn minh cổ trung đại phương Đông, thực hiện trong thời gian từ 3 tiết học với các hoạt động đã xác định trong bước 2 của biện pháp xây dựng kế hoạch DH chủ đề theo chuỗi hoạt động học mà chúng tôi đã trình bày ở nhóm biện pháp chuẩn bị DH chủ đề. Chúng tôi đề xuất, trong tiết 1 của chủ đề, GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động khởi động, hoạt động 1 và hoạt động 2 của nhóm


hoạt động hình thành kiến thức. Đó là:

- Hoạt động 1: Khái quát chung về tiến tính phát triển của LS văn minh thế giới giúp HS phân biệt được khái niệm văn hóa, văn minh và khái quát được lịch sử hình thành và phát triển của các nền văn minh trên thế giới.

- Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông giúp HS xác định được thời gian, không gian và các đặc điểm về địa lý tự nhiên, dân cư và các đặc điểm kinh tế, xã hội của các quốc gia cố trong đại phương Đông.

Sau khi tổ chức hai hoạt động này trong phần hình thành kiến thức, GV có thể hướng dẫn HS vận dụng để làm bài tập ở mức độ nhận biết, thông hiểu trong phần luyện tập của kế hoạch DH chủ đề.

Đối với hoạt động vận dụng, mở rộng: GV yêu cầu HS chuẩn bị bài tập liên quan đến phần vận dụng và vận dụng cao về việc sưu tầm các tư liệu viết, các hình ảnh về văn hóa cổ đại phương Đông để phục vụ cho các hoạt động tiếp theo của chủ đề trong giờ học thứ hai (tiết thứ 2)

Với hướng dẫn như trên, các GV tham gia thử nghiệm đều tổ chức DH khá tốt. Theo chia sẻ của GV khi thực hiện theo quy trình này, hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS diễn ra sôi nổi hơn, hiệu quả hơn. Cụ thể:

- HS thực sự trở thành trung tâm trong suốt quá trình tổ chức các hoạt đông DH bởi nội dung kiến thức của chủ đề được thực hiện trên cơ sở GV tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- HS được rèn luyện, phát triển các kĩ năng thông qua việc tổ chức cho HS nghiên cứu, tìm hiểu và báo báo cáo, thảo luận vấn đề. Từ đó, HS đánh giá, tự điều chỉnh và hoàn thiện các nhiệm vụ học tập của cá nhân HS, của nhóm và của các bạn trong lớp.

- GV có nhiều thời gian để hỗ trợ HS gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trao đổi vơi chúng tôi về vấn đề này, cô giáo Lê Thị Cúc (GV trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc) cho biết bản thân cô và các giáo viên trong nhà trường đã tổ chức DH lịch sử theo chủ đề với thiết kế như nhóm nghiên cứu đã trình bày. Tuy nhiên, khi dạy học phần lớn giáo viên trong trường vẫn dạy theo bài để học sinh dễ theo dõi nhằm phục vụ cho việc thi THPT quốc gia. Do đó, xét về quy trình thì các GV vẫn thường tổ chức theo các bước lên lớp như trước đây. Tuy nhiên, khi được tham gia dạy học thử nghiệm và tổ chức dạy theo quy trình nhóm thiết kế cô cảm thấy hoạt động dạy học của GV trở nên nhẹ nhàng hơn, linh hoạt hơn và HS được làm việc nhiều hơn, chủ động hơn, tích cực hơn. Điều mong muốn lớn nhất của GV này là việc kiểm tra, thi THPT quốc gia cần phải tiếp tục được đổi mới, nếu việc kiểm tra kiến thức vẫn nặng về ghi nhớ sự kiện, hiện tượng thì sẽ rất khó khăn cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học.


* Quy trình tổ chức một hoạt động DH

Vận dụng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức hoạt động DH theo các tiêu chí tại bản 4.3 ( từ tiêu chí số 5 đến tiêu chí số 12), chúng tôi đề xuất GV tổ chức một hoạt động học theo 4 bước như sau:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho HS.

Việc chuyển giao nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của HS; HS xác định được các công việc và sản phẩm phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: Hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ

HS tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của HS diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận, GV phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có HS bị "bỏ quên".

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

Hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật DH tích cực được sử dụng; khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

Bước 4: Nhận xét, đánh giả kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS; chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học được thông qua hoạt động.

Theo kết quả đánh giá của giáo viên, việc thực hiện 4 bước trong quá trình tổ chức giờ dạy là cần thiết và khả thi cao. Đặc biệt, với cách tổ chức hoạt động học tập theo các bước này HS được chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, khó khăn của GV khi tổ chức hoạt động này là phải quan sát để giúp hỗ trợ HS kịp thời. Thêm nữa là kĩ thuật lựa chọn HS thực hiện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Nếu lựa chọn và tổ chức không khéo léo sẽ gây khó khăn trong việc đảm bảo thời lượng thực hiện chủ đề.

4.1.3.2. Tổ chức cho học sinh học tập lịch sử theo chủ đề thông qua phương pháp

nêu và giải quyết vấn đề

DH nêu và giải quyết vấn đề là một trong những PPDH dạy học tích cực. Đặc trưng của PPDH này là nêu vấn đề và tổ chức cho HS giải quyết vấn đề để rút ra kiến thức cần lĩnh hội, cần vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Các vấn đề được nêu ra trong học tập thường là các tình huống có vấn đề để HS trao đổi, thảo luận đưa tra ý kiến cá nhân. Sản phẩm của hoạt động này là HS phải tìm ra cái mới, cái chưa biết thông qua quá trình tư duy.

Theo M.I.Mácmutốp tình huống có vấn đề “là trở ngại về mặt trí tuệ của con người

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí