Nghi Lễ Thờ Cúng Và Hoạt Động Lễ Hội

Đời Nguyên Bà được phong làm Thiên Phi, sau đến đời Thanh, vua Khang Hy gia phong cho Bà là Thiên Hậu và danh hiệu này còn được lưu truyền đến ngày nay. Người dân Trung Hoa tôn bà là Thần Biển nên di cư đến đâu mang thần tích, lập đền thờ đến đó. Cho nên ta không lấy làm lạ, dọc theo bờ biển nước ta có nhiều nơi lập đền thờ Thiên Hậu.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 1.500 ngôi miếu thờ Bà, trong đó có ba ngôi miếu lớn: Thứ nhất là Miếu Tổ Thiên Hậu ở eo My Châu, tỉnh Phúc Kiến; thứ hai là Miếu Má Tổ ở Bắc Cảng, Đài Loan; thứ ba là Miếu Thiên Hậu ở Thiên Tân, Trung Quốc.

Những người Hoa đến Việt Nam chủ yếu bằng đường biển nên luôn trông chờ và tin tưởng sự phù hộ của Thiên hậu trong bước đường lênh đênh của họ. Họ đã mang theo tín ngưỡng thờ vị thần biển này đến những nơi họ sinh sống trên vùng đất mới. Lâm Tứ Mặc là thần Hàng Hải chủ yếu của người Phúc Kiến. Người Phúc Kiến đi đến đâu cũng lập đền thờ Bà ở đó. Và khi người Phúc Kiến di cư đến Hưng Yên lập đền thờ ở Phố Bắc Hòa nay là phố Trưng Trắc thành phố Hưng Yên. Các đền thờ Thiên hậu của cộng đồng người Hoa có ở nhiều nơi như: Trà Cổ, Hưng Yên, Hội An, Bình Định, Khánh Hoà, thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau…

Có thể nói rằng, nội dung nhân vật được tôn thờ là tốt lành, có công cứu vớt dân chúng trong hoàn cảnh khó khăn. Đó cung chính là mong muốn của người dân lương thiện. Chính vì vậy mà đền Thiên Hậu được nhân dân tôn kính và phụng thờ từ xưa cho đến nay. Sự tôn kính đó không chỉ là người dân Phúc Kiến xưa đã từng sinh sống tại nơi này, mà ngay từ đó cư dân Việt bản địa đã tôn thờ. Và hiện nay người Trung Hoa không còn ở đây, thay vào đó là người Việt, nhưng sự thờ cúng của dân cư Hưng Yên và vùng lân cận đối với Mẫu Lâm Tứ Mặc vẫn tràn đầy. Đó là biểu hiện của cái đẹp, cái rộng mở của con người Phố Hiến.

Qua tìm hiểu về đối tượng thờ cúng tại đền Thiên Hậu nhận thấy một điều. Đó chính là đối tượng thờ tự tại đền cũng giống như tại đền Mẫu, là cả hai mẫu được dân chúng tôn thờ đều xuất thân từ Trung Quốc sang. Và đều được cư dân Việt ta tiếp nhận. Điều dễ nhận thấy đó là cho dù đối tượng thờ tự là ai, kể cả người được tôn thờ đó là xuất thân từ nước ngoài thì khi sang, chúng ta đều tiếp nhận miễn là họ là những con người có phẩm hạnh cao quý.

Mặc dù là cả hai nhân vật này đều xuất thân từ Trung Quốc, nhưng đối với đền Mẫu ta thấy ít có bóng dáng người Trung Quốc thờ tự, đến đây. Mặt khác tại đền Thiên Hậu thì do chính người Trung Quốc xây dựng và tôn thờ, chỉ đến khi mà người Trung Quốc không còn sinh sống trên đia bàn này thì sự quan tâm có phần suy giảm. Và hiện nay do người Việt cai quản, nhưng hàng năm vào dịp lễ hội vẫn có nhiều cư dân Trung Quốc tới tham dự.

Nhận thấy một điều rằng thông qua thần tích của đền Mẫu và đền Thiên Hậu thì đối với Mẫu Dương Quý Phi tuy được ghi chép trong sử sách, có thần tích rò ràng. Nhưng người tôn thờ bà đó chính là ca ngợi lòng thủy chung của bà đối với đất nước với chồng, đó là một đức tính cao đẹp đáng để đề cao. Nhưng Mẫu không có ảnh hưởng sâu sắc đối với cư dân Trung Hoa. Còn Mẫu Lâm Tứ Mặc tuy thần tích có vẻ huyền thoại, nhưng đối với cư dân đi biển, đặc biệt cư dân Phúc Kiến, đó là người có công giúp họ thoát khỏi cái chết trong nạn đói, Mẫu là người chỉ đường trên biển. Chính vì vậy Mẫu được cư dân tôn trọng và phụng thờ.

Hoàng Bà Trần Mã Châu được thờ tại đền Bảo Châu. Trần Mã Châu vốn là con cầu tự của Bộ chúa quan họ Trần tên húy là Thành, lấy vợ là Trương Thị Hoan. Ông bà đểu là người quê ở sách Lam Sơn huyện Lương Giang, phủ Thiệu Thiên, châu Ái (tỉnh Thanh Hóa hiện nay). Trong thần phả cho hay, Trần Mã Châu sinh ngày 10 tháng 01 năm Canh Tuất. Ngay từ thuở nhỏ chưa đầy một tuổi đã mồ côi mẹ, lớn lên nhờ Nhũ Mẫu là Sơn Lạc. Khi

trưởng thành có tài thao lược, giỏi thơ ca. Sau đó thân phụ cho đi theo học Lý tiên sinh thành tài kiêm văn vò.

Truyền rằng bấy giờ giặc Tô Định đã đem quân đánh chiếm nước ta, chúng thâm tàn và bạo ngược, áp bức bóc lột nhân dân ta thậm tệ. Không thể chịu ngồi nhìn cảnh Tô Định tàn sát nhân dân ta. Thân phụ Trần Mã Châu là Trưởng quan huyện Nam Xương đã cùng với Thi Sách chiêu binh chống lại Tô Định. Song do thế địch quá mạnh nên nghĩa quân đã bị đàn áp, Trưởng quan liền tự vẫn để khỏi sa vào tay địch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Nghe tin cha mất, Mã Châu sục sôi ý chí căm thù Tô Định, bà ngày đêm chiêu dụ tướng tài, tích lũy binh lương để báo thù cho cha, trả nợ nước. Mã Châu đã cắt tóc cải trang làm ni cô để đến chùa chiêu mộ hùng binh nữ tốt. Một hôm đến xã Bảo Châu, nhân dân trong xã ai nấy đều đi theo. Chỉ trong thời gian ngắn; Mã Châu đã tập hợp được nam tướng, nữ tốt khoảng 200 người làm gia thần, luyện tập binh pháp tinh nhuệ.

Được biết, tại đạo Sơn Tây có hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị là bặc Nữ trung hào kiệt đang dấy binh đánh đuổi Tô Định, báo thù cho chồng là Thi Sách, Mã Châu đã đem quân hợp sức cùng với Trưng Trắc, Trưng Nhị. Quan sát địa thế Bảo Châu bấy giờ có nhiều điểm thuận lợi, Mã Châu quyết định cho lập đồn binh để chuẩn bị quyết chiến với Tô Định.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 7

Tại đây, Mã Châu đã chiêu mộ binh sĩ cả thảy khoảng 1300 người và đem quân đến Hát Giang yết kiến Trưng Trắc và cùng làm lễ Tế thiên địa bách thần trợ giúp… Trưng Vương và Mã Châu công chúa dẫn tả đạo quân, thị vệ nữ tướng cử đại binh tiến thẳng tới đồn Tô Định. Sau nhiều trận quyết chiến, Tô Định đại bại, quân địch bỏ chạy. Trưng Nữ thu được hơn 60 thành, phục lại Nam bang, thống nhất đất nước. Trưng Trắc phong cho Mã Châu làm “Chưởng binh Nộ các trung cung nội thị” và thưởng cho nhiều vàng bạc, đồng thời thuận cho ở Bảo Châu.

Trưng Vương lên ngôi được ba năm thì nhà Hán lại tiếp tục đem quân sang xâm lược nước ta nữa… Trưng Vương cùng ba vạn quân tinh nhuệ ra đánh, Mã Châu được lệnh cùng cầm quân tuyên chiến với địch. Quân địch bao vây tứ phía, công chúa lên ngựa cự chiến quyết liệt, song hơn nửa ngày không thắng… Thấy tình thế có nguy cơ thất bại, Mã Châu lên ngựa phá vòng vây mở đường máu chạy thẳng về Bảo Châu thì hóa, hôm đó vào ngày mồng 03 tháng 03 âm lịch, sau được phong là “Thượng đẳng phúc thần”.

Biết ơn sâu sắc về sự hy sinh anh dũng của người nữ tướng xả thân vì dân vì nước chống lại ách đô hộ nhà Hán, nhân dân Bảo Châu qua các thời kỳ đều suy tôn bà là bậc Thánh Mẫu và dựng miếu thờ bà từ khá sớm trong lịch sử. Hai Bà Trưng và các nữ tướng của hai bà, trong đó có Trần Mã Châu là những tấm gương về những người phụ nữ đảm đang, bất khuất, trung hậu và tràn đầy khí phách anh hùng. Trần Mã Châu là một nhân cách như vậy, di tích đền Bảo Châu mang âm hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu, nhưng đối tượng là Mẫu mang khí phách của một vị anh hùng có công với đất nước, nó càng cho thấy sự đa dạng trong đối tượng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên nói riêng và Việt Nam nói chung.

Với đối tượng là những người phụ nữ, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng phần nào phản ánh được mối quan hệ giữa con người với xã hội thông qua khát vọng giải phóng con người nói chung và người phụ nữ nói riêng khỏi những ràng buộc và chế ngự của các thể chế xã hội, đặc biệt là chế độ xã hội phong kiến ở Việt Nam với những lễ giáo hà khắc. Trong xã hội đó, người phụ nữ phải chịu cực khổ và bất công, họ hoàn toàn bất lực trước bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Vì thế, họ chỉ có thể tìm tới các hình thức tín ngưỡng để thể hiện mong muốn vượt qua các mối quan hệ xã hội khắc nghiệt, giải phóng bản thân và hướng đến cuộc sống hạnh phúc. Đồng thời, chủ thể thờ Mẫu ở Hưng Yên có một vị nữ tướng, điều đó là một minh chứng hùng hồn cho truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

2.3. Chủ thể và thời gian thờ cúng

2.3.1. Chủ thể thờ cúng

Những người có “căn cao số nặng” hoặc những người được “ăn lộc” Thánh được gọi là “thanh Đồng” cần phải “bắc ghế” ra hầu thánh, để cho linh hồn của các vị thần, thánh nhập vào trong quá trình thực nghi lễ. “Đồng” là từ gốc Hán chỉ người con trai dưới 15 tuổi với tư chất trong trắng, ngây thơ, tự nhiên để thần linh nhập vào [72, tr. 86]. Sau đó, người ta dần lấy các cô gái, các bà và cảông để thay thế các thiếu niên. Đến ngày nay, người ta vẫn thường gọi những người lên đồng là các ông Đồng, bà Đồng. Họ đa dạng hơn về vị trí xã hội, ngành nghề. Nếu như trước kia là những người làm tự do thì hiện nay, những người hầu đồng có cả thành phần tri thức, công - viên chức nhà nước. Họ là những chiếc cầu nối giữa thần linh và con người, giữa thế giới thần tiên và cuộc sống trần tục. Những ông Đồng, bà Đồng chiếm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong nghi thức lên Đồng, họ là người giúp thần linh truyền đạt những lời phán dạy của thần linh thông qua thân xác trần tục của mình.

Theo cách giải thích của tín đồ tín ngưỡng thờ Mẫu, con người ai cũng có căn cơ, nhưng độ tốt - xấu (nặng - nhẹ) khác nhau. Nếu căn tốt thì cuộc sống an nhàn, hạnh phúc, thuận lợi; căn xấu (nặng căn) thì cuộc sống sẽ khó khăn, vất vả và gặp nhiều điều bất lợi. Người có “căn đồng” là người sinh dương thế nhưng số hệ thiên cung, mệnh càn bóng quế, con cái của cửa Tứ phủ công đồng. Đó là người đã được các Thánh chấm, không sớm thì muộn, tùy theo căn số của từng người sẽ được Thánh bắt đi lính làm đồng. Nếu không trình diện để hầu sẽ bị các Thánh hành hạ. Lắm người căn cao số nặng ấy, vì không biết đến cửa Thánh để kêu, để cầu nên bị hành cho đủ các kiểu: ốm đau bệnh tật nhưng đi chữa không khỏi vì không biết là mình bị bệnh gì, bị hành cho dở dại dở điên, công danh sự nghiệp lận đận, nhân duyên khó thành… nhưng nếu mình biết đến cửa Thánh, cúi đầu đội lệnh, chẳng dám

đơm sai thì mọi việc sẽ khác hẳn, bệnh hết, mạnh khỏe, bình an, công thành danh toại.

Đối với các tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu, hầu đồng chính là một hình thức để đến được một thế giới hoàn mỹ, thuần khiết. Đó là cơ hội để con người có thể hòa nhập với thần linh. Theo họ, tất cả khó khăn, bất hạnh và đau khổ trong cuộc sống đều được hóa giải khi đến với Mẫu, được tiếp xúc và hòa mình vào thế giới của thánh thần. Đây cũng là mong muốn khát khao thoát ra khỏi xã hội phức tạp với cuộc sống đầy bế tắc để đến với cuộc sống tươi sáng hơn của họ.

2.3.2. Thời gian thờ cúng

- Ngày thường nhật

Ngày thường nhật, tại các cơ sở thờ Mẫu, những người trông coi đền sẽ làm nhiệm vụ thờ cúng (thay nước, thắp nhang, khấn vái…). Theo lời kể của những người thủ nhang thì công việc đó như một thói quen không thể thiếu của họ hàng ngày.

Vào ngày sóc (mùng một) hay ngày vọng (rằm), hầu hết là người dân địa phương tới thắp hương, cầu khấn Mẫu ban cho sức khỏe, may mắn và những công việc đang, sẽ tiến hành được thuận lợi. Thỉnh thoảng cũng có những khách thập phương từ xa tới để cầu bình an, công danh, sự nghiệp.

Một số tín đồ khi có công việc quan trọng: cưới xin, mua - xây nhà, xin việc… cũng tới đền thắp hương cầu khấn Mẫu phủ hộ, soi đường, chỉ lối mà không quản ngày lễ hay ngày thường.

- Ngày lễ hội (ngày tiệc)

Trong dịp lễ hội đầu xuân và lễ hội mùa thu, các cơ sở thờ tự đều được trang hoàng lộng lẫy. Vào dịp này thì không chỉ có đông đủ các tín đồ địa phương, mà còn có rất nhiều đoàn khách thập phương từ xa tới để tham gia lễ hội. Thường các tín đồ đi lễ theo đoàn, dâng những mâm lễ đẹp mắt lên mẫu, có các thầy cúng dâng sớ và khấn trước Mẫu.

Vào những ngày này, không khí thờ cúng, lễ hội tại các cơ sở thờ tự vô cùng náo nhiệt. Nhân dân trong và ngoài tỉnh đều tìm về với Mẫu để khẩn cầu ước muốn của bản thân. Đồng thời, cùng hòa mình vào lễ hội để cảm nhận được không khí tưng bừng nơi đây.

Trong những ngày tiệc, các nghi lễ Hầu đồng diễn ra liên tục. Ngày nào cũng có những ông Đồng, bà Đồng tham gia hầu Thánh. Hơn nữa, nghi lễ cũng được chuẩn bị chu đáo, lộng lẫy và thu hút rất đông những tín đồ tham gia hơn hẳn ngày thường.

2.4. Nghi lễ thờ cúng và hoạt động lễ hội

2.4.1. Nghi lễ thờ cúng

Hoạt động sinh hoạt của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên diễn ra hàng năm với nhiều nghi thức tiêu biểu của tín ngưỡng này trên khắp các di tích thờ Mẫu trong tỉnh mang một yếu tố tâm linh sâu sắc. Sau đây là một số nghi thức tiêu biểu:

Lễ Tôn nhang là một nghi thức sinh hoạt khác trong tín ngưỡng thờ Mẫu, nó cũng được thể hiện ở Hưng Yên. Lễ Tôn nhang hay còn gọi là lễ đội bát nhang, là lễ bốc và đặt bát nhang thờ những vị thần thánh là quân gia thị của Mẫu cho những người ốm đau vì có căn số nặng nhằm cầu cúng cho khỏi bệnh và khoẻ mạnh. Lễ này được tiến hành tại cửa Mẫu. Sau khi bốc, bát nhang được đặt tại cửa Mẫu và trong những ngày mồng một và rằm hàng tháng phải đến thắp hương và cúng lễ tại cửa Mẫu.

Theo các cụ trong nhiều đền Mẫu cho biết thì quan niệm này cho rằng mỗi người khi sinh ra và sinh sống trên còi trần đều do Thánh Mẫu cai quản. Người bị ốm nghĩa là do một vị thần cai quản nào đó hoặc do tất cả các vị hành. Tức là các Ngài đã chấm người đó làm lính hầu và không thể chối từ, nếu chối từ thì sẽ bị nhiều tai vạ. Chính vì vậy muốn khỏi bệnh thì tới cửa Mẫu đội - nghĩa là thờ cúng vị thần đang hành đó. Nếu căn số nặng thì con bệnh phải đội nhiều bát nhang hơn. Và con bệnh tin rằng sau khi cầu cúng sẽ

qua khỏi vì vậy khi ta đến đền thờ Mẫu ở Hưng Yên có rất nhiều bát nhang loại nhỏ ở trước cửa đền, phủ. Đây là một hình thức cúng bái chữa bệnh mang tính chất mê tín di đoan cần có những biện pháp ngăn cản. Nhưng nó là một biểu hiện của hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng Mẫu ở Hưng Yên.

Lễ Hầu đồng hay còn gọi là Lên đồng hay Hầu bóng, là một nghi thức có trong mọi hoạt động sinh hoạt của tín ngưỡng thờ Mẫu. Ở Hưng Yên nghi thức này cũng được thể hiện rò trong các di tích thờ Mẫu của tỉnh. Nó thể hiện trên nhiều phương diện vào các lễ hàng năm của các lễ hội đền.

Lên đồng theo nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh trong Đạo Mẫu Việt Nam viết rằng: “nghi lễ chính của thờ Mẫu Tứ phủ cũng như một số Mẫu khác. Đó là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh Tam Phủ, Tứ Phủ vào thân xác các ông đồng, bà đồng, là sự tái hiện lại hình ảnh của các vị Thánh, nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho những tín đồ đạo Mẫu” [72,tr. 85].

Tại Hưng Yên, những buổi Hầu đồng diễn ra sôi nổi tại những đình, đền, chùa thờ Mẫu. Hoạt động này đã góp phần bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu. Nó phản ánh thực trạng các hoạt động lên đồng trên địa bàn này. Lên đồng là một hoạt động được tổ chức vào nhiều dịp trong năm nhằm thỏa mãn nhu cầu của những người đi theo tín ngưỡng thờ Mẫu và nhu cầu được lên đồng của các ông Đồng, bà Đồng. Họ là những người có “căn”, nhận lộc thánh để lên đồng hay lên đồng để giúp mọi người chữa “bệnh”. Tùy theo từng ông Đồng, bà Đồng khi thời gian họ cảm thấy gần thần linh nhất sẽ quyết định lên đồng vào ban ngày hoặc ban đêm.

Ở những đình, đền, chùa ở khu vực ven hồ Bán Nguyệt, hoạt động lên đồng được diễn ra thường xuyên, tiêu biểu nhất là đền Mẫu. Dựa vào sổ ghi chép của ông Nguyễn Trọng Ngà, thuộc Ban Quản Lý di tích đền Mẫu trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2014 và đầu năm 2015, các hoạt động lên đồng được diễn ra thường xuyên tại nhà đền. Nhà đền không phải đứng ra tổ chức mà chính các ông Đồng, bà Đồng đăng ký là những người tổ chức, nhà

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022