Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Qua Tư Liệu Hán Nôm


Theo quan niệm này:

Tôn giáo cá nhân là sự kết hợp hết sức ý nghĩa mang tính chất cá nhân của các niềm tin, giá trị, và thực hành có liên quan đến thế giới quan của nhóm lớn hay mà cá nhân đó quy thuộc. Trong quá trình hội nhập, cá nhân tiếp nhận nhiều niềm tin, giá trị và thực hành này từ các vị đại diện của nhóm lớn hơn đó như cha mẹ và thầy cô. Cá nhân tiếp thu được nhiều điều trong hệ thống ý nghĩa được tiếp nhận này và chúng trở thành một phần trong cách nghĩ của cá nhân về căn tính của mình và của những người khác. Trong hệ thống ý nghĩa mà cá nhân tiếp nhận đó là hình thành nhiều niềm tin, hình ảnh và quy chuẩn mà nhóm định nghĩa về nam giới và nữ giới. Tất cả tôn giáo đều đề cập đến chủ đề về bản năng giới tính của con người và các vai trò về giới bởi vì bản năng giới tính có một sức ảnh hưởng đến sức mạnh mẽ trong đời sống con người và giới tính, trong hầu hết các xã hội, là một nhân tố chính quyết định sự phân tầng xã hội.

Trước tiên, các nhà xã hội học tập trung nghiên cứu tôn giáo của nữ giới ảnh hưởng như thế nào đến các vai trò về giới và căn tính của họ. Thứ hai, các nhà xã hội cho chúng ta thấy tại sao việc chỉ chú trọng vào tôn giáo và tính tôn giáo chính thức thì đôi khi bị sai lạc. Khi tôn giáo trở thành một lĩnh vực được khu biệt về mặt định chế, nhiều vai trò và thể hiện tôn giáo của phụ nữ bị loại trừ khỏi tôn giáo chính thức, và tiếp tục, thì chúng được lưu giữ và bảo vệ trong các hình thái phi chính thức như tín ngưỡng chữa lành, tín ngưỡng dân gian, lên đồng, phù thủy và hỗ trợ tâm linh khác. Các nhà xã hội học nên xem xét về các nền tảng về mặt cấu trúc xã hội đối với địa vị của phụ nữ; từ góc độ lịch sử, các định chế tôn giáo chính thức điển hình cho việc đàn áp phụ nữ về phương diện cơ chế và hệ tư tưởng. Từ đó, việc hợp thức hóa vai trò của nữ giới về mặt tôn giáo đưa ra các câu hỏi thú vị về tính tôn giáo của phụ nữ. Chứng cứ lịch sử gây ấn tượng sâu sắc cho thấy tôn giáo phi chính thức là một phương tiện nhằm khẳng định các vai trò tôn giáo khác nhau của nữ giới


[44, tr. 557 - 558].

Ngoài ra, dưới góc độ lý luận văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, luận án còn vận dụng quan điểm về tôn giáo của nữ giới và các vai trò giới. Theo đó:

Tôn giáo cá nhân là sự kết hợp hết sức ý nghĩa mang tính chất cá nhân của các niềm tin, giá trị, và thực hành có liên quan đến thế giới quan của nhóm lớn hay mà cá nhân đó quy thuộc. Trong quá trình hội nhập, cá nhân tiếp nhận nhiều niềm tin, giá trị và thực hành này từ các vị đại diện của nhóm lớn hơn đó như cha mẹ và thầy cô. Cá nhân tiếp thu được nhiều điều trong hệ thống ý nghĩa được tiếp nhận này và chúng trở thành một phần trong cách nghĩ của cá nhân về căn tính của mình và của những người khác. Trong hệ thống ý nghĩa mà cá nhân tiếp nhận đó là hình thành nhiều niềm tin, hình ảnh và quy chuẩn mà nhóm định nghĩa về nam giới và nữ giới. Tất cả tôn giáo đều đề cập đến chủ đề về bản năng giới tính của con người và các vai trò về giới bởi vì bản năng giới tính có một sức ảnh hưởng đến sức mạnh mẽ trong đời sống con người và giới tính, trong hầu hết các xã hội, là một nhân tố chính quyết định sự phân tầng xã hội.

Trước tiên, các nhà xã hội học tập trung nghiên cứu tôn giáo của nữ giới ảnh hưởng như thế nào đến các vai trò về giới và căn tính của họ. Thứ hai, các nhà xã hội cho chúng ta thấy tại sao việc chỉ chú trọng vào tôn giáo và tính tôn giáo chính thức thì đôi khi bị sai lạc. Khi tôn giáo trở thành một lĩnh vực được khu biệt về mặt định chế, nhiều vai trò và thể hiện tôn giáo của phụ nữ bị loại trừ khỏi tôn giáo chính thức, và tiếp tục, thì chúng được lưu giữ và bảo vệ trong các hình thái phi chính thức như tín ngưỡng chữa lành, tín ngưỡng dân gian, lên đồng, phù thủy và hỗ trợ tâm linh khác. Các nhà xã hội học nên xem xét về các nền tảng về mặt cấu trúc xã hội đối với địa vị của phụ nữ; từ góc độ lịch sử, các định chế tôn giáo chính thức điển hình cho việc đàn áp phụ nữ về phương diện cơ chế và hệ tư tưởng. Từ đó, việc hợp thức hóa vai trò của nữ giới về mặt tôn giáo đưa ra các câu hỏi thú vị về tính tôn giáo của phụ nữ. Chứng cứ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

lịch sử gây ấn tượng sâu sắc cho thấy tôn giáo phi chính thức là một phương tiện nhằm khẳng định các vai trò tôn giáo khác nhau của nữ giới [21, tr. 294 - 295].

Đó là khung lý thuyết cơ bản để luận án xem xét, bàn luận một số vấn đề về giới có liên quan trong nghiên cứu này.

Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 5

1.2.2. Cơ sở thực tiễn

Kết quả nghiên cứu nền của GS. Trần Quốc Vượng như đã trình bày ở trên đã chỉ rõ, khu vực Kẻ Giày có lịch sử văn hóa lâu đời, phát triển liên tục từ thời sơ sử đến nay. Bề dày văn hóa và tính chất đa văn hóa của khu vực kẻ Giầy còn được phản ánh qua hàng loạt di sản văn hóa vẫn hiện diện, như ngoài thờ Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, cùng hệ thống đền, miếu thờ các Mẫu, Tôn Ông, Chầu Bà, Quan Lớn, các Cô, trong khu vực Kẻ Giày xưa vẫn tồn tại hệ đền thờ thần nông nghiệp gắn với Tứ pháp (Mây, Mưa, Sấm, Gió) của người dân trồng lúa nước… [50, tr. 166 - 170].

Trong bối cảnh biến đổi lịch sử - xã hội vào khoảng thế kỷ XVI, các tôn giáo, tín ngưỡng dân gian nói chung cũng bị tác động và có bước chuyển đáng kể. Một xu hướng đáng quan tâm, đó là hiện tượng định hình Đạo giáo giân gian Việt, dẫn tới sự xuất hiện của phái Nội Đạo và Thánh Mẫu Liễu Hạnh, những đại diện tiêu biểu cho xu hướng này. Trong cục diện chiến tranh Nam - Bắc triều, việc các tôn giáo, tín ngưỡng bị “lôi kéo” để tham gia vào cuộc chiến giữa hai thế lực cũng là điều dễ hiểu. Minh chứng cho nhận định này là những phản ánh dân gian về cuộc chiến giữa Bà chúa Liễu Hạnh và Tiền Quan Thánh do Phật Thích Ca xuất hiện, tín ngưỡng Mẫu Liễu đã kết hợp với Phật giáo và tín ngưỡng dân gian của nông dân để thích ứng với điều kiện lịch sử - xã hội mới, cuối cùng được triều đình thừa nhận và có bước phát triển, lan tỏa vô cùng mạnh mẽ mà chúng ta còn thấy sự hiện diện qua di sản văn hóa trên thực địa, “phần xương sống” của một tín ngưỡng dân gian độc đáo đã được UNESCO ghi danh. Ngoài ra, còn hàng trăm di tích liên quan trong không gian văn hóa Bắc Bộ và một lượng lớn di sản tư liệu Hán Nôm đã được nghiên cứu sinh sưu tầm, thống kê, chỉnh lý, sẽ được lần lượt đề cập trong những chương mục tiếp theo của luận án này.


1.3. Một số khái niệm liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu qua tư liệu Hán Nôm

1.3.1. Mẫu ()

Mẫu là một từ Hán Việt, có nhiều lớp nghĩa. Nguyên ủy, Mẫu chỉ giống cái, sau được dùng để người phụ nữ đã thực hiện chức năng sinh sản, tức người mẹ. Một lớp nghĩa khác cũng đáng quan tâm, Mẫu là tiếng gọi tôn kinh dành cho những người phụ Nữ.

Như vậy, với tín ngưỡng thờ Mẫu, có thể tạm hiểu: Mẫu là tiếng gọi tôn kính người mẹ.

1.3.2. Đồng ()

Đồng cũng là một từ Hán Việt, nguyên ủy thường được dùng chỉ người vị thành niên (trẻ con). Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Đồng chỉ những người được Mẫu sang khăn, sẻ áo hành đồng hầu Mẫu, theo Mẫu làm trọn phận con.

1.3.3. Cốt ()

Cốt cũng là một từ Hán Việt đa nghĩa, vốn chỉ xương cốt, sau một nghĩa chỉ bà cốt. Theo Khảo đồng sự ký: Bà cốt còn được gọi là Hích (), chỉ người phụ nữ

mù theo phép Đông Lâm. Đông Lâm còn có tên gọi khác là Đông Triều. Người phụ nữ mù theo phép Đông Lâm cũng lập một tĩnh thờ thần Đông Triều. Đông Triều vốn là người Mán, khi mới ba tuổi thì bất hạnh mà chết sớm. Sau khi chết trở thành thần, có khả năng tìm được phách của người chết (sau khi người chết thì hồn bay lên trời, phách về với đất), lại có khả năng chiêu vời được phách người chết cho nên người theo Hích thờ thần Đông Triều tục gọi là ông Triều, ông Dí/Rí. Nếu như phụ nữ mù học được phép này thì gọi là bà Cốt. Cốt tức là người chết đã rũa mục hết thịt. Hồn người bay lên trời, chỉ còn phách ở lại trong đất có chứa phần xương cốt. Nếu như phụ nữ mù thỉnh thần Đông Lân nhập vào thân thì sẽ biết được hồn của người chết nên được gọi là bà Hồn, bà Cốt vì hồn và cốt là cùng một cách gọi [152].

1.3.4. Bóng

Bóng là một từ tiếng Việt. Theo Khảo đồng sự ký: Bóng tức là ảnh, vốn chỉ những người thờ thần tiên để ảnh thần tiên giáng vào đàn ông. Những người đàn


ông này được gọi là ông Bóng. Như sách “Ấu học tầm nguyên”, quyển 2, Thích Đạo tập, trang 28 trước, hàng 8 chú rằng: nam Vu gọi là Vu, nữ Vu gọi là Hích. Từ điển Khang Hy tập Đần, Bộ Công bốn nét chú rằng: Thần giáng vào nam gọi là Vu, thần giáng vào nữ gọi là Hích. Sách “Quốc ngữ” nói rằng: Nam làm Vu gọi là ông Bóng, nữ làm Hích gọi là bà Bóng, còn như Đạo gia thờ thần tiên Thái Thượng Lão quân, Tề Thiên Đại thánh là tiên ông; Thánh Mẫu, Công chúa Thượng Ngàn là tiên bà. Nếu như nam có tiên ông giáng vào thân để chữa bệnh cho người thì gọi là ông Bóng. Như vậy, nam thường được tiên ông giáng vào để trị bệnh cho người thì gọi là ông Bóng, còn phụ nữ được tiên bà giáng vào thân thì gọi là bà Bóng. Vậy phụ nữ thường được tiên bà nhập vào gọi là Bóng [152].

1.3.5. Chính tự (正 祀)

Chính tự tức hoạt động thờ tự hợp pháp và chính đáng. Đây là một khái niệm gắn với Điển thờ tự, thực hành văn hóa tín ngưỡng gắn với ngôi đền thờ thần của cộng đồng được triều đình xác nhận. Theo đó, dưới chế độ quân chủ xưa, từ góc độ quản lý bách thần (Quản giám Bách thần), hoạt động thờ tự và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng liên quan (hội lệ) của cộng đồng gắn với một ngôi đền thờ thần, chỉ được coi là chính tự khi vị thần đó có lý lịch rõ ràng, chính đáng, được triều đình xác

nhận tư cách hoặc đã được triều đình phong thần sắc, ghi vào Tự điển/祀典/Điển

thờ tự của triều đình. Đền thờ các vị thần thuộc loại chính tự/正祀 gọi là chính từ/

正祠, thần được thờ trong chính từ/正祠gọi là chính thần/正神.

Trái nghĩa với chính tự/正祀, thường bị gọi là dâm tự/1 , tức hoạt động

thờ tự và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng liên quan của cộng đồng gắn với một ngôi đền thờ thần chưa được triều đình công nhận có tư cách là chính tự/正祀 hoặc chưa được triều đình sắc phong, ghi vào Tự điển 祀典/Điển thờ tự. Đền thờ các vị thần không thuộc hàng chính tự/正祀 bị gọi là “dâm từ”/淫祠, thần được thờ trong “dâm

từ”/淫祠gọi là “dâm thần”/淫神.

1.3.6. Phủ ()

Phủ cũng là một từ Hán Việt, có nhiều lớp nghĩa. Với tín ngưỡng thờ Mẫu, đáng chú ý lớp nghĩa: Phủ là tên gọi của từng địa vực (miền, khu) theo sự phân chia


tương tự như đơn vị hành chính (Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ, Nhạc phủ). Ngoài ra, theo Nội đạo tràng Khảo đồng sự ký, đền chính thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh không gọi là đền mà tôn trọng Thánh Mẫu gọi là Phủ.

1.3.7. Tam phủ (三 府):

Theo Khảo đồng sự ký, Tam phủ tức Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ [152]. Thực tế, trong dân gian còn có khái niệm bộ ba, Tam phủ gồm Thiên phủ, Nhạc phủ và Thủy phủ. Như vậy, trong tôn giáo, tín ngưỡng có thể hiểu, Tam phủ là một quan niệm thuộc vũ quan tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, chia thế giới thần linh ra làm ba miền/phủ.

1.3.8. Tứ phủ ()

Theo khảo đồng sự ký, Tứ phủ tức Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ, Nhạc phủ [152]. Thực tế. Tuy nhiên, theo Tứ phủ công đồng khoa nghi sớ văn hợp tập, trong dân gian còn có khai niệm bộ tứ, Tứ phủ gồm Thiên phủ, Địa Phủ, Thủy Phủ, Dương Phủ. Qua hệ thần linh, có thể khẳng định, Dương phủ được đồng nhất với Nhạc phủ… Như vậy, trong tôn giáo, tín ngưỡng có thể tạm hiểu, Tứ phủ là một quan niệm thuộc vũ quan tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, chia thế giới thần linh ra làm 4 miền/phủ.

Tiểu kết

Điểm qua một số kết quả nghiên cứu của những công trình đi trước, có thể nhận thấy, mỗi nghiên cứu, với phương pháp riêng, cách tiếp cận riêng, lý luận riêng, biện giải riêng sẽ cho ra một kết quả “tương đối riêng”. Tạm hợp các mảnh ghép lại, ắt sẽ tạo nên một bức tranh đa sắc về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh từ lịch sử đến đương đại nhưng vẫn có những điểm như vừa mờ, vừa tỏ. Những thành tựu nghiên cứu trên, đặc biệt là những nghiên cứu cơ bản và tập hợp tư liệu là tiền đề quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa và triển khai đề tài này. Theo đó, có thể nhận thấy, từ việc tập hợp, khảo cứu văn bản học Hán Nôm trong điều kiện hiện nay, vấn đề lịch sử địa chính và văn hóa khu vực Kẻ Giày quanh tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh cần thiết phải được diễn giải lại để làm sáng tỏ thêm.

Trên có sở này, kết hợp với khai thác giá trị của tư liệu Hán Nôm dưới góc nhìn văn hóa học, những vấn đề cụ thể, như tên gọi Kẻ Giày, phủ Giày, hệ thần được thờ,


thần điện và không gian thực hành tín ngưỡng, các thực hành văn hóa tín ngưỡng liên quan, vai trò của các cộng đồng chủ thể sáng tạo văn hóa, tư cách chính tự quanh tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày, vấn đề Tam phủ, Tứ phủ, đặc trưng giới trong Tam phủ, Tứ phủ, vấn đề Tam tòa Tứ phủ, vấn đề vị trí và vai trò của Mẫu Liễu Hạnh trong hệ thần Tứ phủ… cần được phân tích, diễn giải và làm sáng tỏ hơn…

Cũng trong chương này, nghiên cứu sinh đã đề cập tới cơ sở lý luận và thực tiễn, cơ sở lý luận cơ bản và xây dựng một số khái niệm cơ bản có liên quan, như Mẫu, Đồng, Cốt, Bóng, Chính tự, Phủ, Tam phủ, Tứ phủ để làm công cụ triển khai các bước nghiên cứu tiếp theo.


Chương 2

TƯ LIỆU HÁN NÔM VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY VÀ MẪU TAM PHỦ, TỨ PHỦ

2.1. Khái lược về nguồn tư liệu Hán Nôm gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ

Trong tâm thức dân gian, đặc biệt là với tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, Mẫu Liễu Hạnh, vị thần chủ được phụng thờ ở phủ Giày, còn có tên gọi khác là Mẫu phủ Giày/Thánh Mẫu phủ Giày, Mẫu Sòng Sơn/Thánh Mẫu Sòng Sơn, đồng thời, cũng là một vị thần chủ được phụng thờ trong nhiều phủ/điện/đền thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ... ở nhiều địa điểm khác..

Thực tiễn cũng cho thấy, nguồn tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày ít nhiều đều liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và ngược lại. Vì vậy, khi tiếp cận nguồn tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày nói riêng, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ nói chung, cần thiết phải tiến hành khảo sát, sưu tầm tư liệu bao quát trên một phạm vi tương đối rộng, ít nhất tương ứng với không gian văn hóa của khu vực Bắc Bộ và một số địa bàn khác có liên quan mà có thể tạm tính trong phạm vi từ Thừa Thiên Huế trở ra. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của vấn đề, phạm vi nghiên cứu và điều kiện khảo sát, sưu tầm, thu thập tư liệu…, trong khả năng và điều kiện cho phép, luận án xin giới hạn chỉ đề cập tới tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ trong không gian văn hóa Bắc Bộ tại các đơn vị lưu trữ có tài liệu Hán Nôm, tiêu biểu như, Viện Thông tin khoa học xã hội, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, tư liệu Hán Nôm một số cơ sở lữu trữ khác (Thư viện quốc gia, Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ…) và nguồn tư liệu Hán Nôm tại quần thể di tích phủ Giày, cùng một số di tích khác có liên quan… Dưới đây, xin từng bước trình bày khái lược về nguồn tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.

2.1.1. Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tại Viện Thông tin khoa học xã hội

Tại Viện Thông tin khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, hiện đang lưu trữ bộ sưu tập 13.211 bản khai thần tích - thần sắc, với

Xem tất cả 312 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí