Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 9

sư đi trong đoàn tiến hành cúng tế trời đất, thần sông rồi tiến hành múc nước thần từ giữa dòng sông lên. Sau đó rước nước thần về đền.

Theo những người trong đền cho biết thì lễ Rước nước này không chỉ mang ý nghĩa giống như các lễ Rước nước của các lễ hội khác là dùng để làm lễ Mộc dục, cùng với đó là một hình thức cầu mưa của cư dân nông nghiệp. Thì tại đền Mẫu còn thêm một ý nghĩa khác nữa là nhớ lại truyền thuyết về những ngày Mẫu Dương Quý Phi lênh đênh trên biển đến Đằng Giang, được nhân dân mai táng và dựng miếu ở đây. Nước rước về đền một phần được dùng trong những ngày của lễ hội. Còn lại một phần để dành đến ngày 14 tháng 7 âm lịch để làm lễ Mộc dục và ngày 15 tháng 7 nấu cháo cho chúng sinh ăn nhân ngày xoá tội vong nhân.

Lễ Mộc dục được tiến hành cùng với lễ gia quan tại đền vào ngày 14 tháng 7 âm lịch. Là nghi thức quan trọng, đây là nghi thức tắm tượng Mẫu, thay quần áo cho Mẫu và lau chùi các đồ thờ cúng trong đền. Trong ngày này những người trông đền sau khi làm lễ cúng xin phép cho mở cửa đền, và cho phép tắm rửa cho Mẫu thì bắt đầu tiến vào hậu cung để rước Mẫu xuống để tắm rửa cho Mẫu và thay quần áo mới cho Mẫu. Trong lúc tắm rửa và thay quần áo cho Mẫu dân làng đứng ngoài xem và chờ đến lễ tắm Mẫu xong để vào lấy nước vừa tắm cho Mẫu xong để mang về nhà. Họ cho rằng nước đó thiêng và may mắn, đó là lộc của Mẫu ban cho.

Sau khi tắm và thay quần áo mới cho Mẫu xong, thì nhà đền cùng dân làng mang các khí cụ và các đồ khí thờ trong đền ra lau chùi sạch sẽ và hết sức cẩn thận. Nước để tắm và lau chùi các đồ trong đền là lấy từ sông Hồng ở buổi Rước nước trong lễ hội đền vào tháng 3 âm lịch hàng năm.

Có một điều thắc mắc ở đây, tại sao trong lễ gia quan và lễ Mộc dục tại đền Mẫu lại không diễn ra cùng với lễ hội của đền như các lễ hội khác mà lại diễn vào ngày 14 tháng 7 âm lịch hàng năm. Đến hỏi các cụ trong làng và những người trong ban quản lý di tích thì được biết đó là tục lệ từ xưa cũng

không rò sao lại có tục như vậy. Nhưng thiết nghĩ nghi thức này diễn ra trong thời gian này là do dân chúng muốn được sự che trở của Mẫu và được Mẫu xá tội cho những việc làm sai trái của mình trước đó. Chính vì vậy mà ngay sau lễ Mộc dục vào ngày 14 tháng 7 thì vào ngày 15 tháng 7 là ngày xoá tội vong nhân tại đền có nấu cháo để ban phát cho dân chúng trong làng. Đó được coi là lộc của Mẫu ban cho dân chúng.

Lễ Tế do ban tế gồm ba người nam thực hiện, ba người này phải có địa vị trong làng, có nhân cách tốt. Lễ cúng dâng lên Mẫu chỉ có đồ chay không được dâng đồ mặn. Theo các cụ cho biết lễ vật tế Mẫu không có đồ mặn là vì những món ăn chay tịnh này tượng trưng cho những ngày mà Mẫu lánh nạn khi bị quân giặc truy đuổi Mẫu và vua Tống và những ngày Mẫu ngoài biển cả lênh đênh. Đồ cúng lễ bao gồm: Một bát canh miến nấu với táo tầu và nấm hương, một đĩa cơm nắm, một đĩa muối vừng, một đĩa chả đỗ rán, một bát cháo bầu dục. Tất cả đồ lễ được đặt trong một mâm lễ bằng đồng, trên phủ một khăn nhiễu đỏ. Buổi tế thường diễn ra trong một tiếng rưỡi, trong bài tế có nói lại tích của Mẫu và cầu mong Mẫu ban phước lành cho dân làng.

Trong thời gian lễ hội ngoài các nghi thức và đám rước ra thì bên ngoài đền Mẫu luôn diễn ra các hoạt động vui chơi. Những trò chơi dân gian với nhiều màu sắc như: Chọi gà, cờ tướng, cờ người, tổ tôm… làm cho không khí lễ hội lúc nào cũng sôi nổi, vui vẻ. Bên cạnh đó còn có hát chèo, hát chầu văn tại sân đền và toà đại bái. Đặc biệt hơn, và được nhiều người tham dự hơn cả đó chính là hội đua thuyền trên hồ Bán Nguyệt ngay trước cửa đền, và thi thả diều trên đê sông Hồng. Không khí trong các hoạt động vui chơi tại đền Mẫu thật nhộn nhịp, khiến cho những người không tham dự được cảm thấy hối tiếc.

Sáng ngày 14 mọi hoạt động vui chơi vẫn diễn ra bình thường và chỉ đến chiều thì dân làng cùng nhà đền rước Mẫu vào hậu cung và rước quan Thành Hoàng thái giám họ Du về đình Hiến, lễ hội chính thức kết thúc, cảm xúc bao người vừa hân hoan vừa tiếc nuối và lại háo hức mong chờ đến lễ hội lần sau.

2.4.2.3. Lễ hội đền Thiên Hậu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Lễ hội tại đền Thiên Hậu từ xưa đến nay được tổ chức một năm hai lần vào tháng 3 âm lịch và tháng 9 âm lịch. Hội vào tháng 3 thường được tổ chức từ ngày 23 đến 25 tháng 3 âm lịch và thường được tổ chức to hơn hội tháng 9 vào mồng 9 tháng 9 âm lịch. Hội tháng 3 là tưởng nhớ ngày sinh của Mẫu, hội tháng 9 tưởng nhớ ngày hoá của Mẫu.

Vào hội tháng 3 thì từ ngày 20 âm cửa đền đã mở để lau chùi, dọn dẹp chuẩn bị cho lễ hội. Vào dịp này bà con người Hoa từ các nơi như Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội… cũng về dự. Vì đền do người Hoa góp công xây dựng nên đây là dịp để người Hoa từ khắp nơi về tụ họp để cùng nhau tưởng nhớ tới quê hương bản quán, đồng thời nhắc lại những hồi ức êm đềm về xứ sở của mình.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 9

Trong những ngày lễ hội thì đông vui nhất đó chính là lúc rước kiệu Mẫu Lâm Tứ Mặc đi ra từ đền Thiên Hậu đến Thiên Hậu cung mà nơi đó cũng thờ bà. Đám rước đi từ phường Quang Trung ngày nay đến phường Hồng Châu. Xưa kia vốn là khu vực này thuộc đất làng Bắc Hoà nơi người Hoa sinh sống. Vào dịp lễ hội thì những năm làm ăn khá giả bà con ngưòi Hoa ở các thành phố lớn về lễ hội và cung tiến nhiều tiền nên đám rước được tổ chức hết sức huy hoàng. Khi đó gọi là hội hàng bàn, vào những năm đó người ta thuê cả đoàn tuồng đóng các tích Tam Quốc Diễn Nghĩa, Đông Chu Liệt Quốc… đi cùng với đám rước cho nhộn nhịp và long trọng. Đi đầu đám rước là cờ quạt, sau đó là phường tuồng, đến chiêng trống, thanh la, não bạt, kèn, chuông… tất cả những nhạc cụ đó đều mang đậm tính chất của người Hoa. Tiếp đó là bốn cỗ kiệu, mỗi cỗ có chức năng riêng như kiệu để dày, để hài đi trước tới đó mới là kiệu Mẫu Lâm. Kiệu khiêng Mẫu phải do các nữ đồng chinh rước. Sau kiệu Mẫu Lâm là các cụ già và dân làng cùng khách thập phương.

Đám rước đi từ phố này sang phố khác thật rầm rộ, uy nghi, thu hút đông đảo nhân dân tham dự. Cứ như vậy đoàn rước từ từ diễu qua các phố tiến về Thiên Hậu cung. Đến Thiên Hậu cung người ta đưa kiệu và các nghi trượng vào trong cung và tiến hành lễ Tế tại đó. Sau khi tế xong bắt đầu rước Mẫu Lâm về đền Thiên Hậu, lễ rước này được tiến hành trong các ngày lễ hội.

Lễ Rước nước được diễn ra ngay sau lễ mở cửa đền, tức là báo hiệu lễ hội của đền được bắt đầu. Nước được rước từ sông Hồng lên, những người tham gia lễ Rước nước chủ yếu là người Hoa sinh sống ở đây, ngoài ra có cả người Việt tham gia. Trong đám rước có đủ cờ thần, kiệu long đình, có choé để đựng nước… Nước được múc từ sông lên đúng chính Ngọ và trong khi chuẩn bị múc nước người ta phải tế thần sông, trời đất.

Sau khi làm lễ Rước nước xong thì lễ Mộc dục được tiến hành. Trước hết cũng như tại đền Mẫu các người trong ban tế lễ phải làm lễ xin Mẫu xong mới bắt đầu tắm rửa và thay quần áo mới cho Mẫu. Lễ Mộc dục tại đền Thiên Hậu diễn ra một năm hai lần tương ứng với hai lần lễ hội tại đền, đây là điểm khác biệt so với đền Ghênh, đền Mẫu và đền Bảo Châu. Sau khi tắm rửa và thay quần áo cho Mẫu xong họ bắt đầu đi tắm rửa cho các vị còn lại trong đền như là cha mẹ của mẫu, quan Thiên Lý, quan Thiên Nhãn… cùng với đó là lau các đồ đạc được thờ trong đền. Những người theo dòi chỉ chờ cho nghi lễ Mộc dục được tiến hành xong mới vào mỗi người lấy một chút nước vừa tắm cho Mẫu coi đó là lộc ban.

Lễ Tế tại đền không phải do ban tế lễ, mà ở đền không bầu ban tế lễ, việc tế lễ do ban quản lý làm. Bởi vì đền thờ do người Hoa lập ra và thờ tự, do đi làm ăn lên chỉ lập ra ban quản lý đền mà thôi. Đến ngày giỗ Mẫu tức là ngày hội họ khắp nơi về tụ họp mang lễ vật dâng lên Mẫu, còn mọi việc đều do ban quản lý điều hành. Vào ngày 23 tháng 3 âm lịch sau khi mọi lễ nghi trước đó đã tiến hành xong, tại đền bắt đầu lễ Tế. Lễ vật bao gồm: Lễ ngũ

thực được đặt ngoài Thiêu hương (nhà tám mái) bao gồm năm thứ thịt tươi sống là lợn, gà, cá trắm, dê, ngỗng. Vì tương truyền rằng năm loại thịt này là cúng các quan ở năm cửa. Lễ vật này làng phân công mỗi năm một gia đình chịu trách nhiệm sắm sửa, có trích thêm quỹ của làng để chu cấp cho nhà đó. Còn bên bàn thờ Mẫu chỉ cúng cơm chay, cơm canh và bánh rùa. Bánh rùa đựoc làm từ bột nếp trộn với gấc, lấy đỗ xanh làm nhân đong vào khuôn như khuôn bánh dẻo thành hình bánh. Thờ lễ vật nên Mẫu vậy là để nhớ lại những ngày ở Phúc Kiến nạn đói xảy ra dân chúng không có gì ăn, Mẫu đã kiến được loại rau ăn đã cứu sống bao người. Trong khi tế lễ người ta nhắc lại sự tích của Mẫu và những việc Mẫu đã làm cho họ, và cầu mong Mẫu tiếp tục phù hộ cho họ làm ăn phát đạt hơn. Lễ Tế tại đền Thiên Hậu được diễn ra trong suốt buổi sáng đến mãi trưa mới xong.

Khi các nghi lễ hoàn thành là lúc bắt đầu những sinh hoạt văn hoá nghệ thuật được diễn ra. Dưới ánh đèn nến sáng trưng với đủ màu sắc,đoàn tuồng kịch bắt đầu diễn với các tiết mục hấp dẫn làm lôi cuốn đông đảo ngưòi xem. Những tiết mục trong buổi biễu diễn này đều nói về các sự kiện lịch sử của Trung Quốc với các nhân vật nổi tiếng như Lã Bố, Khổng Minh, Quan Vân Trường… Các vở biễu diễn để gợi nhớ lại cho người Hoa về quê hương xứ sở của họ.

Trong những ngày diễn ra lễ hội người ta không thấy sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Họ cùng ngồi ăn cỗ với nhau nói chuyện với nhau hết sức vui vẻ. Chỉ trừ các cụ già được tôn trọng thì được ngồi phía trên thôi còn đâu không có sự phân biệt ngôi thứ. Họ còn không làm những món ăn sơn hào hải vị mà làm những món ăn dân dã, họ cho rằng làm những món ăn như vậy sẽ biểu thị cho việc không phân biệt lẫn nhau trong ngày thiêng liêng của mình.

Vào hội tháng 9 thường nhỏ hơn và thời gian hội ngắn hơn. Bà con người Hoa về ít hơn. Nên lễ hội chỉ diễn ra quy mô nhỏ với các nghi thức, lễ nghi, sinh hoạt theo quy định mà thôi.

Trong thời điểm hiện nay thì hội đền Thiên Hậu do người Việt ta quản lý, lễ hội vẫn được tổ chức hàng năm và cũng có sự góp mặt của một số người Hoa, với nhiều lễ nghi sinh hoạt như cũ. Nhưng bên cạnh đó có nhiều chuyển biến mang sắc thái của người Việt. Đặc biệt song song với những sinh hoạt nghệ thuật hát tuồng chèo thì ở đây trong những ngày lễ hội còn diễn ra các hoạt động trò chơi dân gian của người Việt như: Chọi gà, Cờ người, Đua thuyền…

Có thể thấy lễ hội tại đền Thiên Hậu mang những nét tô đẹp thêm cho hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên.

2.4.2.4. Lễ hội đền Bảo Châu

Lễ hội đền Bảo Châu được diễn ra từ mồng 1 đến mồng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Trong đó thì ngày mồng 3 tháng 3 là hội chính tại đền.

Vào trước ngày diễn ra lễ hội thì theo tục xưa thì hội đồng Hương lý trong làng mời các đại biểu 20 giáp ra Đình Mặn để họp bàn thống nhất công việc trong những ngày lễ hội diễn ra. Cả làng gồm 20 giáp được chia làm 4 phe là Đông, Bắc, Tây, Nam. Mỗi phe có 5 giáp. Sau khi nhận sự phân công thì các giáp phải chuẩn bị áo quần để lễ, đò rước, chuẩn bị cắt cử người đóng giá kiệu gồm 16 người. Tại các đền, đình, chùa đều có lệ bao sái tượng, đồ thờ và rước chân nhang về đền Mã Châu.

Trong những ngày diễn ra lễ hội ngoài các nghi thức, lễ nghi thì lễ hội diễn ra thật tưng bừng, sôi động. Với lễ rước kiệu của bà Mã Châu đi vùng quanh làng, đi đến đâu dân làng đều mang đồ lễ ra bái vọng đến đó. Cứ được một thời gian đoàn rước lại nghỉ, dân làng mang lễ vật cúng rồi chia cho những người trong đám rước ăn. Đi cùng đám rước là những đội múa rồng, múa sư tử, cùng với kèn, trống vang xa, pháo nổ ròn rã làm cho không khí hội tưng bừng, nhộn nhịp.

Sau khi làm lễ mở cửa đền thì tiến hành làm lễ Rước nước để dùng nước đó tắm rửa cho Mẫu - lễ Mộc dục và lau chùi các đồ trong đền cũng như

tiến hành phục vụ những ngày của lễ hội. Nước cũng được lấy từ sông Hồng, và nghi thức rước nước ở đây cũng giống như đền Mẫu và đền Thiên Hậu.

Đền Bảo Châu lễ Tế xưa thường diễn ra vào ngày mồng 1 tháng 3 âm lịch và ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch. Trong ngày mồng 1 thì gọi là lễ khai hội, ngay từ sáng sớm các giáp đã đến đây lễ tại đền ban khánh tiết đặt vào ban thờ và mời tiên chỉ ra làm chủ tế. Thời gian theo điển lễ là hai tiếng rưỡi, nghi thức cúng lễ đúng năm tuần là: hương, hoa, rượu, quả, rượu. Khoảng thời gian ở giữa lúc tế là sẽ đọc chúc văn, sau đó tiến hành hoá chúc và lễ tạ. Ngày mồng 3 tháng 3 là ngày Đại tế là ngày lễ chính thờ Mẫu Trần Mã Châu. Nghi thức diễn ra hết sức trang trọng, ban tế lễ bao gồm: Chủ tế làm nhiệm vụ vái chầu, Thông tế làm nhiệm vụ chấp bái, Xướng tế làm nhiệm vụ bắt nhịp, bốn Tuần làm nhiệm vụ dẫn lễ, hai Bồi tế làm nhiệm vụ đứng bái, ba Trống tế làm nhiệm vụ nhạc tế, Chiêng tế làm nhiệm vụ nhạc tế. Lễ vật cúng lên là hoa quả, xôi gà, lợn quay… Cũng như các tế lễ các đền thì trong buổi tế tại đền có nói về sự tích của Mẫu có công với đất nước đánh giặc ngoại xâm mang yên bình cho dân chúng.

Những ngày lễ hội diễn ra ngoài các lễ nghi thì luôn diễn ra các trò chơi dân gian đặc sắc như: Tổ tôm điếm, cờ tướng, chọi gà, đấu gậy… Về đêm thì tổ chức các tiết mục văn nghệ múa hát tại sân đình với nhiều vở như: Quan âm thị Kính, Tống Trân Cúc Hoa… Và đặc biệt hơn là dân làng được xem tiết mục đánh trận giả để tưởng nhớ vị nữ tướng anh hùng dưới triều Hai Bà Trưng. Tại đây các phường hát cùng nhau thi tài làm cho hoạt động lễ hội thêm vui nhộn và đầy ý nghĩa.

Hiện nay lễ hội đền Bảo Châu vẫn được tổ chức đều đặn. Nhưng nhiều nghi lễ, nghi thức đã bỏ, ví như việc tụ họp ở sân đình Mặn của hệ thống chức sắc trong làng xưa không còn nữa mà thay vào đó là chính quyền địa phương xã Quảng Châu và những người trong ban quản lý di tích đền. Với đó không còn các giáp của các phe như xưa mà thay vào đó là các chàng trai khoẻ mạnh

của làng, các cô gái trong làng đến giúp đỡ đền cùng với đó là là dân chúng trong làng.

Lễ hội đền Bảo Châu không lớn như lễ hội tại đền Mẫu nhưng nó cho thấy được một đặc trưng nữa trong hoạt động sinh hoạt thờ Mẫu tại Hưng Yên phong phú và đa dạng.

Với việc tổ chức các hoạt động lễ hội tại các cơ sở thờ tự, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên đã góp phần gìn giữ truyền thống lâu đời của dân tộc: lòng yêu nước, tinh thần cố kết cộng đồng, đại đoàn kết dân tộc… Thông qua các trò chơi dân gian, nhân dân địa phương cũng như du khách đã hòa mình vào những bản sắc dân tộc, thể hiện sự gắn kết với văn hóa truyền thống. Cũng từ đó, con người gần gũi, gắn bó với nhau hơn, sau những ngày vất vả lao động chăm lo cho cuộc sống của từng cá nhân, gia đình, họ lại có khoảng thời gian vui vẻ bên những người trong xóm, ngoài làng và cả khách thập phương mỗi dịp lễ hội. Nhờ vậy, cộng đồng làng xã được cố kết chặt chẽ hơn, tinh thần đại đoàn kết dân tộc được phát huy mạnh mẽ.

Tiểu kết chương 2

Hưng Yên nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc bộ, là vùng công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của phía Bắc và cả nước; có vị trí địa lý thuận lợi và có tuyến đường giao thông quan trọng đi qua, đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của cả vùng. Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có nền văn minh lúa nước lâu đời, Hưng Yên có nhiều hình thức tín ngưỡng phản ánh khá rò nét con người, truyền thống, phong tục của nền văn minh này. Nét độc đáo của nhiều lễ hội truyền thống là các lễ rước thường gắn liền với sông Hồng tiêu biểu là lễ hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu đều tổ chức rước nước từ sông Hồng về lễ thánh.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng yên nói riêng rất phong phú và đa dạng. Đối tượng thờ tự không chỉ là những Thánh Mẫu mang tính huyền bí có phép thuật cao siêu hay là nhưng con người có thật nhưng ở địa vị danh cao, mà có

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí