Câu Chuyện Tiếp Cận Văn Hóa Quanh Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Liễu Hạnh Ở Phủ Giày Qua Khảo Chứng Vân Cát Thần Nữ Truyện


lại đánh ba tiếng trống thì mọi người cùng đứng dậy và cùng nhau nhiễu trước phủ ba vòng. Nhiễu xong, lại đến trước nghi môn, nơi xếp chữ, rồi xếp chữ Hòa. Cách thức xếp giống như xếp chữ Dân. Tiếp đó, xếp đến chữ Thần. Xếp xong thì xếp chữ Phúc. Xếp xong bốn chữ, những người xếp chữ lại đi nhiễu trước phủ ba vòng. Nhiễu xong, mọi người vào trong phủ bái tạ Thánh Mẫu. Mỗi người tạ lễ bốn vái. Vái xong, người của xã Tiên Hương lấy oản chia cho những người xếp chữ, mỗi người một cái oản và một quả chuối. Sau đó, mọi người lại mang gậy về nhà. Nếu trong nhà mà có tà ma thì sẽ đều sợ chạy, không dám ở lại trong nhà có gậy này. Có người chưa đến phiên cầm gậy xếp chữ thì bỏ tiền ra mua lại gậy đã từng xếp chữ đem về. Có người thì mua nhưng cũng có người không mua. Đại khái là gậy này xếp chữ cúng Thánh Mẫu, tức là gậy của Thánh Mẫu. Thế cho nên, những người không có gậy này muốn mua lại để đem về nhà. Tà ma thấy gậy này không dám vào nhà.

Ngoài ra, trong hội Tiên Hương, còn có lệ rước Mẫu thỉnh kinh và nhiều hoạt động văn hóa - thương mại tương đối đặc sắc, như làm bánh giày tế Thánh Mẫu, nặn bánh trâu, bánh lợn bằng bột bán cho khách mua lễ Mẫu đem về làm khước, làm đèn hoa đăng bằng giấy dâng Thánh Mẫu. Đặc biệt là hoạt động lên đồng: Bà đồng, cô đồng về chầu Thánh Mẫu; trẻ em nam, nữ làm đồng; chế ấn, làm bùa bán cho khách; đồng thờ Đức Thánh Trần xiên lình, cắt lưỡi hầu Thánh Mẫu…[152].

Tiểu kết

Kẻ Giày thuộc vùng đất Kẻ Trần của họ Trần xưa, nổi tiếng với phủ Giày và truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh. Trong khoảng cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI, Kẻ Giày được chia tách thành những đơn vị địa chính nhỏ hơn, trong đó có xã Vân Cát và xã An Thái. Hai xã ổn định, độc lập về địa chính ít nhất tới năm Gia Long thứ 4 (1805). Trong khoảng những năm 1805 - 1811, xã Vân Cát được sáp nhập với xã An Thái thành xã An Thái (mới) và trở thành thôn/giáp của xã An Thái (mới). Sau đó, khoảng những năm đầu dưới thời Tự Đức, xã Vân Cát lại được tách khỏi xã An Thái (mới), tái lập xã Vân Cát, xã An Thái (mới) được đổi tên thành xã Tiên Hương. Hai xã tiếp tục ổn định, hoàn toàn độc lập về quan hệ địa chính cho đến khi cùng hợp nhất với xã Kim Bảng thành xã Kim Thái vào năm 1947.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Kẻ Giày được định hình từ khoảng thế kỷ


XVI. Đến thế kỷ XVII, hệ Mẫu Tam vị/Tam tòa ở phủ Giày đã được xác lập và thừa nhận tư cách chính tự. Theo diễn giải dân gian và ý thức hệ tư tưởng chính thống thời Nguyễn, bên cạnh “hành trạng thần tiên”, ba vị còn có “hành trạng thế tục”, với đầy đủ những cung bậc thác ghềnh của một vòng đời thân phận nữ, để rồi, sau hợp lại thành một thiên truyền kỳ nổi tiếng khắp vùng Thiên Bản, dưới gầm trời Nam.

Cũng từ thế kỷ XVII, đền Vân Cát đã được xây dựng tương đối quy mô. Vào năm Thành Thái thứ 10 (1898), đền này được đại trùng tu Diện mạo kiến trúc của phủ hiện nay, cơ bản là sản phẩm của các đợt trùng tu vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX trở về sau.

Với phủ Giày Tiên Hương, những ghi chép về phủ Giày thuộc xã Tiên Hương dưới thời Lê, như Thư lâu phả ký phản ánh là ảnh ảnh xạ của phủ Giày An Thái khi chưa phân tách. Về diện mạo kiến trúc của phủ này hiện nay đều là sản phẩm của những đợt tu bổ vào cuối thời Nguyễn và những năm gần đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

Tại khu vực phủ Giày xưa, các sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh, thường được tổ chức theo thông lệ định kỳ và gắn với các dịp lễ tiết. Trong điều kiện tư liệu có thể khảo, có thể nhận thấy, trong khoảng nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, ngoại trừ việc thực hành lên đồng, cơ bản, tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giầy có nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng thờ thần gắn với nông nghiệp trong các cộng đồng làng xã thuộc châu thổ Bắc Bộ đương thời, mặc dù yếu tố văn hóa thương mại trong hội này đã tương đối đậm nét.


Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 17

Chương 4

BÀN LUẬN THÊM VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN HÓA LIÊN QUAN TỚI TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY VÀ‌

MẪU TAM PHỦ, TỨ PHỦ QUA TƯ LIỆU HÁN NÔM

4.1. Câu chuyện tiếp cận văn hóa quanh tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày qua khảo chứng Vân Cát Thần nữ truyện

Vân Cát Thần nữ truyện (Truyện Vân Cát Thần nữ) khắc trong Truyền kỳ tân phả (được cho do Hồng Hà Phu nhân - Đoàn Thị Điểm sáng tác, tàng bản tại Lạc Thiện đường), khắc năm Gia Long thứ 10 (1811) [249] là bản in được định bản sớm nhất, ổn định về mặt văn bản từ năm 1811 đến nay.

Mở đầu truyện, có câu: An Thái Vân Cát Thiên Bản chi danh hương 安 泰

雲 葛 天 本 之 名 香 . Về câu này, hầu hết các ấn phẩm xuất bản tiếng Việt thường tham khảo hoặc đối chiếu bản dịch của Ngô Lập Chi và Trần Văn Giáp (công bố lần đầu năm 1962) đều thống nhất bản dịch và hiểu là: Thôn/Làng An Thái, xã Vân Cát là một làng nổi tiếng của/ở huyện Thiên Bản [58, 67, 70]. Theo tinh thần này, những nghiên cứu về Mẫu Liễu Hạnh đã “vô tư” trích lại, dần trở thành một cách hiểu “truyền thống” và mặc nhiên khẳng định, trong lịch sử, An Thái từ giữ thân phận là một thôn của xã Vân Cát. Cách hiểu này, vô tình đã ít nhiều góp phần làm

méo mó vai trò và tư cách thờ tự Thánh Mẫu Liễu Hạnh giữa đôi bên và bản chất câu chuyện thờ Mẫu Liễu Hạnh trong hơn nửa thế kỷ qua. Thiết nghĩ, đã đến lúc, chi tiết này cần được đính chính.

Nếu đọc kỹ lại văn bản chữ Hán và tìm hiểu về lịch sử địa chính khu vực Kẻ Giày xưa, liên tưởng tới những bản tiếng Việt đã tham khảo, rõ ràng như thấy có điều “ngờ

ngợ”, bởi trong cấu trúc câu: An Thái/Vân Cát/Thiên Bản chi danh hương 安 泰/雲 葛/

天 本 之 名 香 thì An Thái, Vân Cát là hai địa danh trong quan hệ thuộc cấp trên/dưới. Vậy quan hệ thuộc cấp giữa An Thái và Vân Cát ở đây ra sao?

Hiện nay, khi nghe thầy chùa, thày cúng… tuyên sớ Hán - Việt văn đoạn: Việt Nam quốc/A tỉnh/B huyện/C xã/D thôn… mọi người đều có thể hiểu là: Thôn D/xã C, huyện B, tỉnh A, nước Việt Nam... Trong ngữ pháp Hán văn cổ, với quan hệ địa danh


thuộc cấp, khi liệt kê, thông thường thì cấp địa chính trên kê trước, cấp địa chính dưới kê sau. Ngữ pháp tiếng Việt nay thì ngược lại. Mặt khác, tên và nội dung Truyện Vân Cát Thần nữ đã khẳng định, Nữ thần ở Vân Cát, nếu xác định, Vân Cát ở đây là đơn vị cấp xã thì cần gì phải thêm thôn An Thái thuộc xã này vào để làm gì cho rườm rà, thực sự không cần thiết và thừa thãi? Thôn An Thái không liên quan! Nội dung truyện cũng không hề đề cập tới chi tiết Thần nữ giáng sinh ở thôn An Thái hoặc đền thờ ở thôn An Thái hoặc có bất kỳ chi tiết gì gắn với thôn An Thái? Trong trường hợp, nếu tạm coi An Thái và Vân Cát là địa danh cùng cấp thôn, cùng cấp làng hoặc cùng cấp xã thì lại càng vô lý, bởi khi xác định tên truyện là Vân Cát Thần nữ (Thần nữ ở Vân Cát) thì không cần “khoác” thêm An Thái vào để làm gì? Như vậy, có thể thấy, theo cấu trúc

ngữ pháp Hán văn cổ, câu An Thái Vân Cát Thiên Bản chi danh hương 安 泰 雲 葛 天

本 之 名 香 phải được hiểu đúng là: Thôn Vân Cát, xã An Thái là một làng nổi tiếng của/ở huyện Thiên Bản. Và, một giả thiết làm việc được đặt ra, là đương thời, nếu Đoàn Thị Điểm chép truyện Vân Cát thần nữ, Vân Cát giữ tư cách là địa danh cấp xã nhưng khi “Nhà xuất bản” Lạc Thiện đường san khắc truyện này (năm 1811), Vân Cát đã mang thân phận là một thôn trong xã An Thái - xã Vân Cát đã sáp nhập (hợp xã) với xã An Thái. Để dễ biện biệt và phân tích, nghiên cứu sinh tạm gọi xã An Thái sau khi sáp nhập xã Vân Cát là xã An Thái (mới). Sau đó, vào khoảng cuối thời Thiệu Trị - đầu

thời Tự Đức, thôn Vân Cát lại được tách khỏi xã An Thái mới (biệt xã), tái lập xã Vân Cát, sau xã An Thái (mới) được đổi tên thành xã Tiên Hương. Khi chưa tiếp cận được

với tài liệu Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội tổng các xã tục lệ 南 定 省 務 本

縣 同 隊 總 各 社 俗 例 - Tục lệ các xã thuộc tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (do chức sắc, kỳ mục, hương lão các xã Trang Nghiêm Hạ, xã Xuân Bảng, xã Tiên Hương, xã Vân Cát lập và xác thực), ký hiệu AF. A11.35, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, căn cứ văn bia tại phủ Vân Cát, Nam Định tỉnh địa dư chí (“Xã Tiên Hương: trước là Yên (An) Thái, năm Tự Đức thứ 14 đổi là Tiên Hương” [80, tr. 39]),

Đồng Khánh Địa dư chí (“Xã Tiên Hương: Đầu Nguyễn về trước là xã An Thái 安 泰.

Từ năm Tự Đức thứ 15 (1862) kiêng huý Ngãi vương Nguyễn Phúc Thái, đổi là Tiên

Hương 仙 鄉” [20]), nghiên cứu sinh từng phỏng đoán, sự kiện thôn Vân Cát tách khỏi


xã An Thái mới (biệt xã), tái lập xã Vân Cát, xã An Thái được đổi tên thành xã Tiên Hương diễn ra vào khoảng năm Tự Đức thứ 14 (1861) [80, tr. 39] hoặc năm Tự Đức thứ 15 (1862) [20]. Tuy nhiên, qua Nam Định tỉnh Vụ Bản huyện Đồng Đội tổng các

xã tục lệ 南 定 省 務 本縣 同 隊 總 各 社 俗 例, có thể khẳng định lại, ít nhất từ năm

Tự Đức thứ 3 (1850), Tiên Hương với tư cách là đơn vị địa chính cấp xã đã chính thức xuất hiện (Tục lệ xã Tiên Hương, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định)

[186]. Cũng theo, Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội tổng các xã tục lệ 南 定 省

務 本縣 同 隊 總 各 社 俗 例, năm Tự Đức thứ 10 (1857), Vân Cát với tư cách là đơn vị địa chính cấp xã lại xuất hiện trong bản ghi tục lệ của xã này (Tục lệ xã Vân Cát, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) [186]. Qua đây, có thể khẳng định, thôn Vân Cát đã được tách khỏi xã An Thái (mới) - biệt xã muộn nhất là vào năm Tự Đức thứ 3 (1850).

Một tài liệu khác góp phần xác thực, Vân Cát từng là một thôn của xã Am Thái (mới), đó là bản khắc Thiên Bản Vân Hương Lê triều Thánh Mẫu ngọc phả 天 本 雲鄉黎 朝 聖 母 玉 譜 (Ngọc phả Thánh Mẫu triều Lê ở Vân Hương, Thiên Bản), khắc năm

Bảo Đại thứ 9 (1934), do thanh đồng Vũ Xuân Lan san khắc, ván khắc vốn lưu tại đền Cố Trạch (đền/phủ Vân Cát), xã Vân Cát. Theo bản khắc này, phần mở đầu của Ngọc phả Thánh Mẫu triều Lê ở Vân Hương, Thiên Bản khẳng định: Dưới triều Lê, ở thôn Vân Cát (nay đổi thành xã), xã An Thái (nay đổi thành Tiên Hương), huyện Thiên Bản

(nay đổi thành Vụ Bản), phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định có Lê Thái Công… 南 定 省

義 興 府 天 本 縣 (今 改 務 本) 安 泰 社 (今 改 仙 鄉) 雲 葛 村 (今 改 為 社) 辰 黎

朝 有 黎 太 公… Nam Định tỉnh, Nghĩa Hưng phủ, Thiên Bản huyện (kim cải Vụ Bản), Vân Cát thôn (kim cải vi xã) thời Lê triều hữu Lê Thái Công…

Cũng trong chuyện này, cuối truyện có chi tiết, sau đại chiến ở Phố Cát, Thanh Hoa/Hóa được phản ánh dưới thời Cảnh Trị (1663 - 1671), Tiên nữ trên trời

hiển thánh - Thượng Thiên Tiên nữ hiển thánh 上 天 仙 女 顯 聖 (Danh hiệu do

Mẫu nhập vào một người nhảy lên đàn ba tầng và tự xưng), tức Thánh Mẫu Liễu Hạnh yêu cầu dựng lại đền, được triều đình ưng thuận và được phong Mã Hoàng

Công chúa 禡 黃 公 主 , sau lại được gia phong Hòa Diệu Chế Thắng Đại vương


妙 制 勝 大 王 (có bản thần tích chép là Chế Thắng Hòa Diệu Đại vương 制 勝 和

妙 大 王), được đưa vào Tự điển/Điển thờ tự. Để rồi sau đó, nhà nhà vẽ tranh, nơi nơi dựng đền để cầu phúc ấm. Bám vào chi tiết này, không ít nghiên cứu dẫn lại để đi đến khẳng định Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đã được triều đình thừa nhận tư cách chính tự (cho phép thờ cúng) từ thời Cảnh Trị. Tuy nhiên, trong thực tế lại không hẳn như vậy.

Qua khảo cứu, các sắc phong trước thời Nguyễn (1802) phong cho thần, qua các đợt phong, tên thần và thần hiệu ở lần gia trước thường được giữ nguyên và ghép thêm mỹ tự được gia phong thuộc đợt sau, chỉ đến thời Nguyễn (từ 1802) trở đi, nguyên tắc này mới bị bãi bỏ. Theo đó, nếu Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Phố Cát hoặc bất kỳ địa điểm nào thờ Mẫu được vua Lê Cảnh Trị (1663 - 1671) gia phong

các mỹ tự Hòa Diệu Chế Thắng Đại vương 和 妙 制 勝 大 王 hoặc Chế Thắng Hòa

Diệu Đại vương 制 勝 和 妙 大 王, thì các sắc thuộc các đợt phong sau dưới thời Lê và thời Tây Sơn ắt phải bảo lưu các mỹ tự này. Trên thực tế, trong số các sắc gốc phong cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh hiện còn mang niên đại trước thời Nguyễn (1802) mà nghiên cứu sinh được biết, chỉ có sắc tại đền Bà Kiệu (Thiên Tiên điện), thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và một sắc khác có niên đại thời Lê Trung hưng - khoảng từ năm Cảnh Hưng 44 (1783) trở về sau, hiện đang trong sưu tập của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam gắn với sự xuất hiện của các mỹ tự này. Cụ thể, tại đền Bà Kiệu, bản

sắc phong cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh vào ngày 26 tháng 7 năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783), các mỹ tự Chế Thắng Hòa Diệu Đại vương 制 勝 和 妙 大 王 lần đầu tiên

xuất hiện. Sau đó, các mỹ tự này còn được kế thừa trong các sắc phong cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh năm Chiêu Thống nguyên niên (1787), năm Quang Trung thứ 4 (1791), dưới thời Cảnh Thịnh (1793), hiện vẫn được bảo quản tại đền. Sắc phong cho Mẫu Liễu Hạnh tại Bảo tàng phụ nữ Việt Nam cũng góp phần xác nhận các mỹ

tự Chế Thắng Hòa Diệu Đại vương 制 勝 和 妙 大 王 được phong cho Mẫu Liễu

Hạnh vào khoảng thế kỷ XVIII…

Như vậy, có nghĩa, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được phong các mỹ tự Chế Thắng

制 勝 và Hòa Diệu 和 妙 , tước 大 王 không sớm như bản in Truyện Nữ thần ở Vân


Cát - 雲 葛 神 女 傳 Vân Cát thần nữ truyện khắc năm Gia Long thứ 10 (1811) và

nhiều bản thần tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở các địa phương khác khẳng định - thời Cảnh Trị (1663 - 1671). Tuy nhiên, trong các thần tích về Thánh Mẫu Liễu

Hạnh, thuyết Mẫu được phong các mỹ tự Chế Thắng 制 勝 và Hòa Diệu 和 妙, tước

大 王 từ thời Cảnh Trị (1663 - 1671) lại rất phổ biến. Rõ ràng, nếu tạm thừa nhận

“Vân Cát Thần nữ truyện” do đoàn Thị Điểm chép (trước năm 1743), thì chi tiết Thánh Mẫu Liễu Hạnh được phong các mỹ tự Chế Thắng 制 勝 và Hòa Diệu 和 妙 ,

tước 大 王 từ thời Cảnh Trị (1663 - 1671) là “phi thực”? Có lẽ, đây là một chi tiết được bổ sung sau khi Mẫu Liễu Hạnh được phong các mỹ tự Chế Thắng 制 勝

Hòa Diệu 和 妙 , tước 大 王 vào năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783), sau khi Đoàn Thị Điểm đã mất tới 35 năm. Một điều thú vị nữa, là dưới thời Lê, tôn hiệu Đại vương thường được phong cho các nam thần, còn tôn hiệu Công chúa, Thánh phi… thường được phong cho các nữ thần. Như vậy, có thể tạm hiểu, tôn hiệu Đại vương và Công chúa gắn với Thánh Mẫu Liễu Hạnh nói riêng, các vị thần/thánh khác được phong trước thời Nguyễn (1802) nói chung là tước phong, địa vị được phong,

không hẳn là chi tiết xác nhận, vị thần/thánh ấy vốn là người thực sinh thời mang thân phận ông hoàng, bà chúa…

Đến đây, càng có lý do để đặt vấn đề tồn nghi cho chi tiết vua Lê Cảnh Trị (1663 - 1671) gia phong các mỹ tự Hòa Diệu Chế Thắng Đại vương 和 妙 制 勝 大 王 hoặc Chế Thắng Hòa Diệu Đại vương 制 勝 和 妙 大 王 cho Mẫu Liễu Hạnh,

bởi lẽ nhiều chi tiết trong chính sử đã gián tiếp phủ nhận, cụ thể:

Đại việt sử ký toàn thư ít nhất hai lần chép việc vua Cảnh Trị cấm đồng cốt mà đồng cốt lại là “căn cốt” của tín ngưỡng thờ Mẫu”: “Năm Quý Mão, [Cảnh Trị] năm thứ 1 [1663], (Minh Vĩnh Lịch năm thứ 17; Thanh Khang Hy năm thứ 2) vào “mùa thu, tháng 7, nhắc lại 47 điều giáo hoá, đại ý nói: Làm tôi hết lòng trung, làm con giữ đạo hiếu, anh em hoà thuận, vợ chồng kính yêu nhau làm điều nhân, cha mẹ sửa mình để dạy con, thầy trò đối xử với nhau bằng đạo, gia trưởng dạy người bằng lễ, con em cung kính cha anh, vợ không được trái chồng, đàn bà chồng chết không con được chuyển riêng của cải đi, ở làng xóm thì người lớn nhỏ phải kính yêu nhau, cùng nhau làm lợi trừ hại;


không được cậy mạnh mà lấn áp kẻ yếu; không được gây kiện tụng để kiếm lợi riêng; hào cường không được xét kiện, trai gái không được bừa bãi thói dâm; người làm chứng việc kiện phải nói thực, không được ham tiền của nói sai; nhà trọ nên đề phòng kẻ gian nhưng không được cự tuyệt người đến ngủ trọ; không được chiếm đường đi làm vườn [3a] tược, không được lấn khe ngòi làm hồ ao, mối lợi của rừng núi sông chằm mọi người đều cùng hưởng, người đứng đầu phường, xã, thôn, trang chọn người tốt mà làm; sinh nghiệp phải siêng năng, hưởng ẩm nên tiết kiệm; không được cậy quyền thế mà gửi gắm việc kiện tụng, không được cố ý đem người già yếu mà gieo vạ cho người lương thiện; không được giả cách làm sư sãi để tránh sai dịch; không được xui người kiện tụng để lấy tiền của, người đi thưa kiện không được thêu dệt mà vu cho người; kẻ buôn bán không được tụ họp bè đảng mà làm trộm cướp; cầu cống đường sá chỗ nào hỏng nát thì sửa đắp kịp thời; sổ sách việc quan không được điên đảo; đền mộ lăng miếu không được lấn phá; con trai, con gái không được làm phường đồng cốt, nhà có tang không được hát xướng trong lễ Trung nguyên; không được ngạo mạn với người quan trưởng; không được dụ dỗ đem người đi bán; lấy nhau nên phân biệt tộc loại, không được đòi tiền của; tang lễ phải tuỳ giàu nghèo [3b] không được yêu sách ăn uống; cấy ruộng xâm canh không được đòi nhau tiền thóc, cùng ở một làng không được cướp đoạt tài vật của nhau. Những điều trên đây, ban bố khắp nước, các nha môn Thừa Hiến các xứ và phủ, châu, huyện đều phải làm sao thành một bản treo ở nơi coi việc và chuyển gửi tới các xã sở thuộc, mỗi xã đều viết ra bảng treo ở đình, cho các quan viên, giám sinh, sinh đồ, xã trưởng, cứ đến ngày có việc làng thì hội họp đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ đến giảng giải hiểu thị, để được tai mắt thấm nhuần, biết sự khuyên răn. Từ đây lòng người dần dần theo về tục thiện” [74, tr. 688 - 689].

Và, “Giáp Thìn, [Cảnh Trị] năm thứ 2 [1664], (Minh Vĩnh Lịch năm thứ 18; Thanh Khang Hy năm thứ “Có lệnh chỉ [12b] nhắc lại lệnh cấm chọi gà, đánh cờ, đánh bạc và các việc đồng cốt, sư sãi” [74, tr. 693].

Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, từ năm Đinh Mùi (1247), thời Minh Tuyên Đức năm thứ 2, ở nước ta, chính quyền đã từng “Cấm những kẻ xưng là đồng cốt, tà đạo, mượn tiếng ma quỷ, thần thánh, gieo rắc hoang mang, bịa đặt mê hoặc lòng người” [74, tr. 344].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023