Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 6

Bên trái là một bộ bàn ghế mẫu làm việc gọi là long kỷ. Các tay vịn đầu chạm hình con rồng cuốn chầu vào nhau. Bàn được chạm hoa lá, rồng hóa, lưỡng long chầu nguyệt, bàn dài 1,22m, rộng 0,65m, cao 0,77m. Xung quanh có bốn ghế cao 0,9m, rộng 0,46m, bệ dựa chạm lộng hình phượng lộn, chân ghế thiết kế kiểu sập trên có đặt một đế gá đặt hai con nghê, một quả hình quả dưa, một bộ ấm chén.

Như vậy nhận thấy tại đền Mẫu trong điện có sự trang trí hết sức là đa dạng, thể hiện được rò nét cách trang trí của loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu. Đây là một di tích lịch sử - văn hóa điển hình cho tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hưng Yên, một trong những điểm có giá trị tâm linh trong cư dân Hưng Yên nói riêng và cư dân lân cận nói chung. Và đền Mẫu là câu chuyện đẹp về tình hữu nghị của nhân dân hai nước Việt - Trung.

2.2.1.3. Đền Thiên Hậu

Đền Thiên Hậu có tên tự là Thiên Hậu cung. Theo sử sách Đền Thiên Hậu được xây dựng để tôn thờ vị thần có lòng nhân đức cứu giúp nhân dân tai qua nạn khỏi, diệt trừ quỷ ác gian tà, bảo vệ cuộc sống yên vui cho dân lành đó chính là bà Lâm Tức Mặc, Thiên Hậu là hiệu được phong của Bà. Người là vị thần bảo vệ, bảo hộ cho cuộc sống dân lành, che chở cho dân, ơn của người rộng như biển sâu, đức của người thiêng liêng ứng hợp, người luôn mang theo “Quốc Thái dân an”, “Phong điều Vũ Thuận”.

Đền Thiên Hậu (Thiên Hậu thượng phố) nằm trên đường Trưng Trắc, phường Quang Trung, Thị xã Hưng Yên được xây dựng năm 1640, trên diện tích rộng khoảng 1.250m2 ở trung tâm Phố Bắc Hòa, do 40 dòng họ người Trung Quốc ở Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến quyên góp tiền của xây dựng vào thế kỷ XVI - XVII. Đền Thiên Hậu là công trình mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa trên nhiều hạng mục như: cổng nghi môn, nhà thiêu hương, mái, đao góc và cách kết cấu vì kèo. Tương truyền đền được làm ở Trung Quốc rồi mới mang sang Hưng Yên cất dựng.

Trong quá trình của lịch sử đền đã được tu sửa và tôn tạo như hình dáng hiện nay, và ngày 02 tháng 12 năm 1992 đền Thiên Hậu được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Trung tâm đền ghi: “Thường nghe: Khí thiêng mênh mang hiển linh đương thời và có thể lan truyền khắp thế gian. Người làm lên trong một sớm, danh tiếng lưu truyền đến ngàn thu. Ta có công thiết lập nên quán yên Hội để thờ phụng. Thiên Hậu thánh mẫu đối với quê nhà với tấm lòng phúc đức bao la. Từ khi xây dựng đến nay, những điều lành, hòa khí khói hương đã hơn 100 năm, mới trong thời gian ngắn, sự việc đổi thay, sắc màu đã phai nhạt dần, cần phải tu sửa cho khang trang, đức thánh mênh mông thấm nhuần khắp nơi đều ngưỡng mộ, tập trung sức lực tiền của một lòng sửa sang, cung điện thêm khang trang, đẹp đẽ để lưu truyền mãi mãi, rằng đức lập công tạc ghi bia đá, truyền người, truyền lại sự việc để lưu lại đời sau. Đức thần sáng tỏ được ghi lại và lưu truyền mãi mãi…”.

Trong đền thờ chính các bàn thờ được sắp xếp như sau: bàn thờ ngoài cùng có kích thước 3m x 1m trên có bày lư hương, bát hương, đặc biệt là bộ ngũ phúc bằng đồng thiếc to đẹp, hai bên có đôi rồng chầu hoa cúc, mũi cong lên như vòi, mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ XIII nước ta và bộ “bí quyết” cao 2m bằng gỗ làm ra phép mưa nắng. Ngoài ra, còn có đôi lục bình có kích thước 0,9m x 0,4m.

Bàn thờ thứ hai có hai pho tượng: Lý Thiên Nhãn và Lý Thiên Nhĩ, kích thước là 0,78m x 0,34m. Hai ông vốn là Hải tặc được bà Thiên Hậu giác ngộ cứu dân độ thế, có tàn che. Ông Lý Thiên Nhãn, tay chỉ mắt có tài nhìn xa nghìn dặm, ông Lý Thiên Nhĩ tay chỉ tai, có tài nghe rò cách xa nghìn dặm. Nhờ vậy, các ngài nhìn thấy và nghe thấy chúng sinh đi trên biển bị kẻ cướp ám hại để ứng cứu kịp thời, một ông cầm trùy, một ông cầm long đao.

Bàn thờ thứ ba: bày bát hương lớn và bộ bát bửu đặt ở phía trước tủ kính gọi là tủ gối. Hai bên đặt bàn thờ: Quan tây phối và Quan đông phối, mỗi bên có ba biển rước và được che lọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Trong cùng đặt khám thờ lớncao hơn 4m rộng 2,5m hiện còn rất lộng lẫy. Quan sát kỹ đỉnh khám, thân khám, các đường trang trí… đều nhận thấy sự gia công nghệ thuật cầu kỳ, tinh tế. Các mảng chạm hoa lá cách điệu, các vật linh, mây tản, triện tàu… đều đạt trình độ cao về nghệ thuật, lại bố cục hài hòa nhiều mà không rậm không rối. Trong khám đó chính là nơi Thiên Hậu ngự.

Trong khám thờ đặt tượng tam thánh, pho tượng nhỏ hơn người thật, nhưng được tạc với một ý thức trách nhiệm rất cao và sơn thiếp, trang trí thật oai phong hoàn hảo, bên cạnh có tương nữ hầu, phía ngoài là hai vò quan nam giới đứng gác, hai bên tả hữu là các khám thờ nhỏ thờ cha mẹ Thiên Hậu và các quan văn, vò của bà.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 6

Nghi môn dựng giống như một ngôi nhà, mái lợp ngói ống, kiến trúc các bộ vì kiểu chồng rường, hệ thống cánh cửa khắc hình quan văn vò và người theo hầu. Thềm được lát bằng những tấm đá cuội trải qua mưa gió hàng mấy trăm năm vẫn không mòn. Phía trước nghi môn có đôi nghê chầu: con đực ngậm ngọc, con cái ôm con bú, chất liệu bằng đá hoa cương, tạo tác rất sinh động. Viên ngọc được làm tròn, nhẵn, không biết làm cách nào người ta có thể đưa vào miệng con đực. Đã có câu ca rằng: Ai về tỉnh lỵ Hưng Yên/ Thăm đền Thiên Hậu đôi bên nghê chầu/ Con Dương ngậm ngọc Bích Châu/ Con Âm sữa ngọt một bầu nuôi con.

Nhận thấy cách bày trí trong đền hết sức hài hòa với khung cảnh tự nhiên, mang nét trang nghiêm của chốn tâm linh. Cho thấy được đức của Thiên Hậu đối với dân chúng.

Đền Thiên Hậu thực sự là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm sắc thái cổ kính của nền văn hóa Trung Hoa và nền văn hóa Việt, là bằng chứng sống minh chứng nền văn hóa của ta đã có sự giao lưu sớm với các nền văn hóa của các dân tộc trong khu vực. Đền Thiên Hậu còn là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về Hưng Yên xưa.

2.2.1.4. Đền Bảo Châu

Di tích lịch sử - văn hóa đền Bảo Châu được xây dựng tại trung tâm thôn Bảo Châu xã Quảng Châu, huyện Phù Tiên, tỉnh Hưng Yên (Nay là xã Quảng Châu thuộc thành phố Hưng Yên). Đền Bảo Châu được xây dựng là để tôn thờ một vị nữ tướng đã có công đánh giặc cứu nước, cứu dân vào thời Hai Bà Trưng có tên là Trần Mã Châu. Đến ngày nay chúng ta chưa đủ cứ liệu để xác định di tích thờ Trần Mã Châu được khởi dựng từ bao giờ? Nó chỉ cho ta những cái nhìn hết sức mờ nhạt về thời gian xây dựng, nhưng được biết thì ngôi đền được chuyển từ huyện Nam Xương, Nam Hà sang vùng Tiên Lữ vào đầu thế kỷ XIX.

Đền được xây dựng từ lâu đời và trải qua bao thế hệ con người Bảo Châu không ngừng lao động và sáng tạo xây dựng quê hương, đồng thời bảo vệ, bảo tồn di tích lịch sử có giá trị. Đền Bảo Châu là một di sản văn hóa của dân tộc tại địa phương, tên đền gắn liền với tên thôn trong niềm tự hào của nhân dân Bảo Châu xưa và nay. Theo nghĩa hán nôm từ Bảo là quý và Châu nghĩa là bãi bồi. Đền Bảo Châu cũng tiêu biểu cho một đối tượng của tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hưng Yên.

Trong Hậu cung, như các điện thờ Mẫu khác thì điện thờ tại đền Bảo Châu cũng thể hiện rất rò của các yếu tố thờ Mẫu. Điện thờ thờ Trần Mã Châu được đặt tại vị trí chính giữa của hậu cung. Trên ban thờ tượng bà được đặt trong một khám thờ cao khoảng 1,5m, tượng bà cao khoảng 0,8m được tạc tô màu vàng trông khuôn mặt thật phúc hậu. Xung quanh ban thờ là có bát hương có hai lọ lục bình to bằng sứ. Trên là có hai con rắn từ hai bên quấn từ trên xà vào tượng Mẫu. Trang trí bàn thờ đầy hoa lá mang đậm của yếu tố thờ Mẫu. Ngoài ra ở đó còn có các loại vũ khí thể hiện cho bà là một nữ tướng.

Hai bên của ban thờ mẫu có hai khám nhỏ, trong mỗi khám đều có một pho tượng cỡ nhỏ. Theo được biết đây là người hầu của mẫu, và cùng với đó nhìn thấy có kiệu long đình, đây là kiệu rước mẫu Trần Mã Châu trong những dịp lễ hội của đền.

Ngoài ban thờ chính đặt tượng thờ Mẫu Trần Mã Châu thì hai bên tả hữu còn có hai ban thờ nữa. Một bên là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh và một bên thờ tượng phật thể hiện sự phối thờ của cư dân địa phương ở đây.

Đền Bảo Châu là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống của nhân dân xã Quảng Châu, huyện Phù Tiên nay là trực thuộc thành phố Hưng Yên. Từ nhiều năm qua nhận thấy đây là một ngôi đền có ý nghĩa không chỉ mang tính chất địa phương riêng của một xã, mà nó có ý nghĩa đối với cư dân của tỉnh và vùng phụ cận. Bởi vì nó mang đặc trưng của một nhân vật lịch sử nhưng cũng gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu. Mà đối với người mẹ thì luôn chở che cho các con. Nhận rò ý nghĩa tâm linh đó mà cư dân ở đây tôn thờ, chính vì lẽ đó trong những năm gần đây đền đã được đầu tư và tu sửa. Tiêu biểu năm 2010 đền đã được tu sửa và xây dựng lại theo nguyên bản kiến trúc như cũ.

2.2.2. Đối tượng thờ cúng

Ở Hưng Yên, đối tượng thờ cúng cũng rất phong phú và đa dạng: không chỉ có những vị Mẫu trong nước: Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, tướng Trần Mã Châu, mà còn thờ cả những vị Mẫu nước ngoài: Thánh Mẫu Lâm Tứ Mặc và Dương Quý Phi, vợ của Vua Tống ở Trung Quốc.

Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan được thờ tại đền Ghênh. Nguyên phi Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Khiết, sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), quê làng Thổ Lỗi, còn gọi Ghênh Sủi, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (Nay là thôn Ngọc Quỳnh, xã Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên). Cha là ông Lê Công Thiết, mẹ là bà Vũ Thị Tình. Ỷ Lan nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, nết na, hiền dịu.

Năm 1062, vua Lý Thánh Tông đi tuần du, ngạc nhiên thấy ở nương dâu nơi Cổng Dầu, xóm Sủi xuất hiện một người con gái đẹp tuyệt trần, đối đáp giỏi giang, có lý, có tình. Vua liền đặt tên cho nàng là Ỷ Lan, để ghi nhớ người đẹp đứng tựa nương dâu.

Năm 1063, vua đưa Ỷ Lan vào kinh thành Thăng Long, lại cho xây dựng một cung riêng nằm trong khu vực giữa phố Đường Thành và ngò Tạm Thương, quận Hoàn Kiếm ngày nay. Năm đó, Ỷ Lan tròn 19 tuổi.

Ỷ Lan là một phụ nữ đức hạnh, tài, sắc vẹn toàn. Bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử nắm quốc quyền, hai lần nhiếp chính thay vua trị vì đất nước. Bà có công xây dựng nhà Lý thành một quốc gia cường thịnh, giữ nước yên dân bằng tấm gương sáng kết hợp cả pháp trị và đức trị.

Năm 1066, Ỷ Lan sinh hạ Càn Đức, người kế nghiệp mà cả vương triều Lý cầu mong. Càn Đức được phong làm Hoàng thái tử, Ỷ Lan được phong Thần phi.

Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt đánh dẹp giặc Chiêm. Ỷ Lan được giao điều khiển triều chính. Ỷ Lan đã đoàn kết, đảm bảo hoạt động của bộ máy triều chính, cứu dân đói, trị tham nhũng, góp phần chi viện cho trận tiền chống quân Chiêm ở phương Nam.

Tháng Giêng năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông qua đời. Hoàng thái tử Càn Đức nối ngôi, lấy vương hiệu là Lý Nhân Tông, tôn Ỷ Lan làm Hoàng thái phi, nắm ngôi nhiếp chính (1073).

Lần nhiếp chính này, Ỷ Lan đã thực sự nắm quyền triều chính, quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước. Bà chuẩn y cho Lý Thường Kiệt mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược bằng cuộc tiến công phá địch, không cho chúng kịp chuẩn bị, tiêu hao lực lượng, đẩy chúng vào thế bị động ngay từ đầu và giành điều kiện có lợi nhất cho cuộc kháng chiến của ta. Bà ra chiếu chỉ “Phong Lý Thường Kiệt làm nguyên soái, Tôn Đản làm phó soái thống lĩnh 10 vạn quân” tiến lên phía Bắc vào ngày 18/1/1076. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đã hạ được toàn bộ các thành của châu Khâm, châu Liêm, châu Ung trong 42 ngày và sau đó đã thống lĩnh quân sĩ làm nên chiến thắng sông Cầu nổi tiếng, đập tan ước vọng xâm lược ngông cuồng của giặc Tống, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, trong đó có công lớn của Ỷ Lan.

Bà Ỷ Lan có công đưa ca múa dân gian vào cung đình, làm cho vua quan đến dân chúng đều yêu mến nghệ thuật ca múa dân tộc. Bà cùng vua Lý Nhân Tông cho đắp đê chống ngập lụt, khởi đầu việc đắp đê ngăn lũ ở nước ta, khuyến khích phát triển nông nghiệp, làm thủy lợi, nghề thủ công, cấm giết trâu bò cày, có chính sách thuế hợp lý, dùng gấm vóc Việt may phẩm phục triều đình, không dùng hàng ngoại. Bà chủ trương phát triển nghề nuôi tằm, dệt vải. Ngay trong kinh thành Thăng Long, Ỷ Lan đã cho xây dựng các khu nuôi tằm, lập các xưởng dệt. Bà còn quan tâm tới phụ nữ bất hạnh, đến phát triển văn hóa Phật giáo…

Trên 40 năm gián tiếp hay trực tiếp nắm quyền triều chính bà Ỷ Lan đã làm được nhiều việc lớn lao, ích nước, lợi dân khiến đương thời và hậu thế đều kính phục.

Bà mất ngày 25/7 âm lịch, năm Đinh Dậu 1117.

Dương Quý Phi (Trung Quốc) được thờ tại đền Mẫu. Bà được tán xưng là Dương Thiên Hậu, Tống Hậu hay Tứ vị Hồng nương. Theo sử sách và Ngọc Phả lưu truyền lại, thì bà là vợ vua Tống Đế Bính. Vào thế kỷ 13, đế quốc Mông Nguyên tiến hành xâm lược nhiều nước châu Á, châu Âu. Trước sức mạnh của quân giặc triều đình nhà Tống không tránh khỏi thất bại. Năm 1279, trong lúc lâm nguy thì hoàng tộc nhà Tống phải bỏ chạy ra bãi biển Nhai Sơn để tránh nạn, trên đường chạy ra bãi biển thì bị binh lính nhà Nguyên đuổi sát. Dương Quý Phi đã cùng các cung tần mỹ nữ cùng nhau nhảy xuống biển tự vẫn để giữ trọn khí tiết của mình. Theo truyền ngôn thì xác của Dương Quý Phi trôi dạt vào vùng Xích Đằng, nhân dân địa cư vớt được và chôn cất chu đáo, cầu đảo “linh ứng” và lập đền thờ.

Thiên Hậu Lâm Tứ Mặc được thờ tại đền Thiên Hậu. Lâm Mặc (Ma Tổ) là một vị thần hàng hải được thờ ở rất nhiều nơi trên lãnh thổ Trung Quốc và những nơi có người Hoa sinh sống trên thế giới. Bà được các triều đại từ Tống, Nguyên đến Minh, Thanh công nhận và phong cho nhiều tước.

Sự tích của bà được nhiều sách Trung Quốc bàn tới: bà xuất thân từ một nhân vật có thật năm 960, dưới triều Bắc Tống, tại Phúc Kiến. Lâm Tứ Mặc sinh vào ngày 23 tháng 03 âm lịch, là con gái thứ sáu Lâm Huyện, em gái thứ hai của Ôn Công, thuộc dòng dòi Cửu Mạc người làng Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, bà vốn là cô gái dệt lụa. Theo truyền thuyết khi sinh ra Lâm Tứ Mặc quanh người đã có hương thơm ngào ngạt, hào quang rực rỡ. Khi lớn lên Bà rất thông minh, hoạt bát, gan dạ, hiền lành và có khả năng tiên đoán được sự đổi thay của khí hậu, thời tiết. Bà rất thích đi ngao du tứ hải nên người ta thường gọi Bà là “Long Nữ”. Năm lên tám tuổi bà đi học tiên, năm 16 tuổi bà luyện đơn thành chín chuyên (cửu chuyền), gọi mưa, gọi gió ngay được, có phép màu cưỡi chiếu bay trên biển. Bà còn có biệt tài về chữa bệnh, khử tà, bơi lặn, do đó được người dân vùng biển rất thương yêu, kính phục. Từ tuổi hoa niên bà đã phát hiện ra một thứ rong biển dùng nấu thạch làm thức ăn cứu đói cho dân, và còn tìm ra một thứ dầu ăn gọi là ma mộc rút từ cây thuộc họ vừng giúp dân nghèo qua những trận đói kéo dài.

Theo truyền thuyết dân gian, vào một ngày nọ, cha Bà cùng hai anh trai đi thuyền chở muối đến Giang Tây, giữa đường gặp bão lớn. Lúc đó Bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ, nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh; Bà dùng răng cắn vạt áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc ấy mẹ gọi, buộc Bà phải lên tiếng trả lời, Bà vừa hở môi để trả lời thì sóng đã cuốn cha mất dạng, chỉ cứu được hai anh, và cũng theo truyền thuyết này, mỗi khi tàu bè trên biển bị nạn, người ta thường khấn vái, nhờ đến sự che chở của Bà.

Đến đời Tống Ung Hy tứ niên (công nguyên 987) ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch bà không bệnh tật, tự nhiên qua đời. Lúc đó Bà mới 25 tuổi. Theo thánh phả bà hóa vào một ngày có quần tiên tấu nhạc. Bốn chữ “Bạch nhật phi thăng” khắc ở cỗ kiệu trong đền của bà nói lên điều đó. Khi hiển Thánh Bà thường mặc áo đỏ cưỡi thảm bay lượn trên biển để cứu dân gặp nạn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022