Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 8

đền chỉ có chức năng hỗ trợ cho buổi lên đồng đó diễn ra thành công. Vào các tháng đầu năm, ngày tiệc mùa xuân đền tổ chức tới 10 buổi lên đồng/ tháng, nhưng cũng có tháng chỉ diễn ra 1 buổi lên đồng như vào tháng 11/2014, thậm chí có tháng không diễn ra hoạt động này. Điều đó cho thấy, các hoạt động lên đồng mặc dù diễn ra với tần suất nhiều tại đền Mẫu nhưng không được thường xuyên nguyên nhân chính vì tháng đó không phải tháng tiệc hay mùa lễ hội.

Hoạt động lên đồng thường diễn ra sôi nổi vào những tháng đầu năm, khi nhiều người đi lễ và xin tài lộc, giải hạn. Vào khoảng thời gian này, không chỉ lượng khách đến các đình, đền, chùa đông đảo mà lượng khách đến các địa điểm thờ Mẫu để cầu cúng cũng rất sầm uất.

Theo bà Nguyễn Thị Duyên - người hay tới đền Mẫu cho biết: “buổi lên đồng đông nhất tại đền có khoảng hơn 90 người đến tham dự, chật kín cả đền”. Như vậy, có thể nói, đền Mẫu cạnh hồ Bán Nguyệt là một trong những ngôi đền diễn ra hoạt động lên đồng nhộn nhịp nhất. Các ông Đồng, bà Đồng đến hầu là người bản địa nhưng cũng có người ở Hà Nội, Hải Phòng về làm lễ. Đối tượng khách đến cũng phong phú, đa dạng, không chỉ dừng ở khách bản địa mà còn có cả khách ở nơi xa như Hà Nội, Hải Phòng. Đặc biệt là khách Hà Nội đến đền Mẫu rất đông. Điều này cho thấy, sự linh thiêng tại đền Mẫu không chỉ thu hút các ông Đồng, bà Đồng từ xa đến trình đồng mở phủ và mà còn thu hút sự quan tâm của các du khách thập phương.

Tại đền Thiên Hậu thì theo Ban quản lý Di tích cho biết số lần diễn ra lên đồng thường tập trung đông nhất vào các tháng đầu năm và cuối năm. Đây là khoảng thời gian kết thúc năm cũ và khởi đầu năm mới, nhiều gia đình đến cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu và xin lộc Mẫu hoặc thông qua các ông Đồng, bà Đồng tiến hành các hoạt động dâng sao giải hạn, cắt duyên âm, tôn nhang… nhằm mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tại đền Ghênh và đền Bảo Châu thì số lượng các buổi Hầu đồng diễn ra ít hơn nhiều so với đền Mẫu. Thường ở những đền này, chỉ tháng 2, tháng 3 âm lịch, dịp tháng tiệc mùa xuân là có các ông Đồng, bà Đồng đăng ký tổ chức hoạt động lên đồng. Các tháng còn lại trong năm hầu như không diễn ra nghi lễ này.

Buổi lễ Hầu đồng thường chia làm ba phần chính: phần chuẩn bị trước khi nghi thức lên đồng bắt đầu, quá trình diễn ra nghi thức lên đồng và sau khi nghi thức lên đồng kết thúc.

Đầu tiên là phần chuẩn bị, để buổi Hầu đồng được diễn ra thuận lợi như ý muốn, các ông Đồng, bà Đồng thường chọn một ngày đẹp để lên đồng, sau đó đăng ký ngày lên đồng với nhà đền. Nhà đền có nhiệm vụ sắp xếp và ghi chép lại vào sổ đăng ký để đến ngày đó cùng các ông Đồng, bà Đồng sắp xếp địa điểm. Trong phần chuẩn bị, các ông Đồng, bà Đồng phải chuẩn bị những lễ vật để dâng cúng lên Thánh Mẫu thông thường là rượu, bia, thuốc lá, trầu, cau. Những người tham dự nghi lễ Lên đồng được các ông Đồng, bà Đồng thiết đãi một bữa cơm tại nhà đền, phủ (nơi diễn ra Hầu đồng). Trước khi nghi lễ được diễn ra, có những hầu dâng phải kiểm tra lại các bộ trang phục cho ông Đồng, bà Đồng. Mỗi một bộ trang phục đại diện cho một vị thánh nhập vào. Không được dùng bộ trang phục của vị thánh này cho vị thánh khác mặc. Mỗi vị thánh một trang phục. Các trang phục phải được kiểm tra một cách kỹ càng trước khi buổi lễ bắt đầu, chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể dẫn đến không thành công cho buổi lên đồng.

Sau khi làm lễ và xin phép mọi người nhập đồng, các ông Đồng, bà Đồng thực hiện nghi thức thánh giáng, một trong những nghi thức quan trọng bậc nhất trong Lên đồng. Bà Đồng, ông Đồng trùm khăn phủ diện, hai tay chắp dâng ba nén hương, đầu và thân lắc lư cho tới khi nào Thánh giáng thì buông nén hương, rùng mình, tay báo hiệu thánh thuộc hàng nào cho mọi người biết. Như vậy, người nắm giữ vai trò chủ đạo là các ông Đồng, bà

Đồng. Họ là chiếc cầu nối linh thiêng giữa thần linh và con người. Nhờ họ mà khoảng cách đó được rút ngắn, con người cảm nhận được thần linh đang bảo vệ, che chở và phù hộ họ thoát khỏi những khó khăn trong cuộc sống. Trong trạng thái ngây ngất, có thể dùng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, ông Đồng, bà Đồng nhảy múa với nét mặt vui tươi, rạng ngời trước sự phấn khích của người xem. Những làn điệu múa thể hiện sự mềm mại, uyển chuyển, có khi còn cả màn múa kiếm thể hiện sự cứng cỏi khi những vị thánh là Tướng quân nhập vào.

Trong suốt quá trình lên đồng, mỗi lần vị thánh nhập vào, các ông Đồng, bà Đồng luôn trong trạng thái ngây ngất. Bên cạnh đó, Hầu dâng giúp các ông Đồng, bà Đồng thắp hương, dâng các loại vũ khí, dâng thuốc lá, rượu… và đặc biệt là giúp các ông Đồng, bà Đồng thay trang phục mỗi khi thánh thăng, thánh nhập. Vì các trang phục mà các ông Đồng, bà Đồng mặc trên người có rất nhiều vật dụng đi kèm, nhiều trang phục thể hiện sự kỳ công, các khăn quấn đầu phải cài rất nhiều trâm cài trang trí… nên các Hầu dâng giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các ông Đồng, bà Đồng Lên đồng. Tiếp theo là đội ngũ cung văn. Âm nhạc trong Lên đồng là một điều quan trọng trong việc làm cho buổi lễ diễn ra sôi nổi, góp phần tạo nên tính nhạc trong các điệu múa của ông Đồng bà Đồng, tạo hứng khởi cho người xem. Họ xướng nhạc và hát cho việc trình diễn của Thánh đồng khi Thánh nhập. Nhạc cụ chủ đạo của cung văn là đàn nguyệt, ngoài ra còn có trống bang, cành đồng, phách, thanh la…. Họ vừa hát, vừa chơi nhạc, hát hay, đàn giỏi. Trong quá trình lên đồng, các ông Đồng, bà Đồng đều ban phát tiền lộc cho hầu dâng, cung văn, những người đến xem, đó được coi như lộc thánh. Những người đến xem không phân biệt tuổi tác, giàu sang hay nghèo hèn đều được Thánh phát tiền lộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Tóm lại, theo trình tự thời gian, có thể phân một buổi lên đồng thành các bước: Thánh giáng và Thánh thăng, thay lễ phục, thắp hương làm phép,

múa đồng, ban lộc, nghe văn chầu và Thánh thăng. Đồng thời, trong buổi lên đồng cũng thực hiện các nghi lễ như lễ tôn nhang, lễ cắt duyên âm, lễ giải hạn… cho những người căn cao, số nặng, giúp họ giải tỏa những nỗi phiền muộn trong cuộc sống.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 8

Sau khi nghi lễ Lên đồng kết thúc, khi thần linh thoát ra khỏi thân xác các ông Đồng, bà Đồng, họ trở về trạng thái bình thường. Công việc thu dọn đồ đạc, các trang phục sau buổi lễ Lên đồng được tiến hành và kết thúc buổi lễ Lên đồng. Những tín đồ tham dự đều được ông Đồng, bà Đồng chia cho một túi lộc mang về để lấy may.

Nghi lễ này của tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện rò quan niệm về con người của dân tộc ta. Con người được hình thành bởi hai phần (phần “xác” và “hồn”), khi con người không còn trên dương thế nữa thì phần “hồn” vẫn còn tồn tại. Do đó, việc các vị Thánh nhập hồn vào thân xác các ông Đồng, bà Đồng được cho là Thánh hiển linh để ban phúc lộc cho các tín đồ.

2.4.2. Hoạt động lễ hội

Hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ngoài những nghi thức tiêu biểu trên thì không thể thiếu phần lễ hội tại các đền thờ Mẫu dù lớn hay nhỏ. Ở Hưng Yên với số lượng nhiều đền thờ Mẫu, hàng năm lễ hội ở nơi đây được diễn ra phong phú. Chủ yếu là vào tháng ba âm lịch với ý nghĩa tâm linh và cố kết cộng đồng sâu sắc.

2.4.2.1. Lễ hội đền Ghênh

Người xưa đã từng nói: Đồn rằng hội Gióng vui thay/ Vui thì vui thật không tày hội Ghênh/ Hội Ghênh có đá “Thạch Sàng”/ Có sông tắm mát có quan trẩy về.

Lễ hội tại đền Ghênh từ xưa đến nay được tổ chức một năm hai lần vào tháng 3 âm lịch và tháng 7 âm lịch. Hội vào tháng 3 thường được tổ chức từ ngày 11 đến 14 tháng 3 âm lịch (ngày 13 là chính hội) và thường được tổ chức to hơn hội tháng 7 vào ngày 23 đến 26 tháng 7 âm lịch (ngày 25 là chính

hội). Hội tháng 3 là tưởng nhớ ngày sinh của Mẫu, hội tháng 7 tưởng nhớ ngày hoá của Mẫu.

Lễ hội mùa xuân tại đền Ghênh được khai mạc vào ngày mùng 11 tháng 3 âm lịch vì đây là ngày sinh của Mẫu. Tục truyền kỳ lễ hội này được tổ chức mừng sinh nhật Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu mùng 7 tháng 3 và ngày khánh thành Thủy lâu đài ngày 13 tháng 3 âm lịch.

Những ngày này, du khách thập phương lại hành hương về Đền Ghênh ở thôn Ngọc Quỳnh (xã Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) để dự lễ hội truyền thống tại đền thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan. Lễ hội là dịp để người dân về thắp hương tưởng niệm, nhớ về người phụ nữ duy nhất đã hai lần nhiếp chính trông coi việc nước, nổi danh trong lịch sử nước nhà.

Ông Ngô Văn Dũng - Thủ từ Đền Ghênh cho biết, hằng năm cứ dịp 7/3 âm lịch, người dân khắp nơi lại hành hương về đền Ghênh làm lễ kỷ niệm ngày sinh Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan: “Lễ hội đền Ghênh nhắc nhở người dân nhớ đến công lao trời biển của Nguyên Phi Ỷ Lan đối với dân, đối với nước”.

Trong thời gian diễn ra lễ hội, rất nhiều hoạt động được tổ chức sôi nổi và đầy màu sắc. Nghi lễ được thực hiện theo trình tự: lễ Rước nước, lễ Mục dục, lễ Khai môn, lễ Tử ối, lễ Rước kiệu quanh làng, màn tế lễ, tổng cờ làm lễ Phất cờ, hát cải lương, quan họ, các trò chơi dân gian, lễ Tiễn khách… Sau tế lễ có hát tuồng rồi làm lễ rã đám.

Đặc biệt trong ngày đầu lễ hội, Lễ Rước nước từ giếng cổ về đền Ghênh được những cụ cao niên trong làng thực hiện. Những người được lựa chọn trong đoàn rước là bậc cao niên trong làng, có nhiều công lao. Nước được lấy từ giếng cổ của làng, đổ vào bình thiêng với nghi thức trang trọng, sau đó rước về đền Ghênh, làm lễ và thờ tại đền trong những ngày diễn ra lễ hội. Theo người dân tại đây, đến ngày lễ hội, chiếc giếng cổ này mới được mở ra.

Lễ Mộc dục diễn ra cùng ngày với lễ Rước nước. Sau khi làm lễ xin Mẫu, những vị cao niên lấy nước từ trong bình thiêng để tắm và thay quần áo

mới cho Mẫu. Cùng ngày hôm đó, những đồ thờ tự cũng được các cụ lau chùi cẩn thận.

Lễ Tử ối diễn ra vào ngày 12/3 âm lịch,với hai hoạt động song song - trong đền các vị chức sắc thực hiện lễ Tế, ngoài đền tổ chức các cuộc vui: đấu vật, trọi gà, múa lân, hát quan họ…Lễ Tế bắt đầu với nghi lễ tế mở cửa đền, tiếp đến là các đoàn người vào dâng hương. vật để tế lễ trong ngày hội hoàn toàn là đồ chay: Hương, hoa, oản, quả, xôi, chè, ngọc thực, trà…

Hoạt động vui chơi diễn ra sôi nổi với các trò chơi dân gian: trọi gà, cờ người, đấu vật… Hơn nữa, hội còn tổ chức cuộc thi thể thao: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, đá cầu. Cuộc thi đấu được diễn ra sôi nổi giữa đội của các thôn, xã trong huyện. Đây là hoạt động được người dân địa phương mong chờ và có được sự cổ vũ nhiệt tình nhất.

Lễ hội mùa Thu tại đền Ghênh diễn ra từ ngày 23 đến 26 tháng 7 âm lịch để tưởng nhớ đến ngày Mẫu hóa.Trong thời gian diễn ra lễ hội, rất nhiều hoạt động được tổ chức sôi nổi và đầy màu sắc như: các hoạt động dâng hương tế lễ tưởng nhớ công ơn Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, hát quan họ, đồng diễn dưỡng sinh, giao lưu thơ, cầu lông, bóng chuyền da, tổ tôm điếm, và nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như cờ tướng, chọi gà…

Dù Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan được thờ ở nhiều ngôi đền trong cả nước, nhưng khi về với đền Ghênh, quê hương của bà, các tín đồ và du khách đều cảm thấy ấm lòng bởi thâm tình mà người dân nơi đây đã gửi gắm.

2.4.2.2. Lễ hội đền Mẫu

Lễ hội đền Mẫu xưa được tổ chức từ này mồng 9 tháng 3 đến 16 tháng 3 âm lịch hàng năm. Từ sau năm 1945 thì lễ hội tại đền không được tổ chức nữa, và chỉ đến khi đền được công nhận là di tích mang kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia thì lễ hội đền mới bắt đầu tổ chức trở lại. Nhưng thời gian tổ chức lễ hội không còn được như xưa mà rút ngắn đi chỉ từ mồng 9 đến 14 tháng 3 âm lịch thôi.

Trước kia vào thời gian sắp đến hội đền thì dân làng đã háo hức cùng với nhà đền chuẩn bị cho lễ hội. Theo các cụ cho biết thì xưa vào ngày 6 tháng 3 dân làng đã kéo đến tập trung tại đền để cùng với nhà đền để sắp xếp cờ quạt, ghép đòn kiệu chuẩn bị cho những ngày lễ hội. Đến nay không còn được như thế nữa. Công việc này chủ yếu do ban quản lý di tích đền làm, mà chủ yếu là đi thuê tại ngoài, ngoại trừ kiệu rước là ở trong đền. Dân làng cũng có ít người đến phụ giúp đền nhưng không được đông vui hơn trước.

Không gian tổ chức lễ hội của đền Mẫu ngoài tại đền ra thì lễ hội được tổ chức trong đình Hiến, nơi thờ Thành Hoàng quan Thái giám họ Du. Ngày 9 tháng 3 hội bắt đầu diễn ra với các nghi lễ trịnh trọng như tế lễ, nghi lễ hầu bóng… Xưa lễ hội đền diễn ra với thời gian lâu hơn so với bây giờ, hiện nay thì lễ hội chính là từ mồng 10 đến 13 âm lịch. Sáng ngày mồng 10 thì nhà đền làm lễ rước tượng Mẫu lên kiệu và rước ra cung đệ Tam. Trước kia là chủ tế thay mặt ban tế tuyên bố lễ hội chính thức được bắt đầu và đọc tích về Mẫu Dương Quý Phi, thì nay việc này được chính quyền địa phương và ban quản lý di tích đền tổ chức khai mạc lễ hội đền và ôn lại câu chuyện trinh liệt của Mẫu với triều đại Mạt Tống.

Ngày 11 tháng 3 lễ Rước nước diễn ra cùng ngày hôm đó có nhiều nghi lễ nữa. Đến ngày 12 thì lễ hội tưng bừng buổi rước Du. Theo lệ cũ buổi rước này diễn ra vào hai ngày 12 và 13 tháng 3, nhưng do hiện nay lễ hội được rút ngắn nên buổi rước này chỉ trong ngày 12. Lễ rước bắt đầu vào buổi sáng, đoàn rước gồm cờ tổ quốc, cờ thần, chiêng trống, múa rồng, múa sư tử, đội trống ngũ lôi, bát bửu, kiệu Thành Hoàng họ Du, tiếp đến là bộ bát kích, đội bát âm, rồi đến kiệu Mẫu. Đằng trước kiệu Mẫu là hai người mặc trang phục lễ màu đỏ, vấn khăn đỏ, người bên phải cầm cờ lệnh, người bên trái cầm bộ hòm ấn. Tiếp đến là kiệu phụng, các đoàn tế và nhân dân tham dự lễ hội kéo dài hơn 500m. Không khí đám rước thật vui nhộn, các đội múa sư tử, múa rồng uốn lượn trông thật vui mắt. Đoàn rước từ đền Mẫu ở phường Quang

Trung đi theo đường Bãi Sậy qua đền Trần, rẽ vào đường Trưng Trắc đi qua Chùa Phố, đền Thiên hậu, rồi rẽ vào đường Điện Biên xuôi xuống đường Hưng Yên về đình Hiến. Xưa và cả nay nữa trong thời gian đám rước đi vùng các phố như vậy nhân dân ở đây thường đặt bàn thờ vọng để bày tỏ lòng thành của mình với Mẫu và Thành Hoàng và mong được sự che chở của Mẫu Dương Quý phi.

Khi rước kiệu chuẩn bị vào sân đình Hiến. Thì đội múa sư tử, đội múa rồng của các đoàn rước tiến vào sân đình với những điệu múa chào mừng trong tiếng nhạc tưng bừng. Kiệu Mẫu được rước vào trong đình Hiến, đặt ngay ở gian giữa chính điện thờ, bên cạnh là kiệu Thành Hoàng quan Thái giám họ Du. Ở đình Hiến bắt đầu tế lễ khoảng hơn một tiếng và sau khi tế lễ xong đoàn rước tiếp tục rước kiệu Mẫu và Thành Hoàng về đền Mẫu. Đoàn rước tiếp tục rước từ đình Hiến về qua đường Hưng Yên theo đường Bãi Sậy về đền Mẫu. Lúc này đoàn rước có thêm nhân dân phường Hồng Châu nên không khí càng đông vui, vui nhộn hơn,đoàn rước ngày một dài thêm ra trông như một con rồng uốn lượn khổng lồ, trông thật thích mắt.

Lễ Rước nước cũng được diễn ra long trọng, nước được lấy từ sông Hồng, đây là nước dùng chính trong những ngày diễn ra lễ hội cũng như để tiến hành các nghi thức khác. Thời gian làm lễ Rước nước là trong những ngày lễ hội của đền, cụ thể là vào ngày 11 tháng 3 âm lịch. Lễ Rước nước được bắt đầu từ 10 giờ đến 13 giờ. Nước được lấy từ giữa dòng sông Hồng phải đúng 12 giờ trưa, đó được cho là giờ hoàng đạo. Nước lúc đó mới thiêng mới dùng được trong những ngày lễ.

Trong đoàn đi rước nước bao gồm có những người trong ban tế lễ, có các vị sư đi theo, cùng với đó có dân chúng trong làng đi theo. Đi theo đó là gồm cờ thần, kì lân, phường bát âm, hương án, kiệu long đình, bát bửu, kiện choé nước (để đựng nước thần). Khi đoàn rước đến giữa sông Hồng một nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022