Tư Liệu Hán Nôm Về Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Liễu Hạnh Ở Phủ Giày Và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ Qua Di Sản Hán Nôm - Viện Nghiên Cứu Hán Nôm


khoảng 230.000 trang chép tay của các làng xã trên lãnh thổ Việt Nam. Những bản khai thần tích - thần sắc này đều được chức sắc của làng xã kê khai theo dạng trả lời câu hỏi, với kết cấu chung theo trật tự như sau: Tên làng xã (được kê bằng cả chữ Hán và chữ Quốc ngữ)/Thần tích - thần sắc (được kê chủ yếu bằng chữ Quốc ngữ)/Các tục lệ liên quan đến việc thờ thần... Đặc biệt, ngoài những nội dung kê khai này, một số địa phương còn chép thêm nguyên văn chữ Hán nội dung thần tích - thần sắc của các vị thần được cộng đồng thờ phụng. Đây là bộ sưu tập tư liệu có giá trị đặc biệt trong việc tìm hiểu về văn hóa - tín ngưỡng, phong tục, tập quán… làng xã Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám (1945) trở về trước (Luận án tạm lấy mốc lịch sử thời điểm Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công làm mốc cuối định bản nội dung tư liệu Hán Nôm dưới xã hội quân chủ ở nước ta. Theo đó, tư liệu Hán Nôm mang nội dung được định bản lầm đầu sau mốc lịch sử này sẽ không được đề cập đến…).

Bước đầu tiếp cận kho tư liệu này, đồng thời, thừa hưởng kết quả nghiên cứu của những người đi trước, nghiên cứu sinh đã tiến hành thống kê và lập Thư mục tư liệu thần tích - thần sắc liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tại Viện Thông tin khoa học xã hội, ghi nhận có 206 bản kê khai thần tích- thần sắc của 206 làng xã đương thời (năm 1938) liên quan tới việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (Xem Phụ lục 1).

Kết quả thống kê đã cho thấy:

- Về phạm vi lan tỏa, có thể khẳng định, trước Cách mạng Tháng tám (1945), tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh nói riêng và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ nói chung đã tương đối phổ biến trong không gian văn hóa Bắc Bộ. Cụ thể, đã có ít nhất 206 làng xã thuộc 21 tỉnh/thành phố (theo cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính trước 1945) thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tập trung nhất tại 3 tỉnh: Nam Định (49 làng xã), Hà Nam (41 làng xã), Ninh Bình (35 làng xã), tiếp đó là địa bàn các tỉnh: Hải Dương (14 làng xã), Hà Đông (làng xã), Thái Bình (11 làng xã), Phú Thọ (8 làng xã), Hà Nội (5 làng xã), Quảng Yên (5 làng xã), Yên Bái (4 làng xã), Hưng Yên (4 làng xã), Bắc Ninh (4 làng xã), Thái Nguyên (3 làng xã), Hà Tĩnh (2 làng xã), Nghệ An (2 làng xã), Bắc Giang (1 làng xã), Hải Phòng (1 làng xã), LaoKay (1 làng xã), Sơn


Tây (1 làng xã), Thanh Hóa (1 làng xã), Tuyên Quang (1 làng xã).

- Thông qua thần tích - thần sắc được kê khai, có thể khẳng định, việc thờ tự và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tại hầu hết làng xã đã được triều đình thừa nhận là hợp lệ (tích đến thời điểm kê khai - năm 1938).

- Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, Mẫu Liễu Hạnh nổi lên như một nhân vật trung tâm của tín ngưỡng, với tuyệt đại đa số làng xã được thống kê (185/206) thờ bà với tư cách là vị thần chủ. Trong khi đó, các danh hiệu Thánh Mẫu khác trong hệ thần Tứ phủ, như Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải hay Quỳnh Cung Công chúa, Quảng Cung Công chúa chỉ được điểm tới với tần suất tương đối khiêm tốn…

- Về nguồn gốc của Mẫu Liễu Hạnh, qua thống kê cho thấy, trước năm 1945, đã có ít nhất 151/206 cộng đồng làng xã trong không gian văn hóa Bắc Bộ phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh với tư cách là thiên thần; 30/206 cộng đồng làng xã tôn thờ Mẫu Liễu Hạnh với tư cách là một vị nhân thần. Đặc biệt, có 03/206 cộng đồng làng xã tôn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh làm Thành hoàng, gồm: làng Hàn Mặc, tổng Cố Viễn, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; thôn Hạ, làng Thứ Nhất, tổng Mai Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; làng Lao Kay, châu Bảo Thắng, tỉnh Lao Kay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

- Mô hình thờ bộ ba Tam vị/Tam tòa Thánh Mẫu cũng tương đối đa dạng, như: Thôn Phương Đình (làng Nho Lâm, tổng Bồng Hải, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) thờ nhân thần Tam vị Thánh Mẫu phủ Sòng; các làng: Lao Kay (châu Bảo Thắng, tỉnh Lao Kay), làng Côi Trì (tổng Yên Mô, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), Thọ Thái (tổng Yên Mô, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), Thuần Mỹ (phố Đông Mỹ, thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương) thờ Tam vị Thánh Mẫu phủ Giày, trong khi làng Nho Lâm (tổng Tân An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) còn thờ thêm Mẫu Đệ tứ (dân gian thường cho rằng Mẫu Đệ tứ là bà Khâm sai), làng Côi Khê (tổng Lân Khê, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) thờ Tam vị Thánh Mẫu thiên thần Liễu Hạnh,

Thủy Tinh, Thượng Ngàn, phố Khán Xuân (6c Quartier, thành phố Hà Nội) thờ Tam

Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 6

vị nhân thần: Liễu Hạnh, Thủy Tinh Công chúa, Thiên thần Cửu Thiên...

Ngoài ra, tại Viện Thông tin khoa học xã hội còn lưu trữ một số đầu sách khác có liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, như


Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội tổng, Vân Cát xã bi ký 定 省 務 本 縣 同

隊 總 雲 葛 社 碑 記 , ký hiệu TSHN003453, niên đại định bản vào khoảng cuối thế kỷ XX, liệt kê các bia tại phủ Vân Cát, xã Vân Cát, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; Bản kê thần sắc: Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội tổng, Vân Cát xã, ký hiệu kho TSHN003634, liệt kê 22 đạo sắc phong của xã Vân

Cát, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội tổng, Tiên Hương xã bi ký 南 定 省 務 本 縣 同 隊 總 仙 鄉 社 碑 記,

ký hiệu TSHN002927, niên đại định bản khoảng cuối thế kỷ XX, liệt kê các bia được dựng tại phủ Chính - xã Tiên Hương, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; Bản kê thần sắc: Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội tổng, Tiên

Hương xã thần sắc 南 定 省 務 本 縣 同 隊 總 仙 鄉 社 神 敕 , ký hiệu TTHN518,

niên đại định bản khoảng cuối thế kỷ XX, liệt kê thần sắc xã Tiên Hương, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định và Thần tích Thần sắc: Làng Tiên Hương, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, ký hiệu TTTS006774, TTTS006775, niên đại định bản khoảng cuối thế kỷ XX, kê khai thần tích - thần sắc của làng Tiên Hương, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gồm Tiền Lý Nam Đế, Lôi Công Đại vương, Sơn Thần Đại vương… Tuy nhiên, vì bản kê khai này không đề cập tới nội dung thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ nên tạm thời không đưa vào Bảng thống kê…

Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan tới tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tại Viện Thông tin khoa học xã hội. Rất có thể, khi khảo sát kỹ hơn (lật lại từng trang) thì nguồn tư liệu Hán Nôm liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ trong đơn vị lưu trữ này sẽ còn phong phú hơn nhiều…

2.1.2. Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ qua di sản Hán Nôm - Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Thư mục sách Hán Nôm là bộ sách thông tin về tình hình thư tịch và tài liệu Hán Nôm lớn nhất Việt Nam hiện nay đang được tàng trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm…


Phải mất cả chục năm ròng, với bao công sức, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia Hán Nôm mới có thể tổng hợp, phân loại, tóm lược, sắp xếp và xuất bản hoàn chỉnh bộ Thư mục sách Hán Nôm, trong đó có sự hợp tác và tài trợ tích cực của Viện Viễn Đông bác cổ nước Cộng hòa Pháp. Bộ sách thực sự là cuốn cẩm nang không thể thiếu nếu muốn đi sâu tìm hiểu về kho di sản Hán Nôm Việt Nam.

Thư mục sách Hán Nôm có tên đầy đủ là Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu, với phần tên sách được xếp theo thứ tự ABC, gồm các phông có ký hiệu: A, VHv, VHb, VHt (sách viết bằng chữ Hán); AB, VNv, VNb (sách viết bằng chữ Nôm); AC, HV (sách sao chép hoặc in lại của Trung Quốc, chủ yếu là kinh Phật) với 5038 tên sách. Mỗi tên sách ứng với một đến nhiều cuốn sách hoặc nhiều bộ sách, cả thảy hơn 10.000 đơn vị tư liệu thư tịch.

Tiếp sau là bộ Bổ di gồm 2 quyển (Thượng và Hạ) giới thiệu 6 phông sách có ký hiệu: AD (thần sắc); AE (thần tích); AF (tục lệ); AG (địa bạ; AH (xã chí); AJ (cổ chỉ). Cả thảy gồm 2280 đầu sách (bắt đầu từ mã 5039 đến 7318).

Với hơn 10.000 đơn vị, mỗi đơn vị tư liệu đều có các thông tin: Tên sách; tác giả (nếu có); năm nơi in, số trang; ký hiệu và nội dung tóm tắt. Toàn bộ kho sách Hán Nôm được phân thành khoảng 40 chủ đề: Văn học, sử học, quan chức, bang giao, địa lý, kinh tế, gia phả, pháp chế, quân sự, tôn giáo, phong thủy, văn hóa giáo dục, y dược và văn học các dân tộc ít người,... Một cuốn sách có thể được xếp vào một loại, cũng có thể được xếp vào nhiều loại hình khác nhau vì tính chất nội dung đa

ngành của nó…1.

Hiện nay, toàn bộ dữ liệu của bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu và bộ Bổ di đã được đưa lên Website của Viện Nghiên cứu Hán Nôm để phục vụ bạn đọc” - Địa chỉ truy cập: http://www.hannom.org.vn2.


1 Viện Nghiên cứu Hán Nôm, http://www.hannom.org.vn/default.asp?CatID=131

2 Viện Nghiên cứu Hán Nôm,http://www.hannom.org.vn/default.asp?CatID=131


Từ di sản Hán Nôm trên Website hannom.org.vn, bạn đọc có thể tra cứu thư tịch Hán Nôm theo các tiêu chí: tên sách; ký hiệu (mỗi quyển sách hoặc bộ sách có một ký hiệu), tác giả (một tác giả có thể có từ một đến nhiều sách), tên người, tên thần, tên đất (là tên có xuất hiện trong sách), địa phương (các sách thần sắc, thần tích, tục lệ, địa bạ, xã chí, cổ chỉ thuộc địa phương đó), và chủ đề (rất nhiều chủ đề), có thể đọc nội dung tóm tắt (trích yếu) của từng cuốn hoặc bộ sách bằng cách kích

chuột vào tên sách3.

Qua Thư mục sách Hán Nôm, bước đầu đã thống kê được 170 tư liệu liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, với 8 thông số cơ bản, gồm: số thứ tự (STT), tên tư liệu, ký hiệu, niên đại định bản, tác giả, chữ, nội dung lược thuật, ghi chú [Phụ lục 2].

Kết quả thống kê cho thấy:

- Theo thể loại văn bản (trên giấy, phim ảnh), có thể phân chia tư liệu Hán Nôm liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ thành các nhóm/loại hình cơ bản sau: giáng bút, phả lục, thần tích, văn chầu, thần sắc, công văn, linh thiêm/tiêm, các loại hình khác và khảo cứu:

1)- Giáng bút, với tổng số 56/170 văn bản (được đánh số thứ tự từ 1 - 56), chiếm tỉ lệ khoảng 32.94%, tiêu biểu như: Vân Hương Liễu Hạnh Công chúa tâm

căn chân kinh 雲 鄉 柳 杏 公 主 心 根 真 經, Tăng quảng minh thiện quốc âm chân

kinh 增 廣 明 善 國 音 真 經 , Nguyên Từ Quốc mẫu lập mệnh quốc âm chân kinh

元 慈 國 母 立 命 國 音 真 經 , Tam vị Thánh Mẫu cảnh thế chân kinh 三 位 聖 母

警 世 真 經... Trong đó: Kinh giáng bút: 44 văn bản (đánh số thứ tự từ 1 - 44), chiếm tỉ lệ khoảng 25.88%; thơ văn giáng bút: 12 văn bản (đánh số thứ tự từ 45 - 56), chiếm tỉ lệ khoảng 7.05%.

2)- Phả lục gồm: Truyền kì tân phả 傳 奇 新 譜 [Tục truyền kì lục] 續 傳 奇

, “Vân Cát Thần nữ lục”, Tiên phả dịch lục 仙 譜 譯 錄 , Thiên Bản Vân Hương



3 Viện Nghiên cứu Hán Nôm,http://www.hannom.org.vn/default.asp?CatID=131.


Lê triều Thánh Mẫu ngọc phả 天 本 雲 鄉 黎 朝 聖 母 玉 譜 , Vân Cát thần nữ Cổ

lục 雲 葛 神 女 古 錄, Vân Cát cổ lục diễn âm 雲 葛 神 女 古 錄 演 音, Vân Cát

thần nữ truyện 雲 葛 神 女 傳 , Vân Cát Lê Gia Ngọc Phả 雲 葛 黎 家 玉 譜 , với tổng số 7/170 văn bản (được đánh số thứ tự từ 57 - 63), chiếm tỉ lệ khoảng 4.11%.

3)- Thần tích: Tổng số 60/170 văn bản (được đánh số thứ tự từ 64 - 123), chiếm tỉ lệ khoảng 35.29%, tiêu biểu như: Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Bảo Ngũ

tổng các xã thần tích 南 定 省 務 本 縣 保 伍 總 各 社 神 蹟, Nam Định tỉnh, Xuân

Trường phủ, Giao Thủy huyện, Lạc Thiện tổng, Hoành Lộ ấp thần tích 南 定 省 春長 府 膠 水 縣 樂 善 總 黃 路 邑神 蹟, Thanh Hóa tỉnh, Đông Sơn huyện, Quang Chiếu tổng các xã thôn thần tích 清 化 省 東 山 縣 光 照 總 各 社村 神 蹟, Lạng Sơn tỉnh, Cao Lộc châu, Trinh Nữ tổng các xã thần tích 諒 山 省 高 祿 州 貞 女 總各 社 神 蹟, Bắc Giang tỉnh, Lạng Giang phủ, Phất Lộc huyện Đào Quan tổng Tiên Lục xã thần tích 北 江 省 諒 江 府 弗 祿 縣 桃 觀 總 仙 錄 社 神 蹟, Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội tổng các xã thần tích 南 定 省 務 本 縣 同 隊 總 各社 神 蹟, Tuyên Quang tỉnh, Yên Bình phủ, Yên Sơn huyện các xã thần tích 宣 光省 安 平 府 安 山 縣 褚 市 埔 神 蹟, Thanh Hóa tỉnh, Thiệu Hóa phủ, Đông Sơn huyện, Tuyên Hóa tổng các xã thần tích 清 化 省 東 山 縣 宣 化 總 各 社神 蹟, Lạng Sơn tỉnh, Cao Lộc châu, Trinh nữ tổng các xã thần tích 諒 山 省 高麓 州貞女 總 各社 神 蹟, Phú Thọ tỉnh, Cẩm Khê huyện các xã thần tích 富 壽 省 錦 溪 縣各 社 神 蹟

4)- Văn chầu gồm: Tiên thánh văn tập 仙 聖 文 集, Chư vị tán văn toàn tập

諸 位 贊 文 全 集 , Chư vị văn chầu 諸 位 文 朝 , Văn chầu 文 朝 = (Văn chầu các

文 朝 各 婆 ) = (Văn chầu tập 文 朝 集 ), Công văn quyển 攻 文 卷 , Đàn văn 彈 文 , Thập nhị tiên nương thỉnh luyện bí pháp 十 二 仙 娘 請 練 秘 法 , Đại Nam

quốc âm ca khúc 大 南 國 音 歌 , “Liễu Hạnh Công chúa diễn âm” - Tổng số 8/170 văn bản (được đánh số thứ tự từ 124 - 131), chiếm tỉ lệ khoảng 4.70%.

5)- Thần sắc (sách ghi thần sắc) gồm: Nam Định tỉnh Vụ Bản huyện Đồng


Đội tổng các xã thần sắc 南 定 省 務 本 縣 同 隊 總 各 社 敕 , Nam Định tỉnh, Mỹ

Lộc huyện, Như Thức tổng các xã thần sắc 定 省 美 祿 縣如 式 總 各 社 神敕, Hà Nam tỉnh, Lý Nhân phủ, Nam Xang huyện, an Trạch tổng các xã thần sắc 河 南 省里 仁 府 南 昌 縣 安 宅 總 各 社 神 敕, Hà Nam tỉnh, Lý Nhân phủ, Nam Xang huyện Công xá tổng các xã thần sắc 河 南 省 里 仁 府 南 昌 縣 公 舍 總各社 神敕

, Hà Nam tỉnh, Duy Tiên huyện an (Yên) Khê tổng các xã thần sắc 河 南 省 維 先 縣 安 溪 總 各 社 神 敕 , Nam Định tỉnh, Hải Hậu huyện, Tân Khai tổng các xã thần sắc 南 定 省 海 後 縣 新 開 總 各 社 神 敕 , Nam Định tỉnh, Mỹ Lộc huyện, Đồng Phù tổng các xã thần sắc 南 定 省 美 祿 縣 同 符 總 各 社 神 敕 , Nam Định tỉnh, Xuân Trường phủ, Giao Thủy huyện, Lạc Thiện tổng các ấp thần sắc 南 定 省 春 長 府 膠 水 縣 l 樂 善 總 各 邑 神 敕 , Bắc Ninh tỉnh, Quế Dương huyện, Cựu Tự xã thần sắc 北 寧 省 桂 陽 縣 舊 寺 社 神 敕 , Hà Đông tỉnh, Hoài Đức phủ, Từ Liêm huyện, Thượng Ốc tổng các xã thần sắc 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 上 沃 總 各 社 村 神 敕 , Hưng Yên tỉnh, Kim Động huyện các xã thần sắc 興 安 省 金 洞 縣 各 社 神 敕 , Sơn Tây tỉnh, Phúc Thọ huyện, Phù Long tổng, Hát Môn xã thần sắc 山 西 省 福 壽 縣 扶 龍 總 喝 門 社 神 敕 , Nam ĐỊnh tỉnh, Hải Hậu huyện, Quế Hải tổng các xã thần sắc 南 定 省 海 後 縣 桂 海 總 各 社 神 敕 , Nam Định tỉnh, Mỹ Lộc huyện, Cao Đài tổng các xã thần sắc 南 定 省 美 祿 縣 高 臺 總 各 社 神 敕 , Kiến An tỉnh, Tiên Lãng huyện, Cẩm Khê tổng, Mỹ Lộc xã thần sắc 建 安 省 先 郎 縣 錦 溪 總 美 祿 社 神 敕 , Hà Đông tỉnh, Sơn Lãng huyện, Đại Bối tổng các xã thần sắc 河 東 省 山 郎 縣 大 貝 各 社 神 敕 , Hà Đông tỉnh, Thanh Trì huyện, Cổ

Điển tổng các xã thần sắc 河 東 省 青 池 縣 古 典 總 各 社 神 敕 - Tổng số 17/170 văn bản (được đánh số thứ tự 132 - 148), chiếm tỉ lệ 10%.

6)- Công văn: 1 văn bản (1/170) - Công văn tổng quyển 攻 文 總 卷 (được

đánh số thứ tự 149), chiếm tỉ lệ xấp xỉ 0.59%.

7)- Linh thiêm/tiêm (quẻ bói): 1 văn bản (1/170) - Thánh Mẫu linh tiêm 聖母 靈 韱 (được đánh số thứ tự 150), chiếm tỉ lệ xấp xỉ 0.59%.


8)- Các loại hình khác (địa chí, truyện - ký lục, câu đối, ghi chép về tục lệ, thơ văn, ngâm vịnh, tạp ký…) gồm: Nam Định tỉnh đại dư chí 南 定 省 地 輿 誌 , Việt điện u linh 越 甸 幽 靈 , Nội đạo tràng 內 道 場 , Thính văn dị lục 聽 聞 異 錄 , Nam Hải dị nhân liệt truyện diễn âm 南 海 異 人 列 傳 演 音 , Bách thần lục 百 神 錄 , Thanh Hóa chư thần lục 清 華 諸 神 錄 , Việt nam danh nhân sự tích liệt truyện 越 南 名 人 事 跡 列 傳 , Lão song thô lục 老 窗 粗 錄 , Bản quốc dị văn 本 國 異 文 [Bản quốc dị văn lục 本 國 異 文 錄 ], Bảo Hán châu liên 保 漢 珠 聯 , Cát sự đối

liên 吉 事 對 聯, Nam Định tỉnh Vụ Bản huyện Đồng Đội tổng các xã tục lệ 南 定省 務 本 縣 同 隊 總 各 社 俗 例, Yên Đổ tiến sĩ thi tập 安 堵 進 士 詩 集, Như Khuê thị học ngữ tập 如 珪 氏 學 語 集 = Vĩnh Hồ Như Thị học ngữ 永 湖 如 珪氏 學 語, Tự ký văn thư tạp tập 序 記 文 書 雜 集, Dân gian cổ ngâm 民 間 古 吟,

Thi ca tạp ký 詩 歌 雜 記 - Tổng số 18/170 văn bản (được đánh số thứ tự từ 151 - 168), chiếm tỉ lệ xấp xỉ 10.59%.

9)- Khảo cứu gồm: Thiên Tiên truyện khảo 天 仙 傳 攷 , Khảo đồng sự

攷 童 事 記 ; Tiền Lí Nam đế tích 前 李 南 帝 跡 ; Nam Định tỉnh khảo dị 清 化

省 考 異; Thanh Hóa tỉnh khảo dị 南 定 省 考 異; Khảo vấn tĩnh điện 考 問 靖 殿 - Tổng số 2/170 văn bản (được đánh số thứ tự từ 169 - 170), chiếm tỉ lệ khoảng 1.17% .

- Về niên đại, hầu hết các văn bản đều được định bản hoặc định bản lại (sao chép) trong khoảng thế kỷ XIX - XX, mặc dù có một số bản thần tích ghi do Nguyễn Bính soạn vào khoảng cuối thế kỷ XVI hoặc được Nguyễn Hiền sao lại vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, như Thái Bình tỉnh Quỳnh Côi huyện Quỳnh Ngọc tổng

Quỳnh Ngọc xã thần tích 太 平 省 瓊 魁 縣 瓊 玉 總 瓊 玉 社 神 蹟 , AE.A5/32;

Thái Bình tỉnh Thư Trì huyện Cự Lâm tổng các xã Hữu Lộc Cự Lâm Thanh Bản thần

tích 太 平 省 舒 池 縣 巨 林 總 各 社 有 祿 巨 林 青 板 神 蹟 , AE.A5/61; Hà Đông tỉnh, Sơn Lãng huyện, Bạch Sam tổng các xã thần tích 河 東 省 山 郎 縣 白 杉 總 各 社 神 蹟 , AE.A2/48; Thái Bình tỉnh Tiên Hưng Hưng Nhân huyện các xã thần

tích 太 平 省 先 興 府 興 仁 縣 各 社 神 蹟, AE.A5/28; Hà Nam tỉnh Lý Nhân phủ

Xem tất cả 312 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí