Thực Trạng Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Ở Hưng Yên Hiện Nay Qua Khảo Cứu Một Số Cơ Sở Thờ Tự

Chương 2: THỰC TRẠNG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở HƯNG YÊN HIỆN NAY QUA KHẢO CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ THỜ TỰ

2.1. Vài nét về tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên là tỉnh có diện tích nhỏ (diện tích 923,45 km2 - đứng thứ 61 trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước), nằm giữa vùng đồng bằng sông Hồng và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Phía Bắc Hưng Yên giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Nam giáp các tỉnh Hà Nam và Thái Bình, phía Đông giáp Hải Dương, phía Tây giáp với thủ đô Hà Nội. Khác hẳn với các tỉnh xung quanh thì Hưng Yên là một vùng đất khá bằng phẳng, màu mỡ, song không có biển và đồi núi - đây là sự ưu đãi của tự nhiên đồng thời cũng là điều thiệt thòi của tỉnh Hưng Yên.

Vì có điều kiện địa lý thuận lợi: quốc lộ 5 chạy qua (nối Hà Nội - Hải Phòng), nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc bộ nên Hưng Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ (năm 2009, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng GDP của Hưng Yên tăng 7,01%). Với nền kinh tế khá phát triển, hàng năm Hưng Yên đã có sự đóng góp không nhỏ đối với nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, hiện nay dân số ở Hưng Yên là vào khoảng trên 1,2 triệu người (mật độ dân số khá đông khoảng trên 1300 người/ km2).

Ở Hưng Yên lại có khá nhiều trường đại học, cao đẳng: Đại học Tài chính và Quản trị kinh doanh, đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, đại học Chu Văn An, cao đẳng Công nghiệp, cao đẳng Sư phạm Hưng Yên, cao đẳng Y Hưng Yên… Tạo điều kiện cho con người ở đây cùng với truyền thống hiếu học của mình, không ngừng rèn luyện để phục vụ cho đất nước để xứng đáng với nhận định: Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt, là nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng (Nhân vật truyền thuyết: Tống Trân - Cúc Hoa; Quân sự: hai vị tướng thời An Dương Vương, Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn

Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám…; Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; Giáo dục: Dương Quảng Hàm, Nguyễn Lân; Khoa học: Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu, Nguyễn Lân Dũng; Khoa học: Phạm Huy Thông; Văn học: Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng…; Hoạt động chính trị: Nguyễn Văn Linh, Tô Hiệu, Lê Văn Lương…). Tỉnh có 4 trạng nguyên trên tổng số 53 trạng nguyên của cả nước và hiện tại Văn miếu Xích Đằng còn lưu trên bia đá tên hàng trăm tiến sĩ khoa bảng của tỉnh trong các thời kỳ phong kiến.

Hưng Yên cũng là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử lâu đời: Hưng Yên Bao gồm các di tích ở thành phố Hưng Yên và một phần các huyện Tiên Lữ, Kim Động. Nay đã được xếp hạng là khu di tích cấp quốc gia, một địa danh nổi tiếng của Hưng Yên. Cụm di tích này nằm bên bờ sông Hồng, nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Hưng Yên xưa và nay. Với cảnh quan đẹp, sự đa dạng của các di tích, lịch sử văn hóa Hưng Yên được hình thành bởi sự phong phú về phong tục tập quán của người Hoa, người Nhật và người Châu Âu. Hưng Yên xưa đã cổ nay lại càng nổi tiếng hơn khi nhắc đến Văn Miếu, chùa Phố, chùa Chuông, đền Trần, đền Mẫu và đền Mây…

Ở nơi đây cũng rất phong phú đa dạng về văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng với sự phát triển đầy đủ các loại hình tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo (Phật giáo có: chùa Chuông, chùa Mễ sở, chùa nễ Châu…; Đạo giáo có Đền Đậu An là ngôi đền thờ Ngọc Hoàng thượng đế; Nho giáo có Văn Miếu Xích Đằng là nơi thờ tự của các nhà khoa bảng Hưng Yên); tín ngưỡng dân gian của người Việt gắn liền với nền văn minh lúa nước: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu… (Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng phát triển mạnh mẽ với nhiều di tích đình, đền trong khắp các huyện trong tỉnh tiêu biểu: Đình An Tào, Đình Bần, Đình Giai Khánh…; Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng tiêu biểu như: Đền

Ghênh, đền Mẫu, đền Thiên Hậu, đền Bảo Châu, đền Xích Đằng, đền Tân La, đền Ả Đào…). Ngoài ra còn có sự hỗn dung của nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo với nhau trong hệ thống thờ tự. Trong các hình thức tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Mẫu có sức ảnh hưởng to lớn tới đời sống tinh thần nhân dân trong tỉnh, là một trong những loại hình tín ngưỡng phổ biến và được quan tâm nhất.

Với những đặc điểm trên, Hưng Yên có nhiều điều kiện thuận lợi để nâng cao đời sống nhân dân và đưa tỉnh phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, phân hoá kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh đang gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như những vùng, khu vực kinh tế còn chậm phát triển trong tỉnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân Hưng Yên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

2.2. Cơ sở thờ tự và đối tượng thờ cúng

Hàng năm ở Hưng Yên luôn diễn ra các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu đều đặn tại các đền thờ Mẫu. Tiêu biểu là ở đền Ghênh, đền Mẫu, đền Thiên Hậu và đền Bảo Châu.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự - 5

2.2.1. Cơ sở thờ tự

2.2.1.1. Đền Ghênh

Đền Ghênh thờ Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử Việt Nam đã hai lần nhiếp chính thay vua điều hành đất nước. Bà đã đưa ra nhiều chủ trương, kế sách giúp giảm nạn đói, đẩy mạnh sản xuất, phát triển các làng nghề, dẹp thù trong giặc ngoài.

Năm 1115, khi 71 tuổi, Hoàng thái hậu Ỷ Lan về hẳn quê nhà ở Ghênh Sủi. Triều đình nhà Lý đã cho xây tại Ngọc Kinh một Thủy Lâu đài (lâu đài trên hồ nước) để bà tiếp khách triều đình, nghỉ ngơi và tu tại gia. Sau khi bà mất ngày 25/7 âm lịch, năm Đinh Dậu 1117, Thủy lâu đài được sửa sang thành đền thờ bà, gọi là đền Ghênh.

Đền Ghênh được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, chia làm ba phần gồm có tiền tế, bái đường và hậu cung, chính điện quay về hướng nam, nhìn xuống Tam giao thủy. Từ phía xa đã nhìn thấy tam quan của đền được xây dựng theo kiến trúc cổ, đi vào trong sân đền có phiến Thạch Sàng lớn để nhân dân đặt đồ tế lễ.

Toàn bộ ba tòa ở đền được xây dựng trên nền cao có 9 bậc lên xuống bằng đá hoa cương (gọi là cửu trùng) ở hai bên cửa lên xuống có hai phỗng đá quỳ khoanh tay, đánh dấu sự quy hàng của vua Chiêm Thành. Tiền tế là nơi tế lễ, biểu diễn văn nghệ trong những ngày lễ hội. Trong bái đường ngoài những lễ khí lộng lẫy, còn có bức hoành phi “Thủy lâu đài”, tiếp đến là bức hoành phi “Thiên cổ nguyệt” và đôi câu đối của cụ Cao Bá Quát cung tiến vào đền để kỷ niệm nơi sinh ra ông ở chợ Ghênh, ngay trước cửa đền: “Nhất bát thượng tiền duyên, trường ký cố hương Tư Kính tự/ Bát lăng thành quá mộng, bất thi hà xứ Thượng Dương cung”. Hai bên nhà tiền tế mới được xây dựng thêm hai dãy nhà để làm nơi đón tiếp khách thập phương đến dâng hương.

Tòa hậu cung nối tiếp tòa bái đường, nằm ở phía trong của đền, dài 8,5m rộng 8,5m, chia làm ba gian và có ba bàn thờ được sắp xếp lần lượt như sau:

Gian ngoài đặt một bàn thờ lớn bày lư hương bằng đồng và bát hương ở chính giữa, có hai cây hương rồng quấn bằng đồng, hai lọ hoa được cắm hoa lan. Hai bên bàn thờ là hai lọng, quạt, hai tượng hạc đồng lớn và hai lọ lục bình cao 2m.

Gian giữa là bàn thờ Lục vị tiên cô. Trên bàn thờ đặt sáu tượng nữ cung nhân theo hầu Thánh Mẫu, lư hương đồng nhỏ, hai đỉnh đồng, hai tượng hạc đồng, bộ ấm chén bằng đồng. Hai bên bàn thờ có hai lọng và quạt. Phía trên treo đèn trùm.

Gian trong cùng là bàn thờ Mẫu Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan. Trên bàn thờ đặt khám thờ lớn sơn son thiếp vàng lộng lẫy - đây là nơi Mẫu ngự. Trong

khám thờ đặt tượng đồng của Thánh Mẫu, có vương miện sơn son thiếp vàng và bộ ấm chén bằng gồm sứ. Trên bàn thờ cũng có hai đỉnh đồng, lư hương, bát hương, lọ hoa lan tượng trưng cho tên của người.

Hậu cung còn bức đại tự: “Mẫu nghi thiên hạ” và đôi hàng câu đối cổ nói về công đức của Bà: “Lê phái địa trung linh, vân tản kỳ chưng tiền tích hiển/ Lý triều thiên tác hợp, khôn liêm ý phạm mẫu nghi tôn”.

Sau đền có hai giếng nước trong xanh quanh năm không bao giờ cạn gọi là mắt rồng, trên bờ có hai cây đa cổ thụ lớn nhất vùng gọi là mi rồng, bên phải đền có một cái ao to là nơi biểu diễn múa rối vào những ngày hội lớn. Chính giữa hai hồ nước là nhà điện Mẫu, thờ Tam tòa Thánh Mẫu, công đồng và hội đồng các quan.

Sát bên phải đền là chùa, trước cửa trồng cây hoa ngọc lan, tượng trưng cho tên của Bà. Cạnh cây hoa Ngọc Lan là mô hình tháp Kính Thiên được xây bằng đá kỉ niệm năm 1116 bà lập đài Kính Thiên và mở hội Thánh. Đền còn có bia đá ghi lại những năm xây dựng, trùng tu tôn tạo đền. Phía tây bắc đền xây một cổng lớn, trên là vọng lâu, dưới là cổng xây cuốn, có hai cánh bằng gỗ lim dày, cổng này đặt tên là cổng Sủi, để ghi nhớ tên làng cổ xưa. Phía tây nam xây một cổng lớn gọi là cổng Giầu để kỉ niệm nơi bà gặp ông Hoàng Giầu trước lúc bà gặp vua. Đền thờ Hoàng thái hậu Ỷ Lan xưa từng đón nhiều vua quan nhà Lý về tưởng niệm bà. Năm 1620, đền thờ được trùng tu và ghi lại trên bia đá.

Đền Ghênh ở thôn Ngọc Quỳnh vừa là di tích lịch sử văn hóa, vừa là nơi hoạt động của phong trào Cần Vương của các sĩ phu yêu nước, các chiến sĩ cộng sản hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 1953, đền Ghênh bị tàn phá bởi giặc Pháp, nhân dân Ghênh Sủi đã kịp thời chuyển tượng Hoàng Thái hậu Ỷ Lan về thờ ở đền Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Năm 1989, nhân dân Ghênh Sủi được sự trợ giúp của Nhà nước đã từng bước tiến hành khôi phục nền móng cũ và phần nào hình bóng cổ xưa của ngôi đền, tổ chức rước tượng Ỷ Lan từ đền Dương Xá về lại đền Ghênh.

Đền Ghênh là một công trình kiến trúc dùng toàn gỗ đá, ít dùng gạch, mang phong cách triều đại nhà Lý, là nơi lưu dấu muôn đời của Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, một người phụ nữ tài đức vẹn toàn, một bậc mẫu nghi thiên hạ cả đời vì dân, vì nước.

2.2.1.2. Đền Mẫu

Đền Mẫu tên tự là Hoa Giang Linh Từ. Tên nôm là: đền Mẫu, đền Mậu Dương hay đền Bà Hoa Giang.

Theo Đại Nam nhất thống chí thì đền Mẫu được xây dựng vào năm Tường Hưng thứ nhất thời Thiệu Bảo năm 1278 trên một khu đất rộng với diện tích khoảng 2.875m2. Tương truyền Đền Mẫu được xây dựng nơi có điạ thế đẹp, mảnh đất có hình đầu rồng với một phong cảnh trang nhã. Qua thời gian đền không ngừng được tôn tạo và tu sửa. Vào năm Thành Thái thứ 8 (1897) ngôi đền được tu sửa và xây dựng thêm với ngót 30 gian. Hiện nay đền Mẫu luôn được các cơ quan chức trách quan tâm và tu tạo thường xuyên.

Đền Mẫu thờ Bà Dương Quý Phi, vợ của Vua Tống. Người đã tuẫn tiết để bảo vệ lòng chung thủy với chồng và trung thành với đất nước. Về dấu tích đền Mẫu thì theo Đại Nam nhất thống chí viết: “Ở thôn Hương Dương huyện Kim Động tương truyền vào khoảng thời Thiệu Bảo có một người nội thị ở Triều Đình Bắc Quốc theo thuyền buôn ngược Châu Hoan ra đến khúc sông thuộc xã Xích Đằng làm nhà ở trên bãi cát, dựng một gian đền thờ Dương Quý Phi nhà Tống, cầu đảo thường được linh ứng. Từ đó người đến tụ tập mỗi ngày một đông thành một tên xóm và lấy tên là Hoa Dương. Đền được sửa sang rộng rãi và ngày một khang trang.

Bỗng một hôm người nội thị họp thôn lại nói rằng: Tôi là Thái giám nhà Tống năm Tường Hưng thứ nhất theo Đinh Hoàng Đế nhà Đại Tống chạy ra bãi biển bị binh lính nhà Nguyên đuổi sát. Đế Bính cùng Thái hậu, phi tần đều nhảy xuống biển tự vẫn, tôi nhảy sang một chiếc thuyền chài mới thoát được thân và lưu lạc tới bãi biển Trà Bôn hơn một năm trời. Một hôm tôi nằm

mộng thấy Thái hậu Dương Thị cùng em là Quý Phi và mỹ nhân là Kim Thị và Liễu Thị từ trong biển bước ra. Tôi đi vội đến trước mặt, sụp lạy Thái Hậu, Thái Hậu bảo tôi rằng: Chị em ta sau khi nhảy xuống biển, thượng đế khen là trinh tiết, phong cho làm Hải Thần các cửa biển ở Châu Hoan. Sơn Nam đều thuộc chị em ta cai quản, linh ông là tôi con của bản triều, nay lưu lạc trên đất khách quê người, nên đến cửa Càn ở Châu Hoan thăm hỏi một lần, rồi lại đến thượng lưu sông Đằng Giang, hạ lưu sông Hoàng Giang ở huyện Kim Động, thuộc phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam mà phụng thờ Quý Phi. Chỗ ấy non nước thanh tú, sau này người nước ta đến đây tụ họp không ít nhân vật đông đúc thịnh vượng, hậu thân ông cũng được nương tựa lâu đời.

Lúc tôi tỉnh giấc chợt có thuyền buôn đi Hoan Châu buôn bán. Nhân ấy tôi đáp thuyền đến cửa Cồn đã thấy một ngôi đền mới dựng ở phía Tây Bắc cửa biển. Tôi rảo bước đến trước cửa ngôi đền, vừa lạy vừa khóc. Người bản thổ nhìn thấy kéo đến hỏi chuyện, tôi nói rò lai lịch, nguyên do. Người bản thổ vui vẻ cấp cho hành lý và thuê một chiếc thuyền cho tôi đến trú ngụ nơi đây vì thế tôi đặt là Hoa Dương chỉ họ của Quý Phi. Nội thị nói xong người trong thôn lấy làm lạ. Sau đó người nội thị không ốm đau gì mà chết, người thôn dựng ngôi đền riêng để thờ, còn đền Quý Phi thì các triều đều có phong tặng. Thôn Hoa Dương sau đổi thành Hương Dương” [16, tr. 204 - 206].

Nhận thấy về đối tượng thờ tự tại đền Mẫu là một Quý Phi họ Dương thời Tống, do loạn lạc để trọn khí tiết đã tự vẫn. Chính hành động cao cả đó mà bà đã được nhân dân tôn thờ. Sự tôn thờ không chỉ ở bên Trung Quốc mà cư dân Việt Nam luôn đề cao nhưng giá trị, phẩm hạnh của một nhân cách. Cũng chính vì thế mà bà được cư dân ta tiếp nhận và lập đền thờ.

Đền Mẫu nằm ở phía Nam thành phố Hưng Yên. Phía Đông Bắc đền giáp khu dân cư và thư viện tỉnh Hưng Yên, phía Tây Nam giáp đê bao tỉnh và Hồ Bán Nguyệt, phía Tây Bắc giáp đường Bãi Sậy và Hồ Bán Nguyệt, mặt tiền quay hướng Tây Nam nay thuộc phường Quang Trung - thành phố Hưng

Yên. Đền Mẫu được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1990

- một di tích tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên. Trong cách bày trí tại điện thờ cửa đền Mẫu ngoài những đặc trưng chung của cách bày trí điện thờ Mẫu thì nó cũng có những nét riêng của nó.

Điện thờ Mẫu Dương Quý Phi được đặt trong hậu cung hay còn gọi là cung cấm. Tại chính điện xây bệ gạch thị cấp bằng đá, trên cùng là khám lớn cao 1,8m, rộng 0,85m bệ khám cấu trúc kiểu chân quỳ dạ cá, xung quanh trang trí hoa dây, bốn góc là bốn côn hổ phù, ở giữa chạm nổi lưỡng long chầu nguyệt, hai bên được tạo bởi thêm một con rồng cuốn điểm vân mây. Trong khám được lồng kính có tượng Mẫu ngự, đầu đội mũ kim khôi, mặc áo choàng, khuôn mặt đoan trang phúc hậu. Phía trước cửa khám là hộp đựng ấn tín, hộp đựng sắc phong qua các triều đại, phía dưới là bốn khám kính (2 to 2 nhỏ) làm theo kiểu như long đình.

Hai cỗ bên ngoài to hơn cao 1,7m, rộng 0,5m được trang trí hoa dây khá sinh động, hai bên chạm hình hai con phượng lớn, trên mái bốn góc bốn đầu rồng. Tầng mái là tứ song, trên đỉnh là một búp sen hé nở, trong khám có tượng đồng hé miệng cười. Hai cỗ bên trong nhỏ hơn có chiều cao là 1,2m, rộng 0,4m. Bốn cỗ khám trên là tứ vị vua bà cận hầu mẫu tư thế sẵn sàng nhưng rất nghiêm trang và đôn hậu. Chính giữa đặt một bát hương lớn và bốn bát hương nhỏ ở hai bên, một mâm bồng, hai lọ hoa sứ, hai thuyền buồm, hai con hươu đồng và hộp đựng những đôi hài mỏ phượng, hài mũi giầy bằng bạch kim và giấy.

Bên phải là sập ngự của Mẫu, chân quỳ dạ cá giật cấp dài 1,6m, rộng 0,9m. Đế sập toàn thân là một con rồng cuốn chính giữa đầu hổ to bờm rậm. Cấp trên được chạm các bức ấn hình đào, lê, lựu, trên mặt sập được bao quanh bằng các con song tiện, trên sập trải một cái đệm gấm, một cái gối mắc màn tuyn đỏ, phía trước treo một bức y môn. Bên ngoài có một bàn, một giá chậu, một bộ ấm chén.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022