Tư Liệu Hán Nôm Về Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Liễu Hạnh Ở Phủ Giày Và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ Tại Một Số Cơ Sở Lữu Trữ Khác


Nam Xang huyện Công Xá tổng các xã thần tích 河 南 省 里 仁 府 南 昌 縣 公 舍

總 各 社 神 蹟, AE.A13/25…

- Về văn tự (chữ viết), qua 170 văn bản Hán Nôm liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ được thống kê, hiện có: 99/170 văn bản chữ Hán, chiếm tỉ lệ khoảng 58.23%; 19/170 văn bản chữ Hán và Nôm, chiếm tỉ lệ khoảng 11.17%; 28/170 văn bản chữ Nôm, chiếm tỉ lệ khoảng 16.47% và 24/170 văn bản chữ Nôm và Hán, chiếm tỉ lệ khoảng 14.11%.

- Về hình thức định bản, hầu hết văn bản thuộc loại hình giáng bút và 03 phả lục, 01 bản văn chầu, 01 bản công văn được khắc in, còn lại các văn bản khác đều được chép tay…

Qua đây, có thể nhận thấy, nguồn tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ qua Thư mục sách Hán Nôm - Viện Nghiên cứu Hán Nôm tương đối phong phú và đa dạng, cơ bản được định bản hoặc định bản lại trong khoảng thế kỷ XIX - XX, với nhiều loại hình: giáng bút, phả lục, thần tích, văn chầu, thần sắc, công văn, linh thiêm/tiêm (quẻ bói), các loại hình khác và văn bản khảo cứu. Trong đó, thần tích chiếm số lượng lớn nhất, với 60 văn bản, chiếm tỉ lệ khoảng 35.29%. Tiếp đến là văn bản ghi chép về giáng bút, với 56 văn bản, chiếm tỉ lệ khoảng 32.94% (Kinh giáng bút: 44 văn bản chiếm tỉ lệ khoảng 25.88%; thơ văn giáng bút chiếm tỉ lệ khoảng 7.05%). Tuy nhiên, một số loại hình văn bản khác lại chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn, như công văn, linh thiêm/tiêm (quẻ bói), mỗi loại chỉ có 01 văn bản, tương ứng với tỉ lệ khoảng 0.59%... Sự xuất hiện của một lượng lớn văn bản chữ Nôm, cùng hàng loạt văn bản giáng bút và một số văn bản khác được khắc in đã phần nào cho thấy sức lan tỏa và tính phổ bao quát của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ trong bối cảnh lịch sử - xã hội đương thời.

2.1.3. Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tại một số cơ sở lữu trữ khác

Trong qúa trình khảo sát, sưu tầm và tập hợp tư liệu, liên quan tới tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, ngoài nguồn tư liệu Viện Thông tin khoa học xã hội, Viện Nghiên cứu


Hán Nôm như đã đề cập ở trên, nghiên cứu sinh cũng đã tiếp cận với nguồn tư liệu liên quan tại một số cơ sở lữu trữ khác, tiêu biểu (Xem thêm Phụ lục 3), có thể điểm tới:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

- Tại Thư viện quốc gia Việt Nam, ít nhất còn 05 đầu sách trực tiếp liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ đã được số hóa, có thể xem trực tuyến4, với thông tin khái lược như sau:

1). Tam vị Thánh Mẫu cảnh thế chân kinh 三 位 聖 母 警 世 真 經 (chữ

Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 7

Hán, 18 trang), mã hiệu số hóa: nlvnpf-0244, mã kho: R.5069, in từ bản khắc năm Thành Thái Bính Ngọ (1906) của đền Ngọc Giang, Chủ Thiện đường, Sơn Tây tàng

bản - Sau tờ bìa, sách có in 3 hình Vân Hương Đệ nhất Thánh Mẫu 雲 香 第 一 聖

, Đệ nhị Thánh Mẫu 第 二 聖 母, Đệ tam Thánh Mẫu 第 三 聖 母. Sau mỗi hình minh họa còn có bài tán. Tiếp đến là các bài giáng kinh, bảo cáo, khai kinh của Tam vị Thánh Mẫu.

2). Vân Hương Tam vị Thánh Mẫu cảnh thế chân kinh diễn âm 雲 鄉 三 位

聖 母 警 世 真 經 演 音 (chữ Nôm, 30 trang), mã hiệu số hóa: nlvnpf-0194, mã kho: R.2233, in từ bản khắc năm Bảo Đại thập bát niên (1933), do Chánh Cửu phẩm Văn giai Nguyễn Ngọc Du và vợ Trần Thị Miễn khắc, cung tiến cho đền Phú Xuân, xã Hữu Bằng, tổng Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, với nội dung gồm các bài văn giáng bút thể cáo, tán, kệ, minh văn, của Vân Hương Thánh Mẫu, Mai Hoa Công chúa và Thượng Ngàn Công chúa khuyên làm điều thiện, bỏ điều ác…

3). Vân hương Thánh Mẫu linh thiêm 雲 鄉 聖 母 灵 韱 (chữ Hán, 26 trang),

mã hiệu số hóa: nlvnpf-1498, mã kho: R.3378, được chép tay vào khoảng đầu thế kỷ XX, với nội dung chính gồm các quẻ bói, trong đó có một bài tựa theo thể giáng bút của Dao Trì Vương mẫu, nói rằng, lời thiêm/tiêm là lời của các vị tiên thánh mượn những kẻ phàm để bày tỏ cho chúng sinh kính sợ mà tụng niệm tu hành. Nay giáng đàn nơi Vĩnh Phong đàn ở Phúc Xá đề cho người đời chiêm nghiệm…

4). Vân Cát thần nữ truyện 雲 葛 神 女 傳 (chữ Hán, 26 trang), mã hiệu số

hóa: nlvnpf-1023, mã kho: R.22, với nội dung kể về sự tích vị nữ thần ở thôn Vân


4 Thư viện Quốc gia Việt Nam, http://hannom.nlv.gov.vn/


Cát, huyện Vụ Bản thời vua Lê Anh Tông: Nữ thần tên thật là Giáng Hương, lấy một người họ Đào, sinh được một con trai, 1 con gái. Năm 21 tuổi, Giáng Hương chết. Sau lại đầu thai lấy một người họ Lưu (chính là chồng cũ, cũng đầu thai), sinh thêm một con gái. Người chồng thi đỗ, làm quan ở Viện Hàn lâm. Sau khi mất, Giáng Hương rất linh thiêng, nhân dân làm đền thờ ở Phố Cát.

5). Truyền kỳ tân phả 傳 奇 新 譜 (chữ Hán, 79 trang), mã hiệu số hóa:

nlvnpf-0285, mã kho: R.1611, với nội dung chép lại Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (Bản khắc năm Gia Long thứ 10 - 1811), gồm 7 câu chuyện kì lạ do Đoàn

Thị Điểm 段 氏 點 sưu tầm (tiếp sau Truyền kì mạn lục 傳 奇 漫 錄 của Nguyễn

Dữ 阮 嶼): Hải khẩu linh từ lục 海 口 靈 祠 錄, Vân Cát thần nữ truyện 雲 葛 神 女傳, An ấp liệt nữ lục 安 邑 烈 女 錄, Bích Câu kì ngộ kí 碧 溝 奇 遇 記, Tùng bách thuyết thoại 松 栢 説 話, Long hổ đấu kì kí 龍 虎 鬪 奇 記.

- Tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1, còn lưu trữ địa bạ hai xã Vân Cát và Tiên Hương, lập năm Gia Long thứ 4 (1805): Phông Địa bạ triều Nguyễn: Hồ sơ số 6529, lập năm Gia Long thứ 4 (1805) - Địa bạ xã Vân Cát; Phông Địa bạ triều Nguyễn: hồ sơ số 6525, lập năm Gia Long thứ 4 (1805) - Địa bạ xã Yên/An Thái.

Ngoài ra, trong quá trình khảo sát điền dã, sưu tầm tư liệu, nghiên cứu sinh cũng đã được tiếp cận với một số liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ trong dân gian, gồm sách, ván khắc, gia phả, thần tích, sắc phong..., tiêu biểu như:

1). Tứ phủ Công đồng khoa nghi sớ văn hợp tập 四 府 公 同 科 儀 疏 文 合

(chữ Hán và Nôm), in từ bản khắc năm Kỷ Mão niên hiệu Bảo Đại năm thứ 14 (1939), nguyên bản (khắc) lưu tại đền Phú Chí, Chương Văn, Hà Đông, nội dung tổng hợp các khoa nghi và sớ văn khoa cúng Tứ phủ Công đồng.

2). Thiên Bản Vân Hương Lê triều Thánh Mẫu Ngọc phả 天 本 雲 鄉 黎 朝

聖 母 玉 譜 (chữ Hán), in từ bản khắc năm Bảo Đại 9 (1934), do thanh đồng Vũ Xuân Lan san khắc, nguyên bản (khắc) vốn được lưu giữ tại đền Cố Trạch, xã Vân Cát, với nội dung kể về sự tích Mẫu Liễu Hạnh (Vân Cát - Tiên Hương).

3). Cát Thiên tam thế thực lục 葛 天 三 世 實 錄 (chữ Hán), in từ bản


khắc năm Qúy Sửu, niên hiệu Duy Tân (1913), ván khắc vốn lưu tại đền Quảng cung, với nội dung chính gồm các phần sau: Thánh Mẫu bảo cáo; Quảng Nạp linh từ phả ký; Cát Thiên tam thế thực lục tự; Cát Thiên tam thế thực lục tự tự; Cát Thiên tam thế thực lục; Cát Thiên tam thế tổng tự; Cát Thiên tam thế thực lục quốc âm; Phụ lục đề Tiên hương từ thi; Cát Thiên thực lục hoàn mộc ân đệ tử tạ biểu; Cát Thiên tam thế thực lục hậu tự; Mộng thụ ký; Phụ lục Tiên hương từ đối liên; Phụ lục Quảng Nạp từ linh nghiệm ký; Thánh Mẫu tán văn; Bách hoa văn; Bách dược luyện văn; Tế văn...

2.1.4. Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở khu vực phủ Giày

Theo Quyết định số 09-VH/QĐ ngày 05/3 /1975 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin về việc xếp hạng khu di tích kiến trúc nghệ thuật phủ Dầy, tại thời điểm xếp hạng, quần thể di tích này được xác định bao gồm: phủ Chính (phủ Tiên Hương), phủ Vân Cát, lăng Liễu Hạnh và các địa điểm liên quan. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát gần đây của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Nam Định (Báo cáo kết quả khảo sát, nghiên cứu tên gọi các di tích thuộc quần thể di tích lịch sử - văn hoá phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, 2019), quần thể di tích này hiện có tới 20 điểm di tích, gồm đình, đền, chùa, phủ, lăng, từ đường phân bố trên địa bàn 3 thôn: Tiên Hương, Vân Cát, Báng, thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định: 1). phủ Tiên Hương; 2). phủ Vân Cát; 3). lăng Liễu Hạnh; 4). chùa Báng (Linh Sơn thiền tự); 5). chùa Tiên Hương (Tiên Linh tự); 6). chùa Vân Cát (Long Vân tự); 7). đền Công đồng; 8). đền Đức Vua (đền thờ Lý Nam Đế) thôn Tiên Hương; 9). đền Đức Vua (Đền thờ Lý Nam Đế) thôn Vân Cát; 10). đền Giếng (Đông Tỉnh từ); 11). đền Khải Thánh (thôn Tiên Hương); 12). đền Khải Thánh (thôn Vân Cát); 13). đền Công Núi (đền Quan Lớn); 14). đình Ông Khổng; 15). đền Thượng; 16). đền Cây Đa Bóng (Nguyệt Du từ/cung); 17). đền Cây Đa Báng; 18). đền Đông Cuông; 19). đền Khâm Sai; 20). nhà thờ (từ đường) họ Trần Lê (Thánh Tổ từ) [1].

Tâm thức dân gian khu vực phủ Giày cho rằng, một số điểm di tích thuộc quần thể di tích này được khởi dựng từ thời Lý và Trần (thế kỷ XI - XIX). Tuy nhiên, qua khảo sát thực địa và qua tư liệu Hán Nôm lại cho thấy, diện mạo chủ yếu


của hầu hết các điểm di tích thuộc quần thể di tích phủ Giày hiện nay là kết quả của các lần tu bổ, tôn tạo trong khoảng thời gian từ thế kỷ XIX trở lại đây. Phải chăng, đây cũng là một kết quả tất yếu của quá trình biến đổi lịch sử - xã hội. Theo đó, có lẽ, chính vì lý do này mà tư liệu Hán Nôm trong quần quần thể di tích hiện nay cũng tương ứng với khung niên đại nêu trên (trong khoảng từ thế kỷ XIX - XX đến nay).

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nguồn tư liệu Hán Nôm trực tiếp liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh nói riêng và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ nói chung trong quần thể di tích phủ Giày chủ yếu tập trung tại phủ Vân Cát, phủ Tiên Hương, lăng Mẫu Liễu Hạnh, nhà thờ họ Trần Lê, đền Cây Đa Bóng (Nguyệt Du từ/cung). Tại các điểm di tích khác trong quần thể di tích này cũng đều có đại tự, câu đối, văn khắc Hán Nôm nhưng chủ yếu là sản phẩm mới được cung tiến trong khoảng vài chục năm gần đây. Trong mục này, xin giới hạn chỉ điểm qua về tư liệu Hán Nôm tại các điểm di tích tiêu biểu trong quần thể di tích phủ Giày, gồm: phủ Vân Cát, phủ Tiên Hương, lăng Mẫu Liễu Hạnh, nhà thờ họ Trần Lê, đền Cây Đa Bóng (Nguyệt Du từ/cung).

2.1.4.1. Tư liệu Hán Nôm tại phủ Vân Cát

+ Bia ký:

Tại Viện Thông tin khoa học xã hội hiện đang lưu trữ tài liệu mang ký hiệu kho: TSHN 3453: Bản kê bia xã Vân Cát, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam

Định (南 定 省 務 本 縣 同 隊 總 雲 葛 社 碑 記), được địa phương kê khai vào

khoảng nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, tài liệu này chỉ có 2 trang và không thấy kê khai tên hoặc nội dung bất kỳ một văn bia nào, hiện chư rõ lý do cụ thể. Có lẽ, phần nội dung kê khai trong tài liệu gốc đã bị thất lạc hoặc bị tách tệp nhầm khi tiến hành chỉnh lý?

Tại thời điểm Dương Văn Vượng khảo sát, ông đã ghi nhận, tại phủ Vân Cát có 11 bia ký, trong đó có 09 bia chữ Hán và 02 bia quốc ngữ. Trong tài liệu khảo sát, ông đã lược thuật lại nội dung 11 bia và tuyển dịch 05 bia. Các bia đều mang niên đại trong khoảng thời Nguyễn - thế kỷ XIX - XX, gắn với lịch sử hình thành và tồn tại của phủ. Chư rõ, tình trạng các bia tại thời điểm đó thế nào nhưng hiện nay, các bia đều đã khá mờ. Kết quả khải cứu, phiên dịch của ông đã được tập hợp và


công bố trong sách Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt qua tư liệu Hán Nôm [51]. Trên nền kết quả này, có thể khái quát về nội dung cơ bản của văn bia tại phủ Vân Cát sau:

1). Bia niên hiệu Tự Đức vạn vạn niên chi nhị tam nguyệt thượng hoán

嗣 德 萬 萬 年之 二 三 月 上 浣 - Thượng tuần tháng Ba năm Tự Đức thứ 2 (1849), do Vân Song Cư sỹ soạn, với nội dung lược thuật như sau: Đất Vân Cát, huyện Thiên Bản là nơi có nhà xưa của Mẫu, sau thành đền

- phủ nguy nga như cảnh bồng lai. Trước đây, phủ có gác chuông, nhưng do lâu ngày mà bị đổ nát. Nay có ông Nguyễn Đăng Vực, người xã Lương Kiệt, tổng Hào Kiệt, huyện Thiên Bản, cùng quyến thuộc bỏ tiền công đức dựng lại. Xong việc khắc bia lưu lại muôn đời.

2). Nhị xã hòa hội phụng sự bi ký 二 社 和 會 奉 事 碑 記 - Hai xã cùng

nhau phụng thờ, khắc năm Tự Đức thứ 10 (1857), do Vân Song Cư sỹ soạn, với nội dung lược thuật như sau: Đất Vân Cát, huyện Thiên Bản là nơi có nhà xưa của Mẫu, sau thành đền - phủ rất đỗi linh thiêng. Thái La và Vân Cát là hai xã lân cận. Kính ngẫm, thần tiên ban phúc chẳng riêng tư, khắp nơi thờ tự còn được, huống chi gần gũi, cận kề. Vì thế mà dân xã Thái La đã hội bàn với dân Vân Cát, bày tỏ nguyện vọng gánh chung trách nhiệm tế lễ Thánh Mẫu. Việc được Vân Cát ưng thuận, dần dần thành lệ. Nay khắc văn bia ghi lại mối giao tình.

3). Thiên Bản huyện viên biền cúng tự điền bi ký 天 本 縣 員 弁 供 祀

田 碑記 - Bia ghi việc cúng ruộng hương hỏa của Hội Biền binh huyện Thiên Bản, khắc năm Tự Đức thứ 14 (1861), do Tiến sĩ Trần Huy Côn, người Thiên Bản soạn, với nội dung lược thuật như sau: Hội lính Thủy quân của tỉnh, quê ở Thiên Bản cúng vào phủ 6 sào 7 thước ruộng ở xứ chùa Hoa, giao cho dân sở tại cày cấy lấy hoa lợi lo việc thờ tự Thánh Mẫu.

4). Bản tỉnh bi ký 本 省 碑 記 - Bia ký bản tỉnh, khắc năm Đồng Khánh

năm thứ 2 (1887), với nội dung ghi việc những người trong và ngoài tỉnh


quyên tiền sắm kiệu phục vụ rước hội…

5). Bia không đề, khắc năm Thành Thái thứ 4 (1892), do Phạm Đình Kỳ soạn, ghi việc dân sở tại từ xưa đã có lệ chính kỵ (tiệc giỗ) Mẫu vào ngày mùng Ba tháng Ba. Số ruộng trước đây bố trí ít ỏi nên hoa lợi thu được không đủ chi dùng, phải bổ bán nên gặp khó khăn, nay quyết định bố trí thêm 1 mẫu 2 sào để tiện lo việc…

6). Thánh Mẫu cố trạch linh từ bi ký 聖 母 故 宅 靈 祠 碑 記 - Bia ghi

việc đền thiêng nơi nền nhà cũ của Thánh Mẫu, khắc năm Thành Thái Tân Sửu (1901), do Hiệp biện Đại học sỹ Quốc Sử quán Phó Tổng tài kiêm quản Quốc giám, An Xuân Nam, Cao Xuân Dục soạn, với nội dung lược thuật như sau: Đền thờ Mẫu vốn được dựng trên đất Mẫu giáng sinh từ thời Cảnh Trị (1663-1671), với quy mô nhỏ. Năm Cảnh Thịnh (1793 - 1801) đền được sửa sang, mở rộng quy mô. Năm Kỷ Mão dưới triều Tự Đức lại trùng tu tiếp. Trải qua thời gian mưa xối, gió bào, phong cảnh trở nên tiêu điều, đổ nát. NămThành Thái thứ 10, các quan tỉnh, đại diện là Hoàng Huy Tường, Vũ Nghĩa Quỳ thương nghị với Cao Xuân Dục tu bổ lại đền. Việc được tiến hành, đến năm Thành Thái thứ 12 (1900) thì mọi việc hoàn thành. Số tiền chi phí hết hơn 8.000đ.

7). Vụ Bản huyện đồng huyện cúng trí lệ điều tiền tại Vân Cát, tục hiệu phủ Giày bi ký 務 本 縣 仝 縣 供 置 例 田 錢 在 雲 葛 俗 号 府 𠫅 碑 記

- Cả huyện Vụ Bản tiến cúng tiền ruộng lệ ở phủ Vân Cát, tục gọi là phủ Giày, do Đệ tam giáp Tiến sỹ khoa Tân Sửu Đốc học Hải Phòng Nguyễn Văn Tính soạn, với nội dung lược thuật như sau: Vân Cát thần nữ là một trong sáu sự lạ ở đất Thiên Bản, trải qua ba độ hóa sinh, đã được các triều phong tặng. Hằng năm cứ đến mùa xuân tháng Giêng, bốn phương hội về Vân Cát, Tiên Hương chiêm bái rất đông. Hai làng này trước là một, sau mới chia ra (trước Vân Cát nằm trong xã An Thái), một là hai, hai cũng là một vậy. Tục “hội gậy hoa” có từ việc vị Thái phi thời chúa Trịnh, dưới thời Lê Trung Hưng cầu ở đền Tiên Thánh, sau có ứng nghiệm như điều nguyện ước, nên đã tâu lên trên miễn cho dân huyện việc đắp đê khơi


nước ở Hà Thành. Dân huyện nhớ công ấy bèn đổi mai cuốc thành gậy kéo chữ, hằng năm cứ đến kỳ lễ kị thì kính cẩn làm lễ tạ, hội hợp chụm đầu, lâu ngày thành lệ. Khoảng năm Tự Đức triều ta, Vân Cát nghĩ rằng, dân đinh thưa ít, lo việc không nổi bèn đem nguyên lệ giao cho Tiên Hương nhận làm. Tới nay hơn 60 năm còn có mọi người biết cả. Vào khoảng năm Khải Định thứ 3, thứ 4 (1918, 1919), người quý tổng thăng thụ Chánh Bát phẩm, Nghị viên Tư vấn xứ Bắc Kỳ, Chánh tổng Trần Khắc Kiệm thương lượng với chức sắc kỳ dịch xã ấy có lời với lý dịch và Chánh Phó tổng mới, cũ của cả huyện, thỏa thuận về các điều lệ, có chữ, có dấu của huyện quan phê đóng, lấy đó chiểu theo lệ trước làm lệ gậy hoa ở đền xã ấy. Ngõ hầu cùng đội ơn thần, đẹp tốt với ý kính thờ. Trong huyện bàn bạc thống nhất ký kết trình quan Đốc bộ đường bản tỉnh Phạm Tướng công thương lượng với Tòa sứ chuẩn duyệt thi hành…

8). Vân Cát hàng hội bi ký 雲 葛 行 會 碑 記 - Bia ký hàng hội Van Cát,

khắc năm Khải Định thứ 10 (1925), do Chánh tổng tổng Trình Thượng Bùi Văn Hùng soạn, với nội dung lược thuật như sau: Cả 12 tổng: Vụ Bản, La Xá, Phú Lão, Hiển Khánh, Đồng Đội, Vân Côi, Bảo Ngũ, An Cự, Trình Thượng, Trình Hạ, Hào Kiệt, Hổ Sơn đều chịu trách nhiệm tế rước kéo chữ. Số người kéo chữ có 20 người các tổng luân phiên gách việc…

9). Vân Cát phủ từ tự điền bi ký 雲 葛 府 詞 祀 田 碑 記 - Bia ghi việc

ruộng thờ tự tại đền Vân Cát, khắc năm Khải Định năm thứ 10 (1925), do Tri huyện huyện Vụ Bản Đặng Huy Hoàn soạn, với nội dung lược thuật như sau: Thánh Mẫu Vân Cát là vị thần thiêng, người người sùng bái, nhà nhà kính ngưỡng, nơi nơi lập miếu phụng thờ. Đất Thiên Bản là nơi sinh ra Tiên chúa, dưới thời Lê Trịnh, Thái phi đặt ra “hội hoa trượng” để tạ ơn Mẫu. Hằng năm, cứ đến tháng Ba, người cả huyện kéo về diễn lại tích xưa. Cảm kích ơn Mẫu, huyện hào cúng vào đền số ruộng 1 mẫu 8 sào, bàn giao lại cho xã Vân Cát nhận cày cấy lấy hoa lợi phục vụ lễ ngày thánh hóa. Nay khắc vào đá truyền lại muôn đời…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023