BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
—————————
PHAN HỒNG NGỌC
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS TRẦN NGỌC THƠ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2
- Thực Trạng Về Các Doanh Nghiệp Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Hệ Số Nợ/vốn Chủ Sở Hữu Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết (Lần)
- Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 5
- Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 6
Xem toàn bộ 55 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM LƯỢC…………………………………………………………………………………………………………………… 1
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………………………………. 2
1. Lý do nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………… 2
2. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………………………….. 5
4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………… 5
5. Kết cấu của đề tài………………………………………………………………………………………………………… 6
CHƯƠNG 1 …………………………………………………………………………………………………………………… 7
SƠ LƯỢC CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ………………………………………………………………………………………… 7
1.1. Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng …………………………………….. 7
1.1.1. Các nhân tố từ phía ngân hàng…………………………………………………………………………………. 7
1.1.2. Các nhân tố về phía doanh nghiệp ……………………………………………………………………………. 8
1.1.3. Các nhân tố khác………………………………………………………………………………………………….. 11
1.2. Một số nghiên cứu trên thế giới………………………………………………………………………………… 12
1.2.1. Nghiên cứu của Hongjiang Zhao, Wenxu Wu và Xuehua Chen (2006) “What Factors Affect Small and Medium-sized Enterprise’s Ability to Borrow from Bank: Evidence from Chengdu City, Capital of South-Western China ‘s Sichuan Province” …………………………………. 12
1.2.2. Nghiên cứu của Yuko Nikaido, Jesim Pais, Mandira Sarma (2012) “Determinants of Access to Institutional Credit for Small Enterprises in India”……………………………………………… 13
1.2.3. Nghiên cứu của Konstantinos. Drakos và Nicholas Giannakopoulos (2011) “On the determinants of credit rationing: Firm-level evidence from transition countries” ………………….. 14
1.3. Thực trạng về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam…………… 15
1.3.1. Giới thiệu tổng quan …………………………………………………………………………………………….. 15
1.3.2. Tình hình kinh doanh……………………………………………………………………………………………. 17
1.3.3. Tình hình tài chính và cấu trúc vốn ………………………………………………………………………… 20
1.3.3.1. Tổng tài sản………………………………………………………………………………………………………. 20
1.3.3.2. Nguồn vốn………………………………………………………………………………………………………… 22
1.3.3.3. Hệ sô nợ / Vốn chủ sở hữu………………………………………………………………………………….. 24
1.3.3.4. Chỉ số nợ trong các giai đoạn………………………………………………………………………………. 26
CHƯƠNG 2 …………………………………………………………………………………………………………………. 28
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ……………………………………… 28
2.1. Nguồn số liệu và phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………………… 28
2.1.1. Nguồn số liệu ………………………………………………………………………………………………………. 28
2.1.2. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………………………………………. 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………………………. 29
2.3.1 Biến nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………. 30
2.3.2 Thiết lập mô hình nghiên cứu …………………………………………………………………………………. 32
2.4. Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………………………………………………………… 33
CHƯƠNG 3 …………………………………………………………………………………………………………………. 36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………………….. 36
3.1. Thống kê mô tả ………………………………………………………………………………………………………. 36
3.1.1. Thống kê chung……………………………………………………………………………………………………. 36
3.1.2. Thống kê mô tả các biến quan sát…………………………………………………………………………… 38
3.2. Phân tích tương quan ………………………………………………………………………………………………. 40
3.3. Kiểm định mô hình …………………………………………………………………………………………………. 42
3.4. Đánh giá, nhận định mô hình……………………………………………………………………………………. 45
CHƯƠNG 4 …………………………………………………………………………………………………………………. 48
KIẾN NGHỊ NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM………………………………………………………………. 48
4.1. Về phía các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam …………………………………. 48
4.1.1.Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng mức độ tín chấp của các DN niêm yết …….. 48
4.1.2.Xây dựng các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi ……………………………………… 49
4.2. Về phía các tổ chức tín dụng…………………………………………………………………………………….. 50
4.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng………………………………………………………………………… 50
4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định…………………………………………………………………. 51
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………………….. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc và các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013
Người cam đoan
Phan Hồng Ngọc
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDCK: Giao dịch chứng khoán
CK: Chứng khoán
CP: Cổ phiếu
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
DN: Doanh nghiệp
HNX: sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE: sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM
TCTD: Tổ chức tín dụng
TSCĐ: tài sản cố định
TSĐB: tài sản đảm bảo
TTCK: Thị trường chứng khoán
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UBCKNN: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
VN-Index: Vietnam Index (chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tình hình doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết………………………………….. 17
Bảng 1.2 Tình hình lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết ……………………… 19
Bảng 1.3 Tình hình tổng tài sản của các doanh nghiệp niêm yết……………………………….. 20
Bảng 1.4 Tình hình vốn CSH của các doanh nghiệp niêm yết…………………………………… 22
Bảng 1.5 Tình hình nợ phải trả của các doanh nghiệp niêm yết ………………………………… 23
Bảng 1.6 Hệ số nợ/Vốn CSH của các doanh nghiệp niêm yết (lần) …………………………… 24
Bảng 1.7 Tỷ lệ nợ ngắn hạn, dài hạn /Vốn CSH của các doanh nghiệp niêm yết (%)…… 26
Bảng 2.1 Định nghĩa các biến trong mô hình nghiên cứu…………………………………………. 30
Bảng 2.2 Tóm tắt các giả thuyết……………………………………………………………………………. 35
Bảng 3.1 Thống kê chung…………………………………………………………………………………….. 36
Bảng 3.2 Thống kê mô tả……………………………………………………………………………………… 38
Bảng 3.3 Tương quan giữa các biến………………………………………………………………………. 40
Bảng 3.4 Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình…………………………………………….. 42
Bảng 3.5 Các chỉ số kiểm định mô hình…………………………………………………………………. 43
Bảng 3.6 Kết quả hồi quy các biến trong mô hình …………………………………………………… 44
TÓM LƯỢC
Luận văn sử dụng dữ liệu nghiên cứu gồm 242 doanh nghiệp niêm yết (bao gồm 102 doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và 140 doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội) trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2012 để xác định các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp niêm yết. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy probit đa biến và thông qua kết quả kiểm định mô hình, tác giả xác định được khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam chịu tác động của các yếu tố như số năm hoạt động của công ty; tăng trưởng doanh thu; tăng trưởng tài sản cố định, lợi nhuận công ty, quy mô công ty lớn, giới tính của chủ sở hữu, có tài khoản ngân hàng, ngành sản xuất, số lượng đối thủ cạnh tranh và tỷ lệ doanh thu nội địa. Thông qua các yếu tố này tác giả đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế toàn cầu do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Sự suy thoái kinh tế trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh. Tăng trưởng của các nền kinh tế lớn suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của dân cư nước ta. Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính chỉ tăng 5,03% so với năm 2011. Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm (Tổng cục thống kê, 2013).
Sang năm 2013, tình hình kinh tế toàn cầu đan xen gam màu sáng tối. Tuy nhiên, môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam 2013 về cơ bản tiếp tục được duy trì ổn định. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp (CPI tháng 7 tăng 0,27% so với tháng 6) và tăng 7,29% so với tháng 7/2012, bình quân 7 tháng tăng 6,81% so với cùng kỳ). Nhờ vào những thành quả về ổn định vĩ mô đạt được trong thời gian qua, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với kinh tế Việt Nam tiếp tục được cải thiện.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2012, ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức do những tác động bất lợi của kinh tế vĩ mô trong nước và ngoài nước. Hệ thống các Tổ chức tín dụng bước vào năm 2012 trong điều kiện thanh khoản căng thẳng, rủi ro tiềm ẩn lớn, một bộ phận các Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mặt bằng lãi suất ở mức cao, cạnh tranh huy động vốn trên thị trường gay gắt do nhu cầu thanh khoản lớn dẫn đến tình trạng vi phạm trần lãi suất khá phổ biến, nợ xấu có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, đến ngày 20/12/2012, tín dụng tăng 6,45% so với cuối năm 2011, trong đó tín dụng bằng VND tăng 8,92%, tín dụng bằng ngoại tệ 3,51%. Tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là do các nhân tố bên ngoài cầu tín dụng ngoài lãi suất; nợ xấu gia tăng; thanh khoản của một số NHTM cổ phần gặp khó khăn; một số TCTD chưa chấp hành nghiêm các quy định lãi suất huy động tối đa của NHNN (Vietnamnet, 2012). Năm 2013, tình hình kinh tế vẫn tiếp tục được đánh giá là còn nhiều khó khăn. Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay của toàn hệ thống tính đến ngày 19/2/2013 là âm 0,16% so với cuối năm 2012. Trước con số âm này, nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng về mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay là 12%. Đây sẽ là thách thức lớn đối với ngân hàng.
Theo kết quả điều tra do Diễn đàn Phát triển Việt Nam phối hợp với Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố, dù đã có sự nới lỏng của chính sách tiền tệ và nhiều chính sách kích cầu đang được triển khai, nhưng vẫn có tới 20,8% doanh nghiệp tham gia điều tra cho biết gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng. Cũng theo kết quả điều tra, có đến 42,9% doanh nghiệp cho rằng tiếp cận vốn vẫn sẽ là một khó khăn lớn trong thời gian tới (Diễn đàn Phát triển Việt Nam & Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012).
Năm 2012, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Tồn kho cao tăng gần 15% so với số dư cùng kỳ. Vòng quay vốn chậm lại, chu kỳ sản xuất kinh doanh cũng trễ hơn so với trước đây kéo theo hàng loạt hệ lụy trong đó có nỗi lo lớn nhất là lợi nhuận giảm dần đến lỗ. 22 doanh nghiệp hủy niêm yết năm 2012, 14 doanh nghiệp đối diện nguy cơ phải rời sàn, 01 doanh nghiệp giải thể là những con số nói lên thực trạng đáng buồn của doanh nghiệp niêm yết. Thị giá xuống thấp khiến việc huy động vốn bằng/ cao hơn mệnh giá trở nên khó khăn. Hàng loạt doanh nghiệp đã chọn phương án phát hành dưới mệnh giá để gọi vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Vấn đề nặng nợ của doanh nghiệp trở thành vấn đề nóng năm 2012 trong bối cảnh nợ xấu của các ngân hàng ở mức cao nhất nhiều năm trở lại đây (Học viện doanh nhân GED, 2013).
Nhìn một cách tổng thể và khách quan, bản thân vốn tín dụng là một công cụ thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng thu nhập cho người lao động. Công cụ này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi hoạt động của nó phù hợp với đặc điểm, năng lực tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, hệ thống các giải pháp về tín dụng, các giải pháp hỗ trợ tín dụng, giải pháp hỗ trợ về chính sách tạo môi trường thuận lợi nhằm giúp các doanh nghiệp niêm yết nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng là một việc làm cần thiết.
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp, từ đó tìm ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp vay được vốn để đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề cấp thiết, do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
– Hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết về quan hệ giữa nguồn lực tín dụng, khả năng tiếp cận tín dụng và các doanh nghiệp niêm yết.
– Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX).
– Xây dựng mô hình nghiên cứu, xác định chiều hướng tác động giữa các nhân tố trên với khả năng tiếp cận tín dụng doanh nghiệp.
– Đề xuất những kiến nghị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vay được vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa tín dụng của các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX), trong đó tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX (ngoại trừ các DN ngành tài chính & bảo hiểm).
– Phạm vi nghiên cứu: 242 doanh nghiệp niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM và Hà Nội từ năm 2010 đến 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
+ Phương pháp nghiên cứu định tính: dùng phương pháp nghiên cứu khám phá thông qua các tài liệu thứ cấp và khảo sát các nghiên cứu khoa học đã có trước đó nhằm thiết lập các nhóm biến được cho là ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam.
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: dùng mô hình hồi quy probit đa biến để ước lượng, kiểm định mô hình để xác định các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết. Phần mềm sử dụng là SPSS 18.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Sơ lược các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng và thực trạng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kiến nghị nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
CHƯƠNG 1
SƠ LƯỢC CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1.1. Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng
1.1.1. Các nhân tố từ phía ngân hàng
Đây là những nhân tố thuộc về bản thân nội tại ngân hàng liên quan đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng của ngân hàng bao gồm:
– Mạng lưới hoạt động: Một ngân hàng nếu có tầm hoạt động rộng với nhiều chi nhánh điều đó sẽ giúp khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn với ngân hàng, ngược lại.
– Chính sách tín dụng: bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề…tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng. Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay của mình đồng thời gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng.