Hệ Số Nợ/vốn Chủ Sở Hữu Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết (Lần)

Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam – 4

Năm 2012, tổng số nợ phải trả của 648 DN niêm yết là 1.888.686.561 triệu đồng, tăng 22% so với năm 2011. Trong đó, ngành Tiện ích – cộng đồng có tổng số nợ phải trả tăng cao nhất, tăng 162%; tiếp theo là các ngành: Nghệ thuật và dịch vụ giải trí (tăng 109%), Sản xuất (tăng 34%)… Bên cạnh đó cũng có một số ngành có tổng số nợ phải trả giảm như: Dịch vụ hỗ trợ – dịch vụ xử lý và tái chế rác thải (giảm 19%), Giáo dục và đào tạo (giảm 12%), Sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp (giảm 7%)…

1 3 3 3 Hệ sô nợ Vốn chủ sở hữu Nợ có vai trò là nguồn vốn tài trợ quan 1

1.3.3.3. Hệ sô nợ / Vốn chủ sở hữu

Nợ có vai trò là nguồn vốn tài trợ quan trọng trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp, nợ có tác động hai mặt đến việc tối đa hóa lợi nhuận cho các chủ sở hữu. Một quyết định cấu trúc vốn đúng đắn có thể khuyếch đại được lợi nhuận cho các chủ sở hữu. Ngược lại, nếu doanh nghiệp vay nợ mà sử dụng nguồn vay không hiệu quả thì sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh. Sau đây là những phân tích về tình hình cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay.

Bảng 1.6 Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết (lần)

STTNhóm ngành201020112012
1Công nghệ – Truyền thông1.461.381.48
2Dịch vụ chuyên môn – Khoa
học – Kỹ thuật
0.670.940.86
3Dịch vụ hỗ trợ – Dịch vụ xử lý
và tái chế rác thải
0.850.950.77
4Dịch vụ lưu trú và ăn uống0.760.340.42
5Giáo dục và đào tạo0.080.020.02
6Khai khoáng1.921.791.88
7Nghệ thuật và dịch vụ giải trí0.060.13 
8Sản xuất0.921.011.17
9Sản xuất Nông – Lâm – Ngư
nghiệp
0.380.430.31
10Thương mại (Bán sỉ và bán lẻ)1.862.071.97
11Tiện ích cộng đồng1.211.281.10
12Vận tải và kho bãi1.231.251.20
13Xây dựng và bất động sản1.171.191.45
14Tài chính và bảo hiểm8.119.018.39
15Dịch vụ khác8.0913.64 
 Cộng4.294.734.55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 55 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu trên trang chungkhoanphuongnam.com.vn

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 là 4.55 lần, hệ số này khá cao cho thấy các doanh nghiệp niêm yết sử dụng hình thức huy động vốn bằng nợ khá nhiều. Xét từng nhóm ngành có 2 nhóm ngành tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu rất cao: ngành dịch vụ khác (13.64 lần), ngành tài chính và bảo hiểm (8.39 lần).

Báo cáo hợp nhất của một số ngành có Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu thấp, đó là: Giáo dục và đào tạo (0,02), Nghệ thuật và dịch vụ giải trí (0,13), Sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp (0,31)…

1.3.3.4. Chỉ số nợ trong các giai đoạn

Bảng 1.7 Tỷ lệ nợ ngắn hạn, dài hạn /Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết (%)

STTNhóm ngành2010 2011 2012 
  Nợ ngắn
hạn
Nợ dài
hạn
Nợ
ngắn
hạn
Nợ
dài
hạn
Nợ
ngắn
hạn
Nợ dài
hạn
1Công nghệ – Truyền
thông
114%35%103%35%107%39%
2Dịch vụ chuyên môn
– Khoa học – Kỹ thuật
81%5%92%2%64%2%
3Dịch vụ hỗ trợ – Dịch
vụ xử lý và tái chế
rác thải
60%18%64%31%34%51%
4Dịch vụ lưu trú và ăn
uống
40%2%29%5%38%38%
5Giáo dục và đào tạo2%0%2%0%7%1%
6Khai khoáng108%80%89%90%93%98%
7Nghệ thuật và dịch
vụ giải trí
12%1%5%1%  
8Sản xuất82%35%77%25%67%25%
9Sản xuất Nông – Lâm
– Ngư nghiệp
25%6%38%5%34%4%
10Thương mại (Bán sỉ
và bán lẻ)
173%24%169%37%145%41%
11Tiện ích cộng đồng54%56%47%81%38%83%
12Vận tải và kho bãi50%70%44%81%35%88%
13Xây dựng và bất
động sản
82%63%71%48%72%45%
14Tài chính và bảo
hiểm
678%161%746%155%683%128%
15Dịch vụ khác1364%0%809%0%  
 Cộng355%100%380%94%347%83%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu trên trang chungkhoanphuongnam.com.vn

Bảng trên cho thấy, hầu hết các khoản nợ của các DN niêm yết là nợ ngắn hạn, năm 2012 tỷ lệ nợ ngắn hạn bằng 347% vốn chủ sở hữu, trong khi đó tỷ lệ nợ dài hạn chỉ bằng 83% vốn chủ sở hữu. Điều này nói lên sự không bền vững trong cơ cấu vốn. Bởi vì việc duy trì một cấu trúc vốn thiên về nợ ngắn hạn quá nhiều cũng sẽ làm cho rủi ro chi trả các khoản vay trong tương lai lớn và đồng thời không có nguồn để chi trả kịp các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1, tác giả đã khái quát về các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tính dụng ngân hàng và trình bày thực trạng về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, tác giả đã tổng hợp và trình bày một số kết quả nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp. Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày mô hình nghiên cứu gồm có xây dựng mô hình và lựa chọn các biến đại diện cho mô hình.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Nguồn số liệu và phương pháp chọn mẫu

2.1.1. Nguồn số liệu

– Dữ liệu chính thức được thu thập từ báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012 đã được kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX). Thông tin thu thập là tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính theo ngành của các DN niêm yết thông qua các trang web của Sở GDCK TP.HCM, Sở GDCK Hà Nội, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Nam…

2.1.2. Phương pháp chọn mẫu

Trong phạm vi của đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng (stratified sampling) để chọn mẫu nghiên cứu, cụ thể:

Trước tiên tác giả phân chia tổng thể nghiên cứu thành hai tổ theo tiêu thức có liên quan đến mục đích nghiên cứu đó là các DN theo sàn GDCK (sàn GDCK TP.HCM và Hà Nội) và số đơn vị mẫu chọn ra ở mỗi tổ tuân theo tỷ lệ số đơn vị tổ đó chiếm trong tổng thể nghiên cứu. Sau đó trong từng tổ, tác giả dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn ra các đơn vị của mẫu.

Dựa vào bảng chọn cỡ mẫu do Krejcie &. Morgan (1970) công bố (xem phụ lục 1), đồng thời theo Sở GDCK TP.HCM và Sở GDCK Hà Nội tổng số doanh nghiệp niêm yết đến ngày 20/08/2013 trên 02 sàn này là 737 doanh nghiệp, loại trừ 40 doanh nghiệp ngành tài chính & bảo hiểm, số doanh nghiệp trong tổng thể nghiên cứu là 697 doanh nghiệp, vì vậy đề tài chọn kích thước mẫu là 242 mẫu.

Ngoài ra, tổng số doanh nghiệp niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM là 293 DN, chiếm 42,04%; tổng số doanh nghiệp niêm yết trên sàn GDCK Hà Nội là 404 DN, chiếm 57,96%. Do đó, tác giả phân chia số lượng mẫu trên mỗi sàn GDCK theo tỷ lệ như sau: sàn GDCK TP.HCM là 102 mẫu và sàn GDCK Hà Nội là 140 mẫu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

– Nghiên cứu định tính

Dùng nghiên cứu khám phá cụ thể là thông qua các tài liệu thứ cấp bao gồm các lý thuyết nền, các nghiên cứu khoa học trước đó để trả lời cho 2 câu hỏi:

+ Các yếu tố nào tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp?

+ Làm thế nào để xác định mối tương quan giữa khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng và các nhân tố như số năm hoạt động của công ty, tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng tài sản cố định, lợi nhuận, quy mô công ty, giới tính, mối liên hệ với ngân hàng?

Phần trả lời cho câu hỏi 1 nằm ở chương 1, phần 1.1 (các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng). Để trả lời cho câu hỏi 2, học viên tiến hành nghiên cứu định lượng.

– Nghiên cứu định lượng

Trong nghiên cứu tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng, cụ thể là mô hình hồi quy probit để xác định các nhân tố nghiên cứu có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp. Phần mềm sử dụng là SPSS 18.0

Chi tiết các bước như sau:

+ Dựa trên các nghiên cứu đã có và tương tự với đề tài nghiên cứu này của các nhà khoa học trên thế giới, đề xuất mô hình phù hợp tại Việt Nam khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp.

+ Dựa trên tổng quan lý thuyết xác định các giả thiết nghiên cứu, các nhân tố nghiên cứu có tác động cùng chiều hay ngược chiều với khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DN.

+ Dùng phần mềm SPSS 18.0 để kiểm định mô hình đề xuất, từ đó đưa ra kết quả nghiên cứu so sánh với kết quả các nghiên cứu trước đây.

2.3. Các biến và mô hình nghiên cứu

2.3.1 Biến nghiên cứu

Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu được mô tả chi tiết trong bảng sau:

Bảng 2.1 Định nghĩa các biến trong mô hình nghiên cứu

Loại biếnKý hiệuĐịnh nghĩaCách đặt giá trị biến
Biến phụ
thuộc
NLbiến không được vay nợ1 nếu công ty không vay được vốn
ngân hàng, 0 nếu trường hợp khác
Biến độc
lập
AGEsố năm hoạt động của công tySố năm hoạt động của công ty
Biến độc
lập
SALESINCbiến tăng trưởng doanh thu1 nếu công ty có doanh thu năm khảo
sát tăng so với năm trước đó, 0 nếu
trường hợp khác
Biến độc
lập
FIXEDINCbiến tăng trưởng TSCĐ1 nếu công ty có TSCĐ năm khảo sát
tăng so với năm trước đó, 0 nếu
trường hợp khác
Biến độc
lập
NOPROFITbiến không có lợi nhuận1 nếu công ty không có lợi nhuận
trong năm khảo sát, 0 nếu trường hợp
khác
Biến độc
lập
LARGEquy mô công ty lớn1 nếu DN quy mô lớn (theo tổng
nguồn vốn và tùy ngành nghề), 0 nếu
trường hợp khác
Biến độc
lập
MEDIUMquy mô công ty vừa1 nếu DN quy mô vừa (theo tổng
nguồn vốn và tùy ngành nghề), 0 nếu
trường hợp khác
Biến độc
lập
FEMALEgiới tính của chủ sở hữu của
công ty là nữ
1 nếu chủ sở hữu của công ty là nữ, 0
nếu trường hợp khác
Biến độc
lập
ACCOUNTStài khoản ngân hàng1 nếu công ty có tài khoản ngân
hàng, 0 nếu trường hợp khác
Biến kiểm
soát
OWNngười nắm cổ phần chi phối
lớn nhất
1 nếu là Nhà nước, 0 nếu là trường
hợp khác
Biến kiểm
soát
SECTOR1ngành nghề kinh doanh 11 nếu ngành công nghệ truyền thông,
0 nếu trường hợp khác
Biến kiểm
soát
SECTOR2ngành nghề kinh doanh 21 nếu ngành dịch vụ, 0 nếu trường
hợp khác
Biến kiểm
soát
SECTOR3ngành nghề kinh doanh 31 nếu ngành lưu trú ăn uống, 0 nếu
trường hợp khác
Biến kiểm
soát
SECTOR4ngành nghề kinh doanh 41 nếu ngành sản xuất, 0 nếu trường
hợp khác
Biến kiểm
soát
SECTOR5ngành nghề kinh doanh 51 nếu ngành khai khoáng (dầu khí), 0
nếu trường hợp khác
Biến kiểm
soát
SECTOR6ngành nghề kinh doanh 61 nếu ngành thương mại, 0 nếu
trường hợp khác
Biến kiểm
soát
SECTOR7ngành nghề kinh doanh 71 nếu ngành xây dựng và bất động
sản, 0 nếu trường hợp khác
Biến kiểm
soát
NCsố lượng đối thủ cạnh tranh ở
thị trường trong nước
Số lượng đối thủ cạnh tranh ở thị
trường trong nước
Biến kiểm
soát
EXPINCxuất khẩu1 nếu xuất khẩu của công ty đã tăng
lên trong năm khảo sát so với năm
trước đó, 0 nếu ngược lại
Biến kiểm
soát
DOMESTICtỷ lệ doanh thu nội địaTỷ lệ doanh thu nội địa

Lưu ý

– Biến không vay được nợ (NL) bao gồm các công ty không có số dư tài khoản vay nợ ngắn hạn và tài khoản vay nợ dài hạn ngân hàng tại thời điểm 31/12 năm khảo sát.

– Biến quy mô công ty lớn (LARGE), quy mô công ty vừa (MEDIUM): tiêu chí để đánh giá DN nhỏ, vừa, lớn ở Việt Nam theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ :

Điều 3. Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Quy môDoanh nghiệp siêu nhỏDoanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa 
Khu vựcSố lao độngTổng
nguồn vốn
Số lao độngTổng nguồn
vốn
Số lao động
I. Nông, lâm
nghiệp và thủy
sản
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến
200 người
từ trên 20 tỷ
đồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200
người đến 300
người
II. Công nghiệp
và xây dựng
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến
200 người
từ trên 20 tỷ
đồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200
người đến 300
người
III. Thương mại
và dịch vụ
10 người trở
xuống
10 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến
50 người
từ trên 10 tỷ
đồng đến 50
tỷ đồng
từ trên 50
người đến 100
người

– Biến tài khoản ngân hàng (ACCOUNTS): biến này nhận giá trị bằng 1 nếu công ty có số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng tại thời điểm 31/12 năm khảo sát, biến này nhận giá trị bằng 0 trong trường hợp ngược lại.

– Các biến SECTOR1, SECTOR2, SECTOR3, SECTOR4, SECTOR5, SECTOR6, SECTOR7: tác giả phân ngành dựa trên dữ liệu ngành thu thập được từ trang web www.chungkhoanphuongnam.com.vn.

2.3.2 Thiết lập mô hình nghiên cứu

Như đã trình bày ở phần đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu sự tác động các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Căn cứ vào các mô hình nghiên cứu trước đây đã được trình bày ở phần cơ sở lý thuyết, kết quả nghiên cứu và điều kiện thực tế của Việt Nam, đề tài xây dựng mô hình hồi quy như sau:

NL = β0 + β1 * AGE + β2 * SALESINC + β3 * FIXEDINC + β4 * NOPROFIT + β5 * MEDIUM + β6 * LARGE + β7 * FEMALE+ β8 * ACCOUNTS + β9 * OWN + β10 * SECTOR1 + β11 * SECTOR2 + β12 * SECTOR3 + β13 * SECTOR4 + β14 * SECTOR5 + β15 * SECTOR6 + β16* SECTOR7 + β17 * NC + β18 * EXPINC + β19 * DOMESTIC + ε

2.4. Giả thuyết nghiên cứu

– Số năm hoạt động của công ty và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng Công ty càng lâu đời càng chứng minh khả năng quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp tốt nên mới có thể tồn tại trong thị trường. Ngoài ra còn tích lũy được một lượng khách hàng ổn định và có nguồn thu nhập ổn định hơn các công ty mới thành lập.

Giả thuyết H1: Số năm hoạt động của công ty có tác động âm (-) đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

– Tăng trưởng doanh thu và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

Công ty có doanh thu tăng hàng năm thì sẽ mang lại cho doanh nghiệp nguồn thu để chi trả các chi phí liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như chi phí nhân viên, lãi vay, chi phí quản lý khác…

Giả thuyết H2: Công ty có tăng trưởng doanh thu hàng năm có tác động âm (-) đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

– Tăng trưởng tài sản cố định và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

Đầu tư tăng tài sản cố định để tăng năng suất hàng năm là điều đương nhiên mà mỗi doanh nghiệp đều tiến hành khi mở rộng quy mô sản xuất. Điều này chứng tỏ khả năng phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, TSCĐ có thể là nguồn trả nợ phụ giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tổn thất một khi công ty không còn khả năng trả nợ ngân hàng.

Giả thuyết H3: Công ty có tăng trưởng tài sản cố định hàng năm có tác động âm (-) đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

– Không có lợi nhuận và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

Nếu doanh nghiệp không có lợi nhuận điều đó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp, nguy cơ phá sản tăng cao. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro mất vốn cao khi cho các doanh nghiệp này vay.

Giả thuyết H4: Công ty không có lợi nhuận có tác động dương (+) đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

– Quy mô công ty và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

Doanh nghiệp có quy mô lớn với sức mạnh vể tài chính, tài sản, kỹ thuật công nghệ và khả năng quản lý sẽ dễ dàng khai thác lợi thế theo quy mô nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra nhằm giảm thiểu giá thành sản phẩm làm tăng khả năng cạnh tranh, từ đó tăng hiệu quả hoạt động của DN. Do đó, khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và lớn thường cao hơn so với các DN nhỏ.

Giả thuyết H5: Công ty có quy mô vừa có tác động âm (-) đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

Giả thuyết H6: Công ty có quy mô lớn có tác động âm (-) đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

– Giới tính chủ sở hữu công ty là nữ và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

Giới tính chủ sở hữu công ty cũng có ảnh hưởng đến việc xét duyệt tín dụng của ngân hàng.

Giả thuyết H7: Công ty có chủ sở hữu là nữ có tác động dương (+) đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

Xem tất cả 55 trang.

Ngày đăng: 01/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí