Tiếp Cận Nghiên Cứu Và Khung Phân Tích Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê


quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên và dự báo xu hướng phát triển, do đó việc ban hành về quy hoạch và khuyến cáo phát triển sản xuất cà phê của các ban ngành là thật sự cần thiết cho tương lai phát triển ngành cà phê.

Số diện tích cà phê của người dân tự trồng và quản lý lên tới 85%, còn lại 15% diện tích cà phê là do các Công ty cà phê thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam và các công ty nước ngoài quản lý, do đó người dân thiếu hụt nhiều yếu tố nguồn lực để sản xuất cà phê trong đó vốn tín dụng đóng vai trò quan trọng.

Việc tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại vẫn chưa ổn định, gây tâm lý không ổn định cho chính nhân viên của ngân hàng và ảnh hưởng lớn đến người dân sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

2.2. Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

2.2.1.Tiếp cận nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê được tiếp cận trên hai khía cạnh tiếp cận tín dụng ngân hàng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê và rào cản cho việc tiếp cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê. Sau khi có vốn tín dụng để sản xuất rồi thì tác động của vốn tín dụng như thế nào đến kinh tế và xã hội của các hộ sản xuất cà phê.

Nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê liên quan đến mối quan hệ người cho vay và người đi vay, cụ thể là các NHTM và hộ sản xuất cà phê, do đó xuất phát từ phương pháp tiếp cận hộ với phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia đã phản ánh được đầy đủ quá trình tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê.Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê đòi hỏi nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất cà phê, đảm bảo cuộc sống gia đình, cải thiện chất lượng cuộc sống của người trồng cà phê, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người tại chỗ. Không phải vì vậy mà đầu tư vốn để phát triển cà phê ở bất cứ đâu, mà phải là những vùng sinh thái phù hợp, vì đầu tư vốn vào các vùng sinh thái phù hợp sẽ dẫn đến chất lượng tín dụng đảm bảo, góp phần gia tăng giá trị cho người trồng cà phê, nâng cao kỹ thuật cho các hộ sản xuất cà phê.


2.2.2.Khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê


TIẾP CẬN VỐN

Cung ứng vốn tín dụng của NHTM: Chính sách cho vay; Doanh số cho vay; Dư nợ cho vay; Nợ xấu Tiếp cận vốn tín

dụng của hộ SX: Khả năng; Hình thức; Phương thức tiếp cận

SỬ DỤNG VỐN

Kinh tế:

Vốn vay bình quân; Lợi nhuận; Năng suất sản phẩm; Giá trị sản lượng; Tỷ suất lợi nhuận/chi phí; Mức sinh lời của vốn.

Xã hội:

Việc làm, trang bị kiến thức, kỹ thuật

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Thống kê kinh tế


Hàm sản xuất Cobb - Douglas

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk - 9

Mô hình Heckman


Phương pháp chuyên gia


Phương pháp cho điểm



Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê

Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM



Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk





Từ phía hộ sản xuất cà phê


Từ phía các NHTM


Từ phía Chính phủ


Nhóm nhân tố khác

-Điều kiện tự nhiên

-Thị trường tiêu thụ

-Các yếu tố khác.

Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê


2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đắk Lắk là tỉnh có thế mạnh về sản xuất cà phê. Năm 2014 tổng diện tích canh tác cà phê của toàn tỉnh là 204.390 ha, sản lượng đạt 453.441 tấn, chiếm 39% tổng sản lượng cà phê của toàn vùng Tây Nguyên và 36% sản lượng cà phê của cả nước. Nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê có liên quan đến các TCTD là các NHTM và các hộ sản xuất cà phê.Vì vậy, chủ thể nghiên cứu bao gồm các NHTM và hộ nông dân sản xuất cà phê. Để nghiên cứu chuyên sâu về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, chúng tôi chọn 3 huyện và thành phố Buôn Ma Thuột là nơi sản xuất cà phê trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk. Tiêu chí chính để chọn điểm nghiên cứu là diện tích sản xuất cà phê, sản lượng cà phê, năng suất cà phê của các huyện nghiên cứu và quy mô tín dụng của các NHTM trên địa bàn [Phụ lục 6].

+ Về phía các Ngân hàng thương mại

Tác giả chọn năm ngân hàng thương mại bao gồm 01 ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước (Agribank Dak Lak), 02 ngân hàng cổ phần Nhà nước (Vietinbank Dak Lak và BIDV Dak Lak) và 02 ngân hàng thương mại cổ phần (Đông Á bank Dak Lak và Sacombank Dak Lak), đại diện cho nhóm các ngân hàng có doanh số cho vay nông hộ lớn trong tổng số 30 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đây là các ngân hàng có thị phần lớn trong cho vay nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là cho vay sản xuất cà phê [Phụ lục 13]. Khi phỏng vấn cán bộ tín dụng ở năm ngân hàng thương mại, tác giả sẽ căn cứ vào số lượng các phòng giao dịch, chi nhánh của các ngân hàng để phát phiếu phỏng vấn cho phù hợp. Mỗi phòng giao dịch sẽ phỏng vấn hai cán bộ tín dụng cho vay trong lĩnh vực hộ sản xuất cà phê, kích cỡ mẫu phỏng vấn cán bộ tín dụng là 136 quan sát.


NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Các ngân hàng

Agribank Đắk Lắk

Vietinbank Đắk Lắk

BIDV

Đắk Lắk

Sacombank Đắk Lắk

Đông Á Đắk Lắk

Số lượng phòng giao dịch

44 phòng x 2 phiếu

7 phòng x 2 phiếu

7 phòng x 2 phiếu

6 phòng x 2 phiếu

4 phòng x 2 phiếu

Kích cỡ mẫu: 88 + 14 + 14 +12 + 8 = 136 quan sát

Sơ đồ 2.2: Kích cỡ mẫu khảo sát NHTM tỉnh Đắk Lắk

+ Về phía hộ sản xuất cà phê

Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp đối với các hộ trồng cà phê trên địa bàn, số hộ khảo sát là 320 hộ tại 30 xã, phường đại diện cho 4 huyện, thành phố trồng cà phê của tỉnh Đắk Lắk. Các huyện được chọn có điều kiện phát triển khác nhau và đại diện cho sản xuất cà phê của toàn tỉnh Đắk Lắk.

-Huyện Cư Mgar là một huyện thuần nông, cây cà phê được xem là một trong nanhững cây trồng chủ lực của huyện, với diện tích đất trồng cà phê 36.001 ha, chiếm 17,82% diện tích trồng cà phê của toàn tỉnh.

-Huyện Krông Pắk là một huyện có tốc độ đô thị hoá cao, là đầu mối giao thông quan trọng, có thế mạnh phát triển sản xuất cà phê cũng như các hoạt động kinh doanh thương mại.

-Huyện Cư Kuin mới thành lập được hơn 4 năm, là một huyện chủ yếu là hoạt động nông nghiệp, còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng phát triển sản xuất cà phê, tuy nhiên là một huyện tiềm năng trong phát triển sản xuất nông nghiệp.


HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ ĐẮK LẮK

Tiêu chí: Diện tích cà phê

Thành phố Buôn Ma Thuột

Huyện CưMgar

Huyện CưKuin

Huyện KrôngPắk

Tiêu chí: Điều kiện thổ nhưỡng theo quy hoạch

Xã EuTur

Xã Hoà Thuận

Xã Quảng Tín

Xã EaTar

Xã EaTiêu

Xã EaTua

Xã EaPhê

Xã EaKênh

Thôn 1

Thôn 7

Thôn Thôn Thôn Thôn Thôn

3

2 1

Buôn Adrơ ng

Thôn Thôn

Thôn

Thôn

Thôn

3

4

8 9

Thôn 18

Thôn Phước Phước

11

Trạch Trạch Thành

Tân

1

2

Thôn Tân Mỹ

Kích cỡ mẫu: 40 hộ x 8 xã x 16 thôn/buôn

= 320 quan sát

Sơ đồ 2.3: Kích cỡ mẫu khảo sát hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk

-Thành phố Buôn Ma Thuột trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang, Đà Lạt và Pleiku. Đây được xem là đầu mối giao thông quan trọng, có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế của toàn tỉnh cũng như Tây Nguyên ngày càng phát triển.

Các mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng theo tiêu chí diện tích trồng cà phê và điều kiện thổ nhưỡng theo quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk, không lặp lại theo danh sách. Đối với hộ nông dân, chọn các hộ có quy mô diện tích trồng cà phê từ 0,5 ha trở lên và đang trong thời kỳ kinh doanh thuộc 2 xã đại diện cho mỗi huyện (vì với quy mô từ 0,5 ha trở lên mới đủ điều kiện vay vốn ngân hàng). Mỗi xã chọn 2 thôn/buôn đại diện để nghiên cứu chuyên sâu về sản xuất cà phê ở cấp độ nông hộ. Số lượng hộ được chọn để phỏng vấn bao gồm 320 hộ thuộc các huyện Cư M’gar, huyện Krông Pắk, huyện Cư Kuin và thành phố Buôn Ma Thuột.


Mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Cụ thể, căn cứ vào điều kiện thời gian và tài chính của bản thân, ở mỗi huyện chúng tôi chọn ngẫu nhiên các hộ sản xuất cà phê để tiến hành phỏng vấn sử dụng bảng câu hỏi được soạn sẵn và chỉnh lý sau khi đã khảo sát thử. Trong trường hợp không liên lạc được với chủ hộ, chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn hộ kế tiếp để đảm bảo đủ dung lượng mẫu quan sát. Cơ sở để xác định và phân bố mẫu dựa trên tình hình cụ thể của các hộ tại các huyện.

Câu hỏi khảo sát thảo luận bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở, thông tin thu thập bao gồm:

-Những thông tin cơ bản về hộ khảo sát: Họ tên chủ hộ, tuổi của chủ hộ, giới tính, số lao động, số nhân khẩu, trình độ văn hoá, ngành nghề chính và phụ, địa vị, dân tộc của hộ.

-Tình hình vay vốn của hộ: Số lượng vốn vay, thời gian vay, lãi suất vay, loại hình tổ chức tín dụng cho vay, thời gian trả nợ, mục đích vay vốn của hộ.

- Tình hình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ: Việc tiếp cận vốn tín dụng của hộ, những thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê.

- Việc sử dụng vốn của hộ: Chi phí sử dụng vốn, mục đích vay vốn, năng suất, thu nhập, lợi nhuận, trình độ và kỹ năng của hộ sản xuất cà phê sau khi sử dụng vốn tín dụng.

-Nhận thức của hộ về tín dụng ngân hàng: thái độ phục vụ của CBTD, lãi suất cho vay, hạn mức và thời gian vay sản xuất cà phê, quy trình cho vay sản xuất cà phê của NHTM.

Sau khi hoàn thiện bảng hỏi, tác giả tiến hành khảo sát thử hai huyện trên địa bàn, sau đó tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện bảng hỏi và tiến hành khảo sát chính thức các huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.


Bước 2


Bảng câu hỏi điều tra chính thức



Đánh giá độ tin cậy




Điều tra sơ bộ: Ngân hàng: n1=50; Hộ SX cà phê n2= 150


Bước 1

Bước 3


Nghiên cứu tài liệu


Bản thảo câu hỏi điều tra


Nhóm trọng điểm (n= 10)

Bước 4

Bước 5


Gợi ý chính sách, đề xuất

Điều tra chính thức: Ngân hàng n1 = 136; Hộ SX cà phê n2 = 320


Xử lý, phân tích số liệu


Mô hình hồi quy

Thảo luận kết quả


Điều chỉnh bảng câu hỏi


Xây dựng phương pháp điều tra

Sơ đồ 2.4: Quy trình nghiên cứu luận án

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu

* Thông tin và số liệu thứ cấp

+ Được thu thập từ các cơ quan ban ngành Trung ương và địa phương. Các văn bản chính sách tín dụng có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các chính sách tín dụng đối với sản xuất cà phê cũng được thu thập phục vụ nghiên cứu.

+ Niên giám thống kê tỉnh, huyện qua các năm; Báo cáo tổng kết của NHNN tỉnh, các NHTM trên địa bàn tỉnh, tài liệu đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành…

* Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện của các hộ sản xuất cà phê, cán bộ tín dụng của các NHTM.


+ Hộ sản xuất cà phê bao gồm các thông tin về nguồn lực để sản xuất cà phê, phương thức và hình thức tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, hạn chế trong tiếp cận vốn tín dụng và tập quán, kỹ thuật canh tác cà phê…Nguồn số liệu được khảo sát phỏng vấn trực tiếp.

+Cán bộ tín dụng tại các NHTM bao gồm những thông tin về hạn chế và quản lý trong cấp vốn tín dụng cho hộ sản xuất cà phê. Các thông tin này được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn phiếu khảo sát.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập được xử lý để loại bỏ những tài liệu kém tin cậy, tính toán lại các số liệu cần thiết để phục vụ quá trình nghiên cứu.

- Đối với tài liệu sơ cấp sau khi đã làm sạch, được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm xử lý số liệu Excel, SPSS thông qua phân tổ thống kê. Các tiêu chí phân tổ căn cứ vào quy mô sản xuất, loại hình sản xuất, hạn mức tín dụng, thời gian tín dụng.

2.3.4. Phương pháp phân tích

2.3.4.1. Phương pháp thống kê kinh tế

+ Thống kê mô tả: Đánh giá khả năng cung ứng vốn tín dụng cho sản xuất cà phê của các ngân hàng thương mại; Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê, việc sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

+ Thống kê so sánh: So sánh các chỉ tiêu theo thời gian và không gian. Cụ thể diễn biến diện tích, sản lượng cà phê theo qua các năm; năng lực, khả năng đáp ứng vốn tín dụng như doanh số cho vay hộ sản xuất cà phê, dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê, nợ xấu cho vay hộ sản xuất cà phê của các NHTM trên địa bàn tỉnh.

2.3.4.2. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu luận án, tác giả đã tham gia các hội thảo về tín dụng cho sản xuất cà phê do Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk, các NHTM trên địa bàn tỉnh, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Bên cạnh đó tác giả cũng tham vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành của tỉnh trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, nông nghiệp để góp ý khoa học cho luận án. Đây chính là cơ sở để tác giả xây dựng khung lý thuyết và hoàn thiện giải pháp cho luận án.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022