Thực Trạng Mở Rộng Tín Dụng Với Dnvvn Tại Ngân Hàng Vpbank

Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức VPBank


Ban kiểm Khối kiểm soát toán nội bộ

Đại hội đồng cổ đông

Văn phòng HĐQT


Ủy ban điều hành

Văn phòng TGĐ

ALCO

Hội đồng Tổng giám quản trị đốc


Ủy ban quản lý rủi ro

Hội đồng đầu

Ủy ban nhân

sự

Hội đồng tín dụng

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng VPBank)


2.1.3. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng VPBank

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Khó khăn của thị trường tài chính những năm gần đây đã khiến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thanh khoản kém, các doanh nghiệp đau đầu trước bài toán “nguồn vốn”. Với sự cạnh tranh lớn giữa các ngân hàng, việc huy động vốn của VPBank cũng gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên, theo từng giai đoạn VPBank đã có những hướng đi đúng đắn trong việc điều chỉnh lãi suất theo hướng linh hoạt để phù hợp với thị trường, triển khai hàng loạt chương trình tiếp thị, khuyến mại, và các sản phẩm huy động vốn mới. Tổng nguồn vốn huy động của VPBank chủ yếu bao gồm: các khoản tiền gửi của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác…


Bảng 3. Hoạt động huy động vốn

Đơn vị: tỷ đồng



Năm


2010


2011


2012

9 tháng đầu 2013

So sánh 2011/2010

So sánh 2012/2011

Tuyệt đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối

Tổng

vốn huy động


48.870


72.145


89.461


103.905


23.275


47,63%


17.316


24%

Tiền gửi từ

khách hàng

24.114

31.995

60.273

88.396

7.881

32,68%

28.278

88,38%

Tiền gửi và

vay từ các TCTD khác


13.782


25.588


25.586


11.202


11.806


85,66%


-2


-0,01%

Phát hành

GTCG

9.638

13.542

2.166

3.050

3.905

40,52%

-11.376

-84%

Huy động

khác

1.336

1.020

1.436

1.257

-316

-23,67%

416

40,82%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 46 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp Việt Nam thịnh vượng - 3

(Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng VPBank)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy tình hình huy động vốn của VPBank trong thời gian qua có một số điểm đáng lưu ý như sau:

Năm 2010, hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn, lãi suất huy động đột ngột đảo chiều và tăng mạnh vào cuối năm. Các ngân hàng đua nhau mở các chương trình khuyến mại hấp dẫn. VPBank cũng đã mở ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng như: “Lướt Shi đi Mercedes cùng VPBank”, “Gửi tiền trúng vàng, giàu sang thịnh vượng”, “Quà cuân vui tết, lộc vàng cả năm”, “Tuần lễ vàng cho khách hàng thịnh vượng”. Lãi suất của VPBank luôn tuân thủ theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước và điều chỉnh linh hoạt theo thị trường. Ngoài ra sản phẩm huy động vốn của VPBank ngày càng đa dạng như phát hành thêm kỳ phiếu, tài khoản thông minh nên đã làm cho nguồn vốn huy động từ khách hàng của VPBank vẫn giữ được ổn định và tăng trưởng tốt. Tổng nguồn vốn huy động của VPBank năm 2010 là 48.869 tỷ đồng, tăng 99% so với năm trước. Huy động vốn từ khách hàng đạt 24.114 tỷ đồng, tăng 45% so với năm trước. Trong đó huy động từ tiền gửi tiết kiệm đạt 17.307 tỷ đồng, tiền gửi thanh toán và tiền gửi khác 6.807 tỷ đồng.

Năm 2011, huy động vốn của VPBank diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là thời điểm cuối năm. Tuy vậy, tình hình huy động vốn vẫn giữ ổn định và tăng trưởng khá so với năm trước. Huy động từ khách hàng đạt 31.995 tỷ đồng,

tăng 33 % so với năm trước. Tiền gửi và vay từ các TCTD tăng 86% so với năm trước, từ mức 13.782 tỷ đồng vào cuối năm 2010 lên mức 25.588 tỷ vào cuối năm 2011. Tiếp tục nghiệp vụ phát hành GTCG trong năm 2010, đến cuối 2011, số dư huy động từ phát hành GTCG tăng thêm 3.905 tỷ dồng tương đương mức tăng 41% so với năm trước, đạt mức 13.542 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động của VPBank đến cuối năm 2011 là 72.144 tỷ đồng, tăng 23.275 tỷ đồng so với năm trước (tương ứng tăng 48%).

Năm 2012 huy động khách hàng chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng về quy mô và tỷ trọng đóng góp trong nợ phải trả. Tiền gửi của khách hàng tại thời điểm 2012 tăng 88% so với năm 2011, chủ yếu đến từ tăng trưởng tiền gửi bằng VND. Tỷ trọng tiền gửi bằng VND có xu hướng tăng nhanh trong những năm qua và hiện chiếm khoảng 95% tổng tiền gửi khách hàng (năm 2010 là 88%, năm 2011 là 90%). Trong khi đó tiền gửi ngoại tệ hầu như ổn định qua các năm. Xét về kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 90% tổng số dư tiền gửi của khách hàng trong 3 năm qua. Tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 9%, chủ yếu là tiền VND. VPBank cũng đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn, qua đó giảm chi phí huy động vốn. Với chiến lược hướng đến một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, cơ cấu nguồn vốn huy động từ khách hàng của VPBank có sự đóng góp lớn từ phân khúc khách hàng cá nhân. Năm 2012, huy động từ khách hàng cá nhân tăng 99% so với năm 2011 và chiếm tới 64% tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại VPBank. Bên cạnh đó VPBank cũng thúc đẩy tăng trưởng tiền gửi từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các đối tượng khác nhằm mục đích tăng cường bán chéo sản phẩm, và tăng tỷ trọng của số dư tiền gửi không kỳ hạn trong tổng cơ cấu tiền gửi của ngân hàng.

9 tháng đầu năm 2013 huy động vốn tăng cao so với cùng kỳ của năm 2011 và 2012. Tính đến 30/9/2013, huy động vốn tăng 28.123 tỷ đồng (tương ứng mức tăng 47%) so với cuối năm 2012, cao hơn gấp 1,9 lần mức tăng của cùng kỳ năm 2012 (tổng huy động của khách hàng quý III/2012 là 47.506 tỷ đồng, quý III/2013 là 88.396 tỷ đồng). Tốc độ tăng huy động vốn bằng VND cao hơn huy động vốn bằng ngoại tệ, điều đó cũng phù hợp với chủ trương chuyển từ quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ và cho thấy niềm tin của người dân vào ngân hàng ngày càng tăng lên.


Biểu đồ1. Tình hình huy động vốn 3 quý đầu năm 2013


Tỷ đồng

88396.0

47506.0

77834.0

39431.0

69955.0

34902.0

100000.0

90000.0

80000.0

70000.0

60000.0

50000.0

40000.0

30000.0

20000.0

10000.0

.0

QI/2013 QII/2-13 QIII/2013



Thực hiện 2013 Thực hiện (cùng kỳ 2012)


(Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng VPBank)

Nhìn chung, tình hình huy động vốn của VPBank so với toàn ngành qua các năm đều ở mức khả quan. Đó là kết quả của việc VPBank luôn có các chính sách lãi suất huy động linh hoạt được điều chỉnh theo định kì trả lãi phù hợp với sự biến động của thị trường và trên cơ sở mức lãi suất do Ngân hàng nhà nước thông báo, đồng thời cũng thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm linh họat, tiết kiệm lũy tiến, chứng chỉ tiền gửi hay dịch vụ E-savings không kì hạn lãi suất cao… Tuy nhiên, VPBank cần luôn chủ động trong việc đảm bảo khả năng tự cân đối nguồn vốn để duy trì hoạt động tín dụng và đáp ứng tốt mọi nhu cầu thanh toán đối với các thành phần kinh tế.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng VPBank

Nếu coi huy động vốn là hoạt động cần thiết để tiến hành các hoạt động kinh doanh thì hoạt động cho vay là hoạt động chính mang lại thu nhập, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Với mục tiêu “ tăng trưởng tín dụng luôn gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng” những năm qua VPBank đã tập trung chủ yếu nguồn vốn huy động của mình để cho vay. Đối tượng cho vay của VPBank rất đa dạng, bao gồm các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức nước ngoài có pháp nhân tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ,

để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh…

Biểu đồ 2. Tình hình cho vay giai đoạn 2010-2013


Tỷ đồng

003%

002%

002%

47388.0

001%


25324.0

29934.0


36903.0

50000.0

45000.0

40000.0

35000.0

30000.0

25000.0

20000.0

15000.0

10000.0

5000.0

.0


Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 9 tháng đầu năm

2013


003%


003%


002%


002%


001%


001%


000%

Dư nợ khách hàng Tỷ lệ nợ 3-5


(Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng VPBank)

Tính đến 31/12/2010, dư nợ tín dụng của VPBank đạt 25.324 tỷ đồng, tăng

9.511 tỷ đồng so với 2009 (tương ứng tăng 60,18%) và đạt 110% kế hoạch năm. Về chất lượng tín dụng: tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng đến cuối năm vẫn được kiểm soát chặt chẽ, con số này là 1,2%, giảm 0,41% so với cuối năm trước và thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của toàn ngành là 2,5%. Tỷ lệ nợ nhóm 2/tổng dư nợ là 1.15%, giảm 88 tỷ đồng so với cuối năm trước.

Năm 2011, NHNN ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP và Chỉ thị số 01/CT-NHNN về việc quy định tỷ trọng cho vay phi sản xuất. Trong khi đặc thù của VPBank là ngân hàng bán lẻ, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân (cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô và cho vay tiêu dùng khác) chiếm tỷ trọng rất lớn, hơn nữa phần lớn các khoản cho vay phi sản xuất nói trên đều là cho vay trung dài hạn nên việc giảm nhanh tỷ trọng về mức yêu cầu của NHNN là rất khó khăn. Trước bối cảnh đó, VPBank đã điều chỉnh các chỉ tiêu để mức tăng trưởng tín dụng không quá 20% theo yêu cầu của NHNN. Thực tế đến cuối 2011, tổng dư nợ cho vay của VPBank tăng 4.610 tỷ đồng so với cuối năm 2010 (tương ứng tăng 18%), phù hợp với lộ trình tăng trưởng tín dụng và đưa tỷ trọng cho vay phi sản xuất về dưới mức 16%. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện vay vốn cho các doanh nghiệp theo chính sách của


Chính phủ và NHNN, VPBank cũng đưa ra các gói cho vay hỗ trợ lãi suất 17-19% và đã tạo được hiệu ứng tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông, lâm thủy hải sản.

Năm 2012, cho vay khách hàng đạt 36.903 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2011. Xét cơ cấu cho vay theo khách hàng, cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt

19.162 tỷ đồng, tăng 57% so với cuối năm 2011; tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp trong tổng dư nợ chiếm 52%, trong khi tỷ lệ này năm 2011 là 42% và năm 2010 chỉ là 27%. Trong cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 80% và là động lực chính làm tăng cho vay. Điều này cũng phù hợp với định hướng của VPBank về phát triển phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và phù hợp với chủ trương của NHNN về hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp và hỗ trợ nền kinh tế. Trong năm 2012, VPBank đã liên tục đưa ra nhiều chương trình, gói sản phẩm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn, như gói tín dụng ưu đãi với hạn mức

5.000 tỷ đồng dành cho các khách hàng là doanh nghiệp thuộc đối tượng ưu đãi, gói tín dụng với hạn mức 100 triệu USD cho các doanh nghiệp xuất khẩu, gói sản phẩm SME Success cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm 2013 NHNN đã tích cực hỗ trợ các ngân hàng tăng trưởng tín dụng bằng việc ban hành Quyết định 780 cho phép cơ cấu lại nợ, lùi Thông tư 02 quy định về phân loại và xử lý nợ xấu, hay văn bản số 7558 cho phép ngân hàng cho các khách hàng đang có nợ xấu vay nếu có dự án kinh doanh tốt. Trong khi nhiều ngân hàng vẫn gặp khó khăn về tăng trưởng tín dụng do nợ xấu thì VPBank vẫn tăng trưởng tốt.9 tháng đầu năm 2013tổng dư nợ khách hàng đạt 47.388 tỷ đồng, tăng 28% so với tổng dư nợ tính đến cuối năm 2012 và tăng 41% so với cùng kì năm 2012 (tổng dư nợ quý III/2012 là 33.512 tỷ đồng).Trong cơ cấu cho vay theo khách hàng, tỷ trọng dư nợ khách hàng doanh nghiệp tiếp tục tăng, chiếm 55% tổng dư nợ khách hàng. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề dần được chuyển hướng sang đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực có mức sinh lợi cao và hạn chế cho vay dần đối với những lĩnh vực có nhiều rủi ro như xây dựng, cơ sở hạ tầng. Thay vào đó cho vay đối với lĩnh vực thương mại-dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.

Nhìn chung tổng cho vay khách hàng của VPBank đều tăng trưởng ổn định qua các năm, cơ cấu cho vay theo khách hàng dịch chuyển từ khách hàng cá nhân sang khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu (trong đó ưu tiên phát triển cho vay

đối với DNVVN, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh). Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm tỷ trọng cho vay cho vay trung và dàì hạn. Đó là do ngân hàng đã có những định hướng chiến lược đúng đắn, phù hợp với chính sách của NHNN cũng như chủ trương phát triển của ngân hàng.

Biểu đồ 3. Tỷ trọng cho vay theo đối tượng khách hàng


73%

58%

48%

52%

55%

42%

45%

27%

80%


70%


60%


50%


40%


30%


20%


10%


0%

2010 2011 2012 9 tháng đầu năm

2013

Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp


(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ngân hàngVPBank )

2.1.3.3. Kết quả kinh doanh

Trước tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, sự suy giảm phát triển của kinh tế trong nước và các biện pháp chống lạm phát của chính phủ, chính sách tiền tệ thắt chặt của ngân hàng Nhà nước, kết quả kinh doanh của VPBank cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Thu nhập và chi phí là hai tiêu chí chính tổng hợp để đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng trong năm.


Bảng 4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012


9 tháng đầu năm 2013

So sánh 2011/2010

So sánh 2012/2011

Tuyệt đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối

Tổng thu nhập

11538

12947

13952

13254

1.409

12,21%

1005

7,76%

Tổng chi phí

10875

11883

13117

12460

1.008

9,27%

1234

10,38%

Lợi nhuận

663

1064

835

794

401

60,48%

-229

-21,52%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VPBANK)

Trong những năm qua, mặc dù có những khó khăn về kinh tế và những chính sách tiền tề thắt chặt của NHNN, cùng với những biện pháp mạnh hạn chế các hoạt động đầu tư, huy động nhưng về cơ bản VPBank đã hoàn thành các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính theo định hướng phát triển của ngân hàng. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 663 tỷ đồng, năm 2011 là 1.604 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng 401 tỷ đồng so với năm 2010. Tổng thu nhập năm 2011 đạt 12.947 tỷ đồng, tăng 1.409 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 12%.

Năm 2012, bối cảnh khó khăn chung của toàn nền kinh tế khiến kết quả kinh doanh của VPBank cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Trong điều kiện thị trường tài chính đầy biến động, nhiều rủi ro, các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt, VPBank luôn phải dồn nhiều nguồn lực để từng bước triển khai chiến lược kinh doanh mới, chiến lược tái định vị thương hiệu và thực hiện nhiều dự án nhằm xây dựng nền tảng phát triển lâu dài của VPBank và kiểm soát, ổn định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khiến cho tổng chi phí tăng, lợi nhuận giảm 229 tỷ đồng so với năm 2011.

9 tháng đầu năm 2013, nhờ những chiến lược phát triển đúng đắn, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã tăng trưởng trở lại, lợi nhuận trước thuế đạt 794 tỷ đồng, bằng 102% so với cùng kỳ năm trước.

Trong những năm tới với sự cố gắng và nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên, VPBank sẽ còn tiếp tục phát triển khẳng định vị thế của mình hơn nữa.

2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng với DNVVN tại Ngân hàng VPBank

Những diễn biến phức tạp về tình hình kinh tế cả trong và ngoài nước đã tạo ra nhiều khó khăn và thách thức đối với ngân hàng. Các ngân hàng TMCP, Ngân hàng quốc doanh dầy dặn kinh nghiệm khác mặc dù đã có sẵn nền tảng kinh doanh, phương hướng, và chiến lược hoạt động hiệu nhưng vẫn loay hoay trước những biến động của thị trường, đều phải thay đổi chính sách hoặc phương thức hoạt động, làm chậm quá trình phát triển tín dụng. Ngân hàng VPBank đã chọn phương án tăng trưởng an toàn và bền vững, tập trung cho quản trị rủi ro và tăng cường hiệu quả hoạt động song song với mở rộng tín dụng. Những năm qua ban lãnh đạo ngân hàng đã rất nhạy bén trong việc điều chỉnh chính sách, định hướng kinh doanh phù hợp với diễn biến thị trường. Vì vậy các chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng đều tăng trưởng tốt, chất lượng tín dụng được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức thấp hơn so với toàn hàng, thanh khoản luôn được đảm bảo và kiểm soát tốt. Ngoài ra VPBank còn phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng. Hiện tại, đối tượng khách hàng là DNVVN đang được VPBank đặc biệt quan tâm bởi những lợi ích to lớn mà doanh nghiệp đem lại.

2.2.1. Tỷ trọng mở rộng đối tượng khách hàng là DNVVN

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, đồng thời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp Việt Nam, những năm qua VPBank đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh hướng tới khách hàng doanh nghiệp với mong muốn phục vụ doanh nghiệp ngày một tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, trở thành ngân hàng hàng đầu cung cấp các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp chuyên biệt và đa dạng. Bắt đầu từ năm 2010, các DNVVN là phân khúc khách hàng trọng tâm được VPBank tập trung hướng tới trong chiến lược kinh doanh của mình.



25000.0

20000.0

15000.0

10000.0

5000.0

.0

Biểu đồ 4. Số lượng khách hàng là DNVVN


22125.0

23672.0

18574.0

12362.0

7067.0

5018.0

4105.0

3347.0

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 9 tháng đầu

năm 2013


Tổng số DNVVN được vay


Số lượng DNVVN được vay mới


(Nguồn: Báo cáo tổng kết khối khách hàng DNVVN)


Qua biểu đồ ta có thể thấy số lượng DNVVN vay vốn tại VPBank liên tục tăng qua các năm. Nếu năm 2010 số lượng DNVVN được chấp nhận vay mới tại VPBank là 4.105 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp loại này lên 12.362 doanh nghiệp thì đến năm 2012 con số này là 7.067 và 22.125 doanh nghiệp, tốc độ tăng đạt từ

Kết thúc năm 2012 VPBank đã hoàn thành xây dựng 5 Trung tâm Khách hàng DNVVN và triển khai hàng loạt các chương trình hỗ trợ lãi suất cho khách hàng. Với sự tư vấn của các chuyên gia quốc tế, VPBank đã lựa chọn một số nhóm ngành nghề kinh doanh mũi nhọn để tập trung hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp như: Bán buôn, Bán lẻ; Vận tải, Kho bãi; Cung cấp điện, năng lượng; Dịch vụ lưu trú, ăn uống; Y tế và Dịch vụ xã hội… Khối cũng đã nhanh chóng cho ra mắt 10 sản phẩm cốt lõi dành cho các doanh nghiệp thuộc các nhóm: tiền gửi, cho vay, quản lý dòng tiền và tài trợ thương mại. Bên cạnh đó, khối cũng mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác nhằm gia tăng quyền lợi khách hàng qua những chương trình tài trợ các sự kiện lớn như Hội nghị Khách hàng Thường niên Vietnam Airlines tại Hà Nội, giải Golf Tam Đảo Club Open Championship 2012…

9 tháng đầu năm 2013 tổng số doanh nghiệp được vay vốn tại VPBank là 23.672 doanh nghiệp, với 3.347 doanh nghiệp vay vốn mới tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2012. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng DNVVN luôn ổn định, quy mô cho vay đối với khối DNVVN của ngân hàng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên VPBank vẫn chưa thực sự mở rộng đối với tất cả các đối tượng khách hàng, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn.

2.2.2. Doanh số cho vay và thu nợ đối với khách hàng là DNVVN Bảng 5. Tình hình cho vay và thu nợ đối với DNVVN‌

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

9 tháng đầu năm 2013

So sánh 2011/2010

So sánh 2012/2011

Số tuyệt

đối

Số tương

đối

Số tuyệt

đối

Số tương

đối

Doanh số

cho vay

12.599

22.083

36.208

40.236

9.484

75,28%

14.125

63,96%

Doanh số

thu nợ

5.762

9.524

17.119

14.173

3.762

65,29%

7.595

79,75%

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VPBANK)

Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay và thu nợ đối với DNVVN tăng đều trong giai đoạn 2010-2013. Trong giai đoạn này, VPBank đã không ngừng đưa ra nhiều chương trình, gói sản phẩm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn nhằm mục tiêu mở rộng tín dụng, vì thế quy mô cho vay đã đạt mức tăng trưởng đáng kể, năm 2011 tăng 75,28% so với năm 2010, năm 2012 lại tăng 63,96% so với 2011, 9 tháng đầu năm 2013 đã tăng 23,53% so với cùng kì năm trước. Song song với việc mở rộng tín dụng, ngân hàng cũng đảm bảo việc thu hồi nợ theo đúng kể hoạch, doanh số thu nợ luôn đạt trên 40% doanh số cho vay trong giai đoạn này. Trong đó doanh số cho vay và thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các tổng số. Để thấy rõ điều này ta quan sát biểu đồ sau:

Biểu đồ5. Doanh số cho vay đối với DNVVN theo kỳ hạn


Tỷ đồng

40000.0

35000.0

30000.0

25000.0

20000.0

15000.0

10000.0

5000.0

.0


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012


Doanh số cho vay trung dài hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn

Tổng doanh số cho vay


(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng VPBank)


Qua biểu đồ 2.4 ta thấy, doanh số cho vay theo kỳ hạn đối với DNVVN luôn tăng trưởng từng năm. Trong đó, các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng là chủ yếu, giao động từ 63,5% - 73,3%, các khoản vay trung và dài hạn giảm dần, chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, dưới 37%. Nguyên nhân là do nhu cầu mở rộng phát triển sản xuất là rất lớn nhưng khả năng tài chính của các DNVVN lại hạn chế nên thường thiếu hụt vốn lưu động để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Bởi vậy họ phải tìm đến nguồn tài trợ từ ngân hàng thông qua các khoản tín dụng ngắn hạn. Cơ cấu vốn huy động của VPBank lại chủ yếu là vốn ngắn hạn nên có thể đáp ứng tốt nhu cầu vốn tạm thời của các DNVVN. Mặt khác, cho vay trung dài hạn thường là các khoản vay với lượng vốn lớn, hoạt động kinh doanh của DNVVN lại không có gì đảm bảo chắc chắn nên khoản vay luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến hoạt động cũng như lợi ích


của ngân hàng. Cũng bởi lý do đó mà các khoản tín dụng trung dài hạn với DNVVN tại VPBank chủ yếu là những khoản vay của các doanh nghiệp có uy tín hoặc đã quan hệ lâu năm.

Biểu đồ 6. Doanh số thu nợ đối với DNVVN theo kỳ hạn


Tỷ đồng

18000.0

16000.0

14000.0

12000.0

10000.0

8000.0

6000.0

4000.0

2000.0

.0


Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012


Doanh số thu nợ ngắn hạn

Doanh số thu nợ trung dài hạn

Tổng doanh số thu nợ


(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng VPBank)


Có thể thấy tổng doanh số thu nợ với các khoản tín dụng của DNVVN qua các năm cũng đều tăng với tốc độ khá nhanh. Thu nợ từ các khoản vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điều đáng chú ý ở đây là doanh số thu nợ trung dài hạn năm 2011 giảm 586 tỷ đồng so với năm 2010, chỉ đạt 1.556 tỷ đồng, nhưng năm 2012 đã tăng nhẹ trở lại với 2.241 tỷ đồng tương đương mức tăng 44,1% so với năm 2011. Điều này được lý giải là do năm 2010 kinh tế đất nước phát triển khá, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trả được nợ gốc và lãi đúng hạn làm doanh số thu nợ cả ngắn hạn và trung dài hạn tăng cao; năm 2011 những biến động từ khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu vốn vẫn tăng nhưng khả năng hoàn trả nợ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là các khoản nợ trung dài hạn, thời gian thu hồi vốn lâu lại chịu ảnh hưởng bởi các khoản vay từ năm trước nên doanh số thu nợ năm 2011 giảm mạnh.

2.2.3. Tình hình dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng dư nợ là chỉ tiêu mà bất cứ một ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải quan tâm, bởi nó cho thấy quy mô và chất lượng tín dụng của ngân hàng đó. Tình hình dư nợ của VPBank những năm qua được thể hiện qua bảng phân tích số liệu sau:

Xem tất cả 46 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí