Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Hộ Sản Xuất Cà Phê


- Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay chăm sóc cà phê tối đa 12 tháng;

- Cho vay trung hạn: Thời hạn cho vay mua sắm máy móc, thiết bị; cho vay xây dựng cơ bản trên 12 tháng đến dưới 5 năm; cho vay trồng mới cà phê trên 12 tháng đến 3 năm;

- Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay mua sắm máy móc, thiết bị; cho vay xây dựng cơ bản trên 5 năm [2], [7], [9], [19].

(7) Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là trình tự các bước thực hiện quá trình cho vay của ngân hàng, kể từ khi nhận được nhu cầu vay vốn đến khi giải ngân, thu hồi vốn vay. Hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của ngân hàng tuân thủ theo quy trình cho vay chung như tất cả các đối tượng vay vốn khác.

Quy trình cho vay thể hiện trách nhiệm của từng bộ phận trong bộ máy ngân hàng, đảm bảo không bị chồng chéo trong quá trình xử lý, giải quyết cho vay; đồng thời, đảm bảo việc vận hành quy trình hoạt động cho vay theo đúng trình tự, đồng bộ.

Kèm theo các bước thực hiện quy trình cho vay là các thủ tục hồ sơ giấy tờ vay vốn; do đó, cải tiến quy trình cho vay, vừa đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, vừa thuận lợi cho ngân hàng lẫn hộ sản xuất cà phê, là một trong những việc làm cần thiết ở môi trường nông thôn hiện nay [2], [7], [9], [19].

1.1.3.2. Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê

Theo Jesse Ribot và Nancy Peluso (2013) cho rằng thuật ngữ tiếp cận được định nghĩa là: “Khả năng hưởng lợi từ cái gì đó”. Theo hai tác giả này tiếp cận nên được hiểu là một tập hợp các quyền và quan hệ cho phép các cá nhân hay nhóm “lấy được, quản lý và giữ được {khả năng hưởng lợi}” [89].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Tiếp cận tín dụng thu hẹp khoảng cách giữa sản xuất và tiêu thụ (Schumpeter và Backhaus, 2003). Vì tiếp cận vốn tín dụng giúp cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cả người cho vay và người đi vay được thuận lợi, qua đó rút ngắn được khoảng cách giữa sản xuất và tiêu thụ [89].


Theo từ điển Wikipedia thì tiếp cận là một cụm từ chung dùng để miêu tả mức độ một sản phẩm, thiết bị, dịch vụ, hoặc môi trường có thể được sử dụng bởi càng nhiều người càng tốt. Sự tiếp cận có thể được xem như khả năng tiếp cận và khả năng hưởng lợi từ một hệ thống hay vật chất.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tiếp cận vốn tín dụng chính là việc các hộ sản xuất cà phê có thể vay được vốn tín dụng hay không và họ có được hưởng lợi từ việc vay vốn tín dụng hay có rào cản nào trong việc tiếp xúc với nguồn vốn đó.

(1) Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê

Tiếp cận vốn tín dụng chính là việc gặp nhau giữa hộ sản xuất cà phê và các ngân hàng thương mại, trong nghiên cứu này đó là việc tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê. Họ có thể vay được vốn tín dụng hay không và họ có được hưởng lợi từ việc vay vốn tín dụng hay có rào cản nào trong việc tiếp xúc với nguồn vốn đó. Bên cạnh đó, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê sẽ đưa ra được mô hình dự báo trong tương lai về việc tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê. Đồng thời hạn chế được các rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Hình 1 1 Quá trình tiếp cận tín dụng của hộ Nguồn Ferede 2012 64 2 Hình 1

Hình 1.1: Quá trình tiếp cận tín dụng của hộ

Nguồn: Ferede (2012)[64]


(2)Hình thức tiếp cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê

Hiện nay, các NHTM có nhiều hình thức cho vay và các hộ sản xuất cà phê sẽ lựa chọn hình thức tiếp cận vốn phù hợp. Các NHTM tham gia cung cấp dịch vụ tín dụng cho sản xuất cà phê có các hình thức cho vay như sau: Cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.

- Cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất cà phê là khách hàng khi có nhu cầu vay vốn sẽ trực tiếp mang hồ sơ vay vốn đến gặp các NHTM, căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, các NHTM sẽ tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, sau đó thẩm định các điều kiện về tài sản của khách hàng, tiếp đến xét duyệt hồ sơ vay vốn và giải ngân vốn vay cho khách hàng. Phương thức này được áp dụng đối với khách hàng cá nhân là hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác, đại diện là các tổ trưởng.

- Cho vay gián tiếp:

+ Thông qua doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ là người truyền tải vốn tới cho các hộ gia đình, hộ cá nhân vay, đồng thời doanh nghiệp sẽ thu nợ giúp cho các NHTM, cung ứng vốn có thể bằng tiền vốn, vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán của doanh nghiệp.


TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ

Cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ SX

-Chính sách cho vay

-Doanh số cho vay hộ SX

-Dư nợ cho vay hộ SX

-Nợ xấu cho vay hộ SX

Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất


-Khả năng tiếp cận

-Hình thức tiếp cận

-Phương thức tiếp cận

TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG

*Về kinh tế:


-Năng suất sản phẩm

-Giá trị sản lượng

- Mục đích sử dụng

-Tỷ lệ vốn vay bình quân

-Lợi nhuận

-Tỷ suất lợi nhuận/chi phí

*Về xã hội


-Tạo công ăn việc làm

-Trang bị, kiến thức kỹ thuật cho nông hộ

SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG

Sơ đồ 1.1: Nội dung nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Nguồn: Mô tả của tác giả


+Thông qua tổ

Đối tượng được vay vốn là các hộ gia đình, hộ cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh dịch vụ trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp mở mang ngành nghề tạo công ăn việc làm thông qua các tổ chức (Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên…) thành lập. Hình thức này chủ yếu áp dụng cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Hộ gia đình, hộ cá nhân vay thông qua tổ vay vốn phải tham gia các tổ vay vốn của một trong các tổ đã nêu trên và phải thực hiện quy ước của tổ vay vốn. Tổ vay vốn phải được sự đồng ý của chính quyền xã và phải có tổ trưởng điều hành cũng như những quy ước trong quá trình hoạt động.

(3) Phương thức tiếp cận vốn của hộ sản xuất cà phê

Phương thức cho vay của ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là cách thức ngân hàng giải ngân và thu nợ tiền vay trong quan hệ tín dụng với hộ sản xuất cà phê. Có nhiều phương thức cho vay, nhưng liên quan đến cho vay hộ sản xuất cà phê có các phương thức cho vay thường được áp dụng là: Phương thức cho vay từng lần, phương thức cho vay theo dự án đầu tư.

Các ngân hàng thường áp dụng phương thức cho vay từng lần đối với đối tượng cho vay chăm sóc cà phê, theo thể loại vay ngắn hạn. Theo phương thức cho vay này, mỗi lần vay hộ sản xuất cà phê phải thực hiện đầy đủ thủ tục hồ sơ. Hộ sản xuất cà phê nhận tiền vay một lần sau khi được ngân hàng giải quyết cho vay.

Các ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Đối tượng cho vay là các hộ sản xuất cà phê với mục đích đầu tư phát triển cà phê. Ngân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định thời gian trả nợ. Theo phương thức cho vay theo dự án đầu tư, hộ sản xuất cà phê nhận tiền vay theo tiến độ thực hiện dự án.

Tùy theo mức vốn vay, ngân hàng có thể áp dụng phương thức cho vay từng lần hoặc phương thức cho vay theo dự án đầu tư đối với các khoản cho vay mua sắm máy móc, thiết bị; cho vay xây dựng cơ bản; cho vay trồng mới cà phê.


1.1.3.3. Sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê

(1) Yếu tố kinh tế trong tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Yếu tố kinh tế trong tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê liên quan đến việc các hộ sản xuất cà phê sử dụng vốn như thế nào, vay vốn về mục đích để làm gì, tỷ lệ vốn vay bình quân so với vốn đầu tư của các hộ là bao nhiêu và nếu không vay vốn thì năng suất và sản lượng đầu ra có cao hơn hay không. Bên cạnh đó, hoạt động vay vốn tín dụng cho sản xuất cà phê phải đảm bảo cuộc sống cho các hộ sản xuất cà phê và cộng đồng. Qua đó nâng cao thu nhập cho các hộ trực tiếp sản xuất cà phê và các đối tượng có liên quan. Đảm bảo cuộc sống gia đình và cải thiện chất lượng cuộc sống của hộ sản xuất cà phê, góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các nông hộ. Đồng thời khắc phục tình trạng được mùa mất giá và được giá mất mùa, giúp các hộ chủ động trong việc quyết định thời điểm bán cà phê và giá bán cà phê sao cho có lợi cho các nông hộ và khắc phục các rủi ro khác khi các hộ sản xuất cà phê chủ động được nguồn vốn.

Việc sản xuất cà phê đã gắn bó với cuộc sống của người dân tỉnh Đắk Lắk, đây là sinh kế quan trọng của người dân và đồng bào Tây Nguyên. Vì vậy việc sản xuất cà phê phải có hiệu quả, điều này đòi hỏi hộ sản xuất cà phê phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, đặc biệt là vốn, trong đó có vốn tín dụng sao cho hiệu quả, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê và hạ giá thành sản phẩm. Nghiên cứu các yếu tố đầu vào trong đó có vốn ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của các hộ sản xuất cà phê.

(2) Yếu tố xã hội trong tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

+ Yếu tố vốn con người liên quan đến hoạt động tín dụng với hộ sản xuất cà phê

Việc sử dụng vốn tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê giúp cho cuộc sống của các hộ sản xuất cà phê, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có thêm các kỹ năng trong trồng, sản xuất cà phê thông qua các chương trình tập huấn, các buổi hội thảo về chương trình khuyến nông của các tổ chức đoàn thể. Bên cạnh đó đẩy mạnh việc tự học tập, nghiên cứu tìm hiểu thêm của các hộ sản xuất trong quy trình sản xuất, chăm sóc cây cà phê, các hộ sản xuất có thể trao đổi với nhau để có thêm kinh nghiệm


trong sản xuất. Có thể đúc kết kinh nghiệm để sản xuất ra sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, đáp ứng được các tiêu chuẩn trong sản xuất cà phê sạch và bền vững. Qua việc sản xuất có hiệu quả đồng nghĩa với việc sử dụng vốn tín dụng hiệu quả, góp phần tăng gia tăng niềm tin, sự tín nhiệm với các NHTM trong việc sử dụng vốn, nâng cao trình độ học vấn, tạo điều kiện việc làm cho phụ nữ, tạo sự bình đẳng giới.

+ Yếu tố vốn xã hội liên quan đến hoạt động tín dụng với hộ sản xuất cà phê

Thông qua việc cung ứng vốn tín dụng tới các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, giúp phát triển mạng lưới của các định chế trung gian tài chính, đồng thời qua việc vay theo nhóm, vay theo tổ giúp cho mối quan hệ xã hội của các hộ sản xuất cà phê ngày càng phát triển, từ đó nâng cao sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm, tổ để việc sử dụng vốn có hiệu quả. Bên cạnh đó việc tăng cường vốn tín dụng cho sản xuất cà phê giúp các hộ sản xuất cà phê, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm làm ăn, tạo thêm việc làm cho các nông hộ, hạn chế di dân tự do.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, sử dụng phương pháp tổng hợp ý kiến các chuyên gia, tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, đặc biệt là quá trình nghiên cứu tại cơ sở của tác giả. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là: (1) Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê, (2) Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM, (3) Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ, và (4) Nhóm nhân tố khác.

1.1.4.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu định tính và định lượng về tín dụng tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân Việt Nam và đã chỉ ra các nhóm nhân tố tác động đến tín dụng ngân hàng của hộ nông dân. Các nghiên cứu chỉ ra các nhân tố thuộc về đặc điểm của nông hộ ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn bao gồm: lao động, diện tích đất, trình độ học vấn của chủ hộ [14], các nhân tố khác thuộc đặc điểm của nông hộ có ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng là tín dụng thương mại, tuổi của chủ hộ [18], hình thức tín dụng khác cũng được nhiều tác giả đề cập đến [38].


1.1.4.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM

Hoạt động cung ứng vốn tín dụng là hoạt động thường xuyên của các NHTM và khi hộ sản xuất tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi, về lãi suất, về phương thức vay vốn, về thời hạn trả nợ. Bên cạnh đó nguồn gốc vốn tín dụng an toàn và hợp pháp. Vì vậy nếu số lượng và quy mô các NHTM lớn sẽ là điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Ngoài ra, khi số lượng các NHTM tăng lên thì chất lượng dịch vụ cho khách hàng sẽ tốt hơn, người sản xuất sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Qua đó hoạt động sản xuất sẽ đạt hiệu quả hơn.

Các nhân tố thuộc về các tổ chức tín dụng ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng vốn đã được nhiều nghiên cứu nhắc đến, bao gồm thời hạn cho vay, lãi suất, thủ tục cho vay, quy mô và cơ sở vật chất của các tổ chức tín dụng [72], thuộc tính của các TCTD [75], bên cạnh đó thủ tục vay vốn đơn giản hay phức tạp đều ảnh hưởng đến việc các nông hộ có tiếp cận được vốn hay không? [24].

Hoạt động cho vay của mỗi NHTM đều căn cứ, tuân thủ và xuất phát từ chính sách tín dụng của Ngân hàng. Chính sách tín dụng có thể coi như một cương lĩnh tài trợ của một NHTM, bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của NHTM. Chính sách tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay, tạo đường hướng, chỉ dẫn cho cán bộ tín dụng. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững hoạt động tín dụng, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của NHTM, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.

1.1.4.3. Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ

Các chính sách kinh tế là những tác động ở tầm vĩ mô đối với hoạt động nông nghiệp, nông thôn. Nếu có chính sách tín dụng đúng đắn, sẽ hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển và ngược lại nó sẽ là vật kìm hãm đối với sản xuất. Chính sách của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành cà phê bao gồm: Chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách trợ giá, chính sách tỷ giá hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất cà phê, chính sách hạn mức tín dụng, chính sách giảm tổn thất sau


thu hoạch…Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc ban hành các chính sách phù hợp giúp nâng cao năng lực sản xuất và năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm cà phê, tạo nền tảng nâng cao lợi thế cạnh tranh [10].

Vì vậy đối với sản xuất cà phê của các hộ sản xuất cần có những chính sách tín dụng cho phù hợp để phát huy tiềm năng, lợi thế của khu vực đặc biệt là cây cà phê, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn của khu vực Tây Nguyên [11].

1.1.4.4. Nhóm các nhân tố khác

Điều kiện tự nhiên

Đắk Lắk là tỉnh có điều kiện tự nhiên thích hợp với trồng cà phê vối. Sự dồi dào, chất lượng, khả năng tiếp cận và chi phí khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai, nước và khí hậu có tác động đáng kể đến hiệu quả (năng suất, giá thành, lợi nhuận) và chất lượng sản phẩm cà phê nhân. So với các loại cây trồng khác, cà phê đòi hỏi điều kiện môi trường khá khắt khe. Trồng cà phê ở các vùng sinh thái thích hợp mới đạt chất lượng và hiệu quả cao. Do đó việc tiếp cận vốn và sử dụng vốn sẽ thuận lợi hơn ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất cà phê. Ở đó, các NHTM sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

Thị trường tiêu thụ

Nếu thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa tốt, sẽ có tác động lớn đến đầu ra của sản xuất cà phê, đó chính là việc sử dụng các yếu tố đầu vào có hiệu quả. Vì vậy thị trường xuất khẩu ra nước ngoài và thị trường tiêu thụ trong nước có ý nghĩa sống còn với người sản xuất cà phê [10], do đó việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài và tăng sản lượng tiêu thụ trong nước để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lợi thế phát triển cà phê ổn định, và giảm thiểu rủi ro cho ngành cà phê, qua đó giúp việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong có có vốn tín dụng sẽ hiệu quả hơn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022