2.3.4.3. Phương pháp phân tích hàm sản xuất
Để xem xét yếu tố vốn vay có ảnh hưởng đến sản lượng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh, luận án sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas phân tích đánh giá.
Hàm sản xuất Cobb-Douglas được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nó biểu hiện mối quan hệ giữa một sản phẩm đầu ra với nhiều yếu tố đầu vào.
Hàm sx Cobb-Douglas phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và
m
n j D j
Y A.X i .e j 1
đầu ra có dạng như sau:
i1 i
(1)
Trong đó: Y là Lượng sản phẩm đầu ra; A là hằng số (yếu tố công nghệ); Xi (i=l- n): Lượng đầu vào thứ i; n là số yếu tố đầu vào; αi (i=1-n) là hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập Xi đến Y (hệ số co giãn của Y theo các biến độc lập Xi); Dj (j=l-m) là biến giả thứ j; βj (j=l-m) là hệ số ảnh hưởng của các biến giả Dj. Từ hàm sản xuất Cobb - Douglas (1), ta lấy logarit tự nhiên hai vế sẽ được:
n m
ln Y ln A iln X ijD j(2)
i1 j 1
Như vậy phương trình (2) có dạng hàm tuyến tính
Y 0 i X i ui
và được
ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS (Ordinary Least Squares).
Việc ước lượng các tham số của hàm sản xuất dạng mô hình tuyến tính bằng phương pháp OLS sẽ cho phép xác định mối quan hệ giữa mức năng suất đầu ra trung bình ứng với các mức đầu tư các đầu vào như giống, lao động, đất đai, thức ăn...
Phân tích hệ số co giãn αi của hàm sản xuất Cobb – Douglas
Tổng hệ số co giãn αi có ý nghĩa kinh tế quan trọng:
n
- Nếu tổng hệ số co giãn i 1, thì hàm sản xuất cho biết tình trạng năng
i1
suất không thay đổi theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào bằng % tăng sản lượng đầu ra.
n
- Nếu tổng hệ số co giãn i 1, thì hàm sản xuất cho biết tình trạng năng
i1
suất tăng dần theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào nhỏ hơn % tăng sản lượng đầu ra.
n
- Nếu tổng hệ số co giãn i 1, thì hàm sản xuất cho biết tình trạng năng
i1
suất giảm dần theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào lớn hơn % tăng sản lượng đầu ra.
Luận án tiến hành chọn ngẫu nhiên 320 hộ sản xuất cà phê thuộc 16 thôn, buôn của 8 xã thuộc 4 huyện, thành phố của tỉnh Đắk Lắk nhằm lượng hoá các nhân tố có ảnh hưởng đến hệ số co giãn năng suất cà phê nhân của hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Bảng 2.2: Mô tả các biến tác động đến năng suất cà phê nhân
STT Biến Ký hiệu Mô tả biến Kỳ vọng Biến phụ thuộc
NS: Năng suất cà phê nhân của hộ sản xuất cà phê trong năm (tấn/ha)
Biến độc lập | ||||
1 | Loại cà phê | CAPHE | Phản ánh chủng loại cà phê | + |
được trồng. Nhận giá trị 1 nếu | ||||
hộ trồng cà phê vối, và 0 nếu | ||||
hộ trồng cà phê chè. | ||||
2 | Vay vốn | VV | Phản ánh hiện tại hộ có vay | + |
vốn hay không. Nhận giá trị 1 | ||||
nếu hộ có vay vốn, và 0 nếu hộ | ||||
không vay vốn. | ||||
3 | Trình độ kiến thức | TRINHDO | Phản ánh kiến thức của hộ | + |
nông nghiệp của hộ | trong sản xuất nông nghiệp, | |||
tính điểm với thang điểm 10. | ||||
4 | Hợp đồng tiêu thụ | HDTT | +/- | |
5 | Phân bón | PB | Chi phí phân bón tính trên 1ha | + |
cà phê, triệu đồng/ha. | ||||
6 | Thuốc trừ sâu | TS | Chi phí thuốc trừ sâu tính trên | - |
1ha cà phê, triệu đồng/ha. | ||||
7 | Nước tưới | NT | Chi phí nước tưới tính trên 1ha | + |
cà phê, triệu đồng/ha. | ||||
8 | Lao động | LD | Số lao động trong gia đình | + |
tham gia sản xuất cà phê, | ||||
người/ha. | ||||
9 | Khí hậu | KH | Lượng mưa nhiều hay ít (mưa | +/- |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê
- Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Việt Nam Và Tỉnh Đắk Lắk
- Tiếp Cận Nghiên Cứu Và Khung Phân Tích Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê
- Thực Trạng Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê Tỉnh Đắk Lắk
- Tỷ Lệ Nợ Xấu Cho Vay Hộ Sản Xuất Cà Phê Tỉnh Đắk Lắk
- Quy Trình Tín Dụng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
đến sớm và kết thúc muộn)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Trong nghiên cứu này, dựa vào tham khảo các chuyên gia kỹ thuật nông nghiệp ở Tây Nguyên, kiến thức kỹ thuật của các hộ sản xuất cà phê có thể đánh giá
qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp (Phụ lục 18). Trình độ kiến thức nông nghiệp của hộ sản xuất cà phê được đánh giá là 10 điểm (Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Đánh giá trình độ kiến thức nông nghiệp của hộ sản xuất cà phê
Hoạt động Điểm Cơ cấu
(%) | ||
(1) Tham gia thường xuyên lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cà phê | 2 | 20 |
(2) Được chọn làm nơi thí điểm các kỹ thuật mới và tham gia hoạt động khuyến nông | 2 | 20 |
(3) Thường xuyên đọc sách báo về nông nghiệp | 2 | 20 |
(4) Thường xuyên theo dõi các chương trình về nông nghiệp trên radio, tivi | 2 | 20 |
(5) Thường xuyên tham gia hội thảo khuyến nông, hội thảo đầu bờ | 2 | 20 |
Tổng | 10 | 100 |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.3.4.4. Mô hình Heckman đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất
Việc phân tích các nhân tố về đặc điểm của các hộ sản xuất cà phê cho thấy việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng sẽ bị giới hạn bởi những đặc điểm từ phía các hộ sản xuất cà phê. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng Mô hình hàm hồi quy hai bước của Heckman để kiểm tra các giả thuyết dựa trên mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập về việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê.
Mô hình Heckman có ưu điểm trong việc đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê đó là cho phép sử dụng thông tin của những hộ không đi vay để cải thiện giá trị ước lượng các thông số trong mô hình hồi quy. Trong các nghiên cứu trước (Gujarati, 1995), (Nguyễn Quốc Oánh, 2012) cho thấy việc sử dụng mô hình Heckman không chỉ đánh giá được tại sao một số hộ sản xuất được vay vốn từ các TCTD trong khi một số hộ khác thì không, bên cạnh đó mô hình cho thấy một số hộ sản xuất được vay nhiều còn các hộ sản xuất khác lại vay được ít hơn [24], [70], [90].
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy hai bước của Heckman để kiểm tra các giả thuyết về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Biến phụ
thuộc là khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các hộ nông dân từ các NHTM, dựa trên hai tiêu chí là (1) khả năng vay được vốn và (2) hạn mức tín dụng.
Thứ nhất khả năng vay được vốn của hộ nông dân là một biến nhị phân thể hiện khả năng vay được vốn hay không vay được vốn. Bước đầu tiên của mô hình là sử dụng một đơn vị xác suất để ước lượng giá trị của biến phụ thuộc dựa trên khả năng vay được hay không vay được khoản tín dụng ngân hàng của hộ nông dân. Mô
hình có dạng:
Mô hình tuyến tính có dạng.
(1)
(2)
Trong đó: là khả năng hộ nông dân nhận dược nguồn vốn chính thức. nếu hộ nông dân thứ i nhận được khoản tín dụng ngân hàng, nếu khác.
Các biến độc lập của mô hình hồi quy bao gồm thủ tục vay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, địa vị xã hội, giới tính, trình độ, độ tuổi và tín dụng khác.
Thứ hai khả năng tiếp cận tín dụng của hộ được đo bằng hạn mức tín dụng (số tiền) mà hộ nhận được từ các tổ chức tín dụng ngân hàng. Hạn mức tín dụng ngân hàng được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) trong bước thứ hai của mô hình Heckman.
Với mô hình: (3)
Hanmuctindung là số tiền mà hộ nông dân nhận được từ các tổ chức tín dụng ngân hàng. Các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc là: diện tích đất, tổng thu nhập, trình độ, lãi suất vốn vay, tài sản thế chấp, mục đích vay vốn và ngành nghề sản xuất kinh doanh của hộ. Sau khi tổng hợp và kế thừa từ các nghiên cứu trước [Phụ lục 14], [Phụ lục 15], các biến trong mô hình được miêu tả như sau.
Bảng 2.4: Mô tả các biến trong mô hình
STT Biến Ký hiệu Mô tả biến Kỳ vọng
1 Thủ tục vay Thutuc Biến giả, đánh giá thủ tục vay vốn của tổ +
chức tín dụng ngân hàng, nhận giá trị 1 nếu thủ tục nhanh gọn, và 0 nếu thủ tục không nhanh gọn.
2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sodo Nhận giá trị 1 nếu hộ có sổ đỏ, và 0 nếu hộ + chưa có sổ đỏ
3 Địa vị xã hội Diavi Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ tham gia
chính quyền, 0 nếu không tham gia.
4 Giới tính Gioitinh Biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam,
nữ là giá trị 0
+
+/-
5 Trình độ Trinhdo Số năm đi học của chủ hộ +
6 Độ tuổi Dotuoi Tuổi của chủ hộ, tính theo năm -
7 Tín dụng khác Tindungkhac Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ nông dân có
các khoản vay từ các nguồn vay khác trước khi họ nhận được khoản vay từ NHTM, bằng 0 nếu khác.
8 Dân tộc Dantoc Biến giả, nhận trị 1 nếu là người kinh, và 0
nếu là dân tộc thiểu số.
-
+/-
Nguồn: Mô tả của tác giả
Bước hai:
STT Biến Ký hiệu Mô tả biến Kỳ vọng
1 Diện tích đất Dientich Tổng diện tích của hộ nông dân tính bằng ha +
2 Tổng thu nhập Thunhap Mức thu nhập của hộ (triệu đồng) +
3 Trình độ Trinhdo Số năm đi học của chủ hộ +
4 Lãi suất vốn vay
Laisuat Lãi suất của các tổ chức tín dụng ngân hàng -
5 Tài sản thế chấp
TSTC Biến giả, phản ánh tài sản thế chấp của chủ hộ khi + vay vốn, bằng 1 nếu chủ hộ có tài sản thế chấp,
bằng 0 nếu chủ hộ không có tài sản thế chấp.
6 Mục đích vay Mucdich Biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ sử dụng vốn +
vay cho trồng, chăm sóc, kinh doanh cà phê và 0 nếu sử dụng cho mục đích khác.
7 Ngành nghề kinh doanh
Nganhnghe Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ nông dân có kinh - doanh các ngành nghề, bằng 0 nếu khác.
Nguồn: Mô tả của tác giả
2.3.4.6. Phương pháp cho điểm
Được áp dụng để đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và tác động của các yếu tố đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với hộ sản xuất cà phê.
Với thang đo từ điểm 1 (ảnh hưởng rất không quan trọng) đến điểm 5 (Ảnh hưởng rất quan trọng) ta tính được giá trị các khoảng cách = (Maximum – Minimum)
/ n = ( 5 – 1)/5 = 0,8
Bảng 2.5: Ý nghĩa của các giá trị trung bình
Giá trị trung bình
Ý nghĩa
1,00 – 1,80 Ảnh hưởng rất không quan trọng
1,81 – 2,60 Ảnh hưởng không quan trọng
2,61 – 3,40 Ảnh hưởng bình thường
3,41 – 4,20 Ảnh hưởng quan trọng
4,21 – 5,00 Ảnh hưởng rất quan trọng
Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS
2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
Để nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, căn cứ vào mục tiêu, nội dung nghiên cứu gồm 2 phần là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê. Chúng tôi xác định các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp, hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 2.6 như sau:
Bảng 2.6: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Chỉ tiêu nghiên cứu | |
1.Tiếp cận tín dụng | Từ phía các NHTM: -Chính sách cho vay đối với hộ sản xuất cà phê - Dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê - Doanh số cho vay hộ sản xuất cà phê - Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu - Dư nợ cho vay hộ SX cà phê/tổng dư nợ cho vay - Tốc độ tăng của dư nợ cho vay hộ SX cà phê Từ phía hộ sản xuất: - Khả năng tiếp cận vay vốn + Số lượng hộ được vay vốn +Tỷ trọng hộ được vay/hộ sản xuất cà phê + Số hộ được vay/ số hộ cần vay +Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay + BQ dư nợ cho vay/hạn mức cho vay - Hình thức tiếp cận - Phương thức tiếp cận |
2.Sử dụng vốn tín dụng
Về kinh tế:
- Vốn vay bình quân
- Lợi nhuận
- Năng suất sản phẩm
- Giá trị sản lượng
- Tỷ suất lợi nhuận/chi phí
- Mức sinh lời của vốn
Về xã hội:
- Công ăn việc làm
- Kỹ năng, kiến thức
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Kết luận chương 2
Luận án lựa chọn các cách tiếp cận nghiên cứu trên hai góc độ đó là tiếp cận tín dụng giữa người cho vay là các NHTM, người đi vay là các hộ sản xuất cà phê; Và việc sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê, dưới khía cạnh kinh tế và xã hội. Các chủ thể chính nghiên cứu trong đề tài là các hộ sản xuất cà phê và các NHTM. Luận án chọn 3 huyện và thành phố của tỉnh Đắk Lắk để nghiên cứu
chuyên sâu ở cấp độ nông hộ. Để đánh giá về phía người cho vay chúng tôi chọn 5 NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chuyên cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là trong lĩnh vực cà phê.
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập qua báo cáo thống kê của UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở NN&PTNT, Cục thống kê tỉnh, NHNN tỉnh, các tạp chí chuyên ngành, các báo điện tử, báo cáo của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, Tổ chức cà phê thế giới và các nguồn khác.
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ mẫu đại diện của các hộ sản xuất cà phê thông qua phỏng vấn trực tiếp. Số lượng mẫu nghiên cứu ở cấp độ nông hộ là 320 quan sát và 5 NHTM với 136 quan sát trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu được xây dựng phù hợp dựa trên hai nội dung chính của luận án là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm thống kê kinh tế, phương pháp hồi quy Cobb-Douglas, phương pháp hồi quy Heckman, phương pháp cho điểm, phương pháp chuyên gia đánh giá việc tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk.