Đánh Giá Chất Lượng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đối Với Dnnvv Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.


2.3.3 Đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đối với DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Những kết quả đạt được

Tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đạt được những kết quả rất khả quan, tình hình dư nợ tín dụng năm sau thường tăng so với năm trước về giá trị và tỷ trọng, điều này cho thấy các ngân hàng thương mại cổ phần đang chú trọng và phát triển đối tượng cho vay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể tỷ trọng và giá trị cho vay của các ngân hàng TMCP đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thay đổi qua các năm như sau: năm chiếm tỷ trọng 49,1%; năm 2008 chiếm 50,3% và tăng 16,97% so với năm 2007; năm 2009 chiếm tỷ trọng 55,4% và tăng 73,96% so với năm 2008; năm 2010 chiếm tỷ trọng 60,2% và giảm 6,78% so với năm 2009; năm 2011 chiếm tỷ trọng 56,95% và tăng 12,88% so với năm 2010 (Bảng 2.17).

Mặc dù có kết quả như vậy, nhưng thực tế các ngân hàng TMCP chưa đáp ứng đủ nhù cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. Cụ thể:

Năm 2006 tổng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là

177.240 tỷ đồng nhưng các ngân hàng TMCP chỉ đáp ứng được 48.486 tỷ đồng, đạt 27,36% tổng nhu cầu. Tổng tất cả các ngân hàng thương mại thì đáp ứng được 89.705 tỷ đồng.

Năm 2007 tổng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là

229.142 tỷ đồng nhưng các ngân hàng TMCP chỉ đáp ứng được 101.496 tỷ đồng, đạt 44,29% tổng nhu cầu. Tổng tất cả các ngân hàng thương mại thì đáp ứng được 167.011 tỷ đồng.

Năm 2008 tổng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là

275.402 tỷ đồng nhưng các ngân hàng TMCP chỉ đáp ựng được 118.722 tỷ


đồng, đạt 43,11% tổng nhu cầu. Tổng tất cả các ngân hàng thương mại thì đáp ứng được 212.637 tỷ đồng.

Năm 2009 nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là 357.629 tỷ đồng, các ngân hàng TMCP đáp ứng được 206.525 tỷ đồng, đạt 57,75% tổng nhu cầu. Tổng tất cả các ngân hàng thương mại thì đáp ứng được 322.712 tỷ đồng.

Năm 2010 nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là 413.201 tỷ đồng, các ngân hàng TMCP đáp ứng được 192.525 tỷ đồng, đồng đạt 46,59% tổng nhu cầu. Tổng tất cả các ngân hàng thương mại thì đáp ứng được 384.890 tỷ đồng.

Năm 2011 nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là 482.014 tỷ đồng, các ngân hàng TMCP đáp ứng được 217.321 tỷ đồng, đạt 45,08% tổng nhu cầu.

Biểu đồ 2.7: Thị phần cho vay và huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến 2011.


70,00%Tỷ l

60,00%


51,95%


49,35%


56,96%

52,60%


60,04%


56,50%


59,39%

50,00% 42,42%

40,18%

48,46%

45,70%

50,60%

40,00%

30,00%

20,00%

10,00%

0,00%


2006 2007 2008 2009 2010 2011

Thị phần cho vay Thị phần huy động vốn


m


Nguồn: “Phân tích hiệu năng hoạt động NHTM Việt Nam” và tổng hợp từ các báo cáo thường niên của các ngân hàng TMCP [18], [22]

Nhìn chung, thị phần cho vay và huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% và ngày càng có xu hướng tăng. Nguyên nhân xuất phát từ việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng


lớn mạnh, tốc độ mở rộng địa bàn hoạt động của các ngân hàng TMCP rất nhanh như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Á Châu ….

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần được thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, chỉ tiêu phản ánh nợ xấu, chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần từ năm 2006 đến năm 2011:

- Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn

Nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh quá các năm được thể hiện qua bảng 2.20 như sau:

Bảng 2.22: Nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên

địa bàn thành phHChí Minh

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1. Tổng dư nợ

97.460

206.712

236.028

372.788

319.809

381.600

2. Nợ quá hạn

1.170

1.406

5.122

5.182

8.010

23.963

- Nợ ngắn hạn

585

860

2.847

3.162

4.558

13.643

- Nợ dài hạn

357

506

2.139

1.907

2.905

8.690

- Nợ khác

228

40

136

113

547

1.629

3. Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

1,20

0,68

2,17

1,39

2,50

6,28

- Nợ ngắn hạn

49,98

61,19

55,58

61,02

1,43

3,57

- Nợ dài hạn

30,53

35,99

41,77

36,80

0,91

2,28

- Nợ khác

19,49

2,82

2,65

2,18

0,17

0,43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 16

Nguồn: Cục thống kê, Ngân hàng Nhà Nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng Tp.Hồ Chí Minh [44], [46], [60].


Nhìn chung nợ quá hạn bình quân của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua các năm có tăng lên. Từ năm 2006 đến năm 2010 vẫn ở mức thấp hơn theo thông lệ quốc tế là từ 3% đến 5%, tuy nhiên đến năm 2011 đã tăng mạnh lên 6,28% thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng bị giảm. Điều này cho thấy các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn khá thận trọng trong cho vay của mình, đó cũng là một nguyên nhân mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận nguồn vốn này.

Biều đồ 2.8: Nợ quá hạn của các DNNVV tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh


14.000


12.000


Số tin

Đơn vị tính: Tỷ đồng


12.943,8

5.062,5

2.627,6

2.922,6

574,0

704,4

10.000


8.000


6.000


4.000


2.000


0

2006 2007 2008 2009 2010 201N1 ăm

Nợ quá hạn

Nguồn: Cục thống kê, Quỹ bảo lãnh tín dụng Tp.HCM [44], [60].

Qua Biểu đồ 2.7 ta thấy nợ quá hạn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng dần qua các năm. Năm 2007 nợ quá hạn là 704,4 tỷ đồng, năm 2008 là 2.627,6 tỷ đồng, năm 2009 là 2.922,6 tỷ đồng và mới 06 tháng đầu năm 2010 nợ quá hạn lên đến 5.062,5 tỷ đồng. Xét về tỷ lệ nợ quá hạn thì năm 2007 là 0,69%, năm 2008 là 2,21%, năm 2009 là 1,42%, năm 2010 là 2,63% và năm 2011 là 5,96%. Nợ quá hạn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2011 có tỷ lệ 5,96% cao hơn thông lệ quốc tế là tỷ lệ nợ quá hạn từ 3% đến 5%.


- Các chỉ tiêu phản ánh nợ

Bảng 2.23: Các chỉ tiêu phản ánh nợ của các ngân hàng TMCP trên

địa bàn thành phHChí Minh tnăm 2006 đến 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Nhóm 1 (Nợ đủ

tiêu chuẩn)

96.289

205.303

230.906

367.607

311.799

357.637

Nhóm 2 (Quá hạn dưới 90 ngày)

539

343

2.984

2.323

4.191

10.606

Nhóm 3 (Quá hạn từ 90 đến 180 ngày)

29

131

318

1.065

1.935

4.685

Nhóm 4 (Quá hạn từ 181 đến 360

ngày)


318


692


821


1.327


1.143


5.130

Nhóm 5 (Quá hạn

trên 360 ngày)

284

244

1.000

467

741

3.541

Cộng

97.460

206.712

236.028

372.788

319.809

381.600

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm 2011 của các ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở Tp.Hồ Chí Minh [22]

Bảng 2.24 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến 2011

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)


Chỉ tiêu

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Nợ xấu (Tỷ đồng)

631

1.067

2.139

2.859

3.819

13.356

Tỷ lệ (%)

0,65

0,52

0,91

0,77

1,19

3,50

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm 2011 của các ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở Tp.Hồ Chí Minh [22]

Với tỷ lệ nợ xấu của năm 2006 là 0,65%, năm 2007 là 0,52%, năm 2008

là 0,91%, năm 2009 là 0,77%, năm 2010 là 1,19% và năm 2011 là 3,5%. Nợ


xấu của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng tăng từ năm 2006 là 0,65% lên 3,50% năm 2011, đặc biệt là từ năm 2008 đến năm 2011 nợ xấu tăng cao, phản ảnh tình hình khó khăn của các doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng.

- Các chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng

Bảng 2.25: Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

1. Lợi nhuận từ tín dụng

2.739

6.348

5.976

7.452

15.825

2. Tổng lợi nhuận

3.424

7.984

7.084

10.113

19.934

3. Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt

động tín dụng (%)

80,0

79,5

84,4

73,7

79,4

Nguồn: “Phân tích hiệu năng hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam” [18].

Bảng 2.26: Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

1. Lãi từ tín dụng

2.739

6.348

5.976

7.452

15.825

2. Tổng dư nợ bình quân

97.460

206.712

236.028

372.788

319.809

3. Tỷ lệ sinh lợi/1 đồng vốn dư nợ tín dụng (%)


2,811


3,071


2,532


1,999


4,948

Nguồn: “Phân tích hiệu năng hoạt động NHTM Việt Nam” [18].

Theo số liệu thống kê Bảng 2.25, Bảng 2.26 cho thấy lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP chiếm tỷ trọng khá cao, bình quân khoảng 80% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng, tỷ lệ sinh lời trên tổng dư


nợ bình quân đạt hơn 3% và đang có xu hướng tăng qua các năm, riêng năm 2008 so với năm 2007 đã giảm 372 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 5,86%, nguyên nhân chính là năm 2008 thị trường tài chính bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với tác động của lạm phát cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì tình hình đã được cải thiện do chính sách kích cầu của Chính Phủ và đến năm 2010 thì lãi từ hoạt động tín dụng tăng khá cao, mức tăng là 8.373 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 112,36% so với năm 2009 và tăng đến 164,81% so với năm 2008. Có thể nói năm 2010 là năm hồi phục của thị trường tài chính Việt Nam nhờ vào những chính sách vĩ mô của Ngân hàng Nhà Nước và Chính Phủ.

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 2.27: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

1. Tổng dư nợ bình quân

97.460

206.712

236.028

372.788

319.809

2. Tổng nguồn vốn huy động

140.338

239.417

305.873

457.197

432.960

3. Hiệu suất sử dụng vốn (%)

69,45

86,34

77,17

81,54

73,87

Nguồn: “Phân tích hiệu năng hoạt động NHTM mại Việt Nam” [18].

Theo số liệu thống kê Bảng 2.27, hiệu suất sử dụng vốn bình quân của các ngân hàng TMCP trên địa bàn đạt khoảng 77,7%. Nguyên nhân có thể xuất phát từ qui định Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010. Theo qui định tại Điều 18 của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 qui định tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động không được vượt quá 80%. Như vậy các ngân hàng TMCP đã đảm bảo được tỷ lệ cho vay đúng qui định mà vẫn thu được lợi nhuận khá cao.


2.4 NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP ĐỐI VỚI DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.4.1 Những ưu điểm trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP

đối vi DNNVV

Qua quá trình phân tích đánh giá hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP đối với DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP đối với DNNVV trên địa bàn thành phố có những ưu điểm sau:

Thứ nhất, trong những năm qua, các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng tăng vốn điều lệ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Điển hình như ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ trong năm 2011 là 1 tỷ USD.

Thứ hai, thị phần huy động và cho vay của các ngân hàng TMCP tương đối ổn định, đối tượng khách hàng của ngân hàng khá đa dạng, bao gồm mọi tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ ba, chất lượng tín dụng của các ngân hàng TMCP đã được đảm bảo, cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn 3%, tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 2%, lãi từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 80%) trong tổng lợi nhuận.

Thứ tư, các ngân hàng TMCP đã mở rộng hệ thống mạng lưới các chi nhánh, ATM, phòng giao dịch khắp các tuyến đường ở thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ năm, việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông hiện đại vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng, đã được các ngân hàng TMCP quan tâm từ đó đã cũng cấp cho khách hàng những sản phẩm rất tiện ích.

Thứ sáu, thủ tục vay vốn ngày càng được tinh gọn, thời gian làm thủ tục ngày càng nhanh, nhân viên tín dụng ngày càng niềm nở với khách hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022