Những Hạn Chế Và Nguyên Nhân Của Chúng Trong Quan Hệ Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Tmcp Đối Với Dnnvv


Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất nước, các ngân hàng TMCP chủ yếu có trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh nên rất thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình. Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động của ngân hàng TMCP đặc biệt là hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã góp phần làm tăng uy tín, từng nước nâng cao vị trí, vai trò của các ngân hàng TMCP trong sự phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước, đặc biệt là việc tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần phát huy vai trò của các doanh nghiệp. Đây là cơ sở để Nhà nước có những chính sách phù hợp hỗ trợ cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng TMCP và doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân của chúng trong quan hệ tín dụng của các ngân hàng TMCP đối với DNNVV

Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vẫn còn những mặt tồn tại và hạn chế nhất định làm ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô và chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xét về cả hai phía DNNVV và ngân hàng TMCP, luận án xin đưa ra một số hạn chế chủ yếu trong quan hệ tín dụng của ngân hàng TMCP đối với DNNVV:

2.4.2.1 Những hạn chế xuất phát từ phía các ngân hàng TMCP

Vốn điều lệ của các ngân hàng TMCP vẫn còn ở mức thấp

Vốn điều lệ của các ngân hàng TMCP mặc dù có tăng qua các năm gần đây. Tuy nhiên, mức vốn vẫn còn thấp, vốn điều lệ bình quân của các ngân hàng TMCP khoảng 5.000 tỷ đồng. Ở Thái Lan, Singapo, Philipine, Indonesia

… mức vốn điều lệ của ngân hàng thuộc loại nhỏ thì đạt mức vốn hơn 100 triệu USD, ngân hàng lớn thì lên tới hàng tỷ USD. Vốn điều lệ thấp sẽ hạn chế qui mô hoạt động, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các ngân


hàng TMCP từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của các ngân hàng, đặc biệt là cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nguyên nhân chủ yếu là quá trình ra đời và phát triển của các ngân hàng TMCP còn ngắn cộng với tình hình kinh tế - tài chính trong nước và thế giới những năm gần đây gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát hành cổ phiếu của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Tỷ lệ DNNVV được tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng TMCP vẫn còn

Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 17

thấp

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hơn 93.000 doanh

nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa tới 50% số doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, trong khi nhu cầu vốn vay của các DNNVV còn rất lớn.

Theo số liệu điều tra năm 2006 về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ, được Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) chỉ có 48,65% số doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, 30,43% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 20,92% số doanh nghiệp không tiếp cận được.

Theo nghiên cứu của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có đến 75% doanh nghiệp muốn tìm vốn bằng hình thức vay ngân hàng, nhưng thực chất không phải đơn vị nào cũng tiếp cận được. Tại buổi tọa đàm "Giải pháp vốn cho doanh nghiệp" tổ chức ngày 10/05/2011, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho hay, “tiếp cận vốn đang là một trong những rào cản chính cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo ông Lộc, đa số những doanh nghiệp lớn, có uy tín, thương hiệu mới đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng”.

Ông Lộc cho biết thêm, “số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố gần

đây cũng khẳng định, chỉ có khoảng 1/3 doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả


năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, số còn lại khó tiếp cận hoặc không tiếp cận được. Không ít doanh nghiệp cho rằng, thủ tục các ngân hàng đặt ra quá sức với họ, thậm chí ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có rất ít số doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay”.

Theo kết quả khảo sát 83 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thì có 75,9% doanh nghiệp có vay vốn để kinh doanh, tuy nhiên chỉ có 38,7% doanh nghiệp vay được vốn ở ngân hàng TMCP.

Việc tỷ lệ DNNVV tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng TMCP vẫn còn ở mức thấp là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Sự e ngại của ngân hàng TMCP về năng lực, tính hiệu quả trong hoạt

động kinh doanh của các DNNVV

Thực tế hiện nay các ngân hàng TMCP vẫn e ngại khi cho vay đối với các DNNVV vì các doanh nghiệp này thiếu tài sản đảm bảo, cầm cố, thiếu kinh nghiệm trong quản lý, tình hình tài chính không minh bạch và thiếu chiến lược phát triển sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ thấp … nên hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được hiệu quả cao. Vì vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ gặp khó khăn trong tài chính khi có sự cố trong kinh doanh như: khách hàng nợ lâu, có lô hàng nào đó chưa bán được ….

- Tác động bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã hạn chế vốn tín dụng của các ngân hàng TMCP đối với DNNVV

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, tình hình lạm phát cao xảy ra buộc Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra các biện pháp thắt chặt tiền tệ như tăng lãi suất, hạn mức tín dụng … đã làm cho các ngân hàng không thể tiếp tục cho vay, trong khi vốn huy động của ngân hàng chưa sử dụng hết, điều nay đã gây bất lợi cho cả DNNVV và ngân hàng TMCP, gây lãng phí nguồn vốn của xã hội.

- DNNVV thiếu tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng


Các doanh nghiệp nhỏ và vừa lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính trước hết do bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu tài sản thế chấp ngân hàng. Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động độc lập có kế hoạch mở rộng sản xuất thì họ lại thiếu vốn để đưa các kế hoạch đó vào thực hiện. Hơn nữa, do hầu hết các khoản vay đều là ngắn hạn với lãi suất cao nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho dù được phép vay vẫn khó tìm được nguồn vốn trung và dài hạn. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có đủ các quy định pháp lý đảm bảo cho các doanh nghiệp của ta có thể tiếp cận thường xuyên, nhằm tiến tới khả năng vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài một cách rộng rãi và ổn định hơn.

Theo kết quả khảo sát 80 nhân viên tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 55,6%, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 47,3%, dư nợ trung dài hạn chiếm 8,3%. Tỷ lệ các doanh nghiệp không được ngân hàng chấp thuận cho vay là 26,1%, trong đó nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp thuộc loại khách hàng xấu (mức thang đo là 4,2

– khá quan trọng) thiếu tài sản thế chấp với mức thang đo là 3,7 (mức 3 là quan trọng).

- DNNVV có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, trang thiết bị, công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu

Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất, thuê chuyên gia có trình độ. Mặc dù đã có nỗ lực từ phía chính quyền địa phương xong vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trong các lĩnh vực như đất đai, mặt bằng sản xuất, vay


vốn tín dụng dẫn đến tình trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất và đổi mới công nghệ.

Năng suất lao động nói chung còn thấp, chất lượng sản phẩm nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường. Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang sử dụng trang thiết bị không đồng bộ và hỗn tạp do nhiều nước sản xuất.

Theo số liệu điều tra năm 2006 về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ, được Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) có 41,74% doanh nghiệp gặp khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất; ước tính có đến 27,30% doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng, từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng có 46,71%, từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ có 11,12%.

Về trình độ công nghệ chỉ có khoảng 10% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu.

Theo kết quả nghiên cứu của PGS.TS Trần Văn Tùng, Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông đăng trên Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, số 4, 2/2011, trang 10 đến 11 đã khẳng định, “Hiện phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam đang sử dụng công nghệ lạc hậu và có tới 80% công nghệ được nhập từ nước ngoài.”

Cũng theo bài viết trên, “Viện Quản lý kinh tế Trung ương đánh giá, có tới 76% máy móc dây chuyền công nghệ nhập khẩu thuộc thế hệ những năm 1950-1960. Số thiết bị đã hết khấu hao, hoặc một nửa trong số đó là công nghệ được tân trang. Tính chung, chỉ có 10% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ hiện đại nằm trong nhóm khai thác dầu khí, hóa chất, điện lực, 38% sử dụng công nghệ trung bình và 52 % sử dụng công nghệ lạc hậu. Đặc biệt, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu hơn 75%. Trong các ngành công nghiệp, mức độ lạc hậu của công nghệ ngày càng thể hiện rõ ràng hơn. Các doanh nghiệp áp dụng tự động


hóa chỉ chiếm 1,9%, bán tự động là 19,6% và còn lại là cơ khí hóa và thủ công. Nếu so sánh với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì tỷ lệ nhóm ngành sử dụng công nghệ cao của Việt Nam chưa đạt tới 20%, trong đó tỷ lệ này của Thái Lan là 31%, Malayxia 51% và Singapore là 73%.”

Thời gian từ lúc doanh nghiệp xin vay cho đến lúc giải ngân vẫn còn kéo

dài.


Quá trình xét duyệt và phán quyết mức cho vay còn kéo dài thời gian

làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư cũng như tiến trình thi công các công trình, dự án của doanh nghiệp.

Việc xét duyệt kéo dài đôi lúc đã làm cho doanh nghiệp nãn lòng, nên một số doanh nghiệp cần vốn gấp thì thường vay mượn bạn bè, người thân và họ chấp nhận vay với lãi suất cao nhưng đổi lại là nhanh và kịp thời cho những phi vụ làm ăn có lãi nhiều.

Một số cán bộ ngân hàng vẫn chưa nghiêm túc chấp hành quy trình tín

dụng

Việc chấp hành quy trình tín dụng của ngân hàng chưa được cán bộ ngân

hàng coi trọng, nhiều khi chỉ là hình thức đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp nên nhiều món vay ngân hàng không dựa vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà lại quan tâm đến sự thân quen, thậm chí có tiêu cực trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với cán bộ ngân hàng. Ngoài ra có những doanh nghiệp làm ăn phi pháp hoặc không hiệu quả lại được ngân hàng cho vay. Thực tế đã cho thấy rằng nhiều doanh nghiệp và cán bộ ngân hàng bị đưa ra pháp luật.

Quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn mang tính thủ tục, chưa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nhiều khi có dấu hiệu rủi ro nhưng không phát hiện kịp thời để xử lý.


Thực trạng hiện nay ở một số ngân hàng TMCP, cán bộ ngân hàng lợi dụng sự khó khăn của doanh nghiệp vay vốn trong việc hoàn trả lãi và vốn gốc, đã thực hiện việc giải chấp cho doanh nghiệp bằng cách sử dụng tiền của cá nhân cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất khá cao (dao động từ 0,3% đến 1% một ngày) để trả nợ ngân hàng, sau đó doanh nghiệp tiếp tục làm thủ tục vay vốn để lấy tiền trả lại cho các cá nhân đã cho doanh nghiệp vay.

Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề tồn tại trên là do tính chủ quan và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.

Một số tài sản của DNNVV vẫn đảm bảo tính pháp lý nhưng không đủ điều kiện theo qui định của ngân hàng để đảm bảo cho khoản vay, thậm chí nhiều tài sản đảm bảo còn bị ngân hàng định giá khá thấp so với giá trị trường.

Một số doanh nghiệp đi vay vốn có tài sản đảm bảo nhưng không đúng theo qui định của ngân hàng, ví dụ như chỉ có hợp đồng mua nhà, mua đất dự án, nên không được ngân hàng chấp thuận cho vay, trong khi đó việc bảo lãnh của các tổ chức khác như Quỹ bảo lãnh tín dụng cũng gặp không ít khó khăn do thủ tục, quan hệ ba bên. Khi ngân hàng đánh giá giá trị tài sản cầm cố, thế chấp cũng chưa hợp lý, đặc biệt là việc đánh giá về giá trị của đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp thường đánh giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường, nên cho dù doanh nghiệp có đủ điều kiện vay thì khoản vay cũng không đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Đối với một số tài sản thế chấp như dây chuyền sản xuất, hàng hóa, phương tiện kỹ thuật ... khi có rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng khó khăn trong việc thanh lý để thu hồi nợ.

Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay Việt Nam chưa có khung pháp lý, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan hữu quan cũng như sự phối hợp giữa chủ đầu tư với ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn trong việc sử


dụng tài sản chưa có đầy đủ giấy tờ hợp lệ để đảm bảo cho việc vay vốn của doanh nghiệp.

Cán bộ ngân hàng còn thiếu năng lực chuyên môn trong việc đánh giá tính hiệu quả của các dự án

Cán bộ của các ngân hàng TMCP hầu hết đều có kinh nghiệm trong nghiệp vụ nhưng năng lực hiểu biết về kinh tế thị trường, kỹ thuật máy móc còn hạn chế đặc biệt khi công nghệ hiện đại, tiên tiến đang ngày càng phổ biến nên nhiều dự án có nội dung kinh tế kỹ thuật phức tạp, cán bộ tín dụng không có đủ trình độ chuyên môn để đánh giá, xác định hiệu quả kinh tế, dẫn đến quan hệ tín dụng có thể không thực hiện được hoặc việc đánh giá sai của cán bộ ngân hàng kéo theo việc cấp tín dụng có thể gặp rủi ro.

Ngoài ra, do những hạn chế kiến thức về quản trị, kế toán, thuế và việc tìm hiểu về lý lịch ban quản trị trong doanh nghiệp cũng không dễ dàng, đa số là tìm hiểu bằng phỏng vấn nên cán bộ ngân hàng gặp khó khăn trong việc đánh giá chất lượng quản trị cũng như tính chính xác trong thông tin quản trị của doanh nghiệp và tính trung thực, hợp lý các báo cáo của doanh nghiệp, đặc biệt là báo cáo tài chính và quyết toán thuế.

Nguyên nhân là do quá trình đào tạo không được theo sát với thực tế trong hệ thống đào tạo ở Việt Nam, ngân hàng cũng chưa quan tâm đúng mức đồng thời cán bộ ngân hàng cũng chưa tự giác tìm hiểu để mở rộng kiến thức chuyên ngành.

Một số sản phẩm tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa phát huy tiềm năng như: Sản phẩm bao thanh toán, thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán, cho vay tín chấp.

2.4.2.2 Những hạn chế xuất phát từ phía các DNNVV

DNNVV vẫn chưa biết nhiều về sản phẩm cho vay của các NHTMCP.

Hiện nay, một số doanh nghiệp không biết nhiều về các sản phẩm của ngân hàng TMCP, doanh nghiệp nghĩ rằng đến ngân hàng là chỉ để vay vốn

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí