hay mở tài khoản thanh toán. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác tiếp thị của ngân hàng chưa được chú trọng.
Theo kết quả khảo sát 80 nhân viên tín dụng năm 2010, được thể hiện trong Bảng 2.28 cho thấy chỉ có 33,7% các doanh nghiệp biết các sản phẩm của ngân hàng thông qua tổ chức tín dụng và 66,3% là tìm hiểu từ người thân, bạn bè và tự tìm hiểu.
Bảng 2.28: Kết quả khảo sát doanh nghiệp nhỏ và vừa về tìm hiểu sản phẩm cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần năm 2010.
Tỷ lệ (%) | |
- Tổ chức tín dụng | 33,7 |
- Bạn bè | 31,5 |
- Người thân | 7,6 |
- Tự tìm hiểu | 27,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Trọng Dư Nợ Tín Dụng Của Các Nhtmcp Đối Với Dnnvv Trên Địa Bàn Tp.hcm Phân Theo Loại Hình Doanh Nghiệp Năm 2010
- Đánh Giá Chất Lượng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đối Với Dnnvv Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Những Hạn Chế Và Nguyên Nhân Của Chúng Trong Quan Hệ Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Tmcp Đối Với Dnnvv
- Kết Quả Khảo Sát Các Nguyên Nhân Chủ Yếu Làm Cho Dnnvv Không Được Ngân Hàng Tmcp Chấp Thuận Cho Vay.
- Giải Pháp Mở Rộng Tín Dụng Của Các Nhtmcp Đối Với Dnnvv Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Hoàn Thiện Điều Kiện Cho Vay Một Số Sản Phẩm Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả khảo sát 83 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 [23].
Việc khai báo thông tin của các DNNVV trong quan hệ tín dụng với ngân hàng vẫn chưa trung thực.
Ngân hàng (NH) thiếu thông tin đáng tin cậy về doanh nghiệp đi vay vốn. Ở Việt Nam chúng ta, khi các ngân hàng muốn cho khách hàng vay thì thường phải xem thông tin tín dụng ở Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Credit Information Center – CIC). Tuy nhiên, CIC thành lập chủ yếu là giám sát hoạt động của ngân hàng là chính, thông tin tín dụng ở đây cũng chỉ chú trọng vào những khoản vay lớn.
Thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao
ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng
để thu hồi nợ vay.
Một số doanh nghiệp vay sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay
Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của cán bộ ngân hàng, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.
Công tác kế toán tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế, tình trạng thu chi ngoài sổ sách kế toán vẫn còn phổ biến gây khó khăn cho công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng thương mại.
Việc tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp chưa
được các doanh nghiệp nhỏ và vừa chú trọng.
Thiếu sự liên kết giữa DNNVV với các doanh nghiệp lớn trong quan hệ tín dụng với ngân hàng
Hiện nay, các DNNVV là vệ tinh tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp lớn, là khách hàng trong quan hệ ủy thác nhập khẩu, ngoài ra doanh nghiệp lớn cũng là khách hàng tiêu thụ hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, việc các doanh nghiệp lớn hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quan hệ tín dụng với ngân hàng là hết sức cần thiết như: hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng để trả nợ cho doanh nghiệp lớn, đảm bảo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng bằng khoản phải trả của doanh nghiệp lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu làm được như vậy sẽ có những lợi ích sau:
Thứ nhất, tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp lớn.
Thứ hai, các doanh nghiệp lớn tăng được doanh thu ủy thác nhập khẩu. Thứ ba, tăng vòng quay các khoản phải thu.
Thứ tư, giảm được khó khăn về vốn cho các DNNVV.
Thứ năm, tăng chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn và DNNVV trên thị trường.
Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề tồn tại này là do các doanh nghiệp lớn chưa đánh giá được năng lực chuyên môn, năng lực tài chính cũng như năng lực quản lý điều hành của DNNVV.
Trình độ học vấn của lãnh đạo DNNVV còn thấp
Phần lớn cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh dựa trên kinh nghiệm là chính, chưa được đào tạo qua trường lớp cơ bản nên có nhiều hạn chế trong công tác quản lý kinh tế, tài chính cũng như ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động, kinh doanh. Theo số liệu thống kê, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó có 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Số người tiến sĩ chỉ chiếm 0,66%; thạc sĩ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học là 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn.
Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.
Theo kết quả điều tra năm 2006 của Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 33,64% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tài chính, kế toán; 1,62% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về quản trị doanh nghiệp; 24,14% có nhu cầu đào tạo về phát triển thị trường; 20,17% số
doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh; 12,89% có nhu cầu đào tạo về phát triển sản phẩm mới; 12,89% có nhu cầu đào tạo về kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế; 11,62% có nhu cầu đào tạo về quản lý nguồn nhân lực; 10,85% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về ứng dung công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.
Trình độ học vấn thấp sẽ hạn chế khả năng lập dự án vay vốn ngân hàng, khả năng lập dự toán thu chi trong kỳ của doanh nghiệp. Nguyên nhân là các DNNVV thành lập dựa trên kinh nghiệm chuyên môn của một hoặc vài cá nhân, DNNVV không muốn đào tào nâng cao trình độ vì sợ tốn kém nhưng không mang lại hiệu quả. Để tìm hiệu về vấn đề này, tác giả đã tiến hành khảo sát về trình độ học vấn của chủ DNNVV trên địa bàn Thành phố và có kết quả được thống kê trong bảng sau:
Bảng 2.29: Kết quả khảo sát trình độ học vấn của 83 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010.
Trả lời (Doanh nghiệp) | Tỷ lệ (%) | |
- Phổ thông | 6 | 7,1 |
- Trung cấp | 16 | 19,0 |
- Cao đẳng | 15 | 17,9 |
- Đại học | 40 | 48,8 |
- Thạc sĩ | 5 | 6,0 |
- Tiến sĩ | 1 | 1,2 |
Nguồn: Kết quả khảo sát 83 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 [23].
So với số liệu của Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, thì có sự chênh lệch đáng kể. Theo số liệu khảo sát thì chủ doanh nghiệp có trình độ đại học là 48,8%; có trình độ trên đại học là 7,2% và trình độ dưới đại học là 44%.
Trình độ tay nghề của người lao động tại các DNNVV đa số chưa được đào tạo qua trường lớp chuyên nghiệp
Trình độ tay nghề của người lao động trong các doanh nghiệp chưa được quan tâm đào tạo thường xuyên, phần lớn người lao động được truyền dạy nghề thông qua gia đình hoặc các kỹ thuật viên của doanh nghiệp, do vậy tính năng động, sáng tạo trong việc phát huy sáng kiến cải tiến mẫu mã hàng hóa chưa cao, chính vì vậy hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng của DNNVV ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của doanh nghiệp, đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng. Theo số liệu điều tra thì chỉ có 5,65% doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tay nghề, kỹ thuật và công nghệ.
DNNVV có tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao
Qui mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao (chiếm tỷ trọng gần 70% trong tổng nguồn vốn – Biểu đồ 2.2) là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Nguyên nhân là do nguồn vốn ban đầu thành lập doanh nghiệp chủ yếu là của một hoặc vài cá nhân góp vốn, nên nguồn vốn khá thấp, để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, các DNNVV phải chiếm dụng và vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau, thậm chí DN chấp nhận vay vốn với lãi suất khá cao (từ 2% đến 3%/tháng). Việc tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao đã làm cho khả năng thanh toán của DNNVV thấp ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.
2.4.2.3 Những hạn chế xuất phát từ phía cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khác
Qui định của luật pháp trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng thương mại với DNNVV vẫn chưa thoáng
Tình trạng hình sự hóa quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, nhiều cán bộ tín dụng không dám cho vay do sợ làm trái luật. Việc tự chịu trách nhiệm về quyết định trong việc cho vay, và việc không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu
hồi nợ của ngân hàng vẫn chưa được thông thoáng. Việc cho phép ngân hàng được cho vay theo phương thức mà pháp luật không cấm, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đặc điểm của doanh nghiệp, nhất là đối với các khoản cho vay lớn không có tài sản thế chấp ngân hàng vẫn không dám cho vay mặc dù có những doanh nghiệp kinh doanh tốt, đạt doanh số và nộp thuế cao.
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh hoạt động chưa hiệu quả
Quy chế thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quỹ BLTD) đã được ban hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2001 theo quyết định số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên cho đến ngày 8 tháng 3 năm 2006 thì Ủy ban nhân dân thành Tp.Hồ Chí Minh mới ban hành Quyết định số 36/2006/QĐ-UBND về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Tp.HCM. Đây là một thông tin tốt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành Phố Hồ Chí Minh đặc biệt là đối với các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có nhưng giá trị thấp hay không đủ điều kiện thế chấp vay vốn. Tuy nhiên, hầu như các doanh nghiệp chưa quan tâm thông tin này, còn một số doanh nghiệp thì có tâm lý e ngại về tính hiệu quả của khoản vay. Theo kết quả khảo sát 83 doanh nghiệp năm 2010 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì có đến 41,8% doanh nghiệp nhỏ và vừa trả lời không biết Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV thành phố Hồ Chí Minh, 21,5% thì biết chút ít.
Bảng 2.30: Hoạt động bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến 2010
Năm | |||
2008 | 2009 | 2010 | |
- Số lượt doanh nghiệp được bảo lãnh | 2 | 35 | 36 |
- Doanh số bảo lãnh (Triệu đồng) | 6.080 | 201.288 | 250.062 |
- Số dư bảo lãnh tín dụng (Triệu đồng) | 10.080 | 199.493 | 301.742 |
Nguồn: Báo cáo tổng kết Quỹ bão lãnh tín dụng DNNVV năm 2010 [60]
Bảng 2.30 cho ta thấy hoạt động bảo lãnh của Quỹ BLTD còn quá khiêm tốn, thành phố Hồ Chí Minh có hàng chục ngàn DNNVV nhưng đến năm 2010 chỉ có 36 lượt doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn ngân hàng với số dư bảo lãnh chỉ hơn 300 tỷ đồng. Đây là vấn đề cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ BLTD.
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV thành phố Hồ Chí Minh hoạt
động chưa hiệu quả là do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Quỹ BLTD vẫn còn thụ động, chưa tích cực tìm đến doanh nghiệp: Mặc dù Quỹ BLTD trong thời gian vừa qua đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để thông tin trên các phương tiện đại chúng về mục đích, nhiệm vụ và vai trò của mình; tuy nhiên, công tác này vẫn mang tính phong trào, hình thức, chưa thực hiện thường xuyên.
- Hoạt động phối hợp giữa Quỹ BLTD với các ngân hàng TMCP chưa đồng bộ, đa dạng: Hoạt động phối hợp giữa Quỹ BLTD với các Tổ chức tín dụng vẫn chưa đồng bộ, nhiều ngân hàng TMCP còn nghi ngờ về sự tồn tại của Quỹ BLTD nên chưa mạnh dạn tham gia vào sự phối hợp thẩm định hồ sơ vay vốn của DNNVV để cấp tín dụng. Một số trường hợp Quỹ BLTD đã thẩm định hồ sơ tín dụng của doanh nghiệp nhưng khi đến ngân hàng TMCP, DNNVV vẫn phải mất thời gian để ngân hàng TMCP thẩm định lại hồ sơ, từ đó làm cho DNNVV cảm thấy thủ tục hành chính rườm rà, khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng.
Quỹ BLTD trợ giúp tài chính đối với DNNVV thông qua BLTD, tạo cơ chế khuyến khích và dành một số dự án hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực cho các tổ chức tài chính mở rộng tín dụng cho DNNVV; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với DNNVV, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn tài chính, quản lý đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ khác. Phần lớn các hoạt động của các Quỹ BLTD hiện nay là tập trung vào phối hợp trợ giúp cho các
DNNVV về lập phương án sản xuất kinh doanh, lập các dự án đầu tư, hướng dẫn, phổ biến thông tin pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước.
- Quỹ BLTD chưa có chiến lược hoạt động dài hạn: Hầu hết các Quỹ BLTD hiện nay chỉ tập trung vào kế hoạch ngắn hạn từng năm, chưa xây dựng được chiến lược phát triển hoạt động lâu dài để tạo nền tảng phát triển hoạt động phối hợp với các TCTD một cách căn cơ và lâu dài, đặc biệt là với các ngân hàng TMCP.
- Chưa có qui trình thống nhất giữa Quỹ BLTD và các ngân hàng TMCP để cùng phối hợp, cùng thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất giúp DNNVV tiếp cận với nguồn vốn cho vay của các ngân hàng TMCP.
- Quỹ BLTD hiện đang khó khăn về tài chính: Hiện nay, vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Tp.Hồ Chí Minh cũng rất khiêm tốn chưa tới 200 tỷ VND. Vốn hoạt động của Quỹ BLTD chủ yếu là từ ngân sách, số còn lại là đóng góp của các TCTD; mặc khác việc huy động từ các tổ chức khác rất khó khăn do không vì mục tiêu lợi nhuận nên các tổ chức khác tham gia quá ít. Ngoài ra, Quỹ BLTD còn bị hạn chế do quy định BLTD cho một DNNVV không vượt quá 15% vốn điều lệ của Quỹ BLTD, nên khó đáp ứng được trọn vẹn nhu cầu BLTD.
- Cán bộ Quỹ BLTD kiêm nhiệm nhiều việc nên chất lượng công việc chưa cao: cán bộ công tác tại Quỹ BLTD là những cán bộ kiêm nhiệm nên không có thời gian để tập trung tốt cho chuyên môn phát triển hoạt động của Quỹ BLTD; mặc khác, do kiêm nhiệm nên cán bộ công tác tại Quỹ BLTD không có kiến thức chuyên môn sâu, được đào tạo bài bản về các nghiệp vụ, chương trình và những hoạt động của Quỹ BLTD nên ảnh hưởng đến hoạt động phối hợp của Quỹ BLTD với các TCTD, DNNVV, các hiệp hội và tổ chức khác.