Kết Quả Khảo Sát Các Nguyên Nhân Chủ Yếu Làm Cho Dnnvv Không Được Ngân Hàng Tmcp Chấp Thuận Cho Vay.


- Chính sách tiền lương, chế độ đào tạo chưa phù hợp: Chưa có hệ thống chính sách thu hút nhân lực có chất lượng cao để phục vụ cho yêu cầu phát triển của Quỹ BLTD.

- Chưa có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương: Hiện nay việc phối hợp giữa các tổ chức, các hiệp hội, ngân hàng TMCP chưa được sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương nên các đơn vị này chưa quan tâm đến công tác phối hợp để cùng nhau trợ giúp các DNNVV.

- Nhiều cán bộ tín dụng còn nghi ngờ về sự tồn tại của Quỹ BLTD: Do hiện nay chỉ mới có một số ít địa phương thành lập Quỹ BLTD, các địa phương khác chưa thành lập do nhiều lý do khác nhau, trong đó chủ yếu là không có đủ số vốn ban đầu 30 tỷ đồng. Điều này đã làm cho một số ngân hàng TMCP không tin tưởng vào sự hoạt động của Quỹ BLTD, thậm chí nghi ngờ sự tồn tại của Quỹ BLTD nên không tích cực tham gia trong công tác phối hợp.

- Thiếu sự tác động, thúc đẩy của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để cho các ngân hàng TMCP tham gia phối hợp với Quỹ BLTD; việc tác động, chỉ đạo thường xuyên của NHNN sẽ tác động rất lớn đến các ngân hàng TMCP tham gia tích cực trong hoạt động phối hợp.

- Một số ngân hàng TMCP chưa nắm rõ hoạt động của Quỹ BLTD: Mặc dù các Quỹ BLTD đã được thành lập và hoạt động được hơn 5 năm, góp phần trợ giúp các DNNVV phát triển nhưng hiện nay một số ngân hàng TMCP vẫn chưa nắm rõ hoạt động của Quỹ nên chưa tham gia phối hợp.

Các chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV của Nhà nước chưa thật sự hiệu quả.

Hệ thống ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều hạn chế cần phải có sự cơ cấu lại để các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, tạo sự tin tưởng cho người dân và doanh nghiệp.


Việt Nam chưa có tổ chức đủ mạnh, chấp nhận rủi ro cao để thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.

Để tìm hiểu về các nguyên nhân chủ yếu làm cho DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng TMCP, tác giả đã thực hiện khảo sát với qui mô 80 nhân viên tín dụng của các ngân hàng TMCP và 83 DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát được thể hiện như sau:

Kết quả khảo sát nhân viên tín dụng về các nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không được ngân hàng chấp thuận cho vay:

Theo kết quả khảo sát 80 nhân viên tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ các doanh nghiệp được chấp thuận cho vay là 73,9%, các doanh nghiệp không được chấp thuận cho vay là 26,1%. Các doanh nghiệp không được chấp thuận cho vay là do các nguyên nhân sau: Doanh nghiệp thuộc loại khách hàng xấu (nợ quá hạn); Khả năng trả nợ thấp; Doanh nghiệp không nộp đủ và đúng thủ tục vay vốn; Không có tài sản thế chấp, cầm cố; Phương án kinh doanh của doanh nghiệp không khả thi; Không phù hợp chính sách tín dụng của ngân hàng.

Đánh giá kết quả khảo sát nguyên nhân làm cho các DNNVV trên địa bàn Tp.HCM bị ngân hàng từ chối cho vay được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.31: Kết quả khảo sát các nguyên nhân chủ yếu làm cho DNNVV không được ngân hàng TMCP chấp thuận cho vay.

Chỉ tiêu

Thang đo

- Doanh nghiệp thuộc loại khách hàng xấu

4,18

- Khả năng trả nợ thấp

3,94

- Doanh nghiệp không nộp đủ và đúng thủ tục vay vốn

3,85

- Không có tài sản thế chấp, cầm cố

3,66

- Phương án kinh doanh của doanh nghiệp không khả thi

3,64

- Không phù hợp chính sách tín dụng của ngân hàng

3,60

- Báo cáo tài chính không đầy đủ, minh bạch

2,78

- Doanh nghiệp có vốn tự có thấp

2,65

- Không hiểu rõ các yêu cầu của ngân hàng

2,31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 19

Nguồn: Kết quả khảo sát 80 nhân viên tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 [23].


Mức độ thang đo trong bảng 2.31 được hiểu như sau: 1: Rất ít quan trọng; 2: Ít quan trọng; 3: Quan trọng; 4: Khá quan trọng; 5: Rất quan trọng;

Theo kết quả khảo sát Bảng 2.31 cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng nếu doanh nghiệp bị ngân hàng xếp vào loại khách hàng xấu, tiếp theo là khả năng trả nợ thấp, kế tiếp là doanh nghiệp không nộp đủ và đúng thủ tục vay vốn do ngân hàng yêu cầu, sau cùng là doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, cầm cố, phương án kinh doanh của doanh nghiệp không khả thi.

Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường gặp, chính vì vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cần phải cải thiện rất nhiều vấn đề, để kênh huy động vốn từ ngân hàng trở thành kênh chủ yếu, quan trọng nhất của các doanh nghiệp.

Bảng 2.32: Kết quả khảo sát sự thuận lợi trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Mức độ

Số lượng nhân viên tín dụng trả lời

Thang đo

Tổng

A

B

C

D = B x C

(1). Rất khó khăn

0

1

0

(2). Khó khăn

19

2

38

(3). Ít khó khăn

22

3

66

(4). Ít thuận lợi

9

4

36

(5). Thuận lợi

26

5

130

(6). Khá thuận lợi

3

6

18

(7). Rất thuận lợi

1

7

7

Cộng

80


295

Nguồn: Kết quả khảo sát 80 nhân viên tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 [24].

Bình quân = 295/80 = 3,69


Với kết quả khảo sát (Bảng 2.32) trên cho thấy quan hệ tín giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh không được thuận lợi.

Kết quả khảo sát về nguyên nhân doanh nghiệp nhỏ và vừa không vay vốn ngân hàng thương mại cổ phần để kinh doanh:

Theo kết quả khảo sát 83 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, có 75,9% doanh nghiệp có vay vốn và 24,1% doanh nghiệp không vay vốn kinh doanh, nguyên nhân các doanh nghiệp không vay vốn để kinh doanh được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.33: Kết quả khảo sát về nguyên nhân doanh nghiệp nhỏ và vừa không vay vốn ngân hàng thương mại cổ phần để kinh doanh

Nguyên nhân

Tỷ lệ (%)

- Không thiếu vốn

37,1

- Không vay được

34,3

- Không muốn vay

17,2

- E ngại khi tiếp xúc với ngân hàng

11,4

Nguồn: Kết quả khảo sát 83 doanh nghiệp nhỏ và vừa về nguyên nhân không vay được vốn ngân hàng thương mại cổ phần để kinh doanh [23].

Với kết quả khảo sát ở Bảng 2.33 cho thấy có tới 34,3% doanh nghiệp không vay vốn để kinh doanh là do không vay được vốn, 17,2% không muốn vay và 11,4% là e ngại tiếp xúc với ngân hàng. Còn lại 37,1% trả lời là không thiếu vốn.

Tóm lại, trong Chương 2 của Luận án, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nghiên cứu tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đã cho thấy thực trạng phát triển số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ cấu nguồn vốn, những đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


Thứ hai, đã xác định được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố.

Thứ ba, nêu được thực trạng về hoạt động tín dụng như: Hoạt động huy động vốn, các sản phẩm cho vay và hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án cũng đã đánh giá được chất lượng tín dụng.

Thứ tư, đã nêu được những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như: môi trường chính trị, pháp lý, kinh tế xã hội; chính sách hỗ trợ của nhà nước, năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ năm, nêu lên được những hạn chế và nguyên nhân của nó trong quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng thương mại cổ phần với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTMCP ĐỐI VỚI DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất thiếu vốn, thêm vào đó là sức ép

cạnh tranh từ hội nhập kinh tế quốc tế lại càng làm gia tăng nhu cầu vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, để các DNNVV phát huy tốt vai trò của mình thì việc Nhà nước ta có những định hướng và chính sách phát triển hệ thống tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là điều hết sức cần thiết. Các chính sách đó phải chú trọng việc khai thác và huy động hợp lý các nguồn vốn, điều mà luôn được coi là một nhiệm vụ trung tâm, một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.

Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh chưa có sự định hướng phát triển tín dụng của các ngân hàng TMCP đối với các DNNVV, mà chỉ có định hướng hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp này. Do đó, để tìm hiểu về định hướng phát triển tín dụng của các ngân hàng TMCP đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án trích dẫn định hướng của một số ngân hàng TMCP có qui mô lớn ở thành phố Hồ Chí Minh.

Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam năm 2010 thì Ngân hàng có kế hoạch phát triển hoạt động tín dụng năm 2011: “Thường xuyên phân tích đánh giá khách hàng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn, chủ động tìm kiếm phương án, dự án, các khách hàng tốt. Một mặt quan tâm đến phát triển cho vay tiêu dùng, các sản phẩm cho vay đối với


Khách hàng cá nhân, mặt khác đẩy mạnh cho vay đối với các chương trình tín dụng mục tiêu của VietinBank bao gồm: cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm bảo đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, đạt mục tiêu đã đề ra” (Trích báo cáo thường niên năm 2010). Qua đó, cho thấy hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được coi là định hướng chương trình mục tiêu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam năm 2010 thì Ngân hàng có định hướng hoạt động tín dụng năm 2011 là “Duy trì cơ cấu tín dụng hợp lý, cân đối với khả năng nguồn vốn; Chủ động đánh giá khách hàng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn, lựa chọn tìm kiếm các phương án, dự án, khách hàng vay tốt. Ưu tiên cho vay các chương trình tín dụng: phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu, khu vực nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hạn chế cho vay phi sản xuất” (Trích báo cáo

thường niên năm 2010).

Là một ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam hiện nay, trong định hướng hoạt động tín dụng của mình, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam cũng đã chỉ rõ một trong những mục tiêu ưu tiên hoạt động cho vay của mình cũng nhằm vào đối tượng các DNNVV.

Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu, bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng An Bình (ABBANK) cho biết, để tiếp cận nguồn vốn tại ABBANK, doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ cần đáp ứng điều kiện có vốn điều lệ không vượt quá 10 tỷ đồng và số lao động bình quân dưới 300 người. Theo đó, ABBANK sẽ dành hạn mức 15.000 tỷ đồng để tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.


Theo bà Đỗ Thu Ngân, Tổng giám đốc Công ty Cho thuê tài chính (CTTC) Ngân hàng Sacombank (SacombankLeasing), so với trước đây, hiện Việt Nam có kênh giúp các doanh nghiệp huy động vốn hiệu quả là phát hành trái phiếu, cổ phiếu qua Thị trường chứng khoán (TTCK). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả doanh nghiệp đều có điều kiện huy động vốn qua kênh này, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như vậy, để doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể vững mạnh, trở thành công ty đại chúng để huy động vốn qua TTCK, trước hết phải giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn vay phát triển quy mô và hoạt động, trong đó CTTC là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, ngày 17/3/2010, Ban Quản lý các Dự án Tín dụng Quốc tế ODA, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 17 định chế tài chính là các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần đã tiến hành ký kết thỏa thuận khung về cho vay lại Dự án Tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn III (SMEFP III) với tổng số vốn tín dụng là 15 tỷ Yên. Dự án SMEFP do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã triển khai từ năm 2003 qua 2 giai đoạn với số vốn trung và dài hạn tương đương trên 9 tỷ Yên. Tiếp theo sự thành công của SMEFP I, II, SMEFP III có số vốn khá lớn so với 2 giai đoạn trước đó; số các định chế tài chính đủ điều kiện tham gia cũng được mở rộng từ 9 tổ chức (SMEFP II) lên 17 tổ chức. Mục tiêu chính của dự án là thông qua các định chế tài chính kể trên sẽ cung cấp vốn vay trung và dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, thông qua các trợ giúp kỹ thuật cho Ngân hàng Nhà nước và các định chế tài chính tham gia, dự án cũng góp phần tăng cường năng lực tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cho các tổ chức này. Trên cơ sở đó, thực hiện chiến lược phát triển ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí