Kênh vận động
- Thông qua các hoạt động vận động như hội thảo, báo cáo kết quả thí điểm các dự án giảm nghèo.
- Thiết kế và tổ chức thăm quan học tập mô hình, kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở một số quốc gia trên thế giới.
- Tổ chức thực hiện các đánh giá cơ chế, chính sách hiện hành theo các tiêu chí gắn với giảm nghèo bền vững để tìm ra những bất hợp lý.
Quảng bá, thu hút sự quan tâm
- Thực hiện khen thưởng các địa phương, tổ chức có sáng kiến giảm nghèo bền vững và hỗ trợ thực hành các sáng kiến.
3.3.2.3 Thu hút nguồn lực cho giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững được dựa chủ yếu trên sự nỗ lực đúng hướng của người dân, của hệ thống bộ máy xây dựng, thực hiện chính sách phát triển, giảm nghèo tuy nhiên công cuộc giảm nghèo không thể đạt được những tiến bộ nhanh (thậm chí là không thể thực hiện) nếu thiếu nguồn lực đủ. Là một nước nghèo, sức ép về nguồn lực cho giảm nghèo luôn là bài toán khó bởi nhu cầu chi tiêu từ ngân sách cho nhiều lĩnh vực khác nhau, cạnh tranh nhau. Thực tế, trong những năm qua Chính phủ không chỉ cố gắng để dành khoản ngân sách cao nhất có thể cho giảm nghèo đồng thời tích cực vận động để thu được nhiều nguồn lực cho giảm nghèo. Nhiều dự án giảm nghèo được các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ, nhiều hoạt động quyên góp tiền của cho giảm nghèo. Thực sự, kết quả huy động các nguồn lực là không nhỏ tuy nhiên “còn xa” mới đáp ứng đủ nhu cầu giảm nghèo vì với xuất phát điểm kinh tế thấp, nhu cầu đầu tư lớn. Nhìn từ góc độ tiềm năng thì vẫn còn rất lớn và có thể huy động, thu hút thêm nguồn lực từ nhiều nhóm khác nhau. Thực tế một số tổ chức, doanh nghiệp có khả năng hỗ trợ giảm nghèo theo những cách khác nhau như các Tổng công ty chè, thuốc lá, bông,.. lại có tiềm năng liên kết, hỗ trợ nông dân nghèo... Các nhà tài trợ thì không chỉ hỗ trợ nguồn lực mà thường gắn với các dự án, chính sách mới hoặc cùng với hỗ trợ kỹ thuật. Hai kênh chính để tăng nguồn lực cho chương trình là nguồn lực bố trí từ ngân sách nhà nước và nguồn lực huy động
Có thể bạn quan tâm!
- Khung Trình Bày Các Giải Pháp Marketing Xã Hội Vào Giảm Nghèo Bền Vững
- Nâng Cao Nhận Thức, Thúc Đẩy Năng Lực Ở Người Nghèo
- Tạo Nhận Thức, Thái Độ Tích Cực Đối Với Mục Tiêu Giảm Nghèo.
- Kneeshaw, R. (1996). The Hiv/aids Initiative For Young Adults: Phase 2, Literature Review. Gail V. Barrington & Associates Inc. Alberta
- Lựa Chọn Hình Thức Và Công Cụ Nghiên Cứu Theo Đối Tượng
- Marketing xã hội với việc giảm nghèo bền vững ở Việt Nam - 27
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
từ cộng đồng, các nhà tài trợ. Vấn đề đặt ra là cần có kế hoạch, giải pháp cụ thể để vận động thu hút những nguồn lực này. Dưới đây là một số nội dung cụ thể nhằm đảm bảo mục tiêu đó.
Đối tượng mục tiêu:
- Nhóm ảnh hưởng đến phân bổ ngân sách từ trung ương đến địa phương
- Nhóm các nhà tài trợ, doanh nghiệp, cộng đồng
Định hướng phát triển sản phẩm marketing
- Các phát biểu của chính khách.
- Duy trì hoạt động đối thoại, diễn đàn các nhà tài trợ cho Việt Nam.
- Các báo cáo tình trạng nghèo đói của địa phương với đầy đủ khía cạnh của giảm nghèo bền vững.
- Làm cho cán bộ luôn đặt câu hỏi “Liệu việc này có giúp giảm nghèo hoặc người nghèo hưởng lợi không?” khi tham gia vào quá trình quyết định phân bổ ngân sách.
Định hình giá hay lợi ích cảm nhận khi tài trợ, tham gia giảm nghèo
- Vấn đề cần được thể hiện rõ trong các thông điệp đến các cán bộ, đại biểu dân bầu có vai trò trong việc phân bổ ngân sách các cấp là: không thể có một xã hội văn minh, cộng đồng phát triển trật tự và ổn định nếu nghèo đói không được giải quyết.
- Đối với các nhà tài trợ, cần khẳng định cam kết giảm nghèo và sẵn sàng lắng nghe “một cách cầu thị” đồng thời cũng thể hiện quan điểm rõ ràng từ đó xác định được những gì có thể tiếp nhận, áp dụng (kỹ thuật) cũng như những quan điểm giảm nghèo bền vững.
- Làm cho các nhà tài trợ nhận thấy rằng những tiến bộ giảm nghèo ở Việt Nam là thực sự hiệu quả. Mỗi hỗ trợ của các nhà tài trợ đều mang đến những giá trị gia tăng đáng kể và Việt nam tiếp tục là tấm gương sáng trong giảm nghèo bền vững.
- Đối với cộng đồng, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước thông điệp truyền thông phải hướng đến những giá trị, hình ảnh tốt đẹp khi tham gia, đóng góp vào giảm nghèo. Thông điệp cũng chỉ ra rằng bất kỳ ai, tổ chức nào cũng có thể tham gia đóng góp vào sự nghiệp giảm nghèo theo những cách khác nhau và dựa vào tiềm năng của mình.
Hoạt động khác để khuyến khích hành động hỗ trợ, đóng góp
- Đưa ra được các đề xuất đầu tư hỗ trợ giảm nghèo bền vững có tính thuyết phục cao.
- Đặt ra các chỉ tiêu giảm nghèo bền vững như là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
- Khẩu hiệu trong các phòng họp, tờ rơi cho đối tượng vào dịp lập kế hoạch và phân bổ ngân sách hằng năm.
- Giới thiệu các mô hình hỗ trợ giảm nghèo, khẳng định hiệu quả hỗ trợ giảm nghèo
- Khen thưởng, động viên các tổ chức, cơ quan có những nỗ lực giảm nghèo bền vững.
3.3.2.4 Khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng cộng đồng đoàn kết, tương trợ
Cộng đồng đoàn kết, tương trợ là một sự bảo đảm yếu tố an toàn mà mục tiêu giảm nghèo bền vững cần phải đạt được. Thực tế tính đoàn kết, tương trợ lẫn nhau là một thế mạnh trong các cộng đồng (dòng họ, làng xã) và xã hội Việt Nam nói chung. Nó được thể hiện ở việc chia sẻ khó khăn, đóng góp hỗ trợ người nghèo, người gặp rủi ro được thực hiện trong các cộng đồng. Đóng góp của tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau là rất quan trọng trong giảm nghèo. Đoàn kết, tương trợ được duy trì, phát triển dựa vào nhiều yếu tố như có hệ thống giá trị xã hội, có hệ thống các tổ chức (thiết chế) hoạt động vì mục tiêu đoàn kết. Các tổ chức, cá nhân (thiết chế) này càng tích cực hoạt động thì cộng đồng càng đoàn kết. Tuy nhiên cũng có những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến khía cạnh này có xu hướng gia tăng, ví dụ tỷ lệ hộ có 3 thế hệ giảm, di chuyển lao động, đô thị hoá gia tăng,...
Để duy trì, củng cố và tăng cường sự đoàn kết, tương trợ cũng như các liên kết xã hội cần phải có các nỗ lực thúc đẩy mà chủ yếu là các hoạt động vận động các tổ chức, cá nhân xây dựng cộng đồng đoàn kết, tương trợ.
- Trước hết cần cung cấp những khía cạnh cảm nhận tốt đẹp về một cộng đồng đoàn kết và vai trò, trách nhiệm của mỗi người phải có nghĩa vụ tham gia.
- Nhấn mạnh những giá trị như đoàn kết, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau, hỗ trợ người khó khăn như là trụ cột cơ bản duy trì sự tồn tại của cộng đồng, xã hội.
- Các tổ chức xã hội, cá nhân có uy tín trong cộng đồng có vai trò liên kết xã hội cần khẳng định sức mạnh của mình thông qua các hoạt động xây dựng xã hội đoàn kết, tương trợ mà hành động cụ thể là thực hiện nỗ lực hỗ trợ người nghèo, người khó khăn.
Hình thức, công cụ thúc đẩy nhận thức, hành vi
- Đưa các nội dung thông điệp vào trong các khoá tập huấn, hướng dẫn phương pháp hoạt động của các tổ chức xã hội (ví dụ: đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội Phụ nữ,...)
- Tổ chức các sự kiện trong cộng đồng, quyên góp cho mục tiêu hỗ trợ người gặp rủi ro.
- Tôn vinh những tấm gương, điển hình về xây dựng cộng đồng đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ nhau khi khó khăn ở cả cấp địa phương, quốc gia và quốc tế.
3.3.2.5. Nâng cao nhận thức, thái độ trong việc cung cấp dịch vụ giảm nghèo
Người nghèo cần được tiếp cận với các dịch vụ xã hội và đó cũng là một khía cạnh của giảm nghèo bền vững. Thực trạng hiện nay như đã phân tích là còn tồn tại những rào cản, khó khăn khi người nghèo tiếp cận. Những rào cản, khó khăn đến từ nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên (vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt); trình độ hay khả năng của đối tượng hạn chế (người nghèo khó khăn ngay trong việc viết và đặt đơn đề nghị); nguồn lực hạn chế (không có đủ nguồn vốn cho vay ưu đãi theo yêu cầu hay thiếu kỹ thuật viên khuyến nông,...) và cán bộ chưa nhiệt tình với công việc. Đề xuất giải pháp này tập trung vào nâng cao nhận thức, thái độ để những người tham gia vào việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ giảm nghèo nỗ lực hơn, giảm bớt những khó khăn, cản trở cho người nghèo tiếp cận dịch vụ.
Về dài hạn, để dịch vụ xã hội được cung cấp hiệu quả thì cần phải tạo cơ chế khuyến khích nghĩa là vận dụng nguyên tắc thị trường (sử dụng công cụ thị trường thực hiện mục tiêu xã hội). Tuy nhiên với phương thức cung cấp dịch vụ giảm nghèo hiện nay vẫn có thể làm giảm bớt những khó khăn, rào cản cho người nghèo bằng biện pháp marketing xã hội.
Đối tượng mục tiêu: là các cán bộ như cán bộ tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội, cán bộ khuyến nông-lâm-ngư, cán bộ y tế,...
- Làm cho đối tượng nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm hay sứ mạng của mình trong việc cung cấp dịch vụ cho mục tiêu giảm nghèo.
- Trân trọng những nỗ lực giúp cho người nghèo tiếp cận dịch vụ một cách hiệu quả, ít rào cản.
Hình thức, phương tiện tiếp cận đối tượng mục tiêu
- Đưa vào tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn.
- Tổ chức các buổi thuyết trình về phương pháp làm việc với người nghèo ở mỗi lĩnh vực và phổ biến kinh nghiệm tốt.
- Khen thưởng, động viên những cá nhân, tập thể có sáng kiến cung cấp dịch vụ chất lượng tốt; tăng được khả năng tiếp cận của người nghèo.
- Đưa vào tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể, cá nhân hàng năm.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Các nội dung được giải quyết trong chương 3 bao gồm việc xác lập các quan điểm về giảm nghèo bền vững; quan điểm về việc vận dụng marketing xã hội vào giảm nghèo bền vững và đề xuất các giải pháp marketing xã hội cụ thể nhằm giảm nghèo bền vững.
Quan điểm về giảm nghèo bền vững được đúc kết trên cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững và được đặt trong bối cảnh, tình hình cụ thể, đặc biệt là đặt dưới những chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Bốn quan điểm về giảm nghèo bền vững đã xác lập vị trí của giảm nghèo bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội chung; củng cố cho quan điểm định hướng phát triển vì người nghèo; khẳng định một cách nhất quán các yếu tố, nội dung của giảm nghèo bền vững (năng lực, cơ hội phát triển, tiếp cận dịch vụ xã hội và an toàn) và vai trò của các chủ thể trong công cuộc giảm nghèo (nhà nước, cộng đồng và bản thân người nghèo); đồng thời chỉ rõ các điều kiện, giải pháp để thực hiện giảm nghèo bền vững thành công phải gắn với tiến trình thực hiện chủ trương dân chủ cơ sở.
Bên cạnh bốn quan điểm lớn về giảm nghèo bền vững, chương này cũng xác định các quan điểm để vận dụng marketing xã hội vào giảm nghèo bền vững. Các quan điểm cụ thể này là sự đúc kết triết lý marketing xã hội và được đặt trong mối quan hệ với nội dung của giảm nghèo bền vững.
Dựa vào các quan điểm, nguyên tắc, nội dung của giảm nghèo bền vững và vai trò của các chủ thể tham gia, đặc biệt là trêm cơ sở các bằng chứng từ nghiên cứu thực tế, chương 3 đã đưa ra các giải pháp marketing xã hội cụ thể (thiết kế theo hướng một khung kế hoạch marketing xã hội) cho từng nhóm đối tượng và từng vấn đề. Phụ lục 4 trình bày tổng hợp các giải pháp giảm nghèo bền vững phương thức tiếp cận sử dụng marketing xã hội.
Như vậy, với kết cấu và nội dung được trình bày ở chương 3, các nhiệm vụ về đề xuất quan điểm, giải pháp vận dụng marketing xã hội vào giảm nghèo đã được giải quyết một cách có hệ thống, phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn./.
KẾT LUẬN
Kết quả thực hiện nghiên cứu đề tài “Marketing xã hội với giảm nghèo bền vững” đã giải quyết các mục tiêu mà luận án đặt ra bao gồm cả nội dung lý thuyết và thực tiễn.
Về lý thuyết, luận án đã hệ thống hóa và phát triển lý thuyết về marketing xã hội, giảm nghèo bền vững, đồng thời xác lập được mô hình vận dụng marketing xã hội vào giảm nghèo bền vững. Khẳng định marketing xã hội là cách tiếp cận giải quyết những vấn đề xã hội thông qua thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi một cách tự nguyện và hướng đến bền vững. Ngược lại, nghèo đói là vấn đề kinh tế-xã hội tổng hợp. Giải quyết nghèo đói một cách bền vững phải được thực hiện trên cơ sở thúc đẩy ý chí quyết tâm vươn lên thoát nghèo, nâng cao năng lực, mở rộng cơ hội và tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận các dịch vụ giảm nghèo trong mối quan hệ với phát triển bền vững. Mô hình vận dụng marketing xã hội vào giảm nghèo bền vững được xác lập với các chiến lược marketing xã hội là sản phẩm, giá, phân phối và truyền thông marketing tác động vào các chủ thể liên quan quá trình giảm nghèo nhằm đạt được những thay đổi tích cực về nhận thức, hành vi để dẫn đến cải thiện năng lực, cơ hội phát triển, tăng cường dịch vụ xã hội, bảo đảm an toàn.
Về thực tiễn, luận án đã tiến hành phân tích, đánh giá các nỗ lực giảm nghèo ở Việt Nam theo góc nhìn marketing xã hội; đánh giá thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của các chủ thể tham gia vào quá trình giảm nghèo. Từ đó, luận án khẳng định một bộ phận người nghèo còn chưa thật sự có quyết tâm vươn lên; cách tiếp cận giảm nghèo chưa bảo đảm tính bền vững; và thiếu sự đồng bộ trong các nỗ lực giảm nghèo. Với mục đích đóng góp vào công cuộc giảm nghèo-một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, luận án đã đề xuất các quan điểm, giải pháp và kiến nghị vận dụng marketing xã hội vào giảm nghèo bền vững ở Việt Nam trên cơ sở lý luận và các phát hiện từ đánh giá thực trạng. Các giải pháp đề xuất không chỉ tập trung vào khuyến khích người dân chủ động vươn lên thoát nghèo mà còn hướng đến việc thu hút các nguồn lực từ cộng đồng, xã hội phục vụ cho công cuộc giảm nghèo. Nội dung mỗi giải pháp được trình bày theo hướng của một khuôn khổ kế hoạch cụ thể, có thể sử dụng để phát triển chính sách, tổ chức thực hiện trong thực tế.
Như vậy, mặc dù khó tránh khỏi những hạn chế do năng lực và điều kiện thực hiện, luận án đã góp phần vào việc phát triển lý thuyết marketing xã hội, vận dụng marketing xã hội vào giảm nghèo bền vững ở Việt Nam./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Bùi Xuân Dự (2004), Marketing xã hội và những khác biệt với marketing trong kinh doanh, Tạp chí Kinh tế phát triển của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, số 89, 2004
2. Bùi Xuân Dự (2004), Marketing xã hội hay sự vận dụng nguyên lý marketing vào giải quyết các vấn đề xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 239 năm 2004
3. Bùi Xuân Dự (2006), Quỹ an sinh xã hội thôn bản: Giải pháp khắc phục rủi ro cho người dân cần được thử nghiệm, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 289 năm 2006
4. Bùi Xuân Dự (2008), Một số mô hình tài chính về bảo hiểm xã hội trên thế giới, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 339 năm 2008
5. Bùi Xuân Dự (2008), Từ phương pháp xác định hộ nghèo, xem xét lại các cách tiếp cận xây dựng chuẩn nghèo, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 329 và 330 năm 2008
6. Bùi Xuân Dự (2009), Những nội dung cơ bản về dịch vụ xã hội trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 236 và 357 năm 2009
7. Bùi Xuân Dự (2009), Xây dựng bộ chỉ số theo dõi, đánh giá hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội và xóa đói giảm nghèo, chủ nhiệm đề tài cấp Bộ mã số 2008-03-05.
8. Bùi Xuân Dự (2009), Nghiên cứu đánh giá hiệu quả mô hình giảm nghèo của Chương trình Chia sẻ trên địa bàn dự án, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội-năm 2009