Tỷ Trọng Dư Nợ Tín Dụng Của Các Nhtmcp Đối Với Dnnvv Trên Địa Bàn Tp.hcm Phân Theo Loại Hình Doanh Nghiệp Năm 2010


Năm 2009 tổng dư nợ tín dụng đạt 695.500 tỷ đồng, tăng 38,4% so với năm 2008. Dư nợ tín dụng của các NHTMCP 372.788 tỷ đồng, chiếm 53,6%, tăng 57,9% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng dư nợ VND luôn cao hơn nhiều so với dư nợ ngoại tệ là do chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ khi thực hiện hỗ trợ lãi suất trong chương trình kích cầu của Chính phủ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 170.400 tỷ, chiếm 24,5% tổng dư nợ, tăng 24,1% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng bằng VND tăng 51,6% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 41,7% tổng dư nợ, tăng 34% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 51,7% so cùng kỳ. Tổng doanh số cho vay của các ngân hàng đạt 4.308.736 tỷ đồng, trong đó NHTMCP đạt 2.757.171 tỷ đồng chiếm 63,99% và tăng 90,2% so với năm 2008.

Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTMCP trên địa bàn đạt 206.525 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 55,4% và tăng 73,96% so với năm trước. So với các năm thì năm 2009 có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao nhất, nguyên nhân chính là Nhà nước thực hiện chính sách kích cầu nền kinh tế mà chủ yếu là chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với mức hỗ trợ 4%/năm các DNNVV vay vốn chỉ trả lãi khoảng 6,5% đến 8%/năm đã kích thích các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Năm 2010 tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 699.800 tỷ đồng tăng 0,6% so với năm 2009. Trong đó dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần là 319.809 tỷ đồng chiếm 45,70% và bằng 85,8% năm 2009. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 198,2 ngàn tỷ, chiếm 25,9% tổng dư nợ, tăng 16,3% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VND giảm 4,4%; dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 40,1% tổng dư nợ, tăng 6,1%; dư nợ tín dụng ngắn hạn giảm 3,3%.

Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng TMCP trên

địa bàn đạt 192.525 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 60,02% và giảm 6,78% so với


năm trước. Nguyên nhân chính làm cho dư nợ tín dụng của các ngân hàng TMCP đối với DNNVV giảm xuống là do Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặc như nâng lãi suất cơ bản, qui định hạn mức tín dụng.

Tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến cuối tháng 12 ước đạt 753.800 tỷ đồng, tăng 2,1% so tháng trước, tăng 7,7% đạt 54.000 tỷ đồng so với năm 2010. Dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đạt 381.600 tỷ đồng, chiếm 50,6% tổng dư nợ, tăng 19,32% so với năm 2010. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 218.600 tỷ đồng, chiếm 29% tổng dư nợ, tăng 13,1% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VNĐ chiếm 71% tổng dư nợ, tăng 3,7% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 50,2%, tăng 20,3%. Dư nợ tín dụng ngắn hạn giảm 4,8% cùng kỳ.

Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng TMCP trên địa bàn đạt 217.321 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 56,95% và tăng 12,88% so với năm trước. Mặc dù năm 2011 cũng là năm đầy khó khăn đối với DNNVV cũng như ngân hàng TMCP, tuy nhiên mức dư nợ tín dụng vẫn tăng so với năm 2010, điều này cho thấy các ngân hàng thương mại cổ phần rất quan tâm đến các DNNVV.

Nhìn chung, tình hình dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao, năm 2006 chiếm tỷ trọng 49,7%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 60,02% nhưng năm 2011 chiếm tỷ trọng 56,95%. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với tình trạng lạm phát cao đã tác động đến chính sách tín dụng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.


Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng dư nợ tín dụng của các NHTMCP đối với DNNVV trên địa bàn Tp.HCM phân theo loại hình doanh nghiệp năm 2010

Tỷ lệ

Công ty TNHH

2,07%

3,10%

Công ty hợp danh

30,35%

Công ty cổ phần

25,69%

Doanh nghiệp tư nhân

6,22%

3,28%

29,29%

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài

Kinh tế tập thể


Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 [22]

Theo Biểu đồ 2.5 ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay của các ngân hàng TMCP đối với loại hình Công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất là 30,35%, tiếp theo là Công ty cổ phần chiếm tỷ trọng 29,29%, kế tiếp là Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 25,69%, còn lại 14,67% là Công ty hợp danh (3,28%), Doanh nghiệp tư nhân (6,22%), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (3,10%) và Kinh tế tập thể (2,07%). Như vậy, với cơ cấu dư nợ tín dụng như trên, cho thấy các ngân hàng TMCP chú trọng cho vay đối với DNNVV thuộc các loại hình Công ty TNHH, Công ty cổ phần và Doanh nghiệp nhà nước.

Theo Biểu đồ 2.1 thì doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 2,02% trong tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ chiếm đến 25,69%, điều này cho thấy các ngân hàng TMCP vẫn đánh giá cao đối với các


doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù thực tế hiệu quả hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này không cao.

Bảng 2.18: Dư nợ tín dụng phân theo sản phẩm cho vay của các ngân hàng TMCP đối với DNNVV địa bàn Tp.HCM

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Dư nợ theo sản

phảm cho vay

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Dư nợ cho vay

theo hạn mức và cho vay từng lần


26.406


52.168


60.392


114.549


94.744


108.326

Dư nợ cho vay

theo dự án đầu tư


13.934

34.538

47.001

71.505

76.483

86.259

Dư nợ cho vay

hợp vốn

215

223

790

1.125

909

1.104

Dư nợ cho vay

theo hạn mức thấu chi


24


27


32


427


326


374

Dư nợ cho vay trả

góp

4.534

8.750

7.086

12.767

13.962

15.198

Dư nợ chiết khấu

815

3.558

496

758

1.200

656

Dư nợ bảo lãnh

ngân hàng

2.494

2.065

2.715

5.057

4.647

5.137

Dư nợ bao thanh

toán

65

167

212

338

254

266

Tổng

48.486

101.496

118.722

206.525

192.525

217.321

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 15

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh [22]


Bảng 2.19: Tỷ trọng dư nợ tín dụng phân theo sản phẩm cho vay của các ngân hàng TMCP đối với DNNVV địa bàn Tp.HCM

Đơn vị tính: %


Dư nợ theo sản

phảm cho vay

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Dư nợ cho vay theo

hạn mức và cho vay từng lần


54,46%


51,40%


50,87%


55,46%


49,21%


49,85%

Dư nợ cho vay theo

dự án đầu tư

28,74%

34,03%

39,59%

34,62%

39,73%

39,69%

Dư nợ cho vay hợp

vốn

0,44%

0,22%

0,67%

0,54%

0,47%

0,51%

Dư nợ cho vay theo

hạn mức thấu chi

0,05%

0,03%

0,03%

0,21%

0,17%

0,17%

Dư nợ cho vay trả

góp

9,35%

8,62%

5,97%

6,18%

7,25%

6,99%

Dư nợ chiết khấu

1,68%

3,51%

0,42%

0,37%

0,62%

0,30%

Dư nợ bảo lãnh

ngân hàng

5,14%

2,03%

2,29%

2,45%

2,41%

2,36%

Dư nợ bao thanh

toán

0,13%

0,16%

0,18%

0,16%

0,13%

0,12%

Tổng

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh [22]

Theo số liệu Bảng 2.18 và 2.19 cho thấy:

 Dư nợ tín dụng đối với cho vay hạn mức tín dụng và cho vay từng lần chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2006 dư nợ đạt 26.406 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,46%, đến năm 2011 dư nợ đạt 108.326 tỷ đồng tăng 4,1 lần so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 49,85% trong tổng dư nợ các sản phẩm cho vay.


 Tiếp theo là dư nợ cho vay theo dự án đầu tư, có mức dư nợ cho vay cao thứ hai trong tổng các sản phẩm, năm 2006 dư nợ đạt 13.934 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,74%, đến năm 2011 dư nợ đạt 86.259 tỷ đồng tăng 6,19 lần so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 39,69% trong tổng dư nợ các sản phẩm cho vay.

 Xếp vị trí thứ ba là dư nợ cho vay trả góp năm 2006 dư nợ đạt 4.534 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,53%, đến năm 2011 dư nợ đạt 15.198 tỷ đồng tăng 3,35 lần so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 6,99% trong tổng dư nợ các sản phẩm cho vay.

 Xếp thứ tư là dư nợ bão lãnh ngân hàng, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ có xu hướng giảm, năm 2006 chiếm tỷ trọng 5,14% đến năm 2011 chỉ chiếm 2,36%.

Với những phân tích trên có thể thấy các sản phẩm cho vay như cho vay mức tín dụng, cho vay từng lần và cho vay theo dự án đầu tư được các doanh nghiệp sử dụng nhiều.

Bảng 2.20: Tỷ trọng dư nợ tín dụng của các ngân hàng TMCP đối với DNNVV địa bàn Tp.HCM phân theo ngành nghề kinh doanh năm 2010

Stt

Ngành

Tỷ lệ (%)

1

Thương mại

20,93

2

Nông lâm nghiệp

5,01

3

Sản xuất và gia công chế biến

29,92

4

Xây dựng

8,57

5

Dịch vụ cá nhân và công cộng

12,85

6

Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc

5,24

7

Giáo dục và đào tạo

0,95

8

Tư vấn và kinh doanh bất động sản

2,38

9

Nhà hàng và khách sạn

2,08

10

Dịch vụ tài chính

0,99

11

Các ngành khác

11,09


Tổng cộng

100,00

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 [22]


Theo số liệu thống kế Bảng 2.20 thì tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với ngành sản xuất và gia công chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất là 29,92%, tiếp đến là ngành thương mại chiếm 20,93%, ngành dịch vụ cá nhân và công cộng chiếm tỷ trọng 12,85%, các ngành còn lại chiếm 36,29%. Như vậy cho thấy các ngân hàng TMCP chú trọng quan hệ tín dụng với hai ngành chủ yếu là sản xuất và gia công chế biến và thương mại. Thực tế hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì hai ngành này vẫn chiếm tỷ trọng cao về giá trị tổng sản phẩm, tuy nhiên theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thì Thành phố sẽ phát triển mạnh ngành dịch vụ, tiếp đến là công nghiệp và nông nghiệp. Do đó, trong thời gian tới việc chú trọng quan hệ tín dụng với các ngành dịch vụ cần được các ngân hàng TMCP xem xét và có định hướng cụ thể.

Biểu đồ 2.6: Dư nợ tín dụng của một số ngân hàng TMCP đối với DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng


Oceanbank: 62,35%

3.490.613

25.237.065

5.952.416

Techcombank: 61,16%

14.993.108

Ngân hàng Quân Đội: 55,88%

10.784.877

Eximbank: 54,11%

1.357.195

9.028.284

Vietcombank: 52,18%

12.778.679

Ngân hàng ACB: 51,13%

17.412.281

Sacombank: 45,39%


NH PT nhà Tp.HCM: 40,65%

39.888.091

Vietinbank: 39,37%

Ngân hàng Sài Gòn: 38,76%


Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 [22]

Theo số liệu thống kê ở biểu đồ 2.6, xét về tổng dư nợ cho vay thì Vietcombank có dư nợ tín dụng cho các DNNVV cao nhất (39.888.091 triệu



đồng), thấp nhất là Ngân hàng PT nhà Tp.HCM (1.357.195 triệu đồng); Xét về tỷ trọng cho vay thì Oceanbank có tỷ trọng cho vay cao nhất (62,35%), thấp nhất là Ngân hàng Sài Gòn (39,76%).

Theo kết quả khảo sát 80 nhân viên tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 thì khách hàng mục tiệu của ngân hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa (tỷ lệ khảo sát 83,7%). Dư nợ tín dụng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 55,6%, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 47,3%, dư nợ trung dài hạn chiếm 8,3%. Cơ cấu sản phẩm cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.21: Kết quả khảo sát cơ cấu sản phẩm cho vay các DNNVV tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Sản phẩm cho vay

Tỷ trọng (%)

- Vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động

56,1

- Vay trung dài hạn để đầu tư phát triển

14,5

- Vay thanh toán

17,1

- Bảo lãnh ngân hàng

6,6

- Thuê tài chính

4,5

- Các sản phẩm cho vay khác

1,2

Nguồn: Kết quả khảo sát 80 nhân viên tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 [24].

Qua bảng số liệu khảo sát trên (Bảng 2.21) cho ta thấy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu sử dụng sản phẩm vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động (tỷ trọng 56,1%); tiếp theo là vay để thanh toán chiếm tỷ trọng 17,1%; vay trung dài hạn chỉ chiếm 14,5%; còn lại là bảo lãnh ngân hàng, thuê tài chính và các sản phẩm khác chiếm tỷ trọng 12,3%. Như vậy, có thể nói kết quả khảo sát cũng đã phản ánh được thực tế tình hình dư nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022