kiệm, có số vốn tích lũy do đó họ sẽ tự tin, chủ động trong SXKD vì vậy khả năng gia tăng thu nhập cao.
(5) mucdichsudungvon: Sử dụng vốn đúng mục đích thể hiện hiệu quả sử dụng vốn vay tác động gia tăng thu nhập. Việc đầu tư vốn vào ngành nào giữa chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp sẽ giúp người nghèo gia tăng thu nhập?
(6) tietkiem: Là năng lực tài chính của người nghèo, tiết kiệm cho đầu tư sẽ gia tăng thu nhập. Số tiền tiết kiệm được nhiều sẽ bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư dự án vì vậy khả năng gia tăng thu nhập của người nghèo cao.
(7) dotuoi: Là sức lao động, quyết định hiệu quả lao động và thu nhập của người nghèo. Khi độ tuổi của chủ hộ nghèo thấp thì người nghèo có sức lao động do đó việc gia tăng thu nhập sẽ dễ dàng.
(8) gioitinh: Chủ hộ là nữ giới sẽ quán xuyến công việc gia đình tốt hơn, chi tiêu sinh hoạt trong gia đình hợp lý hơn vì vậy có khả năng gia tăng thu nhập.
(9) dantoc: Người nghèo là dân tộc kinh thì trình độ học vấn, trình độ sản xuất cao hơn người nghèo là dân tộc thiểu số vì vậy khả năng gia tăng thu nhập cao hơn.
(10) sotvientrongtld: Hộ nghèo có nhiều thành viên trong tuổi lao động thì có nhiều sức lao động vì vậy có khả năng gia tăng thu nhập.
(11) sotvienngoaitld: Hộ nghèo có nhiều thành viên ngoài tuổi lao động thì có ít sức lao động vì vậy khả năng gia tăng thu nhập thấp.
(12) trinhdohocvan: Chủ hộ nghèo có trình độ học vấn cao thì sẽ biết cách thức lựa chọn dự án, đầu tư SXKD hợp lý vì vậy khả năng gia tăng thu nhập cao.
(13) thitruong: Thị trường ổn định sẽ tạo điều kiện để hộ nghèo mua nguyên liệu đầu vào với giá cả hợp lý do đó chi phí đầu vào thấp hay tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định vì vậy khả năng gia tăng thu nhập cao.
(Phụ lục 5.13 và 5.14. Bảng câu hỏi điều tra, khảo sát và Bảng mô tả biến điều tra, khảo sát (Đánh giá việc gia tăng thu nhập của người nghèo)).
Mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo: Mô hình được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Pande và cộng sự (2012) và các nghiên cứu trước nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả nợ của người nghèo có đúng hạn hay không sau quá trình vay và sử dụng vốn từ đó đánh
giá hiệu quả việc sử dụng vốn vay và ý thức trả nợ của người nghèo ở Việt Nam. Mô hình bao gồm 1 biến phụ thuộc (tranodunghan) và 13 biến độc lập là:
(1) vaynganhang: Việc được vay vốn từ ngân hàng CSXH để đầu tư vào SXKD nhằm gia tăng thu nhập sẽ giúp người nghèo trả nợ vay đúng hạn.
(2) laisuatuudai: Việc được vay vốn từ ngân hàng CSXH với lãi suất ưu đãi để thực hiện dự án SXKD sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án sẽ giúp người nghèo trả nợ vay đúng hạn.
(3) vonduan: Số vốn thực hiện dự án lớn, dự án có hiệu quả sẽ giúp người nghèo trả nợ vay đúng hạn.
(4) vontuco: Số vốn tự có tham gia dự án lớn chứng tỏ người nghèo có ý thức tiết kiệm, có số vốn tích lũy do đó sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(5) mucdichsudungvon: Đầu tư vốn vào ngành nào giữa chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp sẽ giúp người nghèo trả nợ vay đúng hạn.
(6) tietkiem: Số tiền gửi tiết kiệm nhiều chứng tỏ người nghèo có ý thức tiết kiệm, thực hiện dự án có hiệu quả vả sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(7) dotuoi: Khi độ tuổi của chủ hộ nghèo thấp thì người nghèo có sức lao động do đó việc thực hiện dự án sẽ thuận lợi và sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(8) gioitinh: Chủ hộ là nữ giới sẽ quán xuyến công việc gia đình tốt hơn, chi tiêu sinh hoạt trong gia đình hợp lý hơn vì vậy sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(9) dantoc: Người nghèo là dân tộc kinh thì trình độ học vấn, trình độ sản xuất cao hơn người nghèo là dân tộc thiểu số do đó việc thực hiện dự án SXKD sẽ thuận lợi hơn và sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(10) sotvientrongtld: Hộ nghèo có nhiều thành viên trong tuổi lao động thì có nhiều sức lao động do đó việc thực hiện thực hiện dự án SXKD sẽ thuận lợi hơn và sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(11) sotvienngoaitld: Hộ nghèo có nhiều thành viên ngoài tuổi lao động thì việc thực hiện dự án SXKD sẽ gặp nhiều khó khăn do đó sẽ không trả nợ vay đúng hạn.
(12) trinhdohocvan: Chủ hộ nghèo có trình độ học vấn cao thì biết cách thức lựa chọn, đầu tư SXKD hợp lý do đó dự án sẽ có hiệu quả và trả nợ vay đúng hạn.
(13) thitruong: Thị trường ổn định sẽ tạo điều kiện để hộ nghèo mua nguyên liệu đầu vào với giá cả hợp lý do đó chi phí đầu vào thực hiện dự án thấp vì vậy dự án sẽ có hiệu quả hơn và sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(Phụ lục 5.15. Bảng mô tả biến điều tra, khảo sát (Đánh giá việc trả nợ vay đúng hạn của người nghèo)).
Mô hình đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo: Mô hình được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Pande và cộng sự (2012) và các nghiên cứu trước nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo ở Việt Nam. Mô hình bao gồm 1 biến phụ thuộc (khanangtiepcan) và 9 biến độc lập là:
(1) tuyentruyen: Việc được tuyên truyền, giáo dục nhiều các chủ trương, chính sách về tín dụng sẽ giúp người nghèo gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH.
(2) sansanggiupdo: Việc nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng, xã hội và các ngành chuyên môn sẽ giúp người nghèo gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH.
(3) thutucvayvon: Thủ tục vay vốn đơn giản, ngắn gọn sẽ làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo.
(4) trinhdo: Người nghèo có trình độ học vấn sẽ dễ tiếp cận chủ trương, chính sách về tín dụng vì vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH cao.
(5) xaydungphuongan: Việc xây dựng phương án nhanh chóng, hiệu quả sẽ giúp người nghèo nhanh chóng được vay vốn vì vậy sẽ gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH.
(6) binhxetchovay: Việc bình xét cho vay nhanh chóng, cụ thể, khách quan sẽ giúp người nghèo nhanh chóng được vay vốn vì vậy gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH.
(7) thaidophucvu: Thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng, tổ chức CT-XH, tổ tiết kiệm và vay vốn tốt sẽ giúp người nghèo nhanh chóng được vay vốn vì vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH cao.
(8) chiphikhac: Không có các chi phí tiêu cực sẽ giúp người nghèo thuận lợi trong vay vốn do đó gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH.
(9) nguonvonhanche: Nguồn vốn cho vay dồi dào sẽ giúp người nghèo thuận lợi để vay vốn do đó gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH. (Phụ lục 5.16. Bảng mô tả biến điều tra, khảo sát (Đánh giá khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo)).
5.2.2. Điều tra, khảo sát và thu thập dữ liệu
Số mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với 1.994 mẫu trên tổng số hộ nghèo của Việt Nam là 1.797.889 hộ, tỷ lệ 0,11%. Số mẫu nghiên cứu được chọn lựa theo phương pháp chọn mẫu có chọn lọc và được chọn lựa tại tất cả các vùng, miền trong cả nước. Số mẫu nghiên cứu được lựa chọn dựa vào số hộ nghèo của từng khu vực và phù hợp với các nghiên cứu trước đây khi nghiên cứu về giảm nghèo của mỗi quốc gia (bình quân 1.000 mẫu/nghiên cứu). Việc chọn mẫu nghiên cứu như vậy cho nên tính đại diện của mẫu nghiên cứu so với tổng thể có tính tương đối.
Địa bàn thực hiện: Việc điều tra, khảo sát và thu thập dữ liệu được thực hiện tại 116 xã của 29 huyện (15 tỉnh) đại diện cho 8 khu vực ở Việt Nam – là những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao và kết quả thực hiện giảm nghèo nhanh. Chi tiết các địa bàn thực hiện và số lượng mẫu điều tra, khảo sát thể hiện trong Bảng 5.1.
Bảng 5.1. Danh sách địa bàn thực hiện và số lượng mẫu điều tra, khảo sát
Địa bàn | STT | Địa bàn | |
I 1 1.1 1.2 2 2.1 2.2 | Miền núi Tây Bắc (208 phiếu) Tỉnh Hòa Bình: 102 phiếu Huyện Kim Bôi: 47 phiếu Huyện Lương Sơn: 55 phiếu Tỉnh Sơn La: 106 phiếu Huyện Thuận Châu: 61 phiếu Huyện Quỳnh Nhai: 45 phiếu | II 1 1.1 1.2 1.3 2 2.1 2.2 | Miền núi Đông Bắc (330 phiếu) Tỉnh Vĩnh Phúc: 189 phiếu Thị xã Phúc Yên: 72 phiếu Huyện Tam Đảo: 58 phiếu Huyện Tam Dương: 59 phiếu Tỉnh Phú Thọ: 141 phiếu Huyện Thanh Thủy: 75 phiếu Huyện Lâm Thao: 66 phiếu |
III 1 | Đồng bằng sông Hồng (137 phiếu) Tỉnh Thái Bình: 75 phiếu | IV 1 | Bắc Trung Bộ (215 phiếu) Tỉnh Hà Tĩnh: 148 phiếu |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Trọng Dư Nợ Các Chương Trình Tín Dụng Các Tổ Chức Ct-Xh Nhận Ủy Thác Thời Điểm 31/12/2016
- Thực Trạng Tác Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Csxh Việt Nam Đối Với Người Nghèo
- Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 13
- Mô Hình Đánh Giá Việc Gia Tăng Thu Nhập Của Người Nghèo
- Mô Hình Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Vay (Việc Trả Nợ Vay Đúng Hạn) Của Người Nghèo
- Mô Hình Đánh Giá Khả Năng Tiếp Cận Nguồn Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Csxh Của Người Nghèo
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
Huyện Kiến Xương: 75 phiếu Tỉnh Nam Định: 62 phiếu Huyện Hải Hậu: 62 phiếu | 1.1 1.2 2 2.1 | Huyện Cẩm Xuyên: 75 phiếu Huyện Can Lộc: 73 phiếu Tỉnh Nghệ An: 67 phiếu Huyện Diễn Châu: 67 phiếu | |
V 1 1.1 1.2 1.3 1.4 | Duyên hải miền Trung (259 phiếu) Tỉnh Ninh Thuận: 259 phiếu Huyện Thuận Bắc: 65 phiếu Huyện Ninh Hải: 77 phiếu Huyện Ninh Sơn: 52 phiếu Huyện Bác Ái: 65 phiếu | VI 1 1.1 2 2.1 2.2 2.3 | Tây Nguyên (285 phiếu) Tỉnh Lâm Đồng: 72 phiếu Huyện Lạc Dương: 72 phiếu Tỉnh ĐăkLăk: 213 phiếu Huyện Krông Ana: 55 phiếu Huyện Ea H’leo: 82 phiếu Huyện Krông Năng: 76 phiếu |
VII 1 1.1 2 2.1 2.2 2.3 | Miền Đông Nam bộ (288 phiếu) Tỉnh Bình Thuận: 75 phiếu Huyện Tánh Linh: 75 phiếu Tỉnh Đồng Nai: 213 phiếu Huyện Tân Phú: 76 phiếu Huyện Định Quán: 75 phiếu Huyện Vĩnh Cửu: 62 phiếu | VIII 1 1.1 1.2 2 2.1 3 3.1 | Miền Tây Nam bộ (272 phiếu) Tp Cần Thơ: 122 phiếu Huyện Vĩnh Thạnh: 54 phiếu Huyện Cờ Đỏ: 68 phiếu Tỉnh Sóc Trăng: 76 phiếu Huyện Ngã Năm: 76 phiếu Tỉnh Bến Tre: 74 phiếu Huyện Thạnh Phú: 74 phiếu |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo các địa bàn đã thực hiện khảo sát)
5.2.3. Cách thức tổ chức điều tra, khảo sát
Việc điều tra, khảo sát được thực hiện gồm 2 phần: một phần do bản thân trực tiếp thực hiện và một phần được thực hiện thông qua các cán bộ trong hệ thống ngân hàng CSXH tại các chi nhánh thuộc địa bàn khảo sát.
Công tác điều tra, khảo sát được thực hiện thông qua 2 hình thức:
Cách thứ nhất, Kết hợp với việc tổ chức giao dịch lưu động của ngân hàng CSXH tại xã: Hàng tháng, vào ngày giao dịch lưu động cố định, khi khách hàng đến giao dịch (trả nợ gốc theo phân kỳ, tất toán khoản vay, …) với ngân hàng tại trụ sở UBND xã thì cán bộ ngân hàng thực hiện phỏng vấn trực tiếp để thu thập dữ liệu.
Cách thứ hai, Thông qua việc sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn: Định kỳ hàng tháng, quý hoặc đột xuất, các tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ tập hợp tổ viên để tổ chức sinh hoạt, cán bộ ngân hàng cùng tham gia để thực hiện khảo sát.
5.2.4. Nội dung điều tra, khảo sát và thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Việc điều tra, khảo sát được thực hiện bằng Bảng câu hỏi. Nội dung điều tra, khảo sát về tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đối với người nghèo qua việc gia tăng thu nhập sau khi vay vốn ngân hàng CSXH, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH.
Các biến nghiên cứu được thống kê mô tả và thể hiện trong Bảng 5.2.
Bảng 5.2. Thống kê mô tả các biên nghiên cứu
Thông số Biến | Số quan sát | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | |
1 | vonduan | 1994 | 26.92828 | 10.7572 | 14 | 100 |
2 | vontuco | 1994 | 6.626128 | 3.494066 | 0 | 30 |
3 | tietkiem | 1994 | .8960181 | .8048667 | 0 | 10 |
4 | dotuoi | 1994 | 41.61585 | 8.590936 | 20 | 68 |
5 | sotvientrongtld | 1994 | 2.845537 | 1.136103 | 1 | 7 |
6 | sotvienngoaitld | 1994 | 1.959378 | 1.07326 | 0 | 5 |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả chạy mô hình)
Bảng 5.2 cho thấy tình hình các biến sau khảo sát như sau:
vonduan: Số quan sát là 1994, giá trị nhỏ nhất là 14 triệu đồng, giá trị lớn nhất là 100 triệu đồng, giá trị trung bình là 26,9 triệu đồng và độ lệch chuẩn là 107% (có nhiều quan sát có giá trị gần giá trị trung bình (26,9 triệu đồng)).
vontuco: Số quan sát là 1994, giá trị nhỏ nhất là 0 triệu đồng, giá trị lớn nhất là 30 triệu đồng, giá trị trung bình là 6,6 triệu đồng và độ lệch chuẩn là 34,9% (rất ít quan sát có giá trị gần giá trị trung bình (6,6 triệu đồng)).
tietkiem: Số quan sát là 1994, giá trị nhỏ nhất là 0 triệu đồng, giá trị lớn nhất là 10 triệu đồng, giá trị trung bình là 0,89 triệu đồng và độ lệch chuẩn là 80,4% (nhiều quan sát có giá trị gần giá trị trung bình (0,89 triệu đồng)).
dotuoi: Số quan sát là 1994, giá trị nhỏ nhất là 20 tuổi, giá trị lớn nhất là 68 tuổi, giá trị trung bình là 42 tuổi và độ lệch chuẩn là 85,9% (nhiều quan sát có giá trị gần giá trị trung bình (42 tuổi)).
sotvientrongtld: Số quan sát là 1994, giá trị nhỏ nhất là 1 người, giá trị lớn nhất là 7 người, giá trị trung bình là 3 người và độ lệch chuẩn là 11,3% (có ít quan sát có giá trị gần giá trị trung bình (3 người)).
sotvienngoaitld: Số quan sát là 1994, giá trị nhỏ nhất là 0, giá trị lớn nhất là 5 người, giá trị trung bình là 2 người và độ lệch chuẩn là 10,7% (có ít quan sát có giá trị gần giá trị trung bình (2 người)).
5.2.5. Mô hình hồi quy
Đối với dữ liệu của 3 mô hình nghiên cứu, luận án sử dụng 2 mô hình hồi quy để tổng hợp, phân tích là Logit và Ordered Probit Regression.
Mô hình đánh giá việc gia tăng thu nhập và mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo:
Luận án thực hiện hồi quy theo mô hình Logit để xây dựng mô hình xác suất đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập và việc trả nợ vay đúng hạn của người nghèo. Logit là mô hình hồi quy mà trong đó biến phụ thuộc là biến giả. Có rất nhiều hiện tượng, nhiều quá trình mà khi mô tả bằng mô hình kinh tế lượng, biến phụ thuộc là biến giả (biến giả là biến rời rạc nó có thể nhận một trong hai giá trị là 0 và 1)
Trong mô hình này, các pi được xác định bằng:
Pi
e12X 2i
1e X
e Xi
1e X
(1)
1 2 2i i
Ở mô hình trên, pi không phải là hàm tuyến tính của các biến độc lập. Phương trình (1) được gọi là hàm phân bố Logistic. Trong hàm này khi các X nhận giá trị từ
tới thì pi nhận các giá trị từ 0-1. pi phi tuyến đối với cả X và . Điều này có nghĩa là luận án không thể áp dụng mô hình hồi quy nhỏ nhất (OLS) để ước lượng. Khi đó luận án sẽ dùng ước lượng hợp lý tối đa (MLS) để ước lượng .
Vì Y chỉ nhận 2 giá trị là 0 và 1. Y có phân phối nhị thức nên hàm hợp lý với
cỡ mẫu kích thước n có dạng :
n
L pYi(1p )1Yi
hay
n
exp(XY )
'
i i
i1
i1 i i
(1
n
exp( Xi i1
))
n
Đặt u= X iYi
i1
với u là vecto hai chiều (số hệ số hồi quy). Chúng ta cần tìm
ước lượng hợp lý tối đa của , chúng ta có:
n
Ln(L) 'u
i1
Ln(1 exp( Xi )) nên Ln(L) / S()
exp( Xi ) X u
i
1e xp( Xi )
^
Và S()
exp( Xi ) X
i
1e xp( Xi )
u . Phương trình trên phi tuyến đối với ,
người ta dùng phương pháp Newton-Rapson để giải hệ phương trình này và chúng ta có được kết quả như sau:
n
I () E(2Ln(L) / ' ) E(S() / ) =
i1
exp( Xi ) '
i
X X
(1 exp( X ))2 i u
Nếu
^
là nghiệm của
^
S () , khai triển Taylor tại , chúng ta có:
^ 2 ^
^ 2 Ln(L) 1
S () Ln(L)Ln(L) () với
S() I()1 S()
(2)
'
'
Chúng ta có quá trình lặp bắt đầu với giá trị ban đầu nào đó (chẳng hạn
0 ),
chúng ta tính được
S (0 )
và I(0 ) , sau đó tìm được mới bằng công thức:
I ()1 S()
1 0 0 0
Quá trình lặp trên sẽ được thực hiện cho tới khi hội tụ. Do I()
là dạng toàn
phương nên quá trình trên sẽ được ước lượng hợp lý cực đại. Trong ứng với
^
, ta có
I()1 là ma trận hiệp phương sai của ^
. Chúng ta sử dụng ma trận này để kiểm
định giả thiết và suy đoán các thống kê khác.
Sau khi ước lượng được
^
chúng ta có thể tính được xác suất pi=P(Y=1|Xi)