Thực Trạng Tác Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Csxh Việt Nam Đối Với Người Nghèo


(5) Lao động nông nhàn không được tạo điều kiện ra thành phố tìm việc làm, không được đào tạo nghề để chuyển sang lao động ở khu vực công nghiệp, biện pháp quản lý hành chính bằng hộ khẩu đã hạn chế người nghèo di cư, nhập cư vào thành phố tìm việc làm.

(6) Số lao động không có việc làm cao luôn diễn ra trong xã hội do tình trạng đầu tư thiếu hiệu quả ở các công trình sử dụng nhiều nguồn vốn của Nhà nước.

Nguyên nhân chủ quan: Sau khi giành được độc lập, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, đến nay kinh tế đã đạt được một số thành tựu to lớn nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, có thời điểm lên đến 26% (khoảng 4,6 triệu hộ) do nhiều nguyên nhân khác nhau:

(1) Việt Nam vẫn là nước nghèo và đại bộ phận người dân vẫn sống dựa vào nông nghiệp. Đến năm 2004, vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn và tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp.

(2) Chính sách nhà nước không hiệu quả: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã tạo hệ luỵ xấu cho nền kinh tế quốc gia. Các chính sách này đã làm suy yếu nguồn lực sản xuất của quốc gia, của các gia đình ở cả nông thôn và thành thị; lạm phát tăng cao có thời điểm lên đến 700% năm.

(3) Nền kinh tế phát triển chưa thật sự bền vững, tốc độ tăng trưởng đạt khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ khai thác và bán khoáng sản trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Chính sách tín dụng của nhà nước không bắt kịp sự thay đổi của thị trường và còn ưu tiên đối với các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả. Đầu tư vào con người đã được chú trọng nhưng hiệu quả rất thấp, số lượng lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng.

(4) Tình trạng nghèo đói và HIV/AIDS trong xã hội gây hậu quả xấu đối với sự phát triển của nhiều trẻ em: Các em thường xuyên thiếu dinh dưỡng, kém phát triển cả vể trí tuệ và thể lực, không có cơ hội để đến trường, không được chăm sóc đầy đủ về y tế, thiếu sự quan tâm của gia đình, …


(5) Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các địa phương, khu vực, giữa các dân tộc ngày càng giãn ra.

(6) Tình trạng ô nhiễm ở mức cao đang hủy hoại môi trường sống của con người.

(7) Chính sách điều hành của chính phủ đạt hiệu quả thấp.

(8) Đặc điểm cố hữu của một số người nghèo: Lười biếng lao động, sống trông chờ ỷ lại, không chịu học hỏi, kiến thức hẹp, làm việc không hiệu quả, năng suất lao động thấp, thiếu tự tin, thiếu ý chí vươn lên, ăn chơi đua đòi, cờ bạc, rượu chè và các thú vui có hại khác, …

4.2.3. Mối quan hệ giữa nghèo và các vấn đề xã hội

Tình trạng nghèo trong xã hội mang lại những hậu quả là: (1) Cản trở tăng trưởng kinh tế. (2) Kìm hãm phát triển con người. (3) Nguy cơ mất ổn định xã hội và phát triển bền vững. (4) Bất bình đẳng xã hội. (5) Phá huỷ môi trường sống. Mối quan hệ giữa nghèo và các vấn đề xã hội được thể hiện trong Hình 4.2.

Hình 4.2. Mối quan hệ giữa nghèo và các vấn đề xã hội


Bệnh tật

Phá huỷ

Gia tăng

môi trường sống dân số

Nghèo

Tệ nạn xã hội

Suy


ưỡng

Thất học

(Nguồn: Tài liệu tập huấn giảm nghèo năm 2007 của Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Đồng Nai)


4.3. Thực trạng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo

4.3.1. Định hướng của chính phủ đối với giảm nghèo

Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo qua các giai đoạn đã góp phần không chỉ để Đảng, chính phủ hoàn thành nhiệm vụ chính trị quốc gia mà còn góp phần để Việt Nam hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc và kết quả này được các tổ chức quốc tế, các quốc gia công nhận và đánh giá cao. Qua các giai đoạn thực hiện chương trình giảm nghèo, cuộc sống của người dân nói chung và người nghèo nói riêng không ngừng được nâng cao và họ có thể tiếp cận, hưởng thụ phúc lợi xã hội một cách thuận lợi, khoảng cách chênh lệch giàu – nghèo giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn đã giảm đáng kể, cơ sở hạ tầng thiết yếu không ngừng được cải thiện, … Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật đó thì tỷ lệ hộ nghèo ở một số địa phương vẫn còn cao đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào DTTS sinh sống; có nhiều hộ gia đình qua nhiều năm được hỗ trợ vẫn chưa thể thoát nghèo và cũng có nhiều hộ gia đình mặc dù thoát nghèo theo chuẩn nhưng sau đó lại tái nghèo, nhiều hộ đã thoát nghèo nhưng thu nhập vẫn bấp bênh và chưa tạo khoảng cách an toàn so với chuẩn nghèo, đời sống của nhiều hộ gia đình nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, … do đó tính bền vững của chương trình giảm nghèo chưa cao vì vậy ngày 19/5/2011, chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020 với những nội dung chủ yếu là:

Mục tiêu tổng quát: “Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của chiến lược phát triển KT-XH 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư”.

Mục tiêu cụ thể: “(1) Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; (2) Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người


nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; (3) Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt”.

Các chính sách: “(1) Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo: Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách TDUĐ đối với hộ nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ. Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo trên cả nước. (2) Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo: Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách TDUĐ đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo. Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”; ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn. (3) Hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng: Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ việc cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo. Tăng cường hơn nữa chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn nghèo, trong đó ưu đãi đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo. (3) Hỗ trợ về nhà ở: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo ở người cao tuổi, người khuyết tật. Xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương để hỗ trợ nhà ở đối với người nghèo ở đô thị trên cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập


thấp. (4) Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý: Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của nhà nước, vươn lên thoát nghèo. (5) Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin: Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo. (6) Hộ nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo, người nghèo sinh sống ở huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu tiên sau: Hộ nghèo, người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, xã biên giới và các thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP. Hộ nghèo ở các thôn, bản giáp biên giới không thuộc huyện nghèo trong thời gian chưa tực túc được lương thực được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP. Có chính sách ưu đãi cao hơn về mức đầu tư, hỗ trợ về lãi suất đối với hộ nghèo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn. Mở rộng chính sách cử tuyển đối với học sinh thuộc hộ gia đình sinh sống ở các địa bàn đặc biệt khó khăn. Xây dựng chính sách học bổng cho con em hộ nghèo DTTS ở các địa bàn đặc biệt khó khăn học đại học. Ưu tiên hỗ trợ nhà văn hóa cộng đồng, đưa thông tin về cơ sở, trợ giúp pháp lý miễn phí đối với đồng bào DTTS ở các địa bàn đặc biệt khó khăn. Xây dựng dự án bảo tồn đối với các nhóm dân tộc ít người, dự án định canh định cư để hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn (núi đá, lũ quét, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai). (7) Tiếp tục và mở rộng thực hiện các chính sách ưu đãi đối với huyện nghèo, xã nghèo: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, bao gồm: Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo; chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện (huyện nghèo). Ưu tiên đầu tư trước để hoàn thành, đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới đối với cơ sở trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi; Ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn các


công trình hạ tầng cơ sở theo tiêu chí nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã an toàn khu; Mở rộng chương trình quân dân y kết hợp; xây dựng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo trên địa bàn biên giới; tăng cường bộ đội biên phòng về đảm nhiệm vị trí cán bộ chủ chốt ở các xã biên giới (xã nghèo). (8) Các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và các chương trình khác phải tập trung hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư trước cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các địa bàn này”.

Chính phủ cũng đã xác định để đạt được các mục tiêu này phải thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp khác nhau, trong đó chú trọng các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn tín dụng nhà nước gắn với việc dạy nghề, tập huấn khuyến nông - công, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp có hiệu quả trong đó nâng cao chất lượng, hiệu quả TDUĐ đối với hộ nghèo nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ và chính sách TDUĐ đối với học sinh sinh viên nhất là sinh viên nghèo.

Từ định hướng của chính phủ đối với giảm nghèo, ngân hàng CSXH Việt Nam, các tổ chức CT-XH và chính quyền địa phương các cấp đã đẩy mạnh việc cung ứng vốn đến người nghèo và các ĐTCS khác trong thời gian qua. Tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo trong giai đoạn 2011-2015 là:

4.3.2. Tác động tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo

4.3.2.1. Đối với việc gia tăng thu nhập của người nghèo

Trong giai đoạn 2011-2016, thông qua việc ủy thác cho các tổ chức CT-XH, ngân hàng CSXH đã thực hiện cung ứng vốn đến hơn 7,2 triệu lượt hộ nghèo và các ĐTCS khác với tổng số tiền là 239.958 tỷ đồng và kết quả cung ứng vốn này đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam từ 14,20% vào đầu năm 2011 xuống còn 4,25% vào cuối năm 2015, tương ứng với trên 2,1 triệu hộ nghèo được giảm và từ 9,88% vào năm 2015 xuống còn 8,23% vào năm 2016 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều). Chi tiết giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm trong giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2015- 2016 được thể hiện trong Bảng 4.6 và Bảng 4.7.

Bảng 4.6. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm trong giai đoạn 2011-2015


Đvt: %


S

TT

Chỉ tiêu

Năm

Tỷ lệ

hộ nghèo

Giảm so

năm trước

Ghi

chú

1

2

3

4

5

6

2011 (đầu năm)

2011 (cuối năm)

2012

2013

2014

2015

14,20

11,76

9,60

7,80

5,80

4,25


- 2,44

- 2,16

- 1,80

- 2,00

-1,55


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 12

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo: Kết quả thực hiện các chính sách và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2 năm (2011, 2012), 2013, 2014 và kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 và định hướng, mục tiêu, giải pháp giai đoạn 2016-2020).

Bảng 4.7. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm trong giai đoạn 2015-2016

Đvt: %


S

TT

Chỉ tiêu

Năm

Tỷ lệ

hộ nghèo

Giảm so

năm trước

Ghi

chú

1

2

2015

2016

9,88

8,23


- 1,56


(Nguồn: Quyết định: số 1095/QĐ-LĐTBXH ngày 22/8/2016 về việc phê duyệt kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 và số 945/QĐ-LĐTBXH ngày 22/6/2017 về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo chuẩn tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 của Bộ LĐ-TB&XH).

Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn 2011-2015 và 2015-2016 cho thấy rằng đồng vốn tín dụng của ngân hàng CSXH đã giúp nhiều người nghèo gia tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát đối với 1.994 hộ gia đình vay vốn ngân hàng CSXH thì có 1.958/1.994 hộ xác nhận gia tăng thu nhập sau 1 năm vay vốn, 1.986/1.994 hộ xác nhận gia tăng thu nhập sau 2 năm vay vốn và 1.993/1.994 hộ xác nhận gia tăng thu nhập sau 3 năm vay vốn.


4.3.2.2. Đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay (trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo

Hiện nay, với phương thức ủy thác cho các tổ chức CT-XH trong công tác cho vay và quản lý vốn TDUĐ thì việc sử dụng vốn của người nghèo được các tổ chức CT–XH, tổ tiết kiệm và vay vốn giám sát thường xuyên, quản lý chặt chẽ nhằm để người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong quá trình sử dụng vốn từ đó mà nguồn vốn tín dụng của ngân hàng CSXH không ngừng phát huy hiệu quả và người nghèo thực hiện trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng.

Trong giai đoạn 2011-2016, tỷ lệ giữa doanh số thu nợ trên dư nợ của ngân hàng CSXH bình quân năm là 22,2% cho thấy kết quả thu hồi nợ của ngân hàng CSXH đạt cao và người vay đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Tỷ lệ giữa doanh số thu nợ trên dư nợ của ngân hàng CSXH được thể hiện trong Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tỷ lệ giữa doanh số thu nợ trên dư nợ của ngân hàng CSXH qua các năm trong giai đoạn 2011-2016

Đvt: tỷ đồng, %


S

TT

Chỉ tiêu

Năm

Doanh số

thu nợ

nợ

Tỷ lệ doanh số

thu nợ/dư nợ

1

2011

16.251

103.731

15,7

2

2012

22.786

113.922

20

3

2013

26.594

121.698

21,9

4

2014

31.735

129.457

24,5

5

2015

36.065

142.528

25,3

6

2016

40.126

157.372

25,5

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016 của ngân hàng CSXH).

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát đối với 1.994 hộ gia đình vay vốn của ngân hàng CSXH cho thấy có 1.458 hộ xác nhận trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng CSXH.

4.3.2.3. Đối với việc gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng CSXH

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022