Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thống kê câu trả lời của các đối tượng điều tra khác nhau trong phiếu điều tra, từ đó đưa ra một số kết luận về thực trạng chất lượng cho vay hộ gia đình” tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 phần:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về chất lượng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng chính sách xã hội
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Hà Nội
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Hà Nội
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Có thể bạn quan tâm!
- Chất lượng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 1
- Chất lượng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 2
- Vai Trò Của Cho Vay Hộ Gia Đình Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Cho Vay Hộ Gia Đình Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
- Kết Quả Thực Hiện Các Chương Trình Tín Dụng Của Nhcsxh Hà Nội
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
1.1. Hoạt động cho vay hộ gia đình của Ngân hàng chính sách xã hội
1.1.1 Ngân hàng chính sách xã hội và vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội
1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng chính sách xã hội
Trên thế giới, “nhiều quốc gia có NHCSXH, nhưng nhận thức về mô hình Ngân hàng tham gia thực hiện chính sách xã hội có nhiều quan điểm khác nhau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Để có thể chuyển tải vốn tới các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội phải là một loại hình ngân hàng chính sách của Chính phủ được thành lập chỉ để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi dành riêng cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
- Quan điểm thứ hai cho rằng: Để có thể chuyển tải vốn tới các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội, Chính phủ có thể thông qua hệ thống NHTM thuộc sở hữu Nhà nước để thực hiện các chương trình tín dụng chỉ định của Chính phủ.
- Quan điểm thứ ba cho rằng: Người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác không nhất thiết phải được hưởng ưu đãi về lãi suất mà điều cần thiết đối với họ chính là được ưu đãi về các điều kiện vay vốn khác. Do đó, theo họ có thể thành lập NHTM cổ phần để cho vay đối với người nghèo với lãi suất hoàn toàn theo cơ chế thị trường (Ngân hàng Grameen ở Bangladesh).
Các quan điểm về mô hình Ngân hàng tham gia thực hiện chính sách xã hội trên đây có khác nhau và sự vận dụng chúng có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào việc chúng có phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước.
Trong xu thế phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, ở mỗi quốc gia đều nảy sinh tình trạng có những ngành hàng, những khu vực kinh tế, những đối tượng khách hàng có sức cạnh tranh kém, không đủ các điều kiện tiếp cận với dịch vụ của các NHTM. Ví dụ, các ngành hàng mang tính lợi ích công cộng, vùng sâu, vùng xa địa hình khó khăn hiểm trở, bị chia cắt, điều kiện khí hậu tự nhiên khắc nghiệt…, chịu chi phí lớn, rủi ro cao, hơn nữa đòi hỏi vốn đầu tư lớn thời gian dài,
lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận. Tuy nhiên, những ngành hàng, những khu vực kinh tế và những đối tượng khách hàng này không thể bị bỏ rơi, nó buộc phải có sự hỗ trợ của Chính phủ để tồn tại và phát triển bởi tính xã hội của nó: nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế cân bằng giữa các vùng, miền, giữa các thành phần, đảm bảo sự chênh lệch giàu nghèo không quá lớn và nhằm giải quyết các mục tiêu chính trị - xã hội. Để giảm thiểu những mặt trái khuyết tật của cơ chế thị trường và giải quyết các mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã sử dụng công cụ tín dụng chính sách.
Như vậy, tín dụng chính sách là các khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Đây là việc cho vay có tính chất phi thương mại đối với các hoạt động bán tài chính không đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện tiêu chí thương mại, nhưng lại có tác động xã hội chính trị quan trọng trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.
Tùy điều kiện và nhu cầu của mỗi quốc gia, Chính phủ thiết lập các kênh tín dụng hoặc thiết lập các Ngân hàng chuyên biệt để:
- Cho vay các khu vực kinh tế ưu tiên;
- Cho vay các ngành kinh tế có tính chất chiến lược;
- Cho vay các công trình có tính khả thi về tài chính nhưng đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài (công trình cơ sở hạ tầng, đường xá…);
- Cho vay xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn và các khu vực
xã hội.
Các ngân hàng được thiết lập để thực hiện các chương trình tín dụng chính
sách của Chính phủ được gọi là Ngân hàng Chính sách.
Ngân hàng Chính sách được chia làm 2 loại:
- Ngân hàng Chính sách phục vụ các chính sách phát triển được gọi là Ngân hàng Phát triển.
- Ngân hàng Chính sách phục vụ các chính sách xã hội được gọi là Ngân hàng Chính sách xã hội.
Từ những phân tích trên đây có thể đưa ra khái niệm chung nhất về NHCSXH là loại hình Ngân hàng chuyên biệt được các Chính phủ thiết lập nhằm
cung cấp các khoản cho vay ưu đãi đối với các đối tượng khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế được đặc biệt quan tâm.
1.1.1.2. Vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội đối với nền kinh tế
NHCSXH là một tổ chức tín dụng chuyên biệt thực hiện cho vay theo các chính sách của Nhà nước vì vậy NHCSXH đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, xã hội:
Thứ nhất, là công cụ để Nhà nước thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng hoàn chỉnh thì khoảng cách giàu nghèo càng lớn, do đó mỗi quốc gia cần phải có chính sách hợp lý để quan tâm và bảo đảm cho vấn đề con người, an sinh xã hội cho người nghèo, vùng nghèo … đó là vấn đề sống còn của chế độ, công bằng và tiến bộ xã hội. Với mục đích hướng sự giúp đỡ đến các đối tượng, khu vực trên, NHCSXH đã góp phần thực hiện mục tiêu của Chính phủ vì sự phát triển cân đối của nền kinh tế và vì một xã hội ổn định, dân giàu, nước mạnh, được thể hiện qua việc:
- Đối với các đối tượng chính sách: Đã tạo ra một kênh tín dụng được sử dụng một cách hiệu quả cho những đối tượng, khu vực chính sách hơn các loại hình cấp phát vốn hỗ trợ khác do:
+ Việc chuyển tải vốn được thực hiện theo phương thức cho vay có hoàn trả nên nguồn vốn được người sử dụng vốn tính toán hiệu quả; vốn được sử dụng quay vòng nhiều lần, giúp nhiều người được hưởng lợi từ nguồn tín dụng ưu đãi này. Mặt khác, người vay vốn tìm cách sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập để cải thiện đời sống và trả được nợ.
+ Vốn cho vay giúp người vay vốn khắc phục tư tưởng tự ti, ỷ lại, tự nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình tạo tiền đề hòa nhập sản xuất hàng hóa. Từng bước giúp người dân nghèo tự vươn lên, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
- Đối với khu vực khó khăn, những ngành nghề, những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công cộng mà bản thân hoạt động đó không có lãi nhưng lại rất cần cho sự phát triển chung của xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải có sự trợ giúp
thông qua việc cho vay vốn với điều kiện ưu đãi, tạo tiền đề cho các vùng kinh tế kém phát triển do môi trường và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt có điều kiện tiếp cận với nền kinh tế thị trường, rút ngắn khoảng cách lạc hậu với các ngành, vùng kinh tế phát triển khác.
Thứ hai, làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính – ngân hàng khi tách rời tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại. Với xu thế cải tổ hệ thống NHTM thuộc sở hữu Nhà nước theo hướng cổ phần hóa thì việc tách bạch tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại là một việc làm tất yếu vì bản thân các NHTM không thể giành nổi chi phí để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Việc tách bạch này sẽ trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các ngân hàng, giúp các NHTM không còn phải chịu áp lực từ những khoản vay theo chỉ định có rủi ro cao và chi phí lớn. Từ đó giúp các NHTM phát triển cả về chất lượng cũng như quy mô, đồng thời việc sử dụng nguồn vốn của Nhà nước cho tín dụng chính sách ngày càng có tính chuyện biệt, minh bạch và hiệu quả hơn.
1.1.2 Đặc điểm hộ gia đình vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội
Theo Bộ luật dân sự năm 2015, hộ gia đình là chủ thể của quan hệ dân sự khi các thành viên của một gia đình có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng có tài sản chung.
Tài sản chung của hộ gia đình gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung và tài sản riêng của các thành viên nhưng được thoả thuận gộp vào khối tài sản chung. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lãm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.
Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Chủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện trong quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình. Hộ gia đỉnh phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình và chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.
Trong quan hệ vay vốn đối với NHCSXH, các thành viên của hộ gia tình là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho NHCSXH biết. Trường họp thành viên của hộ gia đình tham gia quan hệ vay vốn không được các thành viên khác uỷ quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ vay vốn do mình xác lập, thực hiện.
Các hộ gia đình được vay vốn tại NHCSXH phải thuộc một trong các diện sau: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, trong đó hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là những diện hộ gia đình mang nét đặc trưng nhất của tín dụng chính sách vì vậy trong đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu 3 diện hộ nêu trên.
Ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó, quy định về hộ nghèo và hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo như sau:
* Hộ nghèo
Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
* Hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản như sau:
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
* Hộ mới thoát nghèo là hộ nghèo, qua điều tra, rà soát hàng năm có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật, bao gồm:
+ Hộ mới thoát nghèo nhưng có mức thu nhập thuộc đối tượng hộ cận nghèo;
+ Hộ mới thoát nghèo có thu nhập cao hơn chuẩn hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của cho vay hộ gia đình của Ngân hàng chính sách xã hội
1.1.3.1. Khái niệm cho vay hộ gia đình của Ngân hàng chính sách xã hội
Theo lý thuyết kinh tế tiền tệ, cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. (Nguyễn Minh Kiều, 2013).
Cho vay là một hoạt động thường xuyên và chủ yếu của những tổ chức tín dụng, nghiệp vụ cho vay đem lại phần lớn thu lãi cho tổ chức tín dụng.
Cho vay thể hiện ba mặt cơ bản:
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người
khác.
sau:
- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.
- Khi hoàn trả lại giá trị đã chuyển giao phải bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi. Đối tượng cho vay rất đa dạng từ cá nhân, doanh nghiệp đến các tổ chức.
Từ quan điểm trên, khái niệm về cho vay hộ gia đình được tổng kết lại như
Cho vay hộ gia đình là loại hình cho vay đối với đối tượng đặc biệt là hộ gia
đình nghèo và các hộ gia đình chính sách khác. Cho vay hộ gia đình là việc NHCSXH sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho vay hộ gia đình nghèo và các hộ gia đình chính sách khác nhằm mục đích và thời gian theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
1.1.3.2. Đặc điểm cho vay hộ gia đình của Ngân hàng chính sách xã hội
Hoạt động cho vay hộ gia đình của NHCSXH không thể giống như hoạt động cho vay thông thường mà nó phải chứa đựng những yếu tố cơ bản sau:
Một là, đây là cho vay không vì mục tiêu lợi nhuận.
Xuất phát từ mục tiêu của cho vay chính sách là không vì mục tiêu lợi nhuận mà là góp phần thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế - chính trị - xã hội, thể hiện như sau: