Tỷ trọng dư nợ các chương trình tín dụng mà các tổ chức CT-XH nhận ủy thác của ngân hàng CSXH thời điểm 31/12/2016 thể hiện trong Biểu đồ 4.3.
Biểu đồ 4.3. Tỷ trọng dư nợ các chương trình tín dụng các tổ chức CT-XH nhận ủy thác thời điểm 31/12/2016
Dư nợ
12,4%
39,5%
15,6%
Hội phụ nữ
Hội nông dân
32,5%
Hội cựu chiến binh
Đoàn thanh niên
(Nguồn: Báo cáo số 522/BC-NHCS ngày 22/02/2017 của ngân hàng CSXH về kết quả hoạt động năm 2016, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2017).
Trong 4 tổ chức CT-XH nhận ủy thác thì đồng vốn ủy thác do Hội phụ nữ quản lý có chất lượng tín dụng cao hơn do một số yếu tố sau đây: công tác vận động và tập hợp quần chúng tốt hơn, việc kiểm tra sử dụng vốn cũng như đối chiếu nợ được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên, việc xử lý nợ đến hạn được thực hiện kịp thời, …
4.1.4.5. Kết quả hoạt động tài chính
Tổng thu của ngân hàng CSXH (2011 – 2016) là 70.595 tỷ đồng và tổng chi trong giai đoạn này là 68.043 tỷ đồng. Chênh lệch thu – chi bình quân năm là 425 tỷ đồng. Chi tiết tình hình thu, chi tài chính qua các năm trong giai đoạn 2011-2016 được thể hiện trong Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng CSXH (2011 – 2016)
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm | Tổng thu | Tổng chi | Chênh lệch thu - chi |
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Nghĩa Việc Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Csxh Đối Với Người Nghèo
- Cơ Cấu Tổ Chức Và Mạng Lưới Hoạt Động
- Cơ Cấu, Tỷ Trọng Các Loại Vốn Của Ngân Hàng Csxh Thời Điểm 31/12/2016
- Thực Trạng Tác Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Csxh Việt Nam Đối Với Người Nghèo
- Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 13
- Danh Sách Địa Bàn Thực Hiện Và Số Lượng Mẫu Điều Tra, Khảo Sát
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
2011 2012 2013 2014 2015 2016 | 9.900 11.262 12.228 12.145 11.854 13.206 | 9.498 10.592 12.049 11.481 11.463 12.960 | 402 670 179 664 391 246 | |
Cộng | 70.595 | 68.043 | 2.552 |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016 của ngân hàng CSXH).
Trong 15 năm hoạt động (2002-2017), thông qua việc triển khai 21 chương trình, vốn TDUĐ đã cung ứng vốn đến 100% địa bàn cấp xã trên cả nước; trong đó tập trung ưu tiên cho vay các địa bàn thuộc vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, … Trong 15 năm hoạt động đã có trên 31,8 triệu lượt hộ nghèo và các ĐTCS được vay vốn từ ngân hàng CSXH với doanh số đạt
433.245 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 272.336 tỷ đồng; góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ thoát nghèo; thu hút, tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động, số HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập hơn 3,5 triệu lượt; trên 9,9 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, gần 105 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long, gần 528 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các ĐTCS, trên 11 nghìn căn nhà phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung được xây dựng; trên 112 ngàn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài, …
Việc vay vốn từ ngân hàng CSXH đã giúp hộ nghèo và các ĐTCS khác tiếp cận với nguồn vốn TDUĐ của nhà nước, góp phần đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn; làm quen với việc vay, trả nợ ngân hàng, thay đổi cơ bản nhận thức, sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thông qua hoạt động gửi tiền tiết kiệm tại tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ nghèo và các ĐTCS đã có ý thức tiết kiệm, dành dụm để tạo lập nguồn vốn tự có và tích lũy cho tương lai. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT–XH theo định hướng của Đảng và nhà
nước, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm ASXH, ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng, phát triển nguồn nhân lực, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tập hợp lực lượng, phát triển hội viên của các tổ chức CT-XH.
Thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, các chương trình TDUĐ do ngân hàng CSXH thực hiện đã góp phần giảm hơn 11,5 triệu hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 22% vào đầu năm 2006 xuống còn 9,45% vào cuối năm 2010. Trong giai đoạn 2011-2015, thông qua việc đầu tư vốn, ngân hàng CSXH đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 14,20% vào đầu năm 2011 xuống còn 4,25% vào cuối năm 2015 tương ứng với hơn 2,1 triệu hộ nghèo được giảm và giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 9,88% vào năm 2015 xuống còn 8,23% vào năm 2016 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều).
4.2. Thực trạng nghèo đói và chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011- 2015, 2016-2020 của Việt Nam
Ở giai đoạn 2006-2010, chuẩn nghèo theo thu nhập bình quân đầu người đối với hộ sinh sống tại khu vực nông thôn là từ 200.000 đồng/tháng (2.400.000 đồng/năm) trở xuống và đối với hộ sinh sống tại khu vực thành thị là từ 260.000 đồng/tháng (3.120.000 đồng/năm) trở xuống. Tổng kinh phí thực hiện chương trình giảm nghèo trong giai đoạn này là 4.140 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 2.345,4 tỷ đồng, ngân sách địa phương: 1.138 tỷ đồng, vốn huy động khác: 656 tỷ đồng. Các kết quả nổi bật đạt được trong giai đoạn này là: Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 22% vào đầu năm 2006 xuống 9,45% vào cuối năm 2010, hơn 6,2 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn TDUĐ, số cơ sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng tại các xã đặc biệt khó khăn ven biển và hải đảo là 2.510 công trình (bình quân mỗi xã 9,2 công trình), số người nghèo được miễn giảm học phí học nghề là 150.000 người, số cán bộ tham gia trực tiếp công tác giảm nghèo các cấp được tập huấn nâng cao năng lực khoảng
180.000 người, 500.000 hộ nghèo được hỗ trợ để xóa nhà tạm, người nghèo đã tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản và cuộc sống đã được cải thiện rõ rệt, … (Nguồn: Báo cáo số 211/BC-CP ngày 17/10/2011 của chính phủ về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010, triển khai kế hoạch 2011 và đề xuất danh mục chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015).
4.2.1. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020
Giai đoạn 2011-2015: Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo của giai đoạn 2011-2015 được ban hành theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng chính phủ và được dùng làm căn cứ để xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo thụ hưởng các chính sách ASXH và các chính sách kinh tế, xã hội khác trong giai đoạn này. Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg: “(1) Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/ người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
(2) Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. (3) Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. (4) Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ
501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng”.
Giai đoạn 2016-2020: Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo của giai đoạn 2016-2020 được ban hành tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng chính phủ theo hướng tiếp cận đa chiều với các tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg:
“1. Các tiêu chí về thu nhập: Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Chuẩn cận nghèo:
1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin”.
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo ở giai đoạn 2016-2020 ban hành theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg:
“(1) Hộ nghèo: Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống hoặc có thu
nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
(2) Hộ cận nghèo: Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản”.
Ngoài ra, theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH thì tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào có đủ 3 điều kiện sau đây: có GDP bình quân đầu người cao hơn cả nước, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn cả nước và có nguồn lực đảm bảo thực hiện số hộ nghèo theo chuẩn của địa phương thì có thể ban hành chuẩn nghèo riêng cho địa phương. Vào đầu giai đoạn 2011-2015, cả nước có 7 tỉnh, thành phố xây dựng và ban hành chuẩn nghèo riêng cho địa phương là: Tp Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Tây Ninh. Chuẩn nghèo của các địa phương này thường cao hơn rất nhiều so với chuẩn nghèo quốc gia. Chẳng hạn như giai đoạn 2011-2015, Tp Hồ Chí Minh: hộ nghèo có thu nhập bình quân đầu người đến 1.000.000 đồng/tháng; Bình Dương: hộ nghèo ở nông thôn thu nhập dưới
1.000.000 đồng/người/tháng, hộ nghèo ở thành thị có thu nhập dưới 1.100.000 đồng/người/tháng, … Việc nâng chuẩn nghèo của tỉnh, thành phố để phù hợp với điều kiện KT-XH của địa phương nhằm giải quyết các nhu cầu bức xúc của đối tượng có thu nhập thấp trên địa bàn và nhằm hỗ trợ, cải thiện từng bước về điều kiện sống, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
4.2.2. Thực trạng và nguyên nhân nghèo ở Việt Nam
4.2.2.1. Thực trạng nghèo ở Việt Nam
Giai đoạn 2011-2015: Căn cứ chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011- 2015 thì đầu giai đoạn, theo khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH, cả nước có tất cả 3.055.565
hộ nghèo (tỷ lệ 14,20%) và 1.612.381 hộ cận nghèo (tỷ lệ 7,49%). Số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo qua từng năm thể hiện trong Bảng 4.4.
Bảng 4.4. Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Đvt: hộ, %
Năm | Tổng số | Trong đó: | ||||
Hộ nghèo | Hộ cận nghèo | |||||
Số hộ | Tỷ lệ | Số hộ | Tỷ lệ | |||
1 2 3 4 | 2011 2012 2013 2014 | 4.667.946 4.111.180 3.618.837 3.241.072 | 3.055.565 2.580.885 2.149.110 1.797.889 | 14,20 11,76 9,60 7,80 | 1.612.381 1.530.295 1.469.727 1.443.183 | 7,49 6,98 6,57 6,32 |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Quyết định: số 640/QĐ-LĐTBXH ngày 30/5/2011, số 375/ QĐ-LĐTBXH ngày 28/3/2012, số 749/ QĐ-LĐTBXH ngày
13/5/2013 và số 529/ QĐ-LĐTBXH ngày 06/5/2014 của Bộ LĐ-TB&XH).
(Phụ lục 4.6. Thống kê thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 theo khu vực).
Biểu đồ 4.4. Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
3500000
3000000
2500000
2000000
1500000
1000000
500000
0
2011
2012
2013
2014
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Quyết định: số 640/QĐ-LĐTBXH ngày 30/5/2011, số 375/ QĐ-LĐTBXH ngày 28/3/2012, số 749/ QĐ-LĐTBXH ngày
13/5/2013 và số 529/ QĐ-LĐTBXH ngày 06/5/2014 của Bộ LĐ-TB&XH).
Giai đoạn 2016-2020: Căn cứ chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều, theo khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH, năm 2015 cả nước có tất cả
2.338.569 hộ nghèo (tỷ lệ 9,88%) và 1.235.784 hộ cận nghèo (tỷ lệ 5,22%). Số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo qua từng năm thể hiện trong Bảng 4.5.
Bảng 4.5. Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2015-2016
Đvt: hộ, %
Năm | Tổng số | Trong đó: | ||||
Hộ nghèo | Hộ cận nghèo | |||||
Số hộ | Tỷ lệ | Số hộ | Tỷ lệ | |||
1 2 | 2015 2016 | 3.574.353 3.293.625 | 2.338.569 1.986.697 | 9,88 8,23 | 1.235.784 1.306.928 | 5,22 5,41 |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Quyết định: số 1095/QĐ-LĐTBXH ngày 22/8/2016 và số 945/ QĐ-LĐTBXH ngày 22/6/2017 của Bộ LĐ-TB&XH).
(Phụ lục 4.7. Thống kê thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2015-2016 theo khu vực).
Biểu đồ 4.5. Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2015-2016
2500000
2000000
1500000
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
1000000
500000
0
2015
2016
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Quyết định: số 1095/QĐ-LĐTBXH ngày 22/8/2016 và số 945/ QĐ-LĐTBXH ngày 22/6/2017 của Bộ LĐ-TB&XH).
Kết quả điều tra, khảo sát hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 được phân theo 8 khu vực: miền núi Đông Bắc, miền núi Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó các khu vực thường có tỷ lệ cao theo thứ tự là miền núi Tây Bắc, miền núi Đông Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.
4.2.2.2. Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam
Nghèo ở Việt Nam bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đó là:
Nguyên nhân lịch sử, khách quan:
(1) Việt Nam là một nước nông nghiệp với nền sản xuất lạc hậu. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài đã làm cho cuộc sống người dân cơ cực, nhiều cơ sở hạ tầng bị phá hủy, ruộng đồng không thể khai thác, nguồn lao động chính của các gia đình bị giảm sút do hy sinh, bị thương hoặc phải tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong một thời gian dài.
(2) Người dân thường xuyên đối mặt nhiều rủi ro trong sản xuất, cuộc sống mà không có các cơ chế phòng ngừa hữu hiệu và dễ trở nên nghèo như: thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, sự biến động của thị trường thế giới và khu vực làm ảnh hưởng đến giá sản phẩm cả đầu vào và đầu ra, chính sách nhà nước thường xuyên thay đổi, hệ thống hành chính vận hành trì trệ, cán bộ cửa quyền, hách dịch.
(3) Hình thức sở hữu: chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể về tư liệu sản xuất chủ yếu được vận hành một cách máy móc trong thời gian dài đã làm giảm năng suất lao động.
(4) Việc huy động quá nhiều sức lao động từ nông dân, tình trạng ngăn cấm giao thương đã không tạo động lực cho sản xuất, nông sản chất lượng kém, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp kém phát triển, thương nghiệp nhà nước không cung cấp đủ hàng hóa cho thị trường làm giảm sút thu nhập của người dân trong khi dân số ngày càng tăng cao.