Mô Hình Đánh Giá Khả Năng Tiếp Cận Nguồn Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Csxh Của Người Nghèo



dotuoi gioitinh dantoc

sotvientrongtld sotvienngoaitld

tieuhoc trunghoccs trunghocpt tcapcdang

thitruong

.0005937

.0389817

.0436475

-.0333007

-.0248731

-.0861348

-.1022564

-.0761115

-.0052834

.0890533

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 17

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả chạy mô hình đánh giá tác động biên của các biến đến việc trả nợ đúng hạn của người nghèo).

Kết quả chạy mô hình (Logit và probit) cho thấy tác động biên của các biến đến việc trả nợ vay đúng hạn như sau:

(1) laisuatuudai: Khi lãi suất ưu đãi tăng thêm 1 đơn vị (%) thì xác suất để người nghèo trả nợ vay đúng hạn giảm 32,3%. Thực tế hiện nay, người nghèo đều mong muốn được vay vốn với mức lãi suất thấp do đó khi ngân hàng cho vay với mức lãi suất cao hơn thì họ sẽ ít trả nợ vay đúng hạn hơn.

(2) vonduan: Khi số vốn tham gia dự án tăng thêm 1 đơn vị (triệu đồng) thì xác suất để người nghèo trả nợ đúng hạn tăng thêm 2,78%. Trên thực tế, khi số vốn tham gia dự án lớn thì khả năng sinh lời của dự án sẽ cao và người nghèo sẽ trả nợ vay đúng hạn tốt hơn.

(3) vontuco: Khi số vốn tự có tham gia dự án tăng thêm 1 đơn vị (triệu đồng) thì xác suất để người nghèo trả nợ đúng hạn tăng thêm 1,14%.Thực tế cho thấy, khi số vốn tự có tham gia dự án lớn thì người nghèo sẽ tự tin và chủ động hơn trong việc SXKD do đó sẽ lựa chọn được dự án hiệu quả và sẽ trả nợ vay đúng hạn hơn.

(4) mucdichsudungvon: Khi người nghèo lựa chọn việc đầu tư vào 1 trong các ngành giữa chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán nhỏ hay tiểu thủ công nghiệp thì xác suất để họ trả nợ vay đúng hạn tăng thêm lần lượt là 7%, 4,56%, 6,19% và 6,82%. Trong giai đoạn hiện nay, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ là ngành nghề mà


người nghèo thực hiện đầu tư trong ngắn hạn do đó dễ xoay sở trong SXKD để dự án hiệu quả hơn và do đó trả nợ vay đúng hạn hơn.

(5) tietkiem: Khi số tiền người nghèo tiết kiệm được tăng thêm 1 đơn vị (triệu đồng) thì xác suất để họ trả nợ đúng hạn tăng thêm là 0,51%. Thực tế cho thấy, khi số vốn tiết kiệm được tăng lên thì cơ hội đầu tư của người nghèo sẽ tăng lên, họ sẽ tìm kiếm được các dự án hiệu quả và sẽ trả nợ vay đúng hạn tốt hơn.

(6) dotuoi: Khi độ tuổi của chủ hộ nghèo tăng thêm 1 đơn vị (tuổi) thì xác suất để họ trả nợ vay đúng hạn tăng thêm là 0,06%. Thực tế cho thấy, khi người nghèo trưởng thành hơn thì họ sẽ chín chắn hơn trong lựa chọn ngành nghề đầu tư và do đó việc trả nợ vay đúng hạn sẽ tốt hơn.

(7) gioitinh: Khi chủ hộ nghèo là nữ giới thì xác suất để họ trả nợ vay đúng hạn tăng thêm là 3,89%. Thực tế cho thấy, chủ hộ là nữ giới thì quản lý tài chính gia đình tốt hơn và do đó sẽ trả nợ vay đúng hạn tốt hơn.

(8) dantoc: Khi người nghèo là dân tộc Kinh thì xác suất để họ trả nợ vay đúng hạn tăng thêm là 4,36%. Thực tế cho thấy, phần lớn người nghèo là dân tộc Kinh thì SXKD tốt hơn là đồng bào DTTS do đó mà việc trả nợ vay đúng hạn sẽ tốt hơn.

(9) sotvientrongtld: Khi số thành viên trong tuổi lao động của hộ nghèo tăng thêm 1 đơn vị (người) thì xác suất để họ trả nợ vay đúng hạn giảm đi 3,33%. Thực tế cho thấy, khi số thành viên trong tuổi lao động của hộ nghèo tăng thêm 1 người thì chi phí của hộ gia đình nghèo đó sẽ tăng lên do đó việc trả nợ vay đúng hạn sẽ giảm đi.

(10) sotvienngoaitld: Khi số thành viên ngoài tuổi lao động của hộ nghèo tăng thêm 1 đơn vị (người) thì xác suất để họ trả nợ vay đúng hạn giảm đi 2,48%. Thực tế cho thấy, khi số thành viên ngoài tuổi lao động của hộ nghèo tăng thêm 1 người thì chi phí của hộ gia đình nghèo đó sẽ tăng lên do đó việc trả nợ vay đúng hạn sẽ giảm đi.

(11) trinhdohocvan: khi trình độ học vấn của chủ hộ nghèo là 1 trong các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hay trung cấp thì xác suất để họ trả nợ vay đúng hạn lần lượt giảm đi là 8,61%, 10,22%, 7,61% và 0,52%. Thực tế cho thấy, việc trả nợ đúng hạn của người nghèo không phụ thuộc vào trình độ học vấn do đó xác suất trả nợ vay đúng hạn của họ khác nhau.


(12) thitruong: Khi thị trường đầu vào và tiêu thụ sản phẩm ổn định thì xác suất để người nghèo trả nợ vay đúng hạn tăng thêm là 8,91%. Thực tế cho thấy, thị trường ổn định thì công việc SXKD của người nghèo sẽ ổn định và do đó việc trả nợ vay đúng hạn sẽ tốt hơn.

Với 1.458 hộ/1.994 hộ được khảo sát xác nhận việc trả nợ đúng hạn và kết quả chạy mô hình cho thấy việc vay, sử dụng vốn và trả nợ vay đúng hạn đã cho thấy tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đã tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo.

5.2.6.3. Mô hình đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo

Giả thiết nghiên cứu:

(1) Việc được tuyên truyền, giáo dục có làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?

(2) Việc nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng, xã hội và các ngành chuyên môn có làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?

(3) Thủ tục vay vốn đơn giản, ngắn gọn có làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?

(4) Trình độ học vấn của chủ hộ nghèo có làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?

(5) Việc xây dựng phương án vay vốn nhanh chóng, hiệu quả có làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?

(6) Việc bình xét cho vay nhanh chóng, cụ thể, khách quan có làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?

(7) Thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng, tổ chức CT-XH, tổ tiết kiệm và vay vốn có làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?

(8) Các chi phí khác có làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?


(9) Nguồn vốn cho vay có làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?

Ý nghĩa kinh tế của các biến: Ý nghĩa kinh tế của các biến đối với khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo được thể hiện trong Bảng 5.8 và cơ sở để xác định kỳ vọng dấu là dựa vào các nghiên cứu trước, từ thực tế triển khai các chương trình TDUĐ và đặc thù của Việt Nam.

Bảng 5.8. Ý nghĩa kinh tế của các biến


Biến

Ý nghĩa kinh tế

Nghiên cứu trước

Kỳ vọng


nguonvonhanche

Nguồn vốn cho vay bị hạn chế có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn

vốn tín dụng của người nghèo hay không?


Nguyen VC (2008)


(-)


chiphikhac

Khi phải chịu nhiều chi phí tiêu cực thì khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng

của người nghèo có bị ảnh hưởng hay không?


Nguyen VC (2008)


(-)


thaidophucvu

Thái độ phục vụ của bên cho vay có giúp người nghèo dễ dàng tiếp cận các nguồn

vốn tín dụng hay không?


Nguyen HC (2007)


(+)


binhxetchovay

Việc bình xét cho vay ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của

người nghèo như thế nào?


Nguyen HC (2007)


(+)


xaydungphuongan

Phương án SXKD được xây dựng có tính khả thi có giúp người nghèo dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng hay không?

Từ thực tế triển khai các chương trình TDUĐ và đặc thù của

Việt Nam.


(+)


trinhdo

Trình độ học vấn của người nghèo tác

động như thế nào đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của họ?

Nguyen HC (2007),

Fernando (1999) và

Nguyen VC (2008)


(+)


thutucvayvon

Thủ tục vay vốn đơn giản có giúp người nghèo dễ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng hay không?

Từ thực tế triển khai các chương trình TDUĐ và đặc thù của

Việt Nam.


(+)


sansanggiupdo

Việc giúp đỡ của xã hội tác động như thế nào đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người nghèo?

Từ thực tế triển khai các chương trình

TDUĐ và đặc thù của Việt Nam.


(+)




tuyentruyen

Công tác tuyên truyền ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người nghèo?

Từ thực tế triển khai các chương trình TDUĐ và đặc thù của

Việt Nam.


(+)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước) Kết quả chạy mô hình:

Tác động của các biến đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo được thể hiện trong Bảng 5.9.

Bảng 5.9. Tác động của các biến đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo

khanangtiepcan

Coef.

P> [z]

nguonvonhanche

chiphikhac thaidophucvu binhxetchovay xaydungphuongan

trinhdo thutucvayvon sansanggiupdo

tuyentruyen

- .4992232 ***

- .2917649 ***

.1388026 ***

- .059619 **

.0426726 *

.2199302 ***

.0812299 **

.166809 ***

.2056765 ***

0.000

0.000

0.000

0.003

0.082

0.000

0.017

0.000

0.000

Number of obs LR chi2 (9) Prob > chi2

Pseudo R2

1.994

938.50

0.0000

0.1667


(*, **, ***: Tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%).

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả chạy mô hình đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo).

Kết quả hồi quy theo mô hình Ordered Probit Regression cho thấy tất cả 9 biến nghiên cứu đều tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo. Cụ thể:

(1) nguonvonhanche: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động âm (ngược chiều) đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người


nghèo bởi vì khi nguồn vốn cho vay của ngân hàng bị hạn chế thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho tất cả khách hàng hoặc đáp ứng không đầy đủ số vốn xin vay của họ chính vì vậy mà khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo thấp do đó ngân hàng phải chủ động về nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho người nghèo. Kết quả chạy mô hình cho thấy biến nguonvonhanche tương đồng với mô hình nghiên cứu của Nguyen VC (2008) nghiên cứu về chương trình TDVM của chính phủ cho người nghèo có thực sự giúp chống đói nghèo.

(2) chiphikhac: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động âm (ngược chiều) đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo bởi vì khi các chi phí khác (tiêu cực) cao thì người nghèo phải tốn nhiều chi phí cho việc vay vốn ngoài chi phí về tiền lãi phải trả vì vậy mà khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của họ thấp chính vì vậy mà ngân hàng phải hạn chế tối đa việc để phát sinh các chi phí ngoài quy định.

(3) thaidophucvu: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động dương đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo bởi vì khi thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng, chính quyền địa phương, tổ chức CT-XH nhận ủy thác, tổ TK&VV tốt – họ tìm mọi cách để chuyển tải đồng vốn tín dụng đến người nghèo thì người nghèo có nhiều cơ hội để được vay vốn vì vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH cao.

(4) binhxetchovay: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động âm (ngược chiều) đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo bởi vì khi việc bình xét cho vay của các bên liên quan đến cung cấp vốn được thực hiện chặt chẽ, khách quan thì nguyện vọng của người nghèo sẽ được xem xét cụ thể hơn vì vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH cao.

(5) xaydungphuongan: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động dương đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo bởi vì khi việc xây dựng phương án SXKD cụ thể, có lộ trình thực hiện, có tính khả thi và có hiệu quả kinh tế thì sẽ thuyết phục được các bên cho vay để chấp thuận cung cấp vốn và vì vậy mà khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người nghèo cao. Chính vì vậy chính quyền địa phương phải chú trọng việc nâng cao trình độ học vấn,


kiến thức kinh doanh cho người nghèo để họ có thể xây dựng phương án kinh doanh của gia đình một cách cụ thể và có tính khả thi để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH.

(6) trinhdo: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động dương đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo bởi vì khi có kiến thức, trình độ thì họ sẽ biết cách xây dựng phương án, tổ chức SXKD để dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao do đó mà tạo được niềm tin đối với bên cho vay và thuyết phục được họ giải quyết cho vay vì vậy mà khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo cao. Kết quả chạy mô hình cho thấy việc nâng cao trình độ học vấn để phục vụ cho việc xây dựng phương án và tổ chức kinh doanh cho người nghèo tương đồng với mô hình của Nguyen HC (2007) nghiên cứu về những yếu tố quyết định đến việc tham gia vào các hoạt động tín dụng và ảnh hưởng của nó đến tiêu dùng của hộ gia đình: Hành vi ở nông thôn Việt Nam, Fernando (1999) nghiên cứu về ảnh hưởng của việc tiếp cận tài chính về tiết kiệm đối với người có thu nhập thấp và Nguyen VC (2008) nghiên cứu về chương trình TDVM của chính phủ cho người nghèo có thực sự giúp chống đói nghèo.

(7) thutucvayvon: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động dương đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo cao bởi vì thủ tục vay vốn đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện thì hộ nghèo có thể tự lập, hoàn thành bộ hồ sơ vay vốn của mình mà không phải cần đến sự giúp đỡ của người khác, không tốn nhiều thời gian cho việc lập hồ sơ vì vậy mà khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của họ cao. Chính vì vậy, khi thiết kế thủ tục, hồ sơ vay vốn ngân hàng cần phải thiết kế rõ ràng, dễ hiểu để người nghèo dễ thực hiện từ đó giúp gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH.

(8) sansanggiupdo: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động dương đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo bởi vì khi cộng đồng nhiệt tình trong việc giúp đỡ hộ nghèo về các điều kiện để vay vốn thì những khó khăn của người nghèo trong việc vay vốn nói riêng và trong cuộc sống nói chung đã được tháo gỡ vì vậy mà khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của họ cao. Tuy nhiên, để nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng, xã hội thì bản thân người


nghèo phải là những người chấp hành tốt các quy định của địa phương, không mắc tệ nạn xã hội và không vi phạm pháp luật, ... chính vì vậy trong cuộc sống, người nghèo cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh để nhận được thiện cảm và sự sẵn sàng giúp đỡ của cộng đồng xung quanh.

(9) tuyentruyen: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động dương đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo bởi vì khi chính quyền địa phương các cấp, các ngành, các tổ chức CT-XH nhận ủy thường xuyên thực hiện tuyên truyền về chính sách TDUĐ của chính phủ đến người nghèo thì họ sẽ được nghe, biết nhiều về cách thức và điều kiện vay vốn, thủ tục vay, kênh cung ứng vốn, số tiền, lãi suất, thời gian cho vay, … vì vậy mà khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của họ cao. Chính vì vậy, để người nghèo có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH, chính quyền địa phương cần thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn về chính sách TDUĐ của chính phủ và quy định, thủ tục cho vay của ngân hàng, ... cho người nghèo.

Cả 2 phương pháp nghiên cứu đều cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo. Với việc vay và sử dụng đồng vốn TDUĐ của chính phủ thì thu nhập của người nghèo nhanh chóng được gia tăng, giúp họ trả nợ đúng hạn và thoát nghèo nhanh hơn. Bên cạnh đó, với phương thức ủy thác cho các tổ chức CT-XH trong chuyển tải đồng vốn TDUĐ như hiện nay thì người nghèo ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận với đồng vốn của chính phủ để vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, 2 phương pháp nghiên cứu cũng cho thấy nhiều nhân tố chưa tác động đến việc gia tăng thu nhập, trả nợ vay đúng hạn và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo như: lãi suất ưu đãi, tình trạng hạn chế về nguồn vốn, đối tượng vay vốn là đồng bào DTTS, …

(Phụ lục 5.17. Bảng tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát)

5.3. Đánh giá chung về tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo

Là định chế tài chính của chính phủ và là công cụ phục vụ đắc lực cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo vì vậy ngay từ khi thành lập ngân hàng CSXH đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022