Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế:


3.3.2. Những nguyên nhân chủ yếu:


Nguyên nhân khách quan:

Về môi trường kinh tế xã hội:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đạt được tăng trưởng khá nhưng kết quả chưa vững chắc, thậm chí còn chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn. Hàng hóa khi thì khan hiếm dẫn đến cơn sốt giá cả, khi thì lại ứ đọng làm cho hoạt đông sản xuất kinh doanh bị đình đốn. Lãi suất luôn biến động, phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế làm cho hoạt động huy động vốn không thể đạt hiệu quả cao. Trong nước, thiên tai và dịch cúm gia cầm lan trên diện rộng, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm và việc thu hút du lịch, gián tiếp tác động xấu đến xuất khẩu của Việt Nam.


Ngoài ra, rào cản thương mại và phi thương mại ở nhiều thị trường xuất khẩu gây khó khăn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt các vụ kiện bán phá giá liên tiếp trong gần đây ở Mỹ, Canada và Châu Âu đánh mạnh vào các mặt hàng thủy sản, dệt may, giày dép đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam lao đao.


Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính thì làng ngân hàng càng ngày càng đông đúc, với sự hoạt động của hơn 80 ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam là một thách thức lớn cho hoạt động của VCB nói chung và trong lĩnh vực hoạt động tài trợ thương mại nói riêng. Sự chia sẻ khách hàng, thị phần là điều không thể tránh khỏi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


Về môi trường pháp lý:

Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - 12


Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ đã gây ra nhiều cản trở cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng.


Đầu tiên, hoạt động TMQT liên quan đến nhiều ban ngành trong nước như Bộ Công thương, Tổng cục hải quan... nên chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật chồng chéo gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng. Thêm vào đó, chính sách ngoại thương của nhà nước chưa thực sự nhất quán. Các chính sách ban hành chưa bao lâu đã thay đổi, lúc thì

khuyến khích nhập khẩu mặt hàng này, lúc thì đánh thuế cao để hạn chế, làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến rủi ro cho hoạt động ngân hàng như ứ đọng vốn, không thu hồi vốn về được.


Các quy định về quản lý ngoại hối thường xuyên được điều chỉnh và thay đổi khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong việc nắm bắt, áp dụng, cơ chế quản lý ngoại hối còn nhiều điều chưa rõ ràng, khó hiểu gây ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ của ngân hàng.


Đặc biệt hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán còn buông lỏng, hầu như không có văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện thống nhất nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho các ngân hàng thương mại trong nước. Vì thế hiện nay các ngân hàng Việt Nam đều tuân thủ theo UCP 600 và lấy đó làm căn cứ quy định trách nhiệm, quyền hạn của các bên. Tuy nhiên UCP 600 chỉ là thông lệ quốc tế, trong đó không quy định mức xử lý như thế nào khi có vi phạm, và trong mọi trường hợp UCP vẫn phải tuân thủ luật pháp quốc gia. Nhưng Việt Nam chưa có nguồn luật nào điều chỉnh nên ngân hàng Việt Nam sẽ là người chịu thiệt nếu phát sinh tranh chấp hoặc phải mượn luật các nước khác để điều chỉnh mối quan hệ.


Những rắc rối trong việc cấp tín dụng còn do cơ chế chính sách của nhà nước trong việc xử lý tài sản thế chấp còn nhiều bất cập. Ví dụ như, luật doanh nghiệp quy định các bất động sản được phép cầm cố để vay vốn nhưng đối với các phương tiện giao thông vận tải như tàu, thuyền,...nếu ngân hàng giữ lấy giấy tờ sở hữu gốc thì tài sản đó không được phép sử dụng, song nếu ngân hàng không giữ lại giấy tờ gốc thì ngân hàng không có cơ sở pháp lý để phát mại tài sản khi khách hàng không trả được nợ. Hơn nữa, cơ sở đảm bảo cho việc thế chấp tài sản là bản hợp đồng được ký kết giữa hai bên thế chấp và nhận thế chấp cùng giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản do bên thế chấp giao cho bên nhận thế chấp. Thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm cấp chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho các chủ sở hữu chưa được rộng khắp. Do đó, để thế chấp và sử lý tài sản thế chấp vốn vay ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn phức tạp do thiếu cơ sở pháp lý về quyền sở hữu tài sản. Đối với doanh nghiệp nhà nước, hầu hết không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hay quyền sử dụng tài sản khi giao vốn mà chỉ có bản xác nhận tổng số vốn giao của cơ quan có thẩm quyền.


Một vấn đề nữa là chủ chương của nhà nước ta khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi của nhà nước thì lại thấy rằng hầu hết các khoản tín dụng đều dành cho các doanh nhiệp Nhà nước, tạo ra sự bất bình đẳng trong các loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà nước nếu được cơ quan chủ quản bảo lãnh sẽ được phép vay tiền mà không cần phải có tài sản thế chấp, do vậy các tổ chức tín dụng cũng quan tâm đến họ nhiều hơn. Ngay cả trong nghiệp vụ bảo lãnh, một nghiệp vụ ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, môi trường pháp lý cho hoạt động này chưa dưới luật quy định về nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng chưa đồng bộ. Điều này dẫn đến thiếu sự giám sát quản lý chặt chẽ, thống nhất của các cơ quan quản lý, làm tăng rủi ro trong bảo lãnh. Đặc biệt đối với quan hệ bảo lãnh có liên quan đến đối tác nước ngoài, các ngân hàng thường phải dẫn chiếu đến các điều lệ chung hay luật nước ngoài để áp dụng. Việc này đôi khi gây ra nhiều thiệt thòi cho phía Việt Nam, đặc biệt khi chúng ta chưa hiểu chính xác những thuật ngữ và các điều khoản mà họ đã quy định.


Phía khách hàng:

Năng lực kinh doanh trên thương trường quốc tế của các doanh nghiệp còn yếu. Chính sách hội nhập, khiến các doanh nghiệp phải thử sức trên thương trường lớn, những đối thủ dày dạn kinh nghiệm khiến cho phía doanh nghiệp Việt Nam thấy lúng túng. Đó là sự hạn chế trong hiểu biết về thông lệ, luật pháp quốc tế, cũng như luật pháp của nước đối tác. Thêm nữa là đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật, nghiệp vụ mua bán ngoại thương của Việt Nam còn yếu về trình độ. Cũng do trình độ cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu còn yếu, cộng với sự phức tạp của nghiệp vụ thanh toán quốc tế nên việc thực hiện nghiệp vụ còn rất khó khăn, thậm chí trong cả khi ký kết hợp đồng ngoại thương và trong việc lập các chứng từ cần thiết theo yêu cầu. Mặc dù ngân hàng đã có mẫu sẵn, hướng dẫn nhưng khách hàng lập hồ sơ vẫn mắc những sai sót khiến cho ngân hàng phải nhiều lần mới thực hiện được, vừa tốn chi phí, vừa mất thời gian của khách hàng, gây ảnh hưởng đến công tác triển khai nghiệp vụ của ngân hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu thì khó khăn để lập

một bộ chứng từ hoàn hảo theo đúng quy định của L/C, do đó thường xuyên phải đối mặt với rủi ro bị từ chối thanh toán hoặc bị trừ tiền do sai sót của bộ chứng từ.


Một số doanh nghiệp, tình hình tài chính còn yếu kém không đáp ứng đủ điều kiện để nhận được tài trợ của ngân hàng, như các điều kiện về đảm bảo tiền vay... Bên cạnh đó, còn tồn tại khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, lợi dụng sự sơ hở trong kiểm tra sử dụng vốn vay của ngân hàng, một số doanh nghiệp đã dùng một phần vốn vay để đầu tư vào tài sản cố định, hoặc đảo nợ, trả cho một khoản nợ khác làm cho quản lý vốn vay của ngân hàng trở lên khó khăn, phức tạp. Thậm chí có những khách hàng vụ lợi, bỏ qua thông lệ quốc tế biến ngân hàng thành nơi gánh chịu các tranh chấp thương mại, làm giảm sút uy tín của ngân hàng.


Nguyên nhân chủ quan:


Về nguyên nhân chủ quan cũng có nhiều bất cập ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động thanh toán xuất khẩu. Có thể kể đến một số bất cập sau:


Thứ nhất về chiến lược khách hàng:

Các chi nhánh đã có những nỗ lực trong việc thu hút khách hàng, nhưng các chính sách khách hàng còn chưa mang tầm chiến lược và chưa toàn diện, chưa thường xuyên, chưa chú trọng nâng cao thái độ chất lượng phục vụ khách hàng. Đối với những khách hàng xuất khẩu thì chưa có sự phối hợp, liên kêt nhịp nhàng giữa các bộ phận, chi nhánh, hội sở nên không cung cấp được dịch vụ hoàn hảo, khép kín. Chính điều này làm mất điểm VCB so với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt, như đã nói , khách hàng giao dịch thường xuyên và có nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu thường là khách hàng lớn, khách hàng truyền thống. Những khách hàng này có ảnh hưởng rất lớn đến VCB, nếu họ rút khỏi VCB thì doanh số sẽ giảm rất đáng kể. Sự thiếu vắng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực tài trợ thương mại quốc tế cho thấy VCB chưa đa dạng hóa khách hàng trong nghiệp vụ này. Và nhiều doanh nghiệp chưa tìm đến các dịch vụ của ngân hàng là vì ngân hàng chưa chú trọng khâu marketing trong kinh doanh. Như truyền thống, họ cho rằng khi khách hàng cần thì họ sẽ tự tìm đến. Hơn nữa sự thiếu thông tin về thương nhân và ngân hàng

nước ngoài, khả năng thu thập thông tin để đánh giá khách hàng trong nước chưa được chú trọng. Việc phân loại khách hàng chưa phân theo các tiêu chuẩn nhất định, còn hiện tượng qua loa nên đã tạo những cơ sở mà doanh nghiệp có thể lợi dụng và vi phạm cam kết với ngân hàng.


Thứ hai về quan hệ đại lý:

Dù đã có mạng lưới rộng khắp, quan hệ đại lý với 1250 ngân hàng trên thế giới. Nhưng ở một số khu vực như Trung Nam á, Mỹ Latinh, VCB vẫn chưa có quan hệ nên việc thực hiện các giao dịch phát sinh với những khu vực này phải thông qua trung gian làm tăng chi phí và thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ của ngân hàng.


Thứ ba về công nghệ ngân hàng:

Thời gian qua ngân hàng VCB là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực đưa công nghệ thông tin ứng dụng trong hoạt động và đạt được rất nhiều thành công. Nhưng hiện nay, vẫn còn một số vấn đề là thỉnh thoảng còn xảy ra lỗi hệ thống, việc nhận tin và truyền tin còn trục trặc, chương trình báo cáo thống kê lạc hậu nên việc thu thập tổng hợp số liệu khó khăn. Hơn nữa, do công nghệ hiện đại nên sự phụ thuộc vào công nghệ càng lớn, bất kỳ sự cố nào xảy ra cũng ảnh hưởng tới quá trình làm việc của ngân hàng.


Thứ tư về nhân lực:

Cán bộ làm công tác tín dụng còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn còn hạn chế, nhất là các hiểu biết về thương mại quốc tế... Đặc biệt là ở VCB đang có hiện tượng “chảy máu chất xám”, các cán bộ VCB được mời chào sang các công ty, ngân hàng khác với vị trí và mức lương cao hơn đã khiến nhiều cán bộ dao động.


Thứ năm về nghiệp vụ:

Công tác thẩm định dự án thiếu tầm kinh tế chiến lược, việc đánh giá tài sản đảm bảo tiền vay nhiều khi chưa chính xác. Hiện nay, việc thẩm định khách hàng, thẩm định dự án đều dựa trên cơ sở đơn giá, định mức của Nhà nước ban hành. Nhưng trong điều kiện hội nhập nền kinh tế toàn cầu và sự thay đổi nhanh chóng của nền tài chính, tiền tệ quốc tế thì hệ thống các chỉ tiêu thẩm định cũng có thể thiếu chính xác hoặc không cập nhật. Như vậy,

ngoài các căn cứ trên, nhân viên thẩm định cần phải bắt kịp và phán đoán sự thay đổi, công nghệ, chất lượng tín dụng, đây còn gọi là một trong những mặt yếu của công tác tín dụng.


Thứ sáu về công tác thu thập thông tin của khách hàng:

Việc khai thác thông tin khách hàng còn rất hạn chế, hệ thống cơ sở dữ liệu chưa được tổ chức khoa học và đầy đủ. Việc thu thập các thông tin quan trọng về khách hàng như thị trường tiêu thụ, quan hệ thanh toán,... vẫn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến thông tin sơ sài. Đây cũng là tình trạng chung của các ngân hàng thương mại, mặc dù thông tin tài chính của khách hàng rất quan trọng trong việc tìm hiểu tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.


Thứ bảy về chất lượng dịch vụ:

Các dịch vụ đi kèm chưa phong phú, chưa tạo được uy tín cao. Dịch vụ ngân hàng hoàn hảo luôn là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Hoạt động xuất nhập khẩu luôn đi kèm hoạt động thanh toán quốc tế. Nếu các dịch vụ thanh toán làm tốt, tạo ra những lợi ích thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch sẽ là cơ sở cho khách mở rộng quan hệ với khách hàng. Song dịch vụ thanh toán quốc tế ở VCB nếu so sánh với dịch vụ của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thì chưa thể cạnh tranh. Trong khi các ngân hàng nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, họ có thể tư vấn sản phẩm, thị trường cho khách hàng của họ nên họ lôi kéo được nhiều khách hàng về phía họ.

CHƯƠNG 3‌‌

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM


I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:


1. Chiến lược phát triển hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2006 -2010: (tài liệu tham khảo số 13)


Chủ động hội nhập kinh tế sâu rộng hơn với khu vực và thế giới. Thực hiện hiệu quả cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực kinh tế khác. Đẩy nhanh tiến trình hội nhập về kinh tế-thương mại quốc tế toàn diện sau khi đã gia nhập WTO. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật phục vụ hội nhập kinh tế, đặc biệt các văn bản pháp luật và các thiết chế cần thiết để bảo vệ nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tận dụng điều kiện thuận lợi để phát huy ưu thế và hạn chế những bất lợi trong hội nhập để tăng cường thu hút nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Xuất khẩu:

Mục tiêu: phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng và sản phẩm dịch vụ có lợi thế cạnh tranh đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỉ trọng hàng thô. Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt năm 68-69 tỷ USD vào 2010, và 259 tỷ USD trong 5 năm 2006-2010, gấp 2.3 lần so với năm năm trước và tốc độ tăng 16% / năm.


Trong tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất khẩu (không kể dầu thô) trong 5 năm tới đạt 106.5 tỷ USD, tăng 22.3%/ năm.


Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản dự kiến 86 tỷ USD, tăng 13.2% / năm. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 111.2 tỷ USD, tăng 18.4% / năm. Nhóm hàng nông nghiệp và thủy sản 61.45 tỷ USD, tăng 15.6%/ năm.


Nhập khẩu:

Mục tiêu: Kiềm chế được nhập siêu, phấn đấu tiến tới cân bằng hợp lý cán cân XNK. Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến; giữ thế chủ động trong nhập khẩu, tập trung vào nhập thiết bị hiện đại từ các nước có công nghệ nguồn; làm giảm nhanh và tiến tới hạn chế nhập thiết bị công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ trung gian; hạn chế nhập khẩu hàng hóa vật tư thiết bị cũng như hàng tiêu dùng trong nước có thể sản xuất và đáp ứng được.


Tốc độ tăng nhập khẩu đạt khoảng 14.7 %/ năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng từ 36.9 tỷ USD năm 2005 lên 73.5 tỷ USD năm 2010 và 286.5 tỷ USD trong cả 5 năm.

Định hướng các mặt hàng nhập khẩu: Nhóm hàng máy móc thiết bị và phụ tùng gồm các loại như ô tô, xe máy và các loại máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng phục vụ sản xuất. Cần ưu tiên nhập khẩu của các nước phát triển có nền công nghiệp chế tạo tiên tiến. Chú trọng dây truyền công nghệ vừa đáp ứng được chất lượng, giá cả và điều kiện của Việt Nam. Dự kiến 5 năm tới, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 98.4 tỷ, tăng 15.2% / năm. Nhóm hàng nguyên nhiên liệu bao gồm xăng dầu, phân Ure, thép thành phẩm và phôi thép, các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như bông sợi, chất dẻo, giấy, tân dược, hóa chất, nguyên phụ liệu may, giày dép, vải …; dự kiến giảm dần lượng nhập khẩu do khả năng sản xuất trong nước ngày càng tăng. Dự kiến kim ngạch nhập khẩu cả năm đạt 174.2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 60.8%, tăng 14.4%/ năm. Tập trung nhập khẩu các mặt hàng: xăng dầu tăng 5.1% / năm, thôi thép tăng 9.5% / năm; nguyên phụ liệu dệt may, da tăng 12% /năm; bông xơ và sợi các loại tăng 13% / năm, chất dẻo tăng 20.6% / năm…

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 06/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí