Thực Trạng Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.

trọng chi phối 73.5%, thu nhập từ phí và dịch vụ chiếm 10.4 %, còn lại là các thu nhập khác. Trong đó, tổng chi phí của ngân hàng ở mức 6,661.4 tỷ đồng, (tăng khoảng 50% so với năm 2005), trong đó chi phí thu nhập từ lãi chiếm 79% ( so với 73% năm 2005). Chi phí dự phong rủi ro tăng đáng kể bằng 113% năm 2005. Đây là kết quả của việc trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng, cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung, theo quyết định của ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ và trích lập dự phòng phù hợp với thông lệ quốc tế. Chi phí dự phòng này không ảnh hưởng quá lớn tới lợi nhuận sau thuế của ngân hàng, thể hiện ở lợi nhuận sau thuế năm 2006 là 2,877 tỷ đồng, tăng120% so với năm 2005.‌


II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

1. Tổng quan bối cảnh kinh tế thế giới và hoạt động XNK của Việt Nam:


Năm 2003, chiến tranh Iraq, khủng bố quốc tế, đại dịch SARS... đã tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế thể giới. Giá nguyên liệu tăng vọt, sản xuất lương thực giảm mạnh, cung không đủ cầu. Đồng USD liên tục mất giá so với các đồng tiền mạnh khác.

Năm 2004, kinh tế thế giới phát triển nhanh hơn, GDP ước tính tăng 4%, cao hơn 1.3% so với năm trước. Đặc biệt, hai cường quốc Mỹ và Nhật bản đã phục hồi mạnh mẽ, GDP tăng 4.3% và 4.4%. Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, GDP tăng 9%.

Năm 2005- 2006, nền kinh tế thế giới tiếp tục phải đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, giá dầu thô tăng kỉ lục với mức 60USD/ thùng,.. giá vàng thế giới không ngừng tăng cao. Năm 2005 chứng kiến những đợt tăng lãi suất liên tiếp của Cục dự trữ liên bang Mỹ ( FED), FED đã tăng lãi suất lên 4.25%, đây cũng là mức cao nhất trong 4 năm rưỡi qua.


Trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới và những khó khăn nội tại của nền kinh tế, nhưng kinh tế nước ta năm 2006 tiếp tục đạt được kết quả tăng trưởng khá, 8.17%. Tuy nhiên vẫn thấp hơn tốc độ 8.4% của năm 2005. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2003 đạt 45.4 tỷ USD, tăng lên đên 58.5 tỷ USD năm 2004 và 69.4 tỷ USD năm 2005. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003-2005 trên 23%. Sang năm 2006,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 84.015 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2006 đạt 39.6 tỷ USD, tăng 22.1% so với năm 2005; trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ( kể cả dầu thô) đóng góp 22.86 tỷ USD, tăng 23.2%. Kim ngạch nhập khẩu cả năm 2006 đạt 44.41 tỷ USD, tăng 20.1% so với năm 2005; trong đó nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 16.417 tỷ USD, tăng 20.4%. Nhập siêu năm 2006 thấp hơn năm 2005 cả về giá trị và tỷ lệ so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2006 nhập siêu 4.488 tỷ USD, bằng 12.1% tổng kim ngạch xuất khẩu; so với năm 2005 nhập siêu 4.65 tỷ USD, bằng 14.4% tổng kim ngạch xuất khẩu.


Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - 9

Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu


Tỷ USD

90

80

70

60

Xuất khẩu Nhập khẩu

Tổng kim ngạch

50

40

30

20

10

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm


Tuy kim ngạch luôn cao, cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn chưa có sự chuyển dịch tích cực. Nhóm hàng công nghiệp (dệt may, giày dép, điện tử, xe đạp, dây cáp điện, sản phẩm gố, sản phẩm nhựa) và thủ công mỹ nghệ tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng có xu hướng giảm (từ 40.5% và 40.4% năm 2003- 2004 xuống còn 38.4% năm 2005). Nhóm hàng chế biến nông, lâm, thủy sản cũng giảm 1% tỷ trọng, chiếm hơn 20% trong tổng kim ngạch. Trái lại, nhóm nhiên liệu, khoáng sản (gồm dầu thô và than đá) lại có xu hướng tăng tỷ trọng với các con số tương ứng trong 3 năm là 20%, 23%, 25%.


Về cơ cấu thị trường, hàng hóa Việt Nam đã có mặt ở trên 200 thị trường, trong đó khu vực châu á vẫn chiếm ưu thế ( trên 50%) song đã giảm dần về tỷ trọng, chiếm trên 20%. Trong khi đó, thị trường châu Mỹ và châu Phi tăng mạnh cả về kim ngạch lẫn tỷ trọng.

Đối với nhập khẩu, qua các năm tốc độ tăng có phần chậm lại, đặc biệt năm 2005 chỉ tăng 15.7% thấp hơn hẳn mức tăng 26-28% của năm 2003 và 2004. Cơ cấu hàng hóa chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong số 44.41 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu năm 2006, nhóm hàng máy móc thiết bị chiếm khoảng 36%, nhóm nguyên vật liệu chiếm khoảng 61%. Về cơ cấu thị trường, các nước Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tăng tương đối cao, đặc biệt do thời gian gần đây do cước phí vận tải tăng mạnh, việc nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu từ các nước trong khu vực góp phần tiết kiệm chi phí.


Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước như trên, đặc biệt từ sau ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, một bước ngoặt trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, điều đó đã kéo theo lộ trình mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vì thế, trong hoạt động tài trợ TMQT, Ngân hàng Ngoại thương cũng như các NHTM khác đều có những cơ hội và thách thức như sau:


Cơ hội:

Do các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường hàng hóa quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đồng thời các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài cũng có nhiều cơ hội thâm nhập và xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam nên các luồng vốn chu chuyển thông qua hệ thống tài chính ngân hàng sẽ tăng lên. Vì thế tăng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, đặc biệt dịch vụ ngân hàng quốc tế.

Hội nhập kinh tế với việc gia nhập WTO là động lực đối với sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam: quá trình hội nhập quốc tế buộc các doanh nghiệp phải đổi mới, nâng cao năng lực và kinh doanh có hiệu quả hơn, vì vậy môi trường kinh doanh ngân hàng có mức độ rủi ro thấp hơn, hoạt động của ngân hàng sẽ an toàn, lành mạnh và hiệu quả hơn.

Hội nhập thúc đẩy cạnh tranh và kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh do mở rộng khả năng tiếp cận của các ngân hàng đối với các khu vực thị trường mới, các nhóm khách hàng có độ rủi ro thấp.


Hội nhập tạo điều kiện cho ngân hàng học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ quản lý. Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo các cam kết song phương và đa

phương tức là cho phép các ngân hàng nước ngoài thành lập dưới các hình thức hiện diện thương mại khác nhau như chi nhánh, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài... Đây là điều kiện tốt để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính, đồng thời các công nghệ ngân hàng và các kỹ năng quản lý tiên tiến được các ngân hàng trong nước tiếp thu thông qua sự liên kết, hợp tác kinh doanh, quá trình học hỏi và hỗ trợ kĩ thuật của các ngân hàng nước ngoài.


Quan hệ đại lý quốc tế của ngân hàng có điều kiện phát triển rộng rãi để tạo điều kiện cho các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại phát triển.


Thách thức:

Tính đến đầu năm 2007, trong lĩnh vực ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 1 ngân hàng chính sách, 5 ngân hàng liên doanh và 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, và 37 ngân hàng thương mại cổ phần. Không chỉ giữa các ngân hàng trong nước cạnh tranh với nhau, mà các ngân hàng nước ngoài đang chiếm khoảng 10% thị phần huy động vốn và cho vay ( riêng khu vực TP Hồ Chí Minh chiếm 31%). Trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam chưa mở cửa hoàn toàn đối với các định chế tài chính nước ngoài thì mức thị phần này là không hề nhỏ. Từ năm 2006, khi mọi quy định hạn chế kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài được lới lỏng thì thị phần này còn có thể cao hơn nữa.

VCB cũng như các ngân hàng thương mại trong nước khác phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ và trình độ quản lý tốt, hệ thống sản phẩm đa dạng và chất lượng cao hơn, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Ngoài ra hội nhập quốc tế với sự gia nhập WTO cũng có thể mang lại rủi ro về khách hàng đối với các các ngân hàng thương mại nhà nước như VCB. Vì khách hàng chủ yếu của các ngân hàng thương mại nhà nước là các doanh nghiệp nhà nước mà phần lớn trong số đó vẫn còn tồn tại những yếu kém. Việc mở cửa thị trường hơn đặt các doanh nghiệp này trước tình trạng bị cạnh tranh, có thể dẫn đến mất thị phần, kinh doanh thua lỗ, phá sản. Điều này có thể làm tăng rủi ro cho hoạt động ngân hàng.

2. Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương:

2.1. Cơ sở pháp lý và quy chế:


Hoạt động thương mại quốc tế có liên quan đến nhiều doanh nghiệp và nhiều ngân hàng của nhiều quốc gia khác nhau nên các quy định về hoạt động của nghiệp vụ này thường mang tính quốc tế rất cao, tính phức tạp trong các mối quan hệ vì thế mà tăng lên. Nắm bắt được những vấn đề này, những văn bản mang tính quốc tế được ra đời nhằm làm rõ hơn và giải quyết những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đồng thời giúp các ngân hàng lấy đó làm cơ sở cho mình trong công tác kiểm tra và đối chiếu chứng từ có liên quan.


Hiện nay, các văn bản được áp dụng trong phương thức thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động tài trợ thương mại quốc tế nói riêng bao gồm có:

“ Các quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ” bản sửa đổi năm 1993 do Phòng thương mại quốc tế ban hành.

“ Quy tắc thống nhất về nhờ thu”

“Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ”

“ Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu”...

Để định hướng cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng thương mại, chính phủ và ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp lý sau:

- Nghị định số 63/1998/NĐ-CP, ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối.

- Quyết định 133/2001/QĐ-TTg, ngày 10/09/2001 về quy chế hỗ trợ tín dụng xuất nhập khẩu.

- Quyết định 386/2001/QĐ-NHNN 14 về sửa đổi bổ sung một số điều trong quy chế bảo lãnh ngân hàng kèm theo quyết định QĐ283/2002/QĐ-NHNN 14 ngày 25/08/2000.

- Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN, ngày 25/05/2001 về việc ban hành thư tín dụng nhập hàng trả chậm.

- Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005

- Quyết định số 61/2001/QĐ- TTg, ngày 25/04/2001 về nghĩa vụ của người bán và quyền mua ngoại tệ đối với người cư trú là tổ chức.

- Quyết định 1627/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay đối với khách hàng và quyết định 407/QĐ-NHNN-HĐQT ngày 29/03/2002 về hướng dẫn của VCB về quy chế cho vay đối với khách hàng.

- Nghị định 178/1999/NĐ-CP, ngày 29/12/1999 về đảm bảo tiền vay, thông tư 06/2000/TT- NHNN ngày 04/04/2000, nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/03/2000.

- Nghị định 165/1999/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo ngày 19/11/1999.

- Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/09/2004 về việc ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.

2.2. Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại VCB:


2.2.1. Về mặt tổ chức:


Đối với một ngân hàng có truyền thống và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng quốc tế như VCB, thì hoạt động tài trợ thương mại quốc tế được tiến hành từ rất lâu rồi, dưới hình thức các sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đánh giá đúng được tầm quan trọng của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, để tiếp tục phát huy và nâng cao hiệu quả của các sản phẩm tài trợ thương mại quốc tế, ngân hàng VCB đã thành lập phòng Tài trợ thương mại tại Hội sở chính.


Tài trợ thương mại quốc tế lâu nay vẫn là một gói nghiệp vụ bao gồm nhiều nghiệp vụ riêng lẻ được quản lý ở các phòng khác nhau. Nghiệp vụ tín dụng do phòng Quản lý tín dụng quản lý, nghiệp vụ chiết khấu do Phòng thanh toán xuất quản lý... Chính điều đó dẫn đến sự chồng chéo trong công tác quản lý số liệu, khó khăn cho việc phân chia trách nhiệm khi rủi ro xảy ra. Mặt khác khi một thương vụ được ký kết, và phát sinh nhu cầu cần tài trợ thì doanh nghiệp cần làm việc với nhiều phòng ban, tốn kém chi phí, thời gian gây khó chịu cho tâm lý khách hàng. Chính vì thế, sự ra đời của Phòng Tài trợ thương mại có ý nghĩa hết sức to lớn.


Hoạt động của Phòng tài trợ thương mại được chia theo 2 giai đoạn sau:

- Giai đoạn đầu: Khi mới thành lập Phòng tài trợ thương mại chỉ phục vụ cho các khách hàng là những tổng công ty lớn, có giao dịch thường xuyên với ngân hàng, có uy tín tốt, phát sinh nhiều nhu cầu tài trợ, là khách hàng truyền thống của ngân hàng.

- Giai đoạn sau: Khi hiệu quả và uy tín của phòng tài trợ đã được khẳng định và các cán bộ đã tích luỹ được những kinh nghiệm cần thiết, VCB có thể mở rộng phạm vi phục vụ của Phòng đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuât nhập khẩu có nhiều nhu cầu tài trợ.


Hiện nay, hoạt động của Phòng tài trợ thương mại chỉ mới ở giai đoạn đầu, chỉ chuyên xử lý các sản phẩm Tài trợ thương mại phục vụ cho các doanh nghiệp 90-91.

Trên tinh thần tập trung hóa việc xử lý giao dịch tài trợ thương mại quốc tế, ngân hàng Ngoại thương đã sắp xếp lại các Chi nhánh trên toàn hệ thống theo nguyên tắc phân 2 loại: chi nhánh hoạt động đầy đủ và chi nhánh hoạt động không đầy đủ. Chi nhánh hoạt động không đầy đủ chỉ thực hiện tiếp thị, quảng bá sản phẩm và tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về thanh toán xuất nhập khẩu, cấp hạn mức giao dịch cho khách hàng trong thẩm quyền của mình. Chi nhánh này không trực tiếp giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu với tổ chức tín dụng, giao dịch được chuyển về chi nhánh hoạt động đầy đủ để xử lý.


Tại các chi nhánh hoạt động đầy đủ, tùy theo khối lượng giao dịch, lãnh đạo chi nhánh có thể bố trí bộ phận tài trợ xuất nhập khẩu chuyên món hóa xử lý theo sản phẩm và theo nghiệp vụ, trong đó bao gồm Bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm nhận hồ sơ, chứng từ giao dịch của khách hàng và do chi nhánh hoạt động không đầy đủ chuyển đến. Tại các chi nhánh hoạt động không đầy đủ sẽ thành lập các bộ phận “Dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu” làm nhiệm vụ tiếp thị, quảng bá sản phẩm, tiếp nhận hồ sơ, liên hệ với khách hàng, thực hiện các tra soát với chi nhánh xử lý giao dịch theo yêu cầu của khách hàng.


2.2.2. Các hình thức tài trợ TMQT của Ngân hàng Ngoại thương hiện nay.


Tài trợ xuất khẩu


Hiện nay, hoạt động tài trợ xuất khẩu ở VCB được phân thành các nghiệp vụ chủ yếu sau:

- Nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng.

- Nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất (tài trợ sau khi giao hàng).


Nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng:

Trong thời gian qua, mặc dù các mặt hàng xuất khẩu của chúng tài trợ còn bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường giá cả cũng như sự kiểm soát khắt khe về chất lượng của các thị trường khó tính nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn không ngừng tăng. Tuy sự tăng trưởng đó chưa phải là lớn nhưng cũng chứng tỏ hoạt động xuất khẩu của chúng ta đang có bước phát triển vững chắc. Cùng với sự tăng trưởng của xuất khẩu, nhu cầu về tài trợ của lĩnh vực này cũng tăng lên. Để phục vụ tốt cho nhu cầu đó, VCB chủ trương “ mở rộng cho vay đối với các mặt hàng xuất khẩu”. Do vậy dư nợ cho vay xuất khẩu liên tục tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng. Nếu như dư nợ vay xuất khẩu của năm 2006 là 11,070.9 tỷ Đồng thì dư nợ vay xuất khẩu của riêng tính đến tháng 9/2007 là 13,920.3 tỷ Đồng, tăng 25.6%.


Tổng dư nợ ngắn hạn cho hoạt động xuất nhập khẩu đều tăng trưởng. Điều này chứng tỏ có rất nhiều doanh nghiệp chon VCB làm nơi tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên bên cạnh doanh số cho vay tăng trưởng, ta cũng phải thấy rằng tỷ trọng cho vay xuất khẩu trong tổng dư nợ ngắn hạn còn chưa đáng kể, chưa xứng với tiềm năng mà VCB có thể phục vụ cho khách hàng. Nguyên nhân có thể làm cho tỷ trọng cho vay xuất khẩu không cao có thể là do sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng khiến cho thị phần của VCB bị thu hẹp, do bất ổn chính trị của Iraq, thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam; hay do khó khăn của ngành dệt may...; hay do hoạt động marketing của ngân hàng còn chưa thực hiện tốt.


Nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất:

Doanh số thanh toán xuất khẩu của VCB bao gồm doanh số thanh toán theo hình thức L/C, nhờ thu và chuyển tiền đến các tổ chức kinh tế, dự án và định chế tài chính. Và hoạt động chiết khấu thuộc về hoạt động thanh toán theo hình thức L/C, nhờ thu.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 06/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí