Bước đầu nghiên cứu, đánh giá quá trình ra quyết định về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam trường hợp nghiên cứu Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua vườn quốc gia Cúc Phương - 11


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Kết luận:


Được-được là một sự lựa chọn khó khăn giữa bảo tồn và phát triển.

Việc ra quyết định dự án đường HCM qua VQG Cúc Phương là một quá trình dài và khó khăn.

Về cơ bản các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại thời điểm thực hiện dự án còn thiếu và yếu, các hướng dẫn cụ thể hầu như không có và khó khăn trong việc tiếp cận. Cho đến nay đã có nhiều văn bản luật được bổ sung, chỉnh sửa nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Tại thời điểm thực hiện dự án (từ năm 1997) nhận thức về môi trường đặc biệt về bảo tồn đa dạng sinh học của còn rất hạn chế.

Quy trình ra quyết định nhìn chung phù hợp với quy định. Tuy nhiên, chất lượng trong quá trình thực hiện còn hạn chế nhất là khâu lượng giá các giá trị môi trường sinh thái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình ra quyết định còn hạn chế và chất lượng tham gia phản biện xã hội chưa cao. Cộng đồng và chính quyền địa phương cấp xã không được tham gia vào quá trình ra quyết định.

Chất lượng báo cáo ĐTM còn yếu, chưa đánh giá đúng và đủ về được - mất, chưa có sự đánh giá về lợi ích, chi phí; Kinh phí cho thực hiện bảo vệ môi trường của dự án chưa tương xứng.

Bước đầu nghiên cứu, đánh giá quá trình ra quyết định về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam trường hợp nghiên cứu Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua vườn quốc gia Cúc Phương - 11

Quyền lực được thực thi phù hợp; vai trò của các tổ chức xã hội dân sự như VUSTA, tổ chức phi chính phủ khác có những tác dụng nhất định trong quá trình ra quyết định đánh đổi.

Khuyến nghị:


Cần phải cải thiện các quy định về luật pháp như: tăng cường ĐMC cho các quy hoạch, chiến lược; Các dự án qua khu vực nhạy cảm (vườn quốc gia, khu bảo tồn…) cần phải được duy trì ĐTM ở 02 khâu (ĐTM sơ bộ và ĐTM chi tiết) đặc biệt

khâu ĐTM sơ bộ cần phải đánh giá (lượng giá) được sự đánh đổi (giữa được và mất) để các nhà ra quyết định có cơ sở ra các quyết định phù hợp;

Cải thiện công tác tham vấn các bên liên quan, đặc biệt các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp (cộng đồng địa phương) và cần được quy định trong luật;

Cần có các nghiên cứu chuyên ngành sâu hơn về sự đánh đổi đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vấn đề này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


a. Tài liệu tiếng việt:

1. ACSC - CRES, (2009). Kết quả nghiên cứu về khía cạnh quyền lực trong quá trình ra quyết định về bảo tồn và phát triển ở VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Bài trình bày tại Hội thảo Áp dụng khung phân tích tổng hợp trong nghiên cứu đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển tháng 7 năm 2009 tại Hạ Long do CRES tổ chức.

2. Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, (2001). Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường Hồ Chí Minh- Tập Thuyết minh chung.

3. Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, (2001). Báo cáo đánh giá tác động môi trường đoạn tuyến qua Vườn Quốc gia Cúc Phương.

4. Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, (2001). Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đường Hồ Chí Minh (báo cáo đã bổ sung và hoàn chỉnh theo kết luận của Hội đồng thẩm định tại Văn bản số 3501/BKHCN&MT ngày 04/12/2001).

5. Ban QLDA 5- Cục Đường bộ Việt Nam, (2007). Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án QL14C đoạn qua vườn quốc gia Yorkdon.

6. CRES, (2007). Tóm tắt tham luận Hội thảo Xúc tiến bảo tồn trong bối cảnh xã hội: vận hành trong thế giới của sự đánh đổi, Hạ Long, 2007. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường.

7. Đỗ Văn Hoà, (2002). Tác động của chính sách định canh, định cư, di dân và phát triển vùng kinh tế mới đến phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở miền núi. Trong cuốn Phát triển bền vững miền núi Việt Nam: Mười năm nhìn lại và các vấn đề đặt ra do Lê Trọng Cúc và Chu Hữu Quý chủ biên. CRES.

8. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2006). Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

9. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2004). Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 03/12/2004 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh

10. Hoàng Văn Thắng, (2010). Bảo tồn trong bối cảnh xã hội: đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển;

11. Hoàng Văn Thắng, Trần Chí Trung, Thomas McShane, (2008). Đánh đổi giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển: sự lựa chọn khó khăn.

12. Bùi Dũng Thế và Hồng Bích Ngọc, (2006). Payments For Environmental Services In Vietnam: Assessing An Economic Approach To Sustainable Forest Management

13. Tổng cục Môi trường, (2009). Báo cáo cáo quốc gia lần thứ 4 thực hiện công ước đa dạng sinh học.

14. Trần Chí Trung, (2009). Đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển: Trường hợp khai thác than ở Quảng Ninh;

15. Weside: http://vi.wikipedia.org/wiki/Vườn quốc gia Cúc Phương


b. Tài liệu tiếng Anh.


16. Hirsch Paul, (2009). Improving conservation trade-off decisions: An Integrative Framework. ACSC project

17. ICDP working group, (2001). A discussion paper on analysis of constraints and enabling factors of integrated conservation and development projects (ICDP) in Vietnam

18. Jamieson, Neil L. , Le Trong Cuc, A. Terry Rambo, (1998). The development crisis in Vietnam‟s mountains. East – West Center Special Report.

19. McShane O.Thomas and Michael P. Wells, (2004). Getting biodversity projects to work: Towards more effective conservation and development. Columbia University Press, New York.

20. McShane O.Thomas, (2006). A Proposal to the John D. and Catherine T. MacArthur Foundation: Advancing Conservation in a Social Context: Working in a world of Trade-offs.

21. McShane, Thomas, Paul Hirsch, Tran Chi Trung, Alexander N. Songorwa, Ann Kinzig, Bruno Monteferri, David Mutekanga, Hoang Van Thang, Juan Luis Dammert, Manuel Pulgar-Vidal, Meredith Welch-Devine, Peter Brosius, Peter Coppolillo, and Sheila O„Connor, (2010). Hard Choices: Making Trade-offs between Biodiversity Conservation and Human Well-being. Biological Conservation);

22. McElwee, D. Pamela, (2008). Forest environmental income in Vietnam: household socioeconomic factors influencing forest use. Environmental conservation.

23. WWF, (1994). Migration and habitat loss.

PHỤ LỤC SỐ 1

CÂU HỎI PHỎNG VẤN THU THẬP THÔNG TIN VIẾT LUẬN VĂN


Mục tiêu chính


Tìm hiểu vai trò của các bên trong việc đưa ra quyết định liên quan đến xây dựng đường Hồ Chí Minh liên quan đến ĐDSH;

Tìm hiểu thực trạng đánh giá tác động môi trường trong ngành giao thông liên quan đến các VQG và KBT;

Xác định các bất cập trong đánh giá tác động môi trường;

Xem các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường (trong đó có đa dạng sinh học) nào được đưa ra bàn thảo cân nhắc đánh đổi;

Tìm hiểu các bất cập liên quan đến thể chế, chính sách và năng lực trong việc đưa ra các quyết định;

Khuyến nghị để đánh giá tác động môi trường có hiệu quả.

Câu hỏi được tập trung chủ yếu về đường Hồ Chí Minh đọa quan Vương quốc gia Cúc Phương.


Các câu hỏi như sau:


Đại diện cơ quan quản lý

Quy trình ra quyết định dự án ?

Đề nghị ông (bà) vẽ sơ đồ: quá trình ra quyết định, quy trình thực hiện và các bên tham gia?

Ông (bà) có nhận xét gì về ưu nhược điểm của quá trình ra quyết định, quy trình thực hiện và các bên tham gia?

Xin Ông (bà) cho biết quá trình ra quyết định dự án là khó khăn hay đơn giản vì sao?

Các cân nhắc lựa chọn giữa phát triển và bảo tồn có được tính đến trong quá trình ra quyết định?

Có những bất cập gì trong quá trình ra quyết định dự án?


Các chuyên gia lập dự án đầu tư

Vị trí của Ông (bà) trong việc lập dự án đầu tư?

Quy trình, quá trình lập dự án như thế nào? Xin hãy vẽ bằng sơ đồ

Có những cơ quan nào cùng tham gia dự án?

Khi tham gia lập báo cáo, ông (bà) có quan tâm đến vấn đề môi trường?

Ông (bà) có biết gì về VQG Cúc Phương?

Có những thuận lợi, khó khăn gì trong tham việc lập dự án?

Ông (bà) có bị ép buộc phải làm theo một định hướng, hay bý đồ gì không?

Cảm nhận của Ông (bà) về chất lượng các báo cáo của dự án?

Trong quá trình thực hiện Ông (bà) có tham khảo ý kiến các chuyên gia môi trường, hay đa dạng sinh học? Như thế nào?


Các chuyên gia lập báo cáo ĐTM

Ông (bà) làm nghề gì, cơ quan nào?

Chuyên ngành học của Ông (bà)? Đã học khóa về môi trường nào chưa?

Vị trí của Ông (bà) trong việc lập báo cáo ĐTM?

Quy trình, quá trình lập ĐTM của dự án như thế nào? Xin hãy vẽ bằng sơ đồ

Có những cơ quan nào cùng tham gia dự án?

Các chuyên gia khác cùng tham gia có chuyên môn gì, học vấn ra sao?

Trong quá trình làm báo cáo Ông (bà) có bị áp lực gì không? Đó là gì?

Xin Ông (bà) cho biết quyết định cuối cùng theo ông bà có phù hợp không?, nếu không cần phải có những thay đổi gì?

Quá trình ĐTM có thực hiện tham vấn cộng đồng không?, gồm những đối tượng nào?

Khi tham gia lập báo cáo, ông (bà) có quan tâm đến vấn đề môi trường?

Ông (bà) có biết gì về VQG Cúc Phương?

Có những thuận lợi, khó khăn gì trong tham việc lập dự án?

Báo cáo ĐTM có đưa ra các kịch bản, giải pháp giảm thiểu và kế hoạch quản lý không? Kế hoạch quản lý có được thực hiện trong quá trình xây dựng cũng như sau khi hoàn thành dự án không?

Có những kịch bản nào? Ông/bà nhận xét các kịch bản đó ra sao? Các kịch bản được đưa ra có đủ để thương thảo và lựa chọn để giảm thiểu mức thấp nhất tác động tới ĐDSH và cộng đồng địa phương không?


Ban Quản lý VQG Cúc Phương


Quan điểm của VQG về việc xây dựng đường Hồ Chí Minh đi qua VQG Cúc Phương? Được gì, mất gì?

Vấn đề đa dạng sinh học nào được cân nhắc trong quá trình thảo luận về dự án đường Hồ Chí Minh là gì?

Tác động của dự án tới hệ sinh thái, loài nào?

Các giải pháp mà VQG đưa ra để giảm thiểu tác động tới đa dạng sinh học?

Việc triển khai ĐTM có tham vấn VQG không? Ý kiến của VQG như thế nào?

Báo cáo ĐTM có đưa ra các kịch bản, giải pháp giảm thiểu và kế hoạch quản lý không? Kế hoạch quản lý có được thực hiện trong quá trình xây dựng cũng như sau khi hoàn thành dự án không?

Có những kịch bản nào? Ông/bà nhận xét các kịch bản đó ra sao? Các kịch bản được đưa ra có đủ để thương thảo và lựa chọn để giảm thiểu mức thấp nhất tác động tới ĐDSH và cộng đồng địa phương không?

Sự tham gia của VQG trong quá trình quy hoạch, thẩm định đánh giá tác động của dự án này? Sự tham gia ở mức độ nào? Các ý kiến đưa ra là gì và được hội đồng cân nhắc ra sao?

Tác động hiện nay của đường Hồ Chí Minh tới VQG Cúc

Phương là gì? Những vấn đề đó có thực sự được xác định và dự báo trong ĐTM không?

Quan điểm của ông/bà về chất lượng báo cáo ĐTM?

Theo ông/bà thì có gì bất cập trong luật bảo vệ và phát triển rừng và luật môi trường không?

Diễn biến về đa dạng sinh học hiện nay ở VQG, có sự thay đổi gì bất thường không, đặc biệt là quần thể loài nào đó? Có sự liên quan gì đến con đường Hồ Chí Minh?

Ý kiến của ông/bà làm thế nào để vừa có thể bảo tồn được ĐDSH lại vừa phát triển đường bộ - nghĩa là mất ít nhất cho ĐDSH?

Nên thương thảo nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định? Hay nên gia tăng sự tham gia và mức độ tham gia của các bên (trong đó có VQG)? Hay nên cải thiện chất lượng ĐTM? Hoặc nên có nhiều kịch bản để lựa chọn?


UBND xã và mặt trận tổ quốc (nơi có đường Hồ Chí Minh đi qua)


Quan điểm của ông/bà về những mặt lợi và hại khi có con đường Hồ Chí Minh đi qua?

Bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp bị mất? Bao nhiệu hộ gia đình bị di chuyển? Các tác động khác?

Bên cạnh đó các tác động tích cực (như tăng tiếp cận thị trường, thông tin…) cho địa phương là gì?

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí