Trong các năm từ 2003-2005, thanh toán xuất khẩu qua VCB vẫn duy trì mức tăng trưởng với thị phần trên 20%. Năm 2005 doanh số thanh toán xuất khẩu của VCB là 9.38 tỷ USD, chiếm 28.9% thị phần cả nước, tăng 34.55% về kim ngạch và 2% thị phần so với năm 2004.
Năm 2005 doanh số chiết khấu toàn hệ thống đạt 761 triệu quy USD; Việc chiết khấu chứng từ được thực hiện phần lớn cho các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, số tiền chiết khấu cho các doanh nghiệp lớn thì nhỏ.11 chi nhánh có doanh số chiết khấu cao so với doanh số thanh toán hàng xuất tại chi nhánh, cao nhất là VCB thành phố Hồ Chí Minh đạt 298 triệu USD, tiếp đến là Cần Thơ 180 triệu, Cà Mau 83 triệu, Bình Tây 32 triệu, Kiên Giang 29 triệu, Nha Trang 28 triệu, Hà Nội 19 triệu, Sở giao dịch 18 triệu, Đồng Nai, Quy Nhơn 14 triệu và Bình Dương 12 triệu.
So sánh giữa doanh số thanh toán xuất khẩu và doanh số chiết khấu thì tỷ trọng chiết khấu trong doanh số thanh toán xuất khẩu vẫn còn rất thấp. Sở dĩ có tình trạng trên là do nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn chưa có kinh nghiệm trong quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài, nhiều khi ký các hợp đồng với những điều khoản bất lợi dẫn đến việc không lập được bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C hoặc nếu xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng xin được chiết khấu thì bộ chứng từ lại không hoàn hảo, rủi ro không được thanh toán là rất cao và ngân hàng không thể chấp nhận chiết khấu. Bên cạnh đó ngân hàng VCB còn gặp phải sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác, vị trí độc quyền trong lĩnh vực thanh toán của ngân hàng VCB đã không còn. Ngoài ra việc tăng tỷ trọng các phương thức thanh toán khác ngoài L/C, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần tạo lập được mối quan hệ tín nhiệm đối với người mua, vì vậy các doanh nghiệp đã chuyển sang phương thức thanh toán chuyển tiền vừa đơn giản lại tiết kiệm chi phí.
Do đó phương thức chuyển tiền luôn chiếm tỷ lệ áp đảo về doanh số lẫn số món. Năm 2005 thanh toán L/C, nhờ thu đạt 2,070 tỷ USD, doanh số chuyển tiền là 7,305 tỷ USD. Như vậy phương thức chuyển tiền chiếm tới 78% về kim ngạch thanh toán xuất khẩu của VCB.
Nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế:
Ngày 16/08/2005, Ban lãnh đạo đã tổ chức buổi họp đầu tiên về Đề án triển khai nghiệp vụ bao thanh toán. Ngày 10/10/2005 ngân hàng Ngoại thương chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế Factors Chain International ( FCI ). Ngày 06/12/2005, Ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được hoạt động bao thanh toán. Ngày 20/01/2006, cùng với FCI, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo Bao thanh toán xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh với sự có mặt của gần 300 đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu, báo chí và đài phát thanh truyền hình. Ngày 23/03/2006, Ban triển khai nghiệp vụ Bao thanh toán chính thức được thành lập. Được thường xuyên đào tạo nghiệp vụ trong và ngoài nước cả về lý thuyết và thực tiễn. Năm 2006 đã triển khai hoạt động marketing cho dịch vụ bao thanh toán. Hoạt động bao thanh toán đã chính thức được khai trương vào đầu năm 2007.
Doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ bao thanh toán của VCB thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp đó phải có Giới hạn tín dụng tại VCB hoặc có bảo lãnh của một định chế tài chính được VCB chấp nhận. Sau khi xem xét một số các điều kiện khác của doanh nghiệp như tình hình hoạt động, khả năng tài chính, thị trường và mặt hàng bao thanh toán, VCB sẽ quyết định có cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho doanh nghiệp hay không.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiệp Vụ Chiết Khấu Nợ Dài Hạn ( Forfaiting - Hay Còn Gọi Là Bao Thanh Toán Tuyệt Đối): ( Tài Liệu Tham Khảo Số 4)
- Đánh Giá Chung Về Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh: (Tài Liệu Tham Khảo Số 8)
- Thực Trạng Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.
- Đánh Giá Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Ngân Hàng Ngoại Thương:
- Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế:
- Định Hướng Cho Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam:
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Nhóm sản phẩm Bao thanh toán xuất khẩu mà VCB cung cấp:
Sản phẩm BASIC EXPORT: cung cấp dịch vụ Theo dõi các khoản phải thu + Thu nợ.
Sản phẩm STANDARD EXPORT: cung cấp dịch vụ Theo dõi khoản phải thu + Thu nợ + Cho vay ứng trước + Đảm bảo rủi ro tín dụng (do đại lý bên mua cung cấp).
Sản phẩm PREMIUM EXPORT: cung cấp dịch vụ Theo dõi khoản phải thu + Thu nợ + Cho vay ứng trước.
Tuy đây là một nghiệp vụ mới được đưa vào nhưng bước đầu nghiệp vụ bao thanh toán của VCB đã và đang tiến những bước đi vững chắc như sau:
Về khách hàng:
Khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu, bao gồm các doanh nghiệp Việt Nam và các đại lý bao thanh toán quốc tế. Ban triển khai đã phối hợp cùng với các chi nhánh tiến hành thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng bao thanh toán tiềm năng của VCB. Tính đến thời điểm tháng 8 năm 2006 toàn hệ thống (chưa kể SGD) đã có 529 khách hàng đủ tiêu chuẩn để có thể được cung cấp dịch vụ bao thanh toán. Đó là những khách hàng truyền thống, có sắp xếp hạng tín dụng từ B trở lên, có doanh số xuất/ nhập khẩu, mua/ bán hàng trong nước đạt từ 1 triêu USD/ năm trở lên. Các chi nhánh được hoạt động bao thanh toán sẽ có quyền truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu này để có thể nhanh chóng xác định khách hàng đã đủ điều kiện để có thể sử dụng dịch vụ bao thanh toán này hay không. Các khách hàng tiềm năng mới sẽ được bổ sung dần trong quá trình phát triển.
Phòng quan hệ Ngân hàng đại lý tại Hội sở chính đang xúc tiến việc thiết lập quan hệ với các đại lý bao thanh toán quốc tế. Năm 2006 ký kết được thỏa thuận với 35 đại lý tại 26 quốc gia, vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất khẩu tốt với Việt Nam.
Về mạng lưới cung cấp dịch vụ:
Ban triển khai nghiệp vụ Bao thanh toán/ Phòng Bao thanh toán tại Hội sở chính là trung tâm xử lý nghiệp vụ và quản lý hoạt động bao thanh toán của toàn hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; có trách nhiệm thẩm định sơ bộ khách hàng, phê duyệt việc cung cấp dịch vụ bao thanh toán, đầu mối liên lạc với các đại lý bao thanh toán, đầu mối liên lạc giữa các chi nhánh, quản lý và điều phối các giao dịch bao thanh toán của khách hàng trong toàn hệ thống, điều hành hệ thống thông tin bao thanh toán nội bộ, thực hiện cho vay ứng trước và cho vay bắt buộc đối với khách hàng, thực hiện thanh toán với khách hàng, thu lãi và phí bao thanh toán. Chi nhánh được hoạt động bao thanh toán là đầu mối quản lý khách hàng, chịu trách nhiệm marketing và bán sản phẩm, tiếp nhận hồ sơ khách hàng, cấp/ điều chỉnh hạn mức bao thanh toán, theo dõi sản phẩm, tiếp nhận hồ sơ khách hàng, cấp điều chỉnh hạn mức bao thanh toán, theo dõi và quản lý hạn mức bao thanh toán của khách hàng, phối hợp với ban Triển khai nghiệp vụ Bao thanh toán tại hội sở chính để tiến hành thu nợ, kiểm tra khách hàng và cập nhật thông tin vào hệ thống bao thanh toán nội bộ. Đầu mối của
chi nhánh liên lạc với Ban triển khai/ Phòng bao thanh toán là Phòng Quan hệ khách hàng của chi nhánh.
Về mặt công nghệ:
Trung tâm tin học và phòng quản lý đề án công nghệ Hội sở chính đã tích cực xây dựng phần mềm tác nghiệp cho nghiệp vụ bao thanh toán tích hợp vào hệ thống chung của ngân hàng.
Nghiệp vụ cho thuê tài chính:
Nhằm hỗ trợ các khách hàng có nhu cầu đầu tư trung, dài hạn để đổi mới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh. VCB cung cấp dịch vụ Thuê mua tài chính qua đó khách hàng có thể sử dụng tài sản thuê và thanh toán dần tiền thuê trong suốt thời hạn đã được thoả thuận và không được huỷ bỏ hợp đồng thuê trước hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã được thoả thuận trong hợp đồng thuê.
Hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính ngân hàng Ngoại thương vẫn duy trì được sự phát triển khá tốt trong năm 2006. Dư nợ cho thuê tài chính đạt 1,100 tỷ đồng, tăng 22.4% so với cuối năm 2005. Tổng số dư nợ xấu là 25 tỷ đồng, chỉ chiếm 2.3% tổng dư nợ của Công ty. Nhằm đa dạng hóa nguồn vốn đầu vào, tiến tới từng bước nâng dần tỷ trọng tự cân đối nguồn vốn, trong năm 2006 Công ty bắt đầu triển khai nghiệp vụ nhận tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức trong nước. Kết thúc năm 2006, lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt 18 tỷ đồng, tăng 12.8% so với năm 2005.
Tài trợ nhập khẩu:
Nghiệp vụ tín dụng nhập khẩu
Sau khi ký kết hợp đồng thương mại, công việc đầu tiên mà người nhập khẩu phải làm là đến ngân hàng của mình đề nghị mở L/C thanh toán cho người xuất khẩu (trong trường hợp thanh toán bằng L/C). Nếu doanh nghiệp không đủ vốn mở L/C thì ngay trong giai đoạn này, ngân hàng đã có thể cho anh ta vay một khoản tín dụng nhất định để ký quỹ
mở L/C. Hơn nữa, trong giai đoạn thanh toán, nếu doanh nghiệp không đủ tiền để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu, ngân hàng cũng có thể cho vay để thanh toán. Tại VCB, mỗi khách hàng đều có một hạn mức tín dụng nhất định và họ được phép vay trong hạn mức tín dụng đó. Thông thường khách hàng phải có tài sản thế chấp, hoặc bảo lãnh bởi chính ngân hàng VCB thì phải thế chấp bằng chính lô hàng nhập. Ngân hàng đứng ra xem xét cẩn thận về uy tín của khách hàng, tình hình tài chính, lô hàng phải dễ tiêu thụ trên thị trường, giá cả ổn định, đồng thời không bị giảm giá quá đột ngột. Tùy theo sự thẩm định của ngân hàng mà quyết định tỷ lệ tài trợ.
VCB không phân ra đâu là cho vay để thanh toán L/C, đâu là cho vay bắt buộc... việc cho vay này tùy thuộc vào hạn mức cho vay đối với khách hàng mà VCB đã xác định từ trước. Sau đó, mỗi giai đoạn của quá trình nhập khẩu, khi nào doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu tài trợ về vốn thì VCB sẽ tiến hành giải ngân vào giai đoạn đó. Tại VCB hoạt động cho vay tài trợ nhập khẩu chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng.
Tín dụng tài trợ XNK, đặc biệt là tín dụng tài trợ nhập khẩu luôn là thế mạnh từ trước đến nay của ngân hàng vì VCB là ngân hàng có nguồn ngoại tệ khá dồi dào với các hình thức tài trợ ngày càng phong phú và đa dạng. Dư nợ ngoại tệ tính đến tháng 9/2007 của VCB là 2907.5 triệu USD bằng 144.1 % so với cuối năm 2006, tăng 890.2 triệu USD. Có thể thấy dự nợ ngoại tệ tăng lên rất nhanh, dư nợ cho vay nhập khẩu cũng tăng lên đạt 2035.5 triệu USD, tăng 46% so với năm 2006. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng nhập khẩu không ngừng tăng trưởng về quy mô mặc dù môi trường cạnh tranh ngày càng khó khăn. Trong cơ cấu tín dụng của VCB thường nghiêng về cho vay ngoại tệ. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì ngân hàng Ngoại thương là nơi luôn có nhiều ngoại tệ và có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của nhà nhập khẩu. Do đó doanh số cho vay bằng ngoại tệ tăng lên hàng năm theo đà tăng của kim ngạch nhập khẩu.
Thời gian qua, với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng trong nước và nước ngoài, với mọi biện pháp trong đó có chính sách giá cả để lôi kéo khách hàng về phía mình, đồng thời làm dư nợ của đối thủ giảm đi nhanh chóng. Tuy nhiên với sự nhạy bén của cán
bộ tín dụng ngân hàng Ngoại thương, nắm được tình hình đã nhanh chóng đổi mới quy chế cho vay như về lãi suất, mở rộng phạm vi, đối tượng cho vay, thủ tục nhanh gọn, dịch vụ thuận tiện.... Vì thế mà VCB vẫn giữ được khách hàng truyền thống với số dư nợ thường xuyên tăng lên, đồng thời cũng tranh thủ tiếp cận với các khách hàng “mới” nhưng có tiềm năng. Đây cũng là kết quả của những nỗ lực giữ vững thị phần trong hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Nghiệp vụ mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu:
Nhìn chung, thanh toán nhập khẩu qua VCB luôn chiếm thị phần cao và ổn định hơn so với thanh toán xuất khẩu. Năm 2003, kim ngạch tài trợ nhập khẩu đạt 6.8 tỷ USD, chiếm 26.8% thị phần cả nước. Năm 2004, kim ngạch tăng mạnh tới 39.4% đạt 9.4 tỷ USD, chiếm 29.9% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Năm 2005, lần đầu tiên kinh ngạch thanh toán nhập khẩu của VCB đạt mức 2 con số ( 11.6 tỷ USD ), tăng 23%, chiếm tới 31.4% thị phần. Trong 3 năm từ 2003 đến 2005, VCB luôn duy trì và nâng cao thị phần thanh toán nhập khẩu, mức tăng trưởng của VCB nhìn chung cũng cao hơn mức tăng trưởng của cả nước. Tuy nhiên năm 2006, kim ngạch thanh toán nhập khẩu qua VCB chỉ đạt 10.1 tỷ USD gần 87700 món, giảm 14.3% về doanh số và giảm 31.3% về số lượng so với năm 2005 chỉ chiếm 23% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch thanh toán nhập khẩu của VCB năm 2006 giảm xuống là trong năm qua có một số khách hàng của VCB là các công ty vừa và nhỏ đã chuyển sang giao dịch tại các ngân hàng khác (do các công ty này tuy là khách hàng tiềm năng của VCB có thể cung cấp nhiều dịch vụ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì tính chuyên nghiệp không cao, mặt hàng kinh doanh không chuyên ngành, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế). Các khách hàng này không có hạn mức tín dụng tại ngân hàng VCB hoặc hạn mức tín dụng thấp không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của họ nên họ thường chuyển sang giao dịch ở các ngân hàng khách để nhận được sự ưu đãi hơn.
Thanh toán nhập khẩu của VCB qua các năm
Tỷ USD
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
2002 2003 2004 2005 2006
VCB
Cả nước
Năm
6 Tháng đầu năm 2006, tại VCB thanh toán nhập khẩu bằng L/C và nhờ thu chiếm khoảng 36% về số lượng giao dịch nhưng chiếm tới 64,5% về kim ngạch, trái lại thanh toán chuyển tiền chiếm tỷ lệ áp đảo về số lượng ( 64%) nhưng chỉ chiếm 34.5% về trị giá.
Về cơ cấu mặt hàng, những mặt hàng nhập khẩu chính được thanh toán qua VCB theo phương thức L/C, nhờ thu là những mặt hàng chủ đạo của Việt Nam, Gồm xăng dầu, sắt thép và máy móc thiết bị. Trong đó, xăng dầu luôn chiếm tỷ trọng áp đảo, trên 40%. Năm 2005, mặt hàng này thanh toán 2.9 tỷ USD, chiếm 48% tổng kim ngạch thanh toán nhập khẩu của VCB. Sắt thép đạt 591 triệu USD, máy móc thiết bị 368 triệu USD.
Trong thanh toán tín dụng chứng từ thì L/C được sử dụng chủ yếu là L/C không hủy ngang, trả ngay. Loại L/C này chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khoảng 80% số L/C được mở. Với L/C yêu cầu có sự xác nhận của ngân hàng khác thì VCB thường không yêu cầu phải ký quỹ vì luôn sòng phẳng trong thanh toán. Đối với các loại L/C khác như L/C đối ứng, L/C tuần hoàn… thì do các doanh nghiệp Việt Nam ít có nhu cầu về các loại L/C này nên số lượng phát hành các loại L/C này ít, không đáng kể. Tuy nhiên, nếu như khách hàng có nhu cầu thì ngân hàng cũng phát hành L/C tuần hoàn để tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu trong quá trình thanh toán, sự ưu đãi này thể hiện ở chỗ là nhà nhập khẩu không bị đọng
vốn, không tốn chi phí mở L/C nhiều lần. Đồng thời thể hiện thiện chí của ngân hàng đối với những khách hàng mua bán những mặt hàng có giá trị lớn, có quan hệ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ thường xuyên, giao dịch nhiều lần trong năm với số lượng đều đặn. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thực hiện phát hành L/C dự phòng đối với những khách hàng có nhu cầu, mặc dù số lượng không nhiều, không đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng thậm chí ngân hàng còn có thể gặp rủi ro, tuy nhiên, điều này thể hiện sự đa dạng hóa trong nghiệp vụ để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách.
Về vấn đề xử lý các L/C quá hạn thanh toán với nước ngoài: thời gian qua VCB đã có rất nhiều cố gắng trong việc đàm phán nợ với nước ngoài để giải quyết dứt điểm số nợ tồn đọng, làm sạch bảng cân đối tài sản. Đây là một bước đi tất yếu trong quá trình tái cơ cấu, nâng cao hình ảnh của VCB trong quá trình hội nhập.
Nghiệp vụ bảo lãnh
Bảo lãnh ở nước ta chủ yếu là để tài trợ cho hoạt động nhập khẩu: trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ , bảo lãnh của ngân hàng thể hiện ở việc phát hành L/C trả chậm. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến nhất ở nước ta trong thời gian vừa qua, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì đây là hình thức vay vốn nước ngoài đơn giản và dễ được chấp nhận bằng cách mua chịu hàng hóa, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của các doanh nghiệp đang thiếu vốn.
Bằng những kinh nghiệm cùng với uy tín lâu năm trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, NHNTVN trong những năm qua đã trở thành bạn hàng đáng tin cậy nhất của tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, với các nghiệp vụ Bảo lãnh rất phong phú, thủ tục đơn giản, phí hấp dẫn cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao.
Kể từ thời điểm Sở giao dịch tách khỏi Hội sở chính, năm 2006 hoạt động bảo lãnh chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có việc áp dụng Quy trình