Đánh Giá Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Ngân Hàng Ngoại Thương:

tín dụng mới từ ngày 03/07/2006. Tuy nhiên với sự nỗ lực của các cán bộ trong phòng bảo lãnh và sự chỉ đạo của ban giám đốc, hoạt động bảo lãnh vẫn thu được những kết quả khả quan như sau:

Bảng: Số lượng Thư bảo lãnh phát hành Đơn vị tính: món


Thời kỳ

Năm 2005

Năm 2006

% tăng/ giảm

01/01 - 30/11

2,100

2,600

+23%

01/01 - 31/12

2,250

2,850

+26%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - 11


Kể từ khi áp dụng quy trình tín dụng mới, lượng khách hàng đến giao dịch bảo lãnh không có quá nhiều biến động. Mặc dù có một số khách hàng gặp phải khó khăn do Quy trình mới này nhưng Phòng bảo lãnh vẫn giữ được quan hệ với những khách hàng truyền thống, có số lượng giao dịch bảo lãnh lớn như công ty Cáp Vinadaesung, Công ty Seen, Coalimex… Các khách hàng này đã góp phần không nhỏ giúp cho số món giao dịch bảo lãnh tăng vọt so với năm 2005 cũng như các năm trước đó. Điều này cũng phản ánh uy tín và chất lượng bảo lãnh của VCB đã được khẳng định với khách hàng.


Về mức độ an toàn trong hoạt động bảo lãnh: doanh số phát hành bảo lãnh miễn ký quỹ đạt 828 tỷ VND, chiếm gần 89% tổng doanh số phát hành. Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số phát hành nhưng những giao dịch bảo lãnh miễn ký quỹ này đều thuộc đối tượng khách hàng có mức độ tín nhiệm đã được Ban lãnh đạo Hội sở chính và Ban Giám đốc sở giao dịch phê duyệt, cụ thể doanh số phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của ngân hàng đại lý là 480 tỷ VND, doanh số phát hành bảo lãnh cho các khách hàng đã được cấp hạn mức bảo lãnh là 348 tỷ VND. Và doanh số phát hành bảo lãnh có ký quỹ đạt 94,12 tỷ VND chiếm xấp xỉ 11% doanh số phát hành.


Về nợ phát sinh do bảo lãnh: Số dư nợ phát sinh do bảo lãnh bằng 0. Mặc dù trong năm 2006 có phát sinh một số trường hợp đòi tiền theo bảo lãnh nhưng không xảy ra trường hợp nào phát sinh nợ hay nợ quá hạn. Hoạt động bảo lãnh vẫn duy trì được mức độ an toàn, chưa để xảy ra rủi ro mất vốn của ngân hàng.


3. Đánh giá hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng Ngoại thương:


3.1. Về năng lực tham gia tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương:

Như chúng ta đã biết hoạt động TMQT có nhiều đặc điểm phức tạp mà không phải ai muốn cũng có thể tham gia. Đặc biệt lại ở vị trí người đi tài trợ TMQT, yêu cầu đòi hỏi càng phải cao hơn. Luôn giữ vị trí số một trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về hoạt động tài trợ ngoại thương, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hội tụ đầy đủ các điều kiện, tự tin tham gia tài trợ thương mại quốc tế.


3.1.1. Về nhân lực:


Để đáp ứng đòi hỏi về tăng trưởng và phát triển của ngân hàng, cùng với nhận thức nguồn nhân lực chính là vốn quý của ngân hàng, Ngân hàng Ngoại thương không ngừng nỗ lực tăng cường số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ. Hiện tại đội ngũ cán bộ của Ngân hàng lên tới 6700 người (tăng gần 2.5 lần so với cuối năm 2000). Cơ cấu lao động theo trình độ tại thời điểm 31/12/2005 như sau:


Trình độ

Tỷ lệ ( %)

Tiến sỹ

0.37

Thạc sỹ

3.45

Đại học

79.12

Cao đẳng ngân hàng

6.04

Trung học chuyên nghiệp

4.85

Trình độ khác

6.17

Tổng số

100


Hiểu rõ sự gắn kết giữa hiệu quả lao động và chính sách đối với người lao động, ngoài việc đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động theo quy định hiện hành. Ngân hàng Ngoại thương luôn cố gắng nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên ngân hàng, thực hiện chính sách khen thưởng xứng đáng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, có sáng kiến giúp nâng cao năng suất lao động và doanh thu.

Hàng năm ngân hàng cử hàng trăm lượt cán bộ tham dự các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn, trung, dài hạn ở trong nước và nước ngoài nhằm tiếp thu kiến thức mới, củng cố và nâng cao trình độ để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày một cao của khách hàng. Trong năm 2005, 1182 lượt cán bộ được cử đi đào tạo trong nước và 493 lượt cán bộ được đi đào tạo nước ngoài ngắn và dài hạn. Vì thế hiện nay VCB đã có được một đội ngũ cán bộ ngân hàng rất ưu tú, là các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là thương mại quốc tế, sẽ luôn hỗ trợ tốt nhất đến khách hàng.


3.1.2. Hệ thống mạng lưới:


Theo chủ chương mở rộng mạng lưới của ban lãnh đạo, tiếp tục triển khai việc cơ cấu lại hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch theo tinh thần Quyết định 888/2005/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN và trên cơ sở ứng dụng các phương thức quản lý hiện đại theo thông lệ quốc tế trong khuôn khổ các khuyến nghị của Tư vấn dự án Hỗ trợ kỹ thuật về mô hình tổ chức, trong năm 2006 Ngân hàng Ngoại thương đã thực hiện lại việc cơ cấu lại và thành lập mới một số phòng ban tại Hội sở chính như: thành lập Phòng kế toán tài chính HSC, phòng Nghiên cứu phát triển sản phẩm bán lẻ, phòng Chính sách tín dụng; sắp xếp lại khối tín dụng thành các phòng Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro, Quản lý nợ; sắp xếp lại khối tín dụng thành các phòng Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro, Quản lý nợ; sắp xếp lại và cơ cấu lại hệ thống chi nhánh. Các chi nhánh nước ngoài của VCB là: tại Hongkong: Công ty tài chính (VinaficoLtd..);tại Pháp là Vietcombank Rep.office Paris; tại Singapore là Singapore Representative Office.


Ngoài ra, VCB còn có quan hệ đại lý với hơn 1300 ngân hàng tại 90 nước trên thế giới. Hiện nay VCB có hàng trăm tài khoản mở ở các ngân hàng nước ngoài bằng nhiều loại ngoại tệ chuyển đổi thông dụng như Đôla ( Mỹ, úc, Canada, Hongkong...); Yên Nhật; Bảng Anh; Euro... Việc có hệ thống tài khoản hoạt động có hiệu quả bằng những loại ngoại tệ đa dạng ở khắp nơi trên thế giới mang đến cho khách hàng những lợi ích thiết thực như việc thanh toán của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm nhiều chi phí, nâng cao được uy tín của chính khách hàng với đối tác nước ngoài.

3.1.3. Về mối quan hệ trong nước:


Có được mạng lưới chi nhánh rộng khắp, quan hệ vơi ngân hàng nước ngoài như thế, tất nhiên ở trong nước, VCB với tư cách là ngân hàng thương mại nhà nước chủ lực, cũng vô cùng uy tín và được hỗ trợ của nhiều cơ quan ban ngành, các tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm…


3.1.4. Về cơ sở thiết bị của ngân hàng:


VCB được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ hiện đại đáp ứng được các nghiệp vụ của ngân hàng quốc tế. Với hệ thống ngân hàng lõi “core banking” được đưa vào sử dụng năm 2001, ngân hàng Ngoại thương đã tạo bước ngoặt về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng Việt Nam, cho phép tập trung hóa và vi tính hóa mọi thông tin và xử lý giao dịch cho khách hàng. Trên nền tảng này, VCB đã cho ra đời hàng loạt sản phẩm ngân hàng điện tử cao cấp: VCB Online, VCB Money, VCB Connect 24, VCB cyber Bill Payment, VCB global Trade, VCB treasure. Tháng 4/2005, ngân hàng Ngoại thương là doanh nghiệp duy nhất trong ngành ngân hàng vinh dự nhận giải thưởng Sao khuê 2005- giải do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Công nghệ thông tin và Bộ bưu chính viễn thông- do có những thành tích to lớn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng.


Hiện tại 90% các điện giao dịch của VCB được thông qua mạng SWIFT đáp ứng cho các nghiệp vụ khác nhau như: thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền cho công ty, cá nhân, chuyển tiền cho các tổ chức tín dụng, nhờ thu, giao dịch ngoại hối, thanh toán séc, tra soát và chuyển tải các thông tin tới các ngân hàng và khách hàng. Chất lượng giao dịch qua SWIFT của VCB đạt 98% độ chính xác. Do thanh toán qua mạng SWIFT nên việc đối chiếu với nước ngoài được thực hiện ngay trên máy, đảm bảo nhanh, chính xác, giúp cho việc tra soát được kịp thời, giảm bớt treo trễ.


3.1.5. Xây dựng chu trình kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khép kín

Nhờ có đội ngũ chuyên gia về các nghiệp vụ thương mại quốc tế, cơ sở vật chất đầy đủ, mạng lưới rộng khắp... VCB đã cho ra đời rất nhiều các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho thương mại quốc tế, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, hình thành một chu trình kinh doanh khép kín. Mang lại sự hài lòng cho khách hàng từ A đến Z.


3.2. Những kết quả Ngân hàng Ngoại thương đã đạt được:


Từ thực tế ở VCB như đã phân tích ở trên có thể thấy hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của VCB đã đạt được những thành tích đáng kể như :

Trong những năm qua, VCB không những duy trì mà còn đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế, luôn xứng với vai trò là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực đối ngoại. Về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, VCB ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ trên cơ sở khai thác tối đa tiềm lực để đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.


Với bề dày kinh nghiệm hỗ trợ hoạt động thương mại quốc tế, VCB đã xây dựng được hệ thống mạng lưới lý tưởng, một hệ thống khách hàng lớn và truyền thống. Đó là các đại doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí, bưu chính viễn thông, hàng không, các công ty xuất nhập khẩu và các ngân hàng uy tín ở nước ngoài... Với điều kiện như vậy, VCB đã và đang khẳng định uy tín của mình trên thị trường quốc tế. Mà uy tín lại chính là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định thành công của các ngân hàng hoạt động thanh toán quốc tế. Và cũng là điều kiện thuận lợi để VCB thu hút khách hàng.


Bên cạnh những cơ hội mở ra đối với các doanh nghiệp khi nền kinh tế bước vào hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức để trụ vững và phát triển. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp là nâng cao khả năng cạnh tranh của đơn vị mình thông qua việc tăng cường chất lượng sản phẩm, cải tiến chất lượng phục vụ khách hàng. Trong năm 2006 đầy những cơ hội và thách thức này, Ban lãnh đạo VCB chú trọng vào quản trị doanh nghiệp theo mô thức quản lý hiện đại theo thông lệ quốc tế. Kết quả đạt được nổi bật ở hai góc độ, thứ nhất là tăng cường được công tác quản trị rủi ro thông qua triển khai mô hình tín dụng mới, đổi mới về tư duy quản lý và phương thức quản lý trong quản trị rủi ro tiếp cận kinh nghiệm tiên

tiến là bước chuẩn bị cần thiết cho công cuộc cổ phần hóa và sự phát triển bền vững của ngân hàng trong thời kì hội nhập. Thứ hai, là nâng cao hiệu quả quản trị hệ thống tức là tiếp tục theo hướng quản lý tập trung trên cơ sở áp dụng phương thức quản lý hiện đại theo thông lệ quốc tế, thể hiện ở việc ứng dụng đồng bộ chương trình chuyển tiền quốc tế theo cơ chế tập trung và hoàn thiện và đưa vào vận hành quy trình tài trợ thương mại theo hướng quản lý tập trung.


Thêm vào đó, cùng với hiệu quả của việc đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, VCB trở thành ngân hàng hiện đại nhất Việt Nam, có khả năng thực hiện các nghiệp vụ quốc tế một cách nhanh chóng và chính xác, góp phần gián tiếp cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế diễn ra thuận lợi hơn.


Không chỉ thế, với một ban lãnh đạo có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, tầm nhìn xa và đội ngũ cán bộ ngân hàng năng động, chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc lĩnh vực thương mại quốc tế, luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng, làm cho khách hàng tin tưởng, an tâm khi chọn VCB làm trung gian trong giao dịch thương mại quốc tế.


Trong bối cảnh năm 2006, chứng kiến nhiều sự kiện chính trị quan trọng của thế giới, VCB cũng đã tham gia tích cực và năng động trong hoạt động đối ngoại. Ngoài việc tham gia các hoạt động của Hội đồng tư vấn doanh nghiệp ABAC với tư cách là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, VCB đã có đại diện tham gia các hoạt động bên lề hội nghị APEC như tham dự APEC CEO Summit, tham gia chủ tọa Hội nghị chuyên đề về sáng tạo trong khuôn khổ APEC CEO Summit,... Ngoài ra, VCB còn tham gia tích cực vào các hoạt động của các hiệp hội, diễn đàn, tổ chức quốc tế và khu vực. Do vậy, đại diện của VCB đã được bầu làm Phó chủ tịch Hiệp hội ngân hàng Châu á ( ABA ) và tham gia làm thành viên Ban lãnh đạo Diễn đàn và giữ chức Chủ tịch Diễn đàn VN-EU. Chính vì vậy mà hình ảnh VCB trong cộng đồng tài chính quốc tế đã được nâng lên một bước mới rất có ý nghĩa, tạo thêm uy tín và danh tiếng cho VCB. Các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng tín nhiệm các giao dịch thanh toán do VCB thực hiện.

Hàng loạt các danh hiệu mà các tổ chức tiền tệ uy tín trên thế giới trao tặng là một bằng chứng thiết thực về sự thành công của hệ thống VCB trong thời gian qua. VCB là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam trong 8 năm liên tiếp được ngân hàng Chase Manhattan ( Mỹ) cấp giấy chứng nhận ngân hàng có chất lượng thanh toán tốt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng quốc tế( SWIFT). Đây là sự công nhận của các ngân hàng Mỹ đối với trình độ tự động hóa cao trong việc xử lý điện thanh toán quốc tế của VCB. Trong 5 năm liên tiếp từ 2000- 2004 tạp chí “ The banker”- một tạp chí có uy tín trong ngành tài chính- ngân hàng quốc tế bình chọn Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.


3.3. Hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu:


3.3.1. Hạn chế:


Bên cạnh những thành tích rất đáng tự hào thì VCB vẫn còn có những hạn chế, tồn tại cần phải được nghiêm túc xem xét và khắc phục. Đó là:

Thứ nhất, VCB mới chỉ tập trung ở việc tài trợ TMQT với thời hạn ngắn là chủ yếu, hoạt động tài trợ trung và dài hạn để mở rộng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, nhập khẩu máy móc thiết bị, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng cơ sở mới sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu hoặc nguyên liệu thay thế hàng nhập khẩu chưa được quan tâm đúng mức.


Thứ hai, VCB chậm đa dạng hóa cơ cấu khách hàng. Đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng vẫn là các doanh nghiệp Nhà nước mà chưa thực sự mở rộng đối với các thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân, công ty liên doanh... Tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 60,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 12.6%, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 26.6%. Lý do là vì việc tài trợ đối với các thành phần kinh tế này dù được chính phủ khuyến khích, nhưng vẫn chưa có những quy định chặt chẽ về mặt pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng trong việc nhận và xử lý tài sản cầm cố thế chấp. Nên mặc dù trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm việc rất hiệu quả nhưng không vay được vốn của VCB vì không đủ các điều kiện về tài sản thế chấp hoặc không có báo cáo kinh doanh tốt trong 2 năm liên tiếp.


Thứ ba, các hình thức tài trợ thương mại quốc tế chưa phong phú và đa dạng. Hình thức tài trợ xuất khẩu chủ yếu hiện nay của ngân hàng là tín dụng tạo nguồn hàng mà hầu hết là tín dụng thu mua, chế biến hàng xuất khẩu. Và tín dụng cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn hạn chế trong một số lĩnh vực với một số khách hàng truyền thống. Đối với thanh toán bằng L/C ngân hàng cũng chỉ chiết khấu có truy đòi mà không chấp nhận chiết khấu miễn truy đòi ngay cả khi các mặt hàng xin chiết khấu là những mặt hàng thông thường và với những khách hàng truyền thống. Hoạt động tài trợ cho nhập khẩu cũng còn nhiều hạn chế, khách hàng khó tiếp cận với việc vay vốn trung, dài hạn từ ngân hàng mặc dù nhu cầu là rất lớn.


Thứ tư, về doanh số thanh toán xuất nhập khẩu dù tăng những vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Thêm vào đó là sự mất cân đối giữa thanh toán hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Doanh số thanh toán xuất khẩu tăng chậm hơn thanh toán nhập khẩu, do thị phần tài trợ xuất khẩu của ngân hàng còn nhỏ, và các mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng nông sản, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan... nên có giá trị nhỏ. Trong khi hàng nhập khẩu là những mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hóa chất, xăng dầu,...


Thứ năm, VCB còn chậm đổi mới trong công tác khách hàng. Công tác tiếp thị, quảng cáo về sản phẩm dịch vụ để nâng cao uy tín, thương hiệu VCB chưa được triển khai mạnh mẽ, thực hiện còn thụ động, không bài bản nên kết quả còn hạn chế. ở một số bộ phận, phong cách giao tiếp, ứng xử với khách hàng còn kém. Cơ sở hạ tầng có phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp sự phát triển nhanh chóng của VCB nên đã hạn chế khả năng thực hiện giao dịch và thu hút khách hàng ở nhiều đơn vị trong hệ thống.


Với những tồn tại trên, lại ở trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại, VCB đã và đang mất đi một số khách hàng truyền thống của mình. Và xa hơn nữa nếu chậm chân, VCB còn mất đi mảng thị trường tiềm năng chưa khai phá đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ... Và rất nhiều những kết quả không mấy tốt đẹp sẽ đến nếu VCB không khắc phục những tồn tại này.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 06/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí