Các nhóm hàng tiêu dùng dự kiến kim ngạch nhập khẩu 5 năm là 18.9 tỷ USD, tăng 16.3% / năm. Tổng số nhập siêu 5 năm là 27.8 tỷ USD, bằng 11% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Để đạt được những chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra như trên, cần có sự phối hợp giữa chính sách hợp lý của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế và sự cố gắng của chính bản thân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, với vai trò trung gian, một chất “bôi trơn” không thể thiếu là sự tham gia tích cực của các ngân hàng với hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Để có hoạt động tài trợ thương mại quốc tế ngày càng hiệu quả, ngân hàng cũng cần đưa ra định hướng hoạt động cụ thể cho nó.
2. Định hướng cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
Để giữ gìn thế mạnh trong hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu (không chỉ đảm bảo mà còn mở rộng thị phần cho loại hình dịch vụ này ), ngân hàng Ngoại thương đã có kế hoạch phát triển cụ thể sau:
Thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường. Trong thời gian tới, ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới các chi nhánh ở nước ngoài đến các khu vực mà ngân hàng chưa thiết lập được quan hệ để phục vụ đắc lực cho hoạt động đối ngoại nói chung cũng như hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng của ngân hàng.
Tăng cường duy trì và củng cố mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài theo phương châm “hợp tác – phát triển – bền vững”. Hiện nay các mối quan hệ này được thực hiện dưới nhiều hình thức: Những hiệp định khung tín dụng (hiệp định khung tài trợ xuất nhập khẩu ký với Dresdner Bank cuả Đức, Credit Agrcole Indonesuez của Pháp, KBC Bank của Bỉ, Credit Suisse của Thuỵ Sĩ), hiệp định khung hỗ trợ xuất nhập khẩu với hai ngân hàng Tây Ban Nha là Banco Bilbao Vizcaya Argenteria và Banco de Dabadell), nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, triển khai vốn vay ODA mà Chính phủ các nước đối tác (Nhật, Anh, Pháp, Trung quốc…) dành cho Việt Nam, liên doanh kinh doanh tiền tệ và địa
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - 10
- Đánh Giá Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Ngân Hàng Ngoại Thương:
- Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế:
- Tiết Kiệm Chi Phí Hoạt Động Kinh Doanh Để Từ Đó Giảm Lãi Suất Cho Vay:
- Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - 15
- Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - 16
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
ốc,… Để đạt được mục tiêu trở thành một ngân hàng quôc tế và giảm bớt rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế thì việc tăng cường và duy trì các mối quan hệ này là hết sức cần thiết.
Tăng cường nguồn vốn cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng nguồn vốn là 21%/năm, đặc biệt quan tâm tới các giải pháp để gia tăng tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ và vốn huy động trung dài hạn.
Đẩy mạnh tín dụng một cách vững chắc có chất lượng trên cơ sở tiếp tục các chương trình đầu tư, chú trọng đầu tư cho các ngành, các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh. Tìm kiếm dự án khả thi để mở rộng tín dụng. Phát huy thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ dồi dào trong việc tiếp cận các dự án lớn có tính khả thi theo hướng đồng tài trợ với các ngân hàng trong và ngoài nước.
Đa dạng hoá các hình thức tài trợ thương mại quốc tế, phục vụ tất cả khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đầu tư cho cả sản xuất kinh doanh trong nước và hoạt động đối ngoại. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ sản phẩm và sản phẩm phải đạt trình độ khu vực, đủ khả năng cạnh tranh. Chủ động giới thiệu, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng.
Tập trung trí tụê, phương tiện vật chất và nguồn vốn để thực hiện chiến lược khách hàng. Hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế theo chuẩn mực quốc tế để thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cung cấp ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nâng cao thị phần hoạt động về ngoại tệ của ngân hàng tại các khu vực công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị, chú ý tới khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Nâng cao năng lực chuyên môn hoá trong lĩnh vực nghiệp vụ ngoại tệ, chú trọng kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thẩm định dự án, tín dụng và bảo lãnh quốc tế, đảm bảo trình độ ngang bằng với các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Tiếp tục chú trọng và đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro trong thanh toán, hoàn thiện thêm một bước mô hình quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM:
Ngân hàng Ngoại thương hiện đang đứng trước những thách thức rất lớn trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng nước ngoài và NHTM cổ phần trong nước. Muốn đứng vững và phát triển được trong cuộc cạnh tranh không khoan nhượng ấy nhất thiết phải giải quyết được các vấn đề quan trọng sau:
- Vấn đề thu hút khách hàng.
- Vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
- Vấn đề giảm chi phí, lãi suất.
- Vấn đề đơn giản hoá thủ tục.
- Vấn đề phát triển thông tin, công nghệ.
- Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Vấn đề tăng cường mối quan hệ giữa NH với bạn hàng, khách hàng, các cáp chính quyền...
- Vấn đề giải quyết nợ quá hạn.
Vậy, từ tình trạng thực tế của VCB, em xin đưa ra một số giải pháp dành cho VCB là:
1. Phát triển hoạt động tài trợ XNK thông qua việc mở rộng và nâng cao chất lượng các nghiệp vụ có liên quan:
1.1. Tăng cường huy động mọi nguồn vốn phục vụ hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu:
Trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn song song với việc điều chỉnh nguồn vốn theo hướng nâng cao nguồn vốn từ dân cư, duy trì và mở rộng nguồn vốn tổ chức kinh tế, tranh thủ nguồn vốn đầu tư và nhàn rỗi của các công ty bảo hiểm. Đặc biệt lưu ý các giải pháp huy động các nguồn vốn trung dài hạn, coi đây là khâu then chốt có tính quyết định. Tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn phục vụ nhu cầu ngày một tăng của nền kinh tế trong những năm tới.
Để có thể thực hiện thành công những nhiệm vụ quan trọng này, ngân hàng cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Tiếp tục sử dụng lãi suất như là một công cụ tài chính linh hoạt và hiệu quả nhằm thực thi các chủ trương chiến lược kinh doanh đã đề ra. Đối với khách hàng có lượng tiền gửi lớn, thời gian dài, cần có chính sách ưu đãi riêng như được hưởng mức lãi suất cao hơn mức lãi suất quy định hoặc được nhận một món quà có giá trị khi gửi tiền. Nếu khách hàng rút tiền trước hạn thì vẫn cho khách hàng hưởng mức lãi suất ứng với mức lãi suất của kỳ hạn gần nhất mà khách hàng đã gửi. Vào những dịp lễ tết nên gửi thiệp chúc mừng để duy trì quan hệ tốt với khách hàng.
Để khuyến khích các Phòng giao dịch tích cực huy động vốn tại địa bàn, lãi suất nội bộ cần tiếp tục được điều chỉnh linh hoạt, có chế độ phân biệt lãi suất với các Phòng giao dịch có số dư gửi vốn lớn tại SGD.
Tiếp tục nghiên cứu đưa ra mức lãi suất nội bộ để có thể cân bằng nguồn vốn, sử dụng vốn vay đặc biệt tại các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên, đồng thời hướng các chi nhánh quan tâm hơn nữa tới việc phòng ngừa rủi ro lãi suất và đảm bảo thanh khoản.
Tiếp tục mở rộng mạng lưới, tăng cường công tác đào tạo cho các cán bộ kinh doanh vốn, nâng cao phong cách giao tiếp khách hàng, đào tạo chuyên môn cho các cán bộ giao dịch bằng cách mở các đợt tập huấn công tác huy động vốn ( kỳ phiếu, trái phiếu, quỹ tiết kiệm, đề án tiết kiệm tích luỹ) trong cả hệ thống, xây dựng cẩm nang huy động vốn.
Mở rộng và khuyến khích các hình thức mở tài khoản cá nhân, tạo tiền đề đẩy mạnh nghiệp vụ thanh toán thẻ, rút tiền tự động qua mạng ATM nhằm thu hút thêm các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Lên kế hoạch thuyết phục, thu hút thêm các doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng trả lương cho nhân viên trên các tài khoản cá nhân.
Ngân hàng mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng, các tổ chức quốc tế khác để vay vốn trung dài hạn.
Ngân hàng cần thực hiện đảm bảo tiền gửi cho khách hàng. Những biến động kinh tế có thể làm sụp đổ các ngân hàng nên người gửi muốn tiền của họ được đảm bảo một các chắc chắn nhất.
1.2. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chủ yếu tại ngân hàng là để phục vụ cho nhu cầu mở L/C, chuyển tiền và nhờ thu của khách hàng. Tuy nhiên việc mua bán ngoại tệ cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thông qua tác động làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá tăng sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Khi tỷ giá giảm sẽ góp phần thúc đẩy nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, ở nước ta, tỷ giá được điều chỉnh bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng VCB cần tăng cường hoạt động mua bán ngoại tệ để phục vụ tốt cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của mình. Cụ thể như sau:
Đẩy mạnh huy động vốn ngoại tệ, khai thác tốt các nguồn vốn tài trợ, nâng cao chất lượng tín dụng ngoại tệ.
Để chủ động được nguồn vốn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế trong điều kiện nhu cầu về ngoại tệ chưa ổn định. VCB cần đẩy mạnh hơn nữa các hình thức kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt thu hút nguồn ngoại tệ từ các doanh nghiệp có hàng hoá xuất khẩu, ...
Đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh đối ngoại
Mở rộng và quản lý tốt các đại lý thu đổi ngoại tệ, phát triển mạnh hoạt động thanh toán thẻ, séc du lịch, khai thác dịch vụ chi trả kiều hối bằng cách giảm phí dịch vụ để thu hút nguồn ngoại tệ chuyển về, đồng thời miễn phí đối với khách hàng nhận tiền bằng đồng nội tệ, đồng thời quản lý tốt việc sử dụng ngoại tệ đảm bảo khả năng tái tạo ngoại tệ cho hoạt động thanh toán XNK.
Thực hiện tốt nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế.
Chủ yếu cho các nhà thầu tham gia xây dựng các các công trình có vốn tài trợ hay có sự tham gia của các đối tác nước ngoài vì tiềm lực ngoại tệ của các đối tác này rất lớn, đây là nguồn lực để VCB đảm bảo cân đối ngoại tệ.
Đẩy mạnh nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có kỳ hạn( Forward)
Nghiệp vụ này là một trong những hướng khả thi nhất nhằm tăng thêm nguồn ngoại tệ cung cấp cho thanh toán. Các nhà đầu tư thường rất quan tâm tới thị trường kỳ hạn để họ vay khoản ngoại tệ của mình, nếu có được dự báo tốt. Ngân hàng có thể thu lãi, tự bổ sung cho dự trữ ngoại tệ để không phải từ chối những yêu cầu giao dịch khi nguồn ngoại tệ trở nên khó khăn.
1.3. Nghiệp vụ tín dụng:
1.3.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án xuất nhập khẩu:
Cũng như đối với các loại tín dụng khác, quy trình tín dụng xuất nhập khẩu được chia thành 3 giai đoạn theo thời gian và tính chất khoản vay.
- Giai đoạn thẩm định trước khi cho vay
- Giai đoạn phê duyệt và giải ngân
- Giai đoạn kiểm tra sau
Nhìn vào quy trình trên ta có thể thấy rằng về phía ngân hàng, dường như những thủ tục, những yêu cầu vay vốn được quy định rất chặt chẽ. Nhưng một điều rõ ràng tất cả chỉ là giấy tờ với những quy định và ràng buộc; còn thực tế thực hiện với độ trung thực và tính hiệu qủa lại do yếu tố con người quyết định. Chính vì vậy ngân hàng cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ cao về chuyên môn và có khả năng phân tích tốt để thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng một cách chính xác về: Tính khả thi của phương án kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình công nợ của khách hàng; kết quả kinh doanh của những năm trước, kỳ trước và dự kiến kỳ này; Làm rõ nguồn trả nợ từ đâu; Đánh giá uy tín và khả năng phát triển của khách hàng (đánh giá bộ máy điều hành, lý lịch, năng lực, của người điều hành và uy tín của họ), cán bộ tín dụng phải thu thập cả những danh tiếng và tai tiếng của khách hàng để đánh giá chính xác uy tín của họ. Các thông tin
này ngân hàng có thể có được từ số sách lưu trữ (đối với những khách hàng đã có quan hệ với ngân hàng); qua các thông tin trên sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng..., các thông tin từ bạn hàng của khách hàng, từ nhà cung cấp đầu vào cho khách hàng, tư doanh nghiệp cùng ngành nghề với khách hàng. Tuy nhiên nguồn thông tin này có thể bị sai lệch do yếu tố cạnh tranh. Do đó việc điều tra các thông tin về khách hàng từ Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và sự hỗ trợ của các Bộ ngành liên quan là điều không thể thiếu. Các thông tin này phải được kiểm soát chặt chẽ, liên tục trong suốt quá trình cho vay để cập nhật thông tin về khách hàng, phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro và áp dụng các biện pháp thích hợp, có những quyết định hợp lý đối với khách hàng.
Bên cạnh đó, khi thực hiện thẩm định dự án xuất nhập khẩu cần thiết phải sử dụng một hệ thống đánh giá cho điểm các khách hàng đã được vi tính hoá. Để thực hiện được điều đó ngân hàng phải xây dựng một hệ thống thông tin đẩy đủ và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khách hàng được tiêu chuẩn hoá thông qua hệ thống phần mềm máy tính. Ngoài ra, việc cho điểm khách hàng còn phải được củng cố thêm bằng việc cho điểm theo ngành kinh tế: khi có một hiện tượng bất lợi ở một ngành nào đó thì hệ thống sẽ tự hạ điểm của tất cả các khách hàng hoạt động ở ngành đó.
1.3.2. Quản lý tài sản cầm cố, thế chấp:
Xây dựng hệ thống kho tàng đủ tiêu chuẩn quản lý vật tư, hàng hoá, dùng làm tài sản thế chấp. Hoạt động kinh doanh kho bãi được thực hiện theo các chế độ khoán tài chính của công ty thu mua. Về nguyên tắc, tài sản thế chấp cầm cố cho khoản vay phải là những tài sản được hình thành trước và độc lập với vốn vay. Nhưng nếu ngân hàng có kho bãi đầy đủ điều kiện an toàn, có thể chấp nhận tài sản hình thành từ vốn vay để làm hàng hoá vật tư đảm bảo việc giải chấp trên cơ sở thanh toán của người vay.
Bảo hiểm tài sản, hàng hoá để phòng ngừa rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn... Ngân hàng có thể thực hiện bằng hợp đồng thoả thuận với các tổ chức bảo hiểm trong nước và ngoài nước buộc người vay phải mua bảo hiểm cho hàng hoá thế chấp cầm cố với ngân hàng.
Thành lập các công ty mua bán, khai thác tài sản thế chấp tồn đọng của các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào thực trạng giá trị của tài sản tồn đọng và khả năng của công ty, tổ chức tín dụng chuyển giao tài sản tồn đọng cho công ty dưới hình thức uỷ thác hoặc trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng theo thoả thuận, giúp tổ chức tín dụng thu hồi vốn và khai thác sử dụng tài sản tồn đọng có hiệu quả.
1.3.3. Nâng cao chất lượng hoạt động quản lý rủi ro trong tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu:
Ngoài những nhân tố rủi ro khách quan và chủ quan trong như trong tín dụng thông thường, tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu còn chịu ảnh hưởng lớn của 2 nhân tố là lãi suất và tỷ giá của các đồng tiền giao dịch. Sự biến động thường xuyên của 2 nhân tố, nếu tạo thêm thuận lợi cho ngân hàng trong nghiệp vụ tín dụng thì sẽ gây thiệt hại cho khách hàng và ngược lại.
Để quản lý rủi ro đối với lãi suất và tỷ giá, các ngân hàng nước ngoài áp dụng các giải pháp nghiệp vụ kinh doanh hối đoái trên thị trường tiền tệ với các công cụ chủ yếu sau:
+ Hợp đồng mua bán kỳ hạn
+ Hợp đồng tương lai
+ Hợp đồng quyền chọn về lãi suất và tỷ giá
+ Nghiệp vụ SWAP về lãi suất
Với các điều kiện về con người và cơ sở vật chất, thông tin và các quan hệ uy tín trên thị trường quốc tế hiện nay. Ngân hàng Ngoại thương có thể áp dụng các hình thức kinh doanh này nhằm tăng thu nhập về dịch vụ, đồng thời quản lý được các rủi ro về biến động của thị trường tiền tệ. Để triển khai được nghiệp vụ này ngân hàng cần có đủ các điều kiện chủ quan sau:
Đề án kinh doanh hiệu quả và các giải pháp bảo đảm an toàn phòng ngừa các rủi ro.
Có quy trình phù hợp với các quy chế của ngân hàng Nhà nước và thực tiễn kinh doanh của ngân hàng VCB. Quan trọng là đảm bảo quản lý chặt chẽ phán quyết, trạng thái hối đoái, hệ thống kiểm tra, kiểm soát và thông tin tiếp thị.