Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 20


nhân đạo, phù hợp với truyền thống đạo lý, thuần phong mỹ tục và tinh thần dân tộc. Tóm lại, sự cách tân thể loạiđược thể hiện trong việc tạo các nhân vật hư cấu hoàn toàn là nữ giới để luận giải rất độc đáo, thú vị, mới lạ về vấn đề “Mẫu tính”, “Phật tính” qua sự kết hợp kiến thức lịch sử- văn hóa, phong tục, mang đến cho người đọc sự nhận thức sâu sắc về các giá trị nhân văn cốt lõi của lịch sử.


Tiểu kết chương 4

Xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu thể hiện những cách tân đáng kể trong cấu trúc thể loại, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trong bức tranh phát triển của TTLS Việt Nam đương đại. Các nhà văn trong xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu không quan tâm yếu tố “lịch sử”, mà coi trọng, đề cao việc hư cấu “lịch sử mới” bằng trải nghiệm cá nhân.

Các nhà văn viết theo xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu đã lật giở lịch sử, không né tránh những góc khuất, các vấn đề văn hóa tâm linh, luận giải về những những bi kịch lịch sử gắn với khát vọng đổi mới và thống nhất đất nước, hư cấu giả định, hoài nghi về lịch sử để nhận thức lại lịch sử, đánh giá khách quan, công bằng với các nhân vật, sự kiện có thật bằng quan điểm duy vật biện chứng, trên tinh thần nhân văn, hiểu đúng bản chất lịch sử.

Xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu đã thể hiện sự cách tân bằng việc đi sâu chất thế sự khi khám phá các tầng bậc tâm lý sâu thẳm trong tâm hồn con người, luận giải về bản thể con người trong những vấn đề khó viết nhất như vấn đề vô thức bản năng trong quy phạm đạo đức. Điểm mới trong lối tư duy nghệ thuật của nhà văn được thể hiện ở việc khám phá lịch sử: lịch sử được cảm nhận, kết đọng trong chiều sâu số phận con người qua những hư cấu giả định, giải thiêng thần tượng và biện giải về những góc khuất lịch sử bằng những hư cấu dựa trên yếu tố “lịch sử”.

Các nhà văn luận giải về lịch sử từ góc nhìn văn hóa, phong tục, luận giải bằng những hư cấu giả định, hoài nghi về những điều có thể diễn ra trong lịch sử theo quan điểm nghệ thuật thẩm mỹ. Qua sự biện giải, ta thấy các hình tượng nghệ thuật ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc mang tính thời sự, có ý nghĩa nhân loại. Xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu đi sâu vào lĩnh vực văn hóa, phong tục để đối thoại với người đọc về bức thông điệp giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn, phát huy di sản văn hóa tinh thần của dân tộc và các giá trị nhân văn. Đây cũng là một hướng khám phá mới về lịch sử, góp phần đổi mới thể loại, tạo nên bức tranh đa sắc màu trong tiến trình phát triển của TTLS Việt Nam đương đại từ năm 1986 đến nay.


KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

1. TTLS có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục nhân văn và thẩm mỹ; là cơ sở, địa hạt thuận lợi để xem xét và giải quyết các vấn đề của lịch sử, văn hóa và xã hội. Lịch sử là nơi cung cấp các đề tài lớn cho văn học, TTLS đạt được những thành tựu quan trọng với nhiều kiệt tác có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam và với công cuộc Đổi mới đất nước.

Các nhà văn có chiều hướng lật giở kho sử liệu, nhìn lại quá khứ trong nguồn cảm hứng dạt dào, khơi gợi sự sáng tạo độc đáo, mới lạ để truyền đến người đọc nhiều bài học kinh nghiệm. Vì thế, các nhà văn đã phản ánh số phận con người theo chiều hướng tôn trọng tính khách quan của lịch sử và hư cấu, tái hiện lại bức tranh đời sống phong phú, đa dạng, sinh động trong thế giới nghệ thuật, khái quát thành những bài học giáo huấn sâu sắc, luận giải các vấn đề lịch sử, phong tục, văn hóa dân tộc một cách khách quan, công tâm, độc đáo, mới lạ, lôi cuốn, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục. TTLS là một thể loại văn học giàu giá trị nhân văn, hướng con người theo các giá trị tốt đẹp, thúc đẩy tiến bộ xã hội. TTLS Việt Nam đương đại phát triển phong phú, đa dạng theo nhiều xu hướng (như xu hướng TTLS bám sát sử liệu, xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu, xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu) trong sự dân chủ, đổi mới theo hướng hiện đại hóa ở mọi cấp độ của thể loại. Mỗi nhà văn theo xu hướng khác nhau sẽ có cách xử lý yếu tố lịch sử- hư cấu theo mức độ, dụng ý nghệ thuật khác nhau trong giới hạn quy định, đảm bảo nguyên tắc thể loại.

Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 20

Xu hướng TTLS bám sát sử liệu thiên về tính chất mô tả, minh họa lịch sử theo tinh thần trung thành với sử liệu, về sau, xu hướng này dần dịch chuyển từ khuynh hướng sử thi sang thế sự, tô đậm hành động của nhân vật, sự kiện lịch sử được đẩy lên bình diện hàng đầu, nhằm phổ biến những kiến thức lịch sử dày đặc đến người đọc.

Xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa yếu tố “lịch sử” và “hư cấu” để thực hiện mục tiêu hàng đầu là truyền tải các bài học giáo huấn một cách gián tiếp qua những tấm gương người thật, việc thật gắn với nhân vật lịch sử có thật và sự kiện được ghi chép trong sử liệu, nhằm truyền đến người đọc nhiều bài học giáo huấn về lòng yêu nước, chính trị- tôn giáo, vấn đề đại đoàn kết dân tộc, chủ nghĩa nhân đạo.

Xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu hoài nghi về các vấn đề lịch sử, muốn nhận thức lại lịch sử, coi trọng, đề cao yếu tố hư cấu giả định về những điều có thể xảy ra quanh các sự kiện mà sử liệu không ghi chép, dự phóng về một “lịch sử mới” qua những trải nghiệm của cá nhân, đối thoại, phản biện lịch sử nhằm giải thiêng thần tượng là nhân vật có thật. Các nhà văn mượn lịch sử như là cái cớ để nhận thức lại các chân giá trị bằng quan điểm thẩm mỹ, diễn giải lại những góc khuất lịch sử bằng các yếu tố cách tân, lệch chuẩn. Vì xu hướng này thường luận giải lịch sử bằng sự phản biện khá tự do, dân chủ, nên nhà văn phải


kiểm soát tốt tư duy nghệ thuật, không được mở rộng quan điểm phản biện quá chủ quan đến mức cực đoan, không xuyên tạc sai lệch bản chất lịch sử dân tộc, vi phạm nguyên tắc thể loại.

2. TTLS Việt Nam đương đại từ năm 1986 đến nay đang đi theo xu hướng đa dạng hoá với nhiều tác phẩm lớn, có giá trị ra đời, được công chúng văn học quan tâm và bàn luận sôi nổi trên văn đàn. Sự đa dạng hoá là xu hướng đáng khuyến khích chứ không phải là hiện tượng rối loạn của TTLS Việt Nam. Nhưng, đa dạng đến đâu thì TTLS vẫn phải tuân thủ nguyên tắc trong việc xử lý các yếu tố lịch sử và hư cấu trong phạm vi giới hạn của thể loại. TTLS là thể loại văn học lấy tiêu chí tôn trọng sự thật khách quan của lịch sử làm nguyên tắc hàng đầu trong cấu trúc thể loại, nhà văn được quyền hư cấu các chi tiết nhỏ, tâm lý của nhân vật có thật trong đời tư thế sự ở một giới hạn nhất định, hư cấu phải hợp lý, đảm bảo lịch sử hiện lên chân thật, sống động hơn, tuyệt đối không hư cấu tùy tiện theo kiểu bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc “lịch sử chính trị” của đất nước, không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

TTLS phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có các đặc điểm riêng về nội dung và hình thức, đặc biệt là ở giai đoạn đương đại (từ sau năm 1986 đến nay) thì thể loại văn học này đã có nhiều cách tân đáng kể về mặt nội dung và nghệ thuật. Một mặt, nó vẫn kế thừa khuynh hướng sử thi ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chống giặc ngoại xâm, khẳng định nguyên lý chính nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ca ngợi những tấm gương yêu nước qua các biến cố, xung đột lịch sử liên quan đến số phận cộng đồng. Mặt khác, TTLS Việt Nam đương đại có nhiều đổi mới trong cấu trúc thể loại, đó là dịch chuyển sang khuynh hướng thế sự, khám phá tất cả những sự thật trong tâm hồn con người, các góc khuất lịch sử từ góc nhìn đời tư. Các nhà văn chú ý miêu tả thân phận con người từ góc nhìn thế sự đa chiều, giàu suy tư, triết lý bằng bút pháp tả thực, lãng mạn và tượng trưng, một số chi tiết nghệ thuật được hư cấu theo lối huyền thoại hóa mà vẫn đảm bảo nguyên tắc thể loại, không xuyên tạc cốt lõi sự thật lịch sử. Đặc biệt là sự đổi mới trong lối tư duy nghệ thuật, các nhà văn tái tạo, phục dựng nhân vật có thật, sự kiện lịch sử, đời sống quá khứ theo quan điểm chính luận, tràn đầy cảm hứng yêu nước, tinh thần nhân đạo, khám phá từ nhiều góc nhìn đời tư- thế sự, luận giải về những góc khuất lịch sử và “cái có thể xảy ra” trong lịch sử. Từ đó, nhà văn đối thoại với lịch sử, làm tăng tính đa nghĩa, sinh động của các “mã” hình tượng, tạo ra những cách mô tả lịch sử hay luận giải riêng về các vấn đề lịch sử gắn với tâm linh, văn hóa, phong tục, lịch sử đổi mới- thống nhất đất nước, đối thoại về bản thể con người, luận giải lịch sử kết đọng trong chiều sâu số phận con người hoặc truyền đến người đọc nhiều bài học giáo huấn về lòng yêu nước, chính trị- tôn giáo, vấn đề đại đoàn kết dân tộc, chủ nghĩa nhân đạo qua cách viết độc đáo, mới lạ, thật sự cuốn hút, hấp dẫn và giàu sức thuyết phục.


3. Khi đánh giá về hiện thực lịch sử và con người có thật của quá khứ, các nhà văn chú trọng nguyên tắc thể loại, nguyên tắc khách quan mang tính lịch sử cụ thể, hướng đến sự nhân đạo hóa con người. Nguyên tắc nhân đạo được thể hiện rõ qua quan điểm nghệ thuật thẩm mỹ của các nhà văn, thể hiện tình yêu, trách nhiệm và niềm tin vào con người. Qua các tác phẩm, ta thấy các tác giả luôn bày tỏ thái độ, quan điểm, lập trường tư tưởng nhân sinh trên tinh thần yêu nước, nhân đạo, đậm chất thế sự nhằm dự báo, cải tạo hiện thực theo chiều hướng tích cực, tiến bộ, nhân văn, hướng tới Cái Đẹp, Cái Thiện; đồng thời phổ biến kiến thức lịch sử đến người đọc hay giáo huấn hoặc đối thoại, phản biện lịch sử bằng thái độ khách quan, công tâm trên tinh thần hiểu đúng bản chất lịch sử, thức tỉnh con người tránh xa cái xấu, cái ác, ngăn chặn mọi sự tha hóa, biến chất trong tâm hồn, điều chỉnh hành vi con người, làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, tất cả vì hạnh phúc của con người. Qua khảo sát, các nhà văn thể hiện khả năng cảm nhận, miêu tả, phân tích, đánh giá, khái quát các vấn đề hiện thực lịch sử rất sâu sắc, toàn diện, giàu tính chất lý luận, triết luận và đậm chất giáo huấn.

4. Qua ba xu hướng mà chúng tôi khảo sát, sự cách tân thể loại thể hiện ở sự đổi mới trong các lớp cấu trúc tự sự như điểm nhìn, cốt truyện, nhân vật, không- thời gian, ngôn ngữ...Đặc biệt, ta thấy sự đổi mới thể hiện qua việc lồng ghép “chuyện đại sự” và “chuyện thế sự đời tư” trong kết cấu cốt truyện, đổi mới thể loại bằng việc tổ chức kết cấu cốt truyện ghép mảnh, cách tân trong việc dùng kỹ thuật đa điểm nhìn, đan xen điểm nhìn toàn tri di chuyển liên tục qua điểm nhìn hạn tri của các nhân vật. Đặc biệt là tính liên văn bản đã làm cho TTLS ôm chứa và hòa trộn nhiều tiểu loại khác trong cấu trúc thể loại của nó.

Qua khảo sát, các nhà văn đã dùng các lớp ngôn từ thẩm m đa phong cách như ngôn ngữ chính luận đậm chất giáo huấn, ngôn ngữ mang tính biện giải, ngôn ngữ mang tính chất tường thuật, ngôn ngữ sinh hoạt mang tính khẩu ngữ, ngôn ngữ cổ mang sắc thái trang trọng, ngôn ngữ dân gian... để tái hiện lại lịch sử một cách chân thật, xác tín. Các nhà văn vừa hư cấu sáng tạo, vừa đảm bảo nguyên tắc tôn trọng yếu tố lịch sử trong việc tổ chức lồng ghép các lớp thời gian tuyến tính thời gian đa chiều mang tính hư cấu. Các nhà văn tổ chức, cắt dán, lắp ghép tinh xảo, linh hoạt các mảnh không gian nghệ thuật gồm không gian lịch sử-xã hội mang tính địa điểm-vật thể và không gian đa chiều sự cảm nhận, cảm thụ của các nhân vật về không gian như không gian tâm tưởng, không gian sinh hoạt đời tư của nhân vật giàu ý nghĩa biểu tượng, để tạo nên thế giới nghệ thuật sống động.

Nhìn chung, TTLS Việt Nam đương đại có nhiều sự đổi mới trong các lớp cấu trúc thể loại mà chúng tôi mới chỉ ra một số biểu hiện cụ thể ở ba xu hướng. TTLS Việt Nam đương đại đạt nhiều thành tựu quan trọng, phát triển vượt bậc so với các giai đoạn trước về số lượng, chất lượng và quy mô đồ sộ của tác phẩm. Các nhà văn đã góp phần đáng kể trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của văn học nói chung, cũng như tiểu thuyết nói riêng, dệt nên bức tranh phong phú, đa dạng trong đời sống văn học.


NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. “Giọng điệu nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác” (2018), Tạp chí iáo dục và Xã hội, số Đặc biệt, tr.18, ra ngày 10/2, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam.

2. “Liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sửSông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác” (2018), Tạp chí Khoa học, (số 4), tr. 16-26, Trường ĐHSPHN.

3. “Giáo huấn đạo trị bình bằng đối thoại Tam giáo đồng nguyên và tư tưởng Phật giáo trong Tám triều vua Lý” (2018), Tạp chí Khoa học, (số 10), tr. 45-54, Trường ĐHSPHN.

4. “Cấu trúc và nghệ thuật thể hiện nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo trong chiến lược quân sự ở Bão táp triều Trần (2019)”, Tạp chí Khoa học, (số 2), tr.58-67, Trường ĐHSPHN.

5. Bão táp triều Trần từ góc nhìn lý thuyết tiếp nhận và phê bình nữ quyền (2018), Tạp chí Khoa học, Tập 4, (số 2b), tr.253-264, Trường ĐHKHXH & NV.

6. “Ngôn ngữ đa phong cách trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam”, Phần 1,

Báo Văn nghệ, tr. 551-552, ra ngày 20/8/2020, tỉnh Hòa Bình.

7. “Ngôn ngữ đa phong cách trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam”, Phần 2,

Báo Văn nghệ, tr.553-554, ra ngày 20/9/2020, tỉnh Hòa Bình.

8. “Ngôn ngữ đa phong cách trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam”, Phần 3,

Báo Văn nghệ, tr. 555-556, ra ngày 20/10/2020, tỉnh Hòa Bình.

9. “Con người xã hội mang khát vọng lịch sử và con người tự nhiên thế sự trong tiểu thuyết lịch sử từ góc nhìn phân tâm học và tâm phân học”, Nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại (2019), Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia, tr.337, Trường ĐHSPHN.

10. “Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Thông reo Ngàn Hống”, Nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại (2019), Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia, tr.374, Trường ĐHSPHN.

11. “Đặc sắc nghệ thuật trong kết cấu cốt truyện của tiểu thuyết lịch sử Việt Namđương đại”, (2020), Tạp chí iáo dục, số Đặc biệt, tháng 9, tr.38, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

12. “Tư tưởng yêu nước và cảm hứng thế sự qua hình tượng nhân vật Lý Thường Kiệt trong Tám triều vua Lý từ góc nhìn mĩ học tiếp nhận” (2021), Tạp chí iáo dục, số Đặc biệt, tháng 3, tr. 37, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

13. “Một số đặc điểm nghệ thuật của xu hướng tiểu thuyết lịch sử đối thoại với sử liệu” (2021), Tạp chí Thiết bị iáo dục, số 251, tr. 47, tháng 10, Hiệp hội Thiết bị Giáo dục Việt Nam.

14. “Quan điểm đối thoại và một số đặc điểm nội dung của xu hướng tiểu thuyết lịch sử đối thoại với sử liệu”, (2021), Tạp chí Thiết bị iáo dục, số Đặc biệt, tr. 302, tháng 10, Hiệp hội Thiết bị Giáo dục Việt Nam.

15. “Khái quát về xu hướng tiểu thuyết lịch sử dụ ngôn hóa sử liệu và một số đặc điểm nội dung”, (2022), Tạp chí Lý luận, phê bình VHNT TW, số..., tr...., tháng..., Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

16. “Một số đặc điểm hình thức nghệ thuật của xu hướng tiểu thuyết lịch sử dụ ngôn hóa sử liệu”, (2022), Tạp chí Lý luận, phê bình VHNT TW, số..., tr...., tháng..., Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Đào Duy Anh, (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa Thông tin.

2. Tạ Duy Anh, (2004), “Mô tip Tội ác và Trừng phạt sẽ còn ám ảnh các nhà văn”,

http://www.evan.com.vn

3. Antoine Compagnon, (2006), Bản mệnh của lí thuyết, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

4. Hoài Anh, (1996), Ỷ Lan phu nhân, Nxb. Văn học, Hà Nội.

5. Hoài Anh, (1999), Đinh Bộ Lĩnh, Nxb Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh.

6. Hoài Anh, (1999), Ngô Quyền, Nxb Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh.

7. Hoài Anh, (2006), Hưng Đạo Vương và những chuyện khác, Nxb Văn học, Hà Nội.

8. Hoài Anh, (2006), Mưu sĩ của Quang Trung: Trần Văn Kỷ, Nxb Văn học, Hà Nội.

9. Hoài Anh, (2006), Vua Minh Mạng, Nxb Văn học, Hà Nội.

10. Hoài Anh, (2007), “Tiểu thuyết lịch sử phải dựa trên thực tế”, Người của công chúng, 7-9.

11. Hoàng Lan Anh, (2007), Nghệ thuật xử lí chất liệu lịch sử trong tiểu thuyết

iàn thiêu của Võ Thị Hảo, Luận văn Cử nhân Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội.

12. Thái Phan Vàng Anh, (2010), Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học Xã hội.

13.Thái Phan Vàng Anh, (2012) “Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn hậu hiện đại”, nguồn http://www.bichkhe.org/home.ph?cat_id=147&id=1052, ngày 19/04.

14. Phan Thái Vàng Anh, (2012 ), “Trần thuật từ điểm nhìn bên trong ở tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, nguồn internet, ngày 12/05.

15. Đào Tuấn Ảnh, (2005), “Quan niệm về thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại”, Tạp chí NCVH, số 8.

16. Lại Nguyên Ân, (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

17. Lại Nguyên Ân, (2000), Hồ Quý Ly, Tạp chí Nhà văn, số 6.

18. Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến, (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội Nhà văn.

19. Lại Nguyên Ân, (2004), Từ điển văn học, (Bộ mới), Nxb Thế giới.

20. Lại Nguyên Ân, (2005), “Tiểu thuyết và lịch sử”, Vietnam.net, ngày 31-10.

21. Hà Ân, (1963), Quận He khởi nghĩa, Nxb Quân đội nhân dân.

22. Hà Ân, (1972), Tổ quốc kêu gọi, Nxb Quân đội nhân dân.


23. Hà Ân, (1979), “Vài ý kiến về sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong truyện lịch sử phục vụ các em”, Tạp chí Văn học, số 3.

24. Hà Ân, (1980), Người Thăng Long, Nxb Hà Nội.

25. Hà Ân, (2002), Khúc khải hoàn dang dở, Nxb Quân đội nhân dân. 26.Hà Ân, (2008), “Đề tài lịch sử không bao giờ xưa”, Văn nghệ trẻ, số 44, ngày 26/10. 27.Trần Xuân Ân, (2010), “Minh sư nào trong Chuyện Nguyễn Hoàng mở cõi?”, phongdiep.net.

28. Trần Đình Ba, (2016), Nhà Lê sơ (1428-1527) với công cuộc chống nạn sâu dân, mọt nước, Nxb Tổng hợp TPHCM, TPHCM.

29. Ngọc Bái, (2012), Ngang trời mây đỏ, Nxb Dân trí.

30. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, nguồn internet.

31. M.Bakhtin, (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch, Nxb Bộ VHTT-TT, Trường Viết văn Nguyễn Du.

32. M.Bakhtin, (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb Giáo dục.

33. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tiền Hải, (2021), “Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải”, nguồn Tư liệu Thái Bình internet, ngày 18/12/2021.

34. Lê Huy Bắc, (1996), “Đồng hiện trong văn xuôi”, Tạp chí Văn học, số 6. 35.Lê Huy Bắc, (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học, số 9.

36. Anh Bình, (2008), “Nguyễn Công Trứ- Nhà khẩn hoang tài ba”, Báo Nông nghiệp Việt Nam, nguồn internet, ngày 26/12.

37.Nguyễn Thị Bình, (1999), “Một vài đặc điểm của tiểu thuyết mới”, Tạp chí Văn học, số 6.

38. Nguyễn Thị Bình, (2005), “Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây”, Tạp chí NCVH, số 11.

39. Nguyễn Thị Bình, (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

40.Nguyễn Thị Bình, (2008), Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

41.Trương Vũ Bình, (2004), Nghệ thuật tiểu thuyết chương hồi Việt Nam trung đại qua Hoan châu ký, Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí và Hoàng Việt long hưng chí, Luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Sư phạm Huế.

42. Georges Boudarel, (2013), Võ Nguyên Giáp, người dịch: Nguyễn Văn Sự,


Nxb Thế giới và Công ty sách Thái Hà.

43. Bộ Quốc phòng, “Lực lượng vũ trang nhà Nguyễn (1558 - 1945)”, Bách khoa tri thức Quốc phòng toàn dân, nguồn internet: Bqp.vn

44. D.Brewster & J.Burrell, (2003), Tiểu thuyết hiện đại, Dương Thanh Bình dịch, Nxb Lao động, Hà Nội.

45. Diễm Cơ, (2004), “Hậu hiện đại”, Tạp chí NCVH, số 9. 46.Nguyễn Diệu Cầm, (2004), “Tiểu thuyết lịch sử đang hấp dẫn trở lại”, Lao động, Xuân 2004.

47.Vũ Thị Hoàng Cầm, (2010), Sự chuyển biến của tiểu thuyết viết về chiến tranh (Từ Dấu chân người lính đến Nỗi buồn chiến tranh), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

48. Quỳnh Cư, (1985), Đô đốc Bùi Thị Xuân, Nxb Thanh niên.

49. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, (2009), Các triều đại Việt Nam, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.

50. Nguyễn Duy Cường, (2011), “Diễn ngôn trần thuật khơi mở lịch sử - lý giải số phận con người”, http://tapchisonghuong.com.vn, 24/6.

51. Đoàn Hùng Cường, (2012), Cảm quan Phật giáo trong tiểu thuyết “Đội gạo lên chùa” của Nguyễn Xuân Khánh, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSPHN.

52. Nguyễn Việt Cường, (2003), “Tiểu thuyết lịch sử – những quan niệm và sự thách thức với các nhà văn trẻ”, Văn hóa văn nghệ Công an TPHCM, số 9, tr.83 – 85.

53. Cecil B. Currey, (2013), Chiến thắng bằng mọi giá, thiên tài quân sự Việt Nam: Đại tướng Võ Nguyên iáp, Người dịch: Nguyễn Văn Sự, Nxb Thế giới & Công ty sách Thái Hà, Hà Nội.

54. Minh Châu và DSC, (2013), Nghi án cung đình, Nxb Thanh Hóa.

55. Nguyễn Phương Chi, (1983), “Ngòi bút tái hiện lịch sử của Hà Ân trong tiểu thuyết Người Thăng Long”, Tạp chí Văn học, số 3.

56. Nguyễn Huệ Chi, (1990), “Đổi mới nhận thức lịch sử trong nghiên cứu khoa học nói chung nghiên cứu văn học nói riêng”, Tạp chí Văn học, số 6.

57. Trần Bá Chí, (2001), Quân sư Nguyễn Trãi, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

58. Phan Trần Chúc, (1935), Vua Hàm Nghi, Nxb Chinh Ký, Hà Nội. 59.Phan Trần Chúc – Người kể sử, nguồn: https://nguoikesu.joomlageek.com/nhan-vat/phan-tran-chuc

60. Chris Weedon. 1990. Thái Hà dịch, “Lý thuyết và phê bình nữ quyền(từ 1990 đến nay)”, Cổng thông tin điện tử Tạp chí Sông Hương, nguồn internet, truy cập tháng 5 năm 2018.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023