người và các quan niệm về chúng” [272; 114- 118]. Trịnh Bá Đĩnh cho rằng “Vấn đề tính cách là một trong những vấn đề cơ bản của mỹ học” [100; 247, 221]. Khái niệm nhân vật rất rộng, trong mục này, chúng tôi chỉ xoáy sâu vào các “nhân vật người” hoàn toàn hư cấu.
Ta dễ nhận thấy một điểm khác biệt là xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu thường đề cao yếu tố “hư cấu” hơn yếu tố “lịch sử” để luận giải về lịch sử. Vì thế, hệ thống nhân vật chính của tác phẩm chủ yếu là nhân vật hư cấu hoàn toàn và nhà văn phân tích sâu hơn về mặt tâm lý, chất thế sự nổi bật hơn hẳn so với hai xu hướng TTLS bám sát sử liệu và xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu nhằm giáo huấn.
Lịch sử được hình thành từ chính cuộc đời con người, nên muốn luận giải lịch sử phải xuất phát từ việc luận giải về con người và các trang thái tâm lý, cảm xúc, suy nghĩ, khát vọng, lối ứng xử của con người trước các sự kiện và những biến động lịch sử. Mỗi con người có những khát vọng, sự chọn lựa lẽ sống, đường đi khác nhau trước những bước ngoặt lịch sử, nhiều sự kiện chi phối, tác động sâu sắc đến cuộc sống của con người. Một trong những khát vọng chân chính và nhân văn của con người được luận giải sâu sắc và thuyết phục, đó là khát vọng đổi mới và thống nhất đất nước được thể hiện qua nhân vật Trọng Thức trong “ ió Lửa” của Nam Dao. Nam Dao đã dồn trọng tâm vào nhân vật hư cấu hoàn toàn là Trọng Thức và Toàn Nhật để luận giải về lịch sử và dự phóng về “lịch sử mới” với những khả năng có thể diễn ra.
Thật vậy, xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu thường tập trung dồn trọng tâm miêu tả các nhân vật chính của tác phẩm là các nhân vật hư cấu hoàn toàn để thể nghiệm những suy tư, trải nghiệm, cách luận giải lịch sử của nhà văn. “ ió Lửa” của Nam Dao là tác phẩm như thế, gồm 13 chương, mỗi chương có đặt nhan đề ngắn gọn, thâu tóm nội dung chính của cả chương giống như hình thức của xu hướng TTLS bám sát sử liệu. “ ió lửa” tiêu biểu cho xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu thường dồn trọng tâm vào việc hư cấu, ông mượn bối cảnh lịch sử đen tối của cuộc nội chiến Trịnh- Nguyễn để phát huy nghệ thuật hư cấu, yếu tố lịch sử chỉ là phương tiện tạo nền cảnh để nhà văn luận giải, phóng chiếu một lịch sử mới qua sự hình dung, tưởng tượng của mình. Qua đó, nhà văn luận giải về nguyên nhân nội chiến xuất phát từ tham vọng quyền lực, thói ích kỷ và cách hành xử của con người, tranh luận, biện bác, giả định về các vấn đề lịch sử qua các sự kiện, nhân vật, biến cố lịch sử và số phận con người trong các xung đột lịch sử. Nam Dao xoáy vào các lớp thời gian đa chiều, dồn trọng tâm miêu tả những cảnh đời, số phận con người trong bối cảnh chiến tranh để người đọc thấy được sự ngột ngạt, tù đọng, quẩn quanh, bế tắc của xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XVIII. Nam Dao chọn các sự kiện loạn kiêu binh, việc chặn nước sông Mê, khơi sâu vào góc khuất lịch sử với sự bất hòa giữa Nhạc- Huệ, cuộc chiến phân tranh giữa hai phe Trịnh- Nguyễn, sự kiện Nguyễn Huệ cầm quân ra Bắc đánh tan quân Thanh xâm lược... để phục hiện lại lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỷ 18.
Xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu thường có nhiều nhân vật hư cấu hoàn toàn do nhà văn sáng tạo ra, không có chi tiết nào chính xác nào về nhân vật được ghi trong sử liệu, nhưng lại có vai trò làm nhân vật có thật, sự kiện lịch sử hiện lên cụ thể, chân thực, sinh động hơn để tái hiện bối cảnh lịch sử và không khí thời đại một cách xác tín. Nhà văn Nam Dao hư cấu ra nhiều nhân vật không có trong chính sử như nhân vật Trọng Thức, Toàn Nhật, hư cấu trong việc phân tích tâm lý, hành động, ứng xử, suy nghĩ, băn khoăn, trăn trở của nhân vật trước những bước ngoặt lịch sử, để dự phóng của mình về một “lịch sử mới” trong tương lai do chính con người tạo ra, mà ở đó không có cảnh chiến tranh, không có cảnh sát hại lẫn nhau giành quyền lực, không có cảnh xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền của quốc gia khác, tất cả đều hợp tác trong hòa bình để cùng phát triển ổn định, bền vững. Tác phẩm “ ió lửa” gợi ra một hiện thực nhốn nháo, bất ổn với các cuộc chiến Trịnh – Nguyễn, tương lai chênh vênh của con người bị cuốn theo vòng xoáy bão tố của lịch sử, gợi cho người đọc nhiều suy cảm về số phận con người giữa hiện thực chênh vênh, bất ổn ấy bằng những tình cảm nhân đạo, sự cảm thông, chia sẻ của tác giả. Nam Dao xây dựng hai tuyến nhân vật: có thật và hư cấu với hàng trăm nhân vật có cá tính sống động, đời sống tâm lý phong phú, phức tạp để luận giải về số phận bi thảm của con người, những bi kịch lịch sử là do tác động của chiến tranh gây nên. Tuyến nhân vật lịch sử có thật, nhất là các bậc anh hùng dân tộc được nhà văn miêu tả theo đúng sự thật lịch sử và quan hệ gia tộc mà sử liệu đã ghi và được hư cấu về mặt tâm trạng, tính cách, lời nói, suy nghĩ trong phạm vi giới hạn của thể loại. Qua nhân vật Nguyễn Huệ, Nam Dao muốn nêu lên luận đề về những bất thường, bất ngờ có thể xảy ra trong cuộc sống mà nó vượt khỏi tầm kiểm soát của con người, vì thế lịch sử vẫn dang dở, chưa hoàn tất, chưa xong xuôi khi Nguyễn Huệ đột ngột qua đời, làm triều đình Tây Sơn sụp đổ. Nam Dao luận giải về bi kịch lịch sử, khát vọng thống nhất nước còn dang dở bắt nguồn từ nguyên nhân cái chết của Nguyễn Huệ xuất phát từ thói ích kỷ, ghen ghét, đố kị, thói tham- sân- si của người vợ- Phạm hoàng hậu ghen khi Huệ lấy công chúa Ngọc Hân, nên đầu độc chồng. Nguyễn Huệ được khắc họa toàn diện với tư cách một người anh hùng chỉ huy quân đội, bách chiến bách thắng trên chiến trường và tư cách của con người bình thường trong đời tư thế sự với tất cả những thô lỗ, suồng sã của một con người trần thế trong lúc uống rượu và động phòng với công chúa Ngọc Hân hay trong tình yêu đầu đời với An.
Xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu đặc biệt quan tâm đến số phận cá nhân, dồn trọng tâm miêu tả cuộc đời, số phận con người, những cảnh đời éo le, từ vua chúa cho đến những người nông dân, những con người nhỏ bé nhất đều toát lên một nỗi khổ đau, cay đắng, chua xót, họ là những nạn nhân của lịch sử bị đẩy vào bi kịch đau đớn do chiến tranh gây nên. Ví dụ như trong ió lửa, Nam Dao miêu tả các nhân vật như Lão Hà, binh lính, dân đói kéo về kinh, người phụ nữ như cô An, công chúa Ngọc Hân, Đặng Thị Huệ,... Đặc biệt là những người phụ nữ tài sắc, hiền từ, dịu dàng, khát khao được sống trong tình yêu, hạnh phúc đời thường nhưng bị cuốn theo bão tố chiến tranh, xung đột lịch sử, bị biến
thành quân bài chính trị, chịu nhiều cay đắng, tủi cực, bất hạnh, khổ đau, bi kịch trong tình yêu như Đặng Thị Huệ, Đặng Thị Mai, nàng Mây, công chúa Đăng Vân,... Từ đó, Nam Dao hư cấu, đối thoại, luận giải nguyên nhân của các cuộc chiến tranh trong lịch sử, để nêu lên các giải pháp để chấm dứt những cuộc chiến tranh đẫm máu, tránh sự chia rẽ trong tâm thức dân tộc, thức tỉnh trong tâm thức, nhân tâm của con người về “một hình mẫu văn hóa”, phải tiến hành đổi mới đất nước để mang lại cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, ổn định trong tương lai cho con người.
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Luận Giải Cụ Thể Trên Tinh Thần Đối Thoại
- Đối Thoại Về Lịch Sử Kết Đọng Trong Chiều Sâu Số Phận Con Người
- Hư Cấu, Dự Phóng Về “Lịch Sử Mới” Qua Nhân Vật Hư Cấu Hoàn Toàn
- Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 20
- Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 21
- Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 22
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Tác phẩm “ ió lửa” luận giải vấn đề chọn con đường đi của cả dân tộc để chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước. Để chấm dứt các cuộc nội chiến, đưa đất nước phát triển hưng thịnh, cả dân tộc cần biết đoàn kết, lựa chọn đường đi, ngã rẽ đúng đắn trước thử thách của lịch sử, tránh lao vào các cuộc chiến tranh giành quyền lực, cần chọn được hiền tài thật sự như Nguyễn Huệ để lãnh đạo bộ máy quốc gia trước những bước ngoặt lịch sử, quyết định vận mệnh của đất nước. Nhiều nhân vật lịch sử có thật được đưa vào tác phẩm như Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ..., được Nam Dao khắc họa trong nhiều cuộc đấu trí, chống quân Thanh xâm lược, gợi lên nhiều tấm gương yêu nước để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Nhiều nhân vật như Lê Chiêu Thống, Nguyễn Hữu Chỉnh, Trịnh Sâm, Đặng Thị Huệ, Hoàng Tế Lý, Trịnh Cán,vua Lê Hiển Tông... phản ánh sâu sắc những góc khuất của lịch sử và số phận bi kịch của những con người. Trong “ ió lửa”, các nhân vật được hư cấu đậm nét về mặt tâm lý, hành động, được nhào nặn lại đậm chất tiểu thuyết theo yêu cầu đặc trưng của thể loại, không xuyên tạc lịch sử tùy tiện. Nhưng nhân vật có thật không được tô đậm, mà chỉ có ý nghĩa tạo khung truyện để làm nền cho tác giả tô đậm, làm nổi bật các nhân vật Trọng Thức, Toàn Nhật nhằm biện giải lịch sử gắn với khát vọng đổi mới và thống nhất đất nước. Đây là điểm mới, khác biệt hoàn toàn của xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu so với 2 xu hướng TTLS bám sát sử liệu và TTLS dụ ngôn hóa sử liệu.
Nhà văn Nam Dao làm nổi bật khát vọng của Trọng Thức về đổi mới đất nước, thoát khỏi trì trệ, suy thoái, kiến tạo một xã hội mới, văn minh, tiến bộ, công bằng, dân chủ, tốt đẹp hơn. Khát vọng đổi mới ấy càng trở lên mãnh liệt hơn bao giờ hết khi Trọng Thức có dịp sang Pháp, chàng được tiếp xúc với nền khoa học tiến bộ, những tri thức khoa học mới, tiến bộ của nước Pháp, cách ứng xử tự do, cởi mở, bình đẳng của họ khi tất cả mọi người đều được tự do trình bày quan điểm cá nhân để mọi người tranh luận một cách thẳng thắn mà không bị trù dập, hiềm khích, đố kỵ. Tư tưởng đổi mới đất nước của Trọng Thức lay động trái tim người đọc về bài học lựa chọn, tìm con đường canh tân để phát triển đất nước, lấy dân làm gốc và đây là khát vọng nhân văn, cao đẹp mà các nhà lãnh đạo thời nào cũng trăn trở, khát khao. Tác giả hư cấu để Trọng Thức rơi vào tay của Nguyễn Ánh, có cơ hội tháp tùng hoàng tử Cảnh sang Pháp liên minh, ngăn cản việc kí hiệp ước với Pháp để bảo vệ đất nước bằng việc bắt cóc Cảnh. Nhưng việc không thành, Trọng Thức trốn thoát, gặp Nguyễn Huệ ở thành Phú Xuân, Huệ đã chắp cánh cho ước mơ, khát vọng
đổi mới ấy đang dần trở thành hiện thực. Nam Dao đã chọn một lát cắt của lịch sử, hư cấu ra nhân vật Trọng Trức để thể hiện ý đồ sáng tạo, quan điểm nghệ thuật thẩm mĩ của mình, nhằm luận giải, hình dung về tương lai của dân tộc và giả định về những điều có thể xảy ra trong lịch sử: nếu có cơ hội và có những con người có tư tưởng tiến bộ như Trọng Thức, Nguyễn Huệ đoàn kết thành một khối thống nhất, nắm tay nhau đi đến cùng, thì sự nghiệp đổi mới đất nước ắt sẽ thành công. Nam Dao muốn khẳng định rằng: con người có thể làm thay đổi lịch sử trong tương lai trở nên tốt đẹp hơn thực tại khi thời cơ đến và dám hành động, vượt lên chính mình.
Nam Dao đề cao nghệ thuật hư cấu, sự kiện, nhân vật có thật chỉ là đường viền, tạo khung cốt truyện để nhà văn hư cấu, luận giải về những khả năng có thể xảy ra của lịch sử nhằm đúc rút bài học từ quá khứ để cải hóa tương lai trở nên tốt đẹp hơn. Các sự thật lịch sử được cảm nhận qua lăng kính chủ quan và sự xếp đặt của nhà văn, trở nên sống động, độc đáo, mới lạ, hấp dẫn, thú vị, lôi cuốn người đọc vào mạch tư tưởng chủ đề. Đó là sự lựa chọn đường đi của dân tộc Việt Nam và cách ứng xử, hành động của con người trước những xung đột mang tính bước ngoặt của lịch sử, để tránh thảm họa chiến tranh gây khổ đau, mất mát. Từ đó, nhà văn tìm giải pháp để mang lại hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho con người trong tương lai. Hệ thống nhân vật của tác phẩm đều xoay quanh sự chọn lựa và ứng xử tìm đường đi trước biến cố lịch sử, mỗi nhân vật có một cách chọn lựa con đường riêng trước biến động lịch sử. Nam Dao còn hư cấu ra nhân vật Toàn Nhật để gửi gắm tư tưởng yêu chuộng hòa bình, tinh thần đoàn kết, thống nhất thành một khối trong phong trào Tây Sơn để đi đến việc thống nhất đất nước, tất cả cùng phát triển đi lên theo chiều hướng tốt đẹp. Toàn Nhật cản cuộc tiến công của Huệ vào Quy Nhơn đánh Nhạc với mục đích nhằm ngăn chặn sự chia rẽ trong nội bộ Tây Sơn, ngăn cản cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa hai anh em Nhạc - Huệ, tránh nguy cơ diệt vong xuất phát từ những bất hòa trong nội bộ Tây Sơn, tránh cảnh tranh giành quyền lực gây chiến tranh đẫm máu, làm thay đổi lịch sử. Những câu hỏi đầy băn khoăn, trăn trở của Toàn Nhật ám ảnh người đọc về các cuộc chiến tranh vô nghĩa: “Ngày mai sẽ ra sao? [...] Xương máu của hàng vạn người đổ. Nhưng để làm gì? Cho ai? [...], cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài cứ thế đánh chém lẫn nhau [...] Trung nghĩa như vậy là trung nghĩa với máu, với nước mắt” [61]. Nhà văn đã tạo ra hai nhân vật hư cấu là Toàn Nhật và Trọng Thức trong mối quan hệ với Nguyễn Huệ, hai nhân vật này kết tinh quan điểm nghệ thuật thẩm mỹ của tác giả gắn với bức thông điệp thẩm mỹ về việc lựa chọn con đường đi của dân tộc, tư tưởng đổi mới đất nước, đổi mới trong tâm thức, tư duy, nhận thức, hành xử của con người, chọn hiền tài xứng đáng trên cương vị lãnh đạo, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết và khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước. Trong xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu, ta thấy Nam Dao đặt trọng tâm vào nhân vật hư cấu hoàn toàn để biện giải lịch sử. Đây là hướng khám phá mới về lịch sử, nhằm thể nghiệm những suy tư, tưởng tượng, giả định, dự phóng của nhà văn về một “lịch
sử mới” do con người quyết định. Qua tác phẩm, Nam Dao muốn khẳng định rằng nếu con người biết chọn lựa con đường đi đúng đắn, hành xử theo đạo lý, chính nghĩa, gạt bỏ những ghen ghét, đố kị, cùng nhau đoàn kết thành một khối thống nhất, hướng đến những giá trị tốt đẹp để kiến tạo một xã hội văn minh, thì có thể tránh được cảnh chiến tranh loạn lạc đen tối, tù đọng, khổ đau. Kết thúc tác phẩm vẫn là sự bế tắc trong bi kịch khi cuốn sách “Tề nhân thế đạo” của Trọng Thức mãi là cuốn “mật kíp”, gợi cho người đọc những băn khoăn, trăn trở, suy tư đa chiều về thực tại chênh vênh, bất định của con người trước vòng xoáy chiến tranh và những xung đột lịch sử: số phận, cuộc đời tương lai của con người sẽ ra sao? Con người cần hành động thế nào để chiến tranh không nổ ra để nhân loại được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc? Làm thế nào để đổi mới đất nước, kiến tạo một đất nước giàu mạnh, văn minh, dân chủ, công bằng, tiến bộ?... Đó là những câu hỏi lớn mang tính mở mà Nam Dao và người đọc sau khi gấp lại trang cuối của ió lửa đang suy nghĩ, mỗi người sẽ tự tìm thấy câu trả lời riêng, tự có những cách biện giải của riêng mình cho các vấn đề lịch sử được đặt ra trong tác phẩm.
Để biện giải lịch sử, Nam Dao kết hợp điểm nhìn toàn tri và điểm nhìn hạn tri, di chuyển điểm nhìn từ xa đến gần,... làm cho các sự kiện, diễn biến, những giả định về lịch sử và các câu chuyện được kể hiện lên khách quan, chân thực, đáng tin cậy. Người kể chuyện toàn tri và hạn tri- các nhân vật luôn hoán đổi, di chuyển điểm nhìn cho nhau, có lúc đứng từ xa, bên ngoài câu chuyện đang kể, có lúc hóa thân, nhập vai vào nhân vật để biện giải, đối thoại với nhau bằng nhiều giọng phức điệu đa thanh về lịch sử và đời sống nhân sinh thế sự một cách dân chủ, khách quan. Qua điểm nhìn toàn tri bên ngoài, các sự thật lịch sử được hiện lên rất khách quan theo nguyên tắc thể loại, đó là sự kiện tranh giành quyền lực giữa 2 phe Trịnh- Nguyễn đến khởi nghĩa Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy, đánh tan gần 20 vạn quân Thanh xâm lược và kết thúc là sự sụp đổ của Tây Sơn khi Nguyễn Huệ đột ngột băng hà. Nhưng trong xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu, nhà văn không đặt trọng tâm vào việc dồn nhân vật vào các trận đánh, chiến thắng vang dội của nhân vật, không minh họa lịch sử như xu hướng TTLS bám sát sử liệu, mà xoáy sâu vào việc hư cấu về một “lịch sử khác” trong tưởng tượng của nhà văn nhằm biện giải lịch sử, cảnh báo hậu quả của chiến tranh sẽ gây khổ đau, mất mát cho con người qua việc phân tích số phận, dằn vặt, đau thương, mất mát của nhân vật bằng tấm lòng nhân đạo, sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, xót thương với nhân vật.
4.3.3. Ngôn ngữ biện giải
Đặc điểm về ngôn ngữ dễ nhận thấy trong xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu là lớp ngôn ngữ biện giải. Ta nhận thấy rõ trong các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, ngôn ngữ biện giải giúp nhà văn giải thích, cắt nghĩa các vấn đề lịch sử từ góc nhìn văn hóa, phong tục một cách độc đáo, thú vị, đầy sức hấp dẫn và thuyết phục. Hình tượng “Mẫu”
được biện giải chân thực, sâu sắc, giàu giá trị nhân văn trong hai tác phẩm “Mẫu Thượng Ngàn” và “Đội gạo lên chùa”.
Khi đọc các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, ta thấy nhà văn dùng yếu tố “lịch sử” với nền cảnh của các triều đại, sự kiện, nhân vật lịch sử có thật để tạo bộ khung cốt truyện, còn các lớp kết cấu bên trong co giãn linh hoạt, năng động, hầu hết là thiên về việc hư cấu để mở rộng cốt truyện, luận giải các vấn đề lịch sử từ góc nhìn văn hóa, phong tục. Nguyễn Xuân Khánh đi sâu vào việc luận giải các vấn đề tôn giáo gắn với Nho- Phật- Đạo gắn với tín ngưỡng, phong tục, lối suy nghĩ đã ăn sâu vào tâm thức dân tộc từ bao đời nay. Nhà văn luận giải về cội nguồn, sức sống của văn hóa dân tộc trong mối quan hệ với văn hóa Pháp một cách độc đáo, sâu sắc, giàu giá trị nhân văn, nhất là luận giải về các vấn đề “Phật tính”, “Mẫu tính” qua các tác phẩm như “Đội gạo lên chùa”, “Mẫu Thượng Ngàn”,... Nhà văn đã hư cấu, xây dựng hình tượng các nhân vật nữ để biện giải các vấn đề lịch sử, văn hóa, phong tục bằng cái nhìn nhân văn đã thể hiện sự đổi mới trong lối tư duy nghệ thuật và cách tân các lớp cấu trúc bên trong thể loại. Qua các hình ảnh biểu tượng của văn hóa- phong tục, nhà văn đã miêu tả những biến động, thăng trầm của lịch sử, thể hiện cách biện giải lịch sử độc đáo, thú vị, giàu sức thuyết phục. Qua đó, nhà văn khẳng định một chân lý khách quan của lịch sử: văn hóa- phong tục với các vấn đề “Mẫu tính” là căn cốt của văn hóa Việt, là mạch nguồn làm nên sức sống trường tồn của nền văn hiến lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Ở “Mẫu Thượng Ngàn”, Nguyễn Xuân Khánh phân tích lịch sử dân tộc trong cuộc va đụng văn hóa Đông- Tây ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20, tái hiện lại không khí lịch sử, văn hóa làng Cổ Đình ở vùng quê Bắc Bộ và không gian văn hóa của Hà Nội vào cuối thế kỷ 19 khi Pháp xâm lược. Đây là tác phẩm đề cao đặc trưng hư cấu giả định, cho thấy sự dịch chuyển sang nội dung mới: văn hóa và phong tục, tín ngưỡng dân gian với các vấn đề “Mẫu tính” là căn cốt của văn hóa Việt. Trong sự va đập với văn hóa ngoại quốc, người Việt thể hiện tình yêu, gìn giữ văn hóa bản địa mang tính cội nguồn của dân tộc và lòng yêu nước bằng tín ngưỡng thờ Mẫu. Hệ thống nhân vật nữ hầu hết là nhân vật hư cấu hoàn toàn, có ý nghĩa khái quát văn hóa, phong tục, tín ngưỡng thờ Mẫu của cả cộng đồng, đại diện cho văn hóa Việt Nam mà cũng là văn hóa nhân loại. Nhà văn đã hư cấu, xây dựng hình tượng các nhân vật nữ mang ý nghĩa biểu tượng cho “Mẫu tính” gắn với vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện, thuần khiết của phụ nữ Việt. “Mẫu tính” còn được biện giải là vẻ đẹp nội lực của nữ giới, mạnh mẽ, nữ tính, táo bạo, phồn thực, đầy sức sống, khao khát yêu thương qua việc miêu tả vẻ đẹp thân thể gợi tình, đầy nữ tính của các nhân vật nữ bằng các lớp ngôn ngữ thân thể với hình ảnh cơ thể như đôi vú, làn da, bờ môi, đôi
mắt, mông, đùi, lưng,... gợi đời sống nhục dục trong cái nhân văn về giá trị cứu vớt, cân bằng cuộc sống: “Tôi [...] áp bầu vú vào mặt lão. Cái vú mềm mại và bóng mượt của tôi [...] cũng có cách gọi riêng của nó […] Tôi biết khi nào lão đã bám vào đôi vú của tôi, thì tôi nhất định sẽ lôi lão ra khỏi được cõi chết” [172; 577-578]. “Mẫu tính” được biện giải gắn với những phẩm chất cao quý tốt đẹp, ý chí, nghị lực, bản lĩnh cứng cỏi, vượt lên trên số phận của người phụ nữ, thể hiện sự phản kháng của văn hóa bản địa với văn hóa ngoại lai của thực dân Pháp trong hoàn cảnh thực dân Pháp xâm lược. “Tính Mẫu” được luận giải, cụ thể hóa trong cái nhìn về vẻ đẹp, số phận, cuộc đời của những người phụ nữ Việt như cô Mùi, bé Nhụ, cô Bệu, bà Thu, chị Nguyệt, cô Nấm, cái Huệ, cô Khoai, cô đồng Mùi...: mộc mạc, bình dị, thuần thiết, đằm thắm, mặn mà, dịu dàng, hiền từ, nhân ái, mạnh mẽ, nồng nàn, mãnh liệt, táo bạo, phồn thực, đầy sức sống, nhưng cũng không tránh khỏi bi kịch khổ đau trước những biến cố lịch sử. Hình tượng “Mẫu” được biện giải là hình ảnh biểu tượng cho “số kiếp của những người đàn bà quê hương”. Nhà văn còn biện giải Mẫu là “đạo của những người đàn bà thôn quê khổ cực”, “Mẫu là hồn của đất”, là “cơm gạo ta ăn”, “hoa trái bốn mùa tươi tốt”. Nhà văn luận giải khá độc đáo, mới lạ về hình tượng Mẫu: “Người đàn bà là Mẫu, là Mẹ” và Mẫu “dạy con người biết xót thương” [172; 421]. Từ nhận thức sâu sắc sức sống tiềm tàng của cội nguồn văn hóa dân tộc trong nguyên lí Mẫu gắn với đời sống văn hóa tâm linh người Việt, Nguyễn Xuân Khánh đã đối thoại, luận giải cội nguồn văn hóa bản địa một cách độc đáo, thú vị, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục qua việc miêu tả các nhân vật nữ mang ý nghĩa biểu tượng cho Mẹ thiêng liêng, đấng sáng tạo với thiên chức duy trì sự sinh sôi nảy nở của nòi giống. Có thể nói, lịch sử được phân tích từ những góc nhìn đa chiều gắn với tâm lí, văn hóa, phong tục, tín ngưỡng của dân tộc qua các hình ảnh biểu tượng vừa quen vừa lạ, sống động, chân thực.
Nguyễn Xuân Khánh luận giải cội nguồn văn hóa Việt qua tín ngưỡng thờ Mẫu bắt nguồn từ sức sống bền bỉ của cội nguồn văn hoá nhân loại qua việc khám phá, truy tìm hệ thống cổ mẫu với các hình tượng như “Đất”, “Mẹ” giàu ý nghĩa biểu tượng. Đó là những cổ mẫu mang giá trị phổ quát chung của toàn nhân loại. Ví dụ nhà văn luận giải trong “Mẫu Thượng Ngàn” về tín ngưỡng thờ Mẫu: “Ở xứ sở này, chỗ nào, nhà nào cũng thờ thần đất. Đất cũng có hồn, đó là Hồn Đất” [172; 193], “là Đất xứ sở”, “là văn hiến” [172; 421, 806]. Vấn đề “Mẫu tính” được Nguyễn Xuân Khánh luận giải, đối thoại, phản biện trên tinh thần nhân bản: lúc này đạo Phật bị bài xích, đạo Thiên chúa đang được các giáo sĩ nước ngoài truyền bá rộng khắp, người dân đất Việt thể hiện tinh thần yêu nước bằng lòng yêu văn hóa giống nòi, tôn thờ nền văn hóa bản địa qua tín ngưỡng thờ Mẫu và chống lại đạo Thiên chúa giáo do bọn thực dân xâm lược đang tuyên truyền và mở rộng. Sau khi người chồng cuối cùng qua đời, cô Mùi bỏ đạo Thiên chúa (mà nhân tình Philippe- kẻ xâm
lược đã tìm cách thu phục, đồng hóa văn hóa Việt), để tìm về với đạo Mẫu, tìm niềm an ủi, xoa dịu những mất mát, đau đuồn trong tâm hồn. Không gian thờ Mẫu là nơi che chở, nâng đỡ, hàn gắn vết thương lòng, cứu vớt tâm hồn của những con người bị tổn thương. Qua tác phẩm, nhà văn luận giải về sự va đập giữa các nền văn hóa Việt- Pháp, khẳng định tinh thần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong “Mẫu Thượng Ngàn”, nhà văn chọn lựa một vài sự kiện lịch sử có thật với rất ít nhân vật lịch sử và mốc thời gian cụ thể, coi trọng việc hư cấu để tái hiện lại lịch sử gắn với sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội. Trong “Mẫu Thượng Ngàn”, lớp ngôn ngữ mang tính biện giải về “Mẫu tính” rất thú vị, gắn với vẻ đẹp, số phận, cuộc đời của người phụ nữ Việt Nam và sự có mặt của con người trên cõi nhân gian: “Đã là người ta con ơi, ai chẳng là con của Mẫu” [172; 807]. Sự biện giải của nhà văn về văn hóa dân tộc còn thể hiện qua việc miêu tả tô đậm tín ngưỡng dân gian, phong tục, tập quán, lối sống “âm tính- dương tính”, suy nghĩ, tâm lí, cách ứng xử của nhân vật trong các không gian, cảnh huống mang tính đối thoại, phù hợp với diễn ngôn lịch sử của giai đoạn cụ thể mà tác phẩm phản ánh. Mẫu tính còn được nhà văn luận giải, thể hiện qua việc miêu tả các phẩm chất cao quý, tốt đẹp, thuần khiết, nguyên sơ, thánh thiện của người phụ nữ trong hoàn cảnh lịch sử đầy biến động. Mẫu được biện giải bằng lối tư duy nghệ thuật mới mẻ, độc đáo, giàu sức thuyết phục dựa trên các giá trị văn hóa nhân loại, Mẫu là hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng cho tình yêu thương và sự che chở, nâng đỡ, cứu vớt tâm hồn con người của người phụ nữ. Đây là sự luận giải lịch sử xuất phát từ “vô thức tập thể” gắn với cổ mẫu Mẹ Yêu Thương khá thuyết phục của tác giả, chứa đựng diễn ngôn mới dễ được cộng đồng chấp nhận khi khám phá, biện giải về phong tục thờ Mẫu. Thế giới nghệ thuật được kiến tạo trong tác phẩm là bức tranh hiện thực khách quan lịch sử đã được khám phá, hư cấu theo nguyên tắc thể loại và hệ ý thức, chuyển tải được nhiều vấn đề thời sự của hôm nay từ điểm tựa của lịch sử đã thuộc về quá khứ. Nhà văn thiên về hư cấu các lớp truyện dựa trên khung lịch sử, nhiều tầng truyện được trần thuật từ nhiều điểm nhìn toàn tri và điểm nhìn hạn tri của nhiều nhân vật, tạo nên nhiều giọng điệu đa thanh đối thoại với nhau về văn hóa, phong tục, các vấn đề của cuộc sống nhân sinh thế sự, đạo lý làm người, chọn lựa lẽ sống... Từ đó, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo được những dấu ấn khác biệt, độc đáo của riêng mình trong làng TTLS bằng những cách tân nghệ thuật trong trò chơi ngôn ngữ, chơi kết cấu, chơi diễn ngôn thể loại...gợi suy tư đa chiều ở người đọc. Qua mỗi câu chuyện trong vô vàn tầng truyện, người đọc sẽ đối thoại, tự khám phá ra nhiều bài học quý và các chân lý đời sống. Từ đó, người đọc có những nhìn nhận, đánh giá, biện giải khác nhau về các vấn đề lịch sử, văn hóa, phong tục, đời sống được đặt ra trong tác phẩm bằng quan điểm