Lạng Sơn - Mảnh Đất Vùng Cao Biên Giới Xinh Đẹp, Thơ Mộng Và Hùng Vĩ, Giàu Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc.


CHƯƠNG II

NGUỒN CẢM HỨNG MÃNH LIỆT TỪ MẢNH ĐẤT LẠNG SƠN XINH ĐẸP, GIÀU KỲ TÍCH LỊCH SỬ


2.1. Lạng Sơn - mảnh đất vùng cao biên giới xinh đẹp, thơ mộng và hùng vĩ, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Lạng Sơn là một tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc của Tổ quốc, một vùng đất thiêng của dân tộc. Vừa là phên dậu của đất nước khi có biến, vừa là nhịp cầu Kiều đón những bè bạn năm châu khi bình. Ở đây - núi non hùng vĩ, phong cảnh và khí hậu tuyệt vời - xứ sở của những sáng tác thi ca và những danh thắng nổi tiếng. Cách ải Nam Quan hơn mười cây số, chợ Kỳ Lừa đã đi vào ca dao dân tộc Việt, đã thu hút khách thập phương nằm ở trung tâm thành phố. Kỳ Lừa cùng với những danh thắng nổi tiếng: Đồng Đăng, Tô Thị, Nhất, Nhị, Tam Thanh, Chùa Tiên, Thành cổ… đã đi vào ca dao, dân ca mang màu huyền thoại của dân tộc. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà đồng bào ta từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng đến thượng du ai cũng được đắm hồn mình trong lời ru của mẹ: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa- Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh- Ai lên xứ Lạng cùng anh- Bõ công bác mẹ sinh thành ra em- Tay cầm bầu rượu nắm nem- Mải vui quên hết lời em dặn dò”. Lạng Sơn là một đầu mối giao thông quan trọng có: Đường quốc lộ số 4 chạy dài theo biên giới Việt Trung từ Hải Ninh qua Lạng Sơn lên Cao Bằng; đường quốc lộ 1B từ Lạng Sơn về Hà Nội qua Thái Nguyên cửa ngõ của miền thượng du Bắc Bộ; đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt từ Đồng Đăng xuôi Hà Nội - Huế

- Sài Gòn; là trung tâm kinh tế văn hóa lớn ở miền Đông Bắc, cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước với nước láng giềng Trung Quốc. Hơn nữa mảnh đất Lạng Sơn còn là một vùng văn hóa đa sắc tộc phong phú và độc đáo, nơi hội tụ của nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, với nhiều phong tục tập


quán khác nhau, nên đã trở thành một mảnh đất mang đậm bản sắc dân tộc. Bản sắc đó được thể hiện đậm đà trong cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn qua hàng ngàn năm lịch sử.

Chính những điều đó đã tạo nên nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các nhà thơ, nhà văn, cho các sứ thần Việt Nam khi sang Trung Quốc (dừng chân ở Lạng Sơn) đã sáng tác nên những tác phẩm hay, độc đáo, in dấu ấn sâu đậm trong lòng người xứ Lạng. Trước hết, đó là thiên nhiên mĩ lệ, đa dạng của xứ Lạng. Từng người theo cách nhìn, cách cảm nhận riêng của mình mà gửi gắm tình ý trong thơ. Ví dụ như: Nguyễn Trung Ngạn (đời Trần) có bài Bắc sứ túc Khâu Ôn dịch; Trần Lô (thời Lê Sơ) có bài Quá quang thư hoài; Nguyễn Tông Khuê (thời Lê - Mạc) có bài Lạng thành hình thắng; Vũ Huy Tuấn (thời Tây Sơn) có bài Tam du Tam Thanh; Nguyễn Văn Siêu (thời Nguyễn) có bài Lạng thành đạo trung… Những bài thơ trên ngoài việc phản ánh tâm tư tình cảm của các sứ thần đối với quê hương đất nước khi phải rời xa để đến một nước khác làm nhiệm vụ, còn thể hiện lòng tự hào, sự yêu mến, ngưỡng mộ… vẻ đẹp của non sông cẩm tú nơi đây, cùng những sự mong muốn tình hữu nghị giữa hai nước tốt đẹp, vùng biên giới luôn yên ổn, vững vàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Trần Nhân Tông - vị vua anh hùng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông cũng đã có lần lên thị sát vùng núi Lạng Sơn đã viết những bài: Đăng Bản Sơn Đài, Sơn phòng mãn hứng, Lạng Châu Văn Cảnh. Đó là những bài thơ đẹp, tả cảnh vùng biên ải buổi chiều với đặc điểm riêng biệt “lá đỏ lặng rơi, nghìn núi tĩnh” và:

“Chùa xưa lạnh lẽo khói thu mờ

Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 5

Chiều quạnh thuyền câu, chuông vẳng đưa Núi lặng, nước quang, âu trắng lượng Tạnh mây, im gió, đỏ cây thưa”.

(Bản dịch của Trần Văn Lê )


Nguyễn Trung Ngạn chú ý đến quang cảnh: “Xóm núi trăng lòng ran tiếng mõ, Nương đồi mưa ngớt rộn màu xanh”; Nguyễn Du nhận ra cái tình thiên nhiên gắn bó trên thành Lạng: “Mây và đá Đoàn thành như đợi nhau trong buổi chiều tà” (Đoàn thành vân thạch tịnh tương hậu); Ngô Thì Nhậm có ý thơ rất phóng khoáng, lên đỉnh Mẫu Tử sơn, ông “phóng tầm mắt nhìn suốt bảy châu xứ Lạng và khoan thai đón làn gió từ vạn dặm thổi rung chòm râu đắc ý của mình” (Thất châu mãn nhãn vô di địa, vạn lý hồn nhiên hữu cốc phong); Nguyễn Tông Khuê mô tả vẻ hùng tráng của đất nước ở đây vừa sinh động, vừa đẹp mơ màng: “Núi dăng, cờ lộng, lung linh nguyệt, Trống rộn còn vang bát ngát rừng”. Đặc biệt, Ngô Thì Sĩ từng làm đốc trấn Lạng Sơn, là người có công lớn đối với xứ Lạng. Ông là một nhà thơ, nhà chính trị xuất sắc, là người đã biết trân trọng phát huy bản sắc xứ Lạng, góp phần làm cho Lạng Sơn thêm phong phú về sắc thái văn hóa. Thơ văn của ông thường đặc tả cảnh thiên nhiên Lạng Sơn trong sự hài hòa giữa nét mềm mại với nét hùng vĩ, giữa cái hoang sơ vắng vẻ với cái lưu luyến thiết tha, tạo nên một phong vị khác thường. Đặc biệt là niềm tự hào, sự trân trọng về vùng đất giàu truyền thống lịch sử, có những vị anh hùng mà tên tuổi đã gắn liền với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Trong bài Diễn trận sơn ông viết:

“Núi xanh như vẽ nước như dầu Chẳng thấy anh hùng dấu cũ đâu Khách vụng duyên may kết tri kỉ Gương đàn chưa nở vội rời nhau”

(Bản dịch của Trần Thị Băng Băng)

Hướng cảm xúc thứ hai của các tác giả lại đặc biệt được gợi ra từ những đặc trưng riêng của đất Lạng Sơn - một vùng đất không giống với nhiều tỉnh lỵ và nhiều vùng biên trấn khác. Lạng Sơn vừa là một thành trì, mà cũng là một đô thị rất sầm uất. Ninh Tốn tỏ ra có cái nhìn tinh tế và sâu sắc


hơn nhiều các nhà thơ xưa. Ông đã từng làm thơ ca ngợi làng gốm Bát Tràng, cảnh buôn bán tấp nập ở Phố Hiến, đến Lạng Sơn - ông đặc biệt chú ý đến phố chợ Kỳ Lừa. Cái đẹp ở đây không chỉ là non xanh nước biếc, mà ở cái cảnh: “Đưa thư rộn rịp đoàn xe ngựa, Nhà cửa bày dăng hàng lụa tơ”. Còn Phan Huy Chú lại quan tâm đến mặt hàng thổ sản của một vùng đất có nhiều cây ăn quả đặc sản. Có lẽ ông là nhà thơ đầu tiên chú trọng đến đặc sản của xứ Lạng với những loại quả mận, đào, lê… Vì thế ở bài Phố Kỳ Lừa, ông đã ghi chép lại một cách chân thực mà sắc sảo hình ảnh: Những dãy nhà ngói đông đúc cư dân, những sọt xanh đầy hàng hóa, nơi kẻ Bắc người Nam ngược xuôi đi lại, làm cho phố phường toát ra cái phong vị tươi tốt mỡ màng: “Nam Bắc lai võng địa, Phong vị liến cao hoa”. Đó cũng là cảm xúc của các đoàn sứ giả, khi đi về qua cửa Ải Nam quan bồi hồi nhớ lại quê hương đất Việt yêu dấu xúc động trước cảnh núi non hùng vĩ, các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao...chung sống nhộn nhịp, tưng bừng. Thơ về Lạng Sơn của những sứ giả là một phần trong kho tàng thơ ca đi sứ của nước ta, nhưng cái chính là họ đã dành khá nhiều tâm huyết và cảm xúc riêng của mình đối với mảnh đất Lạng Sơn và với những đặc điểm riêng biệt không thể nào quên được.

Hướng cảm xúc thứ ba của các tác giả từ xưa tới nay chính là niềm trân trọng tự hào đối với Lạng Sơn - vùng quê giàu bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số nơi đây - với những ngày hội xuân, chợ phiên với hình ảnh những cô gái trong những bộ trang phục dân tộc rực rỡ sắc màu thổ cẩm cùng những làn điệu dân ca, điệu hát giao duyên Sli, Then, Lượn, Phong Slư…tha thiết, mượt mà, làm xao xuyến tâm hồn của trai làng, gái bản kéo dài suốt những ngày hội xuân; và biết bao hạnh phúc lứa đôi đã được khởi nguồn từ những bài ca, tiếng hát ngọt ngào thấm đậm ân tình đó! Đặc biệt là những cuộc thi hát hội mùa xuân với những tiếng: “Nhì à! soong hao…”(hai đứa mình, hai chúng mình…) làm xao xuyến lòng người; nghe thấy tiếng Sli, hát Lượn


người già thấy mình trẻ lại, người ốm như khỏi bệnh muốn xuống nhà đi hội” bởi những lời ca say đắm, nồng nàn: “Thương yêu nhau nước đựng sàng không lọt- Không thương yêu nhau đá đựng sọt còn trôi…”.

Cho đến nay - những cảnh đẹp đầy vẻ thơ mộng, hùng vĩ của thiên nhiên xứ Lạng cùng với vẻ đẹp của cuộc sống thanh bình của cộng đồng các dân tộc thiểu số vốn rất chân chất, thật thà, cùng với một nền văn hóa giàu bản sắc vẫn luôn là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn của Lạng Sơn và của cả nước (khi đến thăm Lạng Sơn) - trong đó có các nhà tiểu thuyết Lạng Sơn - những người đã sáng tác nên những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử của mình như: Nông Văn Côn, Quang Huynh, Vũ Ngọc Chương, Ngọc Mai… đặc biệt là nhà tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu của Lạng Sơn - Nguyễn Trường Thanh.

Cả cuộc đời gắn bó với bản làng, rừng núi xứ Lạng - nhà văn Nguyễn Trường Thanh coi đây là quê hương thứ hai của mình. Với tình yêu sâu sắc xứ Lạng, được sống trên mảnh đất với cảnh đẹp thơ mộng, hùng vĩ, giàu bản sắc văn hóa của mảnh đất vùng biên này đã là những nguồn cảm hứng lớn trong quá trình sáng tác của Nguyễn Trường Thanh. Đặc biệt với sự am hiểu sâu sắc, sự cảm nhận tinh tế của nhà văn về cảnh đẹp thơ mộng hùng vĩ của xứ Lạng - nơi mà “thiên nhiên đã ban tặng cho quê hương xứ Lạng của tôi núi non hùng vĩ, cảnh trí tuyệt đẹp, khí hậu mát mẻ, trong lành. Xứ sở của hoa đào, của nền văn hóa đa dân tộc đặc sắc, nơi hội tụ của tinh hoa dân tộc” [25.13]; với “những danh thắng nổi tiếng Đồng Đăng - Tô Thị - Nhất - Nhị - Tam Thanh - Chùa Tiên - Thành cổ… đã đi vào ca dao, dân ca huyền thoại muôn đời của dân tộc” [23.66]; những dãy núi như: “Đại Tượng là dãy núi uốn lượn từ Đông sang Tây như con rồng chầu, nằm viên mãn sau cơn sinh thành nhả ra viên ngọc quý Lạng Thành (theo truyền thuyết) với Đèo Giang- Văn Vỉ uốn lượn từ chân núi lên đỉnh núi giữa thiên nhiên hùng vĩ và tươi đẹp


bốn mùa xanh tươi cây lá” [25.8]. Và một thị xã vùng cao nằm giữa những: “Núi non, hang động, suối sông hài hòa như một bức tranh sơn thủy trong khói sương mơ màng”[23.72]; cùng những sắc màu của khí hậu, của cảnh sắc rực rỡ rất riêng biệt, độc đáo của xứ Lạng: “Gió heo may về sớm để lộ ra những chùm quả ngọt đỏ rực trong nắng chiều, núi Chóp Chài, núi Mẫu Sơn xanh biếc dưới bầu trời thanh cao. Cảnh sắc thiên nhiên mùa thu xứ Lạng vẫn hùng vĩ với vẻ đẹp mê hồn vốn có tự bao đời của nó” [24.5]; với: “Nắng xuân ấm áp lan tỏa cả phố phường làng quê, rừng núi, những cây Hồng Đào, Bích Đào, Bạch Đào nở muộn, những chùm hoa đang bừng nở khoe sắc tỏa hương, Đèo Giang, Văn Vỉ, núi Nhị, Tam Thanh như xanh hơn, núi Chóp Chài, Mẫu Sơn sáng đẹp, hùng vĩ, trầm mặc uy nghiêm…”[24.68]; cùng với hình ảnh của những: “Dãy núi đá vôi trùng trùng điệp điệp, ẩn chứa trong lòng nó biết bao vẻ đẹp kỳ bí, lộng lẫy của các hang động mà tạo hóa đã tạo nên những khối thạch nhũ lấp lánh sắc màu, muôn hình vạn trạng thỏa sức cho óc tưởng tượng của mỗi người về những kho vàng, núi bạc những nàng tiên trên vách núi, bên ven hồ, những phượng múa, rồng bay, voi chầu hổ phục” [25.8,9]…

Đặc biệt, nhà tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh còn thể hiện một tình cảm yêu mến, tự hào về một vùng văn hóa giàu bản sắc với bao phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng biên ải xa xôi này. Hình ảnh những ngày hội xuân, những ngày chợ phiên - những cô gái trong những bộ trang phục dân tộc rực rỡ sắc màu thổ cẩm cùng những làn điệu: Sli, Lượn, Then... tha thiết, mượt mà làm say đắm lòng người; những cuộc hát đối đáp của trai làng, gái bản kéo dài suốt ngày xuân; những lễ hội Chùa Tiên, Đồng Đăng... đầy bản sắc với những “tiếng hát Sli, hát Lượn xao xuyến lòng người thâu đêm suốt sáng trong lễ hội Lồng Tồng đầu xuân, lễ hội cầu mùa, lễ hội đền, chùa, hội bản làng tưng bừng náo nhiệt” [27.62]; hay với: “Những chợ hội, chợ phiên mà những làn điệu giao duyên xao xuyến tâm


hồn của Sli, Then, Lượn, Phong Slư mà những chàng trai, cô gái từ khắp các bản làng với những bộ y phục độc đáo, rực rỡ sắc màu tụ hội về đây hát tình ca sáng đêm” [24.75]; và những: “Đình đám, hội hè, trai thanh, gái lịch với những bộ trang phục đẹp nhất của dân tộc mình, hát giao duyên Sli, Lượn thâu đêm suốt sáng, biết bao lứa đôi hạnh phúc được khởi nguồn từ những bài ca, tiếng hát ngọt ngào thấm đậm ân tình từ những đêm chợ áp phiên” [25.11]; và cả những buổi “chiều và tối áp phiên chợ hội. Trai thanh, gái tú ở bản làng mặc quần áo dân tộc còn thơm mùi chàm, các anh, các chị bên nam bên nữ hát giao duyên, đối đáp nhau, mời mọc nhau ăn uống rồi hát thâu đêm suốt sáng”[ 23.71]…

Tất cả những nét đẹp đó đã được các nhà văn phản ánh vào trong tác phẩm của mình với một niềm tự hào, niềm trân trọng và ý thức gìn giữ những giá trị văn hóa tinh thần cao quí của quê hương xứ Lạng - vốn rất xinh đẹp, thơ mộng và chứa đựng bao huyền tích lịch sử mang giá trị nhân văn cao cả. Nhưng có lẽ cảm xúc mãnh liệt nhất, trực tiếp nhất cho cây bút Nguyễn Trường Thanh (cũng như các cây bút khác của Lạng Sơn) viết lên những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử đầy thành công của mình chính là: Lạng Sơn - mảnh đất biên giới giàu kỳ tích lịch sử với những người anh hùng người dân tộc thiểu số có thực ở nơi đây đã anh dũng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc, vì quê hương Lạng Sơn yêu dấu của mình.

2.2. Lạng Sơn - mảnh đất biên giới giầu kỳ tích lịch sử - nguồn cảm hứng mãnh liệt của nhà tiểu thuyết Nguyễn Trường Thanh.

Ở vị trí thuộc vùng biên giới phía Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn từ khi mới hình thành đã là một vùng đất có vị trí đặc biệt, là cửa ngõ tiếp giáp với Trung Quốc, có tầm quan trọng về quân sự, chính trị và ngoại giao của đất nước. Nhà sử học Phan Huy Chú đã viết: “Lạng Sơn, nam giáp An Quảng, bắc giáp ải Quan, tây tiếp Kinh Bắc, đông liền Cao Bằng. Hàng nghìn ngọn


núi la liệt, hàng muôn khe suối quanh vòng, khí núi độc, đường đất hiểm trở, đi lại khó khăn… Tiền của hơn kém trấn khác nhưng liền với Trung Quốc, gọi là trọng trấn” [4.1]. Đặc biệt Lạng Sơn tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây, lãnh thổ cực nam của nước Trung Hoa rộng lớn, vốn là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người. Từ xưa các triều đại phong kiến phương Bắc đã thường xuyên đem quân lấn chiếm các quốc gia phương Nam, và Lạng Sơn đã sớm trở thành nơi tiếp xúc và trung chuyển những ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc vào Việt Nam. Cũng chính mảnh đất này đã từng chứng kiến biết bao những kỳ tích lịch sử của dân tộc trong các cuộc chống giặc ngoại xâm từ hàng ngàn năm trước cho tới nay.

Thế kỷ VII trước công nguyên, nước Văn Lang dưới thời các Vua Hùng trị vì thì - Lạng Sơn trở thành một vùng đất của bộ Lục Hải. Đến thời Bắc thuộc, Lạng Sơn là một vùng đất luôn gắn bó một cách mật thiết với vận mệnh của nước Việt. Ngay từ cuối thế kỷ IX - đầu thế kỷ X, các nghĩa binh người dân tộc thiểu số Lạng Sơn đã cùng với nghĩa quân Khúc Thừa Dụ chiến đấu kiên cường giành lại độc lập cho dân tộc, và sau đó lại tích cực hưởng ứng cuộc kháng chiến của Ngô Quyền góp phần làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử. Trong suốt một thời gian dài thời đầu độc lập, với tên gọi Lạng Châu rồi Lạng Giang - Lạng Sơn là một vùng quan ải hết sức quan trọng của nước Đại Cồ Việt, Đại Việt - nơi cửa ngõ thông thương giữa hai nước và cũng là nơi mà các đoàn quân xâm lược phương Bắc ào ạt dẫn quân vào. Vì thế mà nơi đây đã từng diễn ra nhiều trận chiến đấu ác liệt của quân và dân ta nhằm chặn bước tiến của giặc ngoại xâm hoặc để đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi. Cũng từ rất sớm, các triều đại phong kiến nước ta (Đinh, Lê, Lý, Trần) đã rất quan tâm đến việc bảo vệ biên giới nhất là vùng quan ải thiêng liêng của đất nước.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí