Cải Thiện Chất Lượng Cuộc Sống Của Bệnh Nhân Sa Sút Trí Tuệ [16], [18], [101]

33


Khác với châu Âu và châu Mỹ, nguyên nhân chủ yếu của sa sút trí tuệ ở các nước châu Á là bệnh mạch não, rồi đến bệnh Alzheimer và các nguyên nhân khác. Vì vậy việc phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch não, duy trì rèn luyện thể chất - tinh thần, chế độ ăn uống hợp lý sẽ giảm tỷ lệ mắc; việc phát hiện và điều trị sớm sa sút trí tuệ ngay khi mới phát hiện sẽ hạn chế được tiến triển bệnh và đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn [18]

Hiện nay công tác dự phòng và xử trí sa sút trí tuệ được các chuyên gia trên thế giới và Việt Nam áp dụng như sau:

1.5.1. Cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sa sút trí tuệ [16], [18], [101]

Cải thiện chức năng hàng ngày và chất lượng sống có thể làm chậm mức độ tàn tật và nhu cầu nhập viện của bệnh nhân. Những bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm nặng cần được điều trị. Điều trị trầm cảm sẽ cải thiện sự chú ý, tập trung và mức năng lượng và đôi khi giảm tàn tật ở bệnh nhân sa sút trí tuệ. Các biện pháp tạo môi trường thích hợp, an toàn và hỗ trợ, trong đó bệnh nhân có thể hoạt động chức năng tối ưu. Bệnh nhân sa sút trí tuệ mức độ nhẹ và trung bình hoạt động tốt nhất trong môi trường quen thuộc. Đánh giá mức độ an toàn tại nhà và thay đổi một cách thích hợp sẽ giúp bệnh nhân hoạt động chức năng tốt hơn. Điều dưỡng viên đến thăm tại nhà có thể theo dõi việc dùng thuốc. Cần cung cấp bữa ăn được chuẩn bị sẵn cho bệnh nhân và theo dõi để đảm bảo bệnh nhân được ăn. Cần lên kế hoạch sắp xếp các phương tiện đi lại thay thế. Duy trì khả năng độc lập của người bệnh trong hoạt động hàng ngày bằng cách:

- Bố trí người nhà luôn ở bên cạnh để chăm sóc và giám sát bệnh nhân.

- Kiên trì hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các vật dụng thường dùng.

- Kích thích cảm giác của người bệnh bằng cách dùng cà phê, chè, nước hoa... cho họ ngửi mùi, giúp họ gọi tên và nhớ lại cách sử dụng hoàn cảnh sử dụng các chất đó.

34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.


- Hồi phục trí nhớ bằng cách gợi lại các chuyện cũ, các công việc mà người bệnh đã quen, khuyến khích người bệnh nhớ lại và liên hệ các hoàn cảnh hay gặp.

Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội - 5

- Hồi phục khả năng giao tiếp: Khuyến khích người bệnh nói chuyện, trình bày các suy nghĩ của mình, không ngắt lời họ khi giao tiếp. Hướng dẫn họ làm việc bằng các câu đơn giản, ví dụ như “Ông ăn cơm đi”, “Ông đi ra bàn”... Khuyến khích họ tham gia các hoạt động chung với người khác

- Khi người bệnh kích thích, có hành vi không phù hợp, tìm yếu tố thúc đẩy xuất hiện các hành vi đó để loại bỏ yếu tố thúc đẩy, kiên nhẫn và đánh lạc hướng họ sang một việc khác.

1.5.2. Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ

Bệnh nhân sa sút trí tuệ có biểu hiện suy giảm các mặt hoạt động tâm trí, nhất là các hoạt động chăm sóc cá nhân, các hoạt động quan hệ xã hội... do vậy cần được chăm sóc tốt tại gia đình [59]. Người thân của bệnh nhân cần chú ý những hoạt động sau:

* Chế độ ăn [7], [139], [157]: Đảm bảo chế độ ăn điều độ hợp lý, sẽ làm giảm nguy cơ các bệnh mạch não, bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa...

Thực hiện chế độ ăn điều độ, hợp lý bằng cách tăng lượng rau quả, giảm mỡ và chất béo, ăn chất đạm vừa đủ theo nhu cầu. Chế độ ăn hạn chế muối sẽ làm giảm đáng kể huyết áp, bổ sung đầy đủ các vitamin B12, B6, folat trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm nồng độ homocystein. Việc bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia... sẽ làm giảm thiểu nguy cơ tim mạch và tai biến mạch não.

* Tập thể dục [65], [69], [218]: Tập thể dục đều đặn thường xuyên giúp cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình lão hóa.

- Tăng cường hoạt động thể lực: Thường xuyên tập dưỡng sinh, đi bộ, chơi các môn thể thao phù hợp lứa tuổi.

- Tăng cường hoạt động trí óc: Đánh cờ, làm thơ, viết văn, tham gia

nghiên cứu khoa học...

35


- Tham gia các hoạt động tập thể và các hoạt động xã hội: dưỡng sinh,

âm nhạc, hội họa, khiêu vũ, thơ, nuôi động vật cảnh…

- Tăng cường rèn luyện trí nhớ, khả năng tư duy và các chức năng nhận thức khác bằng cách duy trì đọc sách báo, tập nhớ lại những thông tin, các sự kiện trước đây, lập kế hoạch, thực hiện công việc, cố gắng làm theo thời gian biểu đã lập hàng ngày hoặc hàng tuần và đề ra những phần việc quan trọng cần chú ý để thực hiện.

* Sinh hoạt hàng ngày và vệ sinh cá nhân [185]

Bệnh nhân thường giảm khả năng thực hiện các công việc thường ngày như ăn mặc, giặt rũ, nấu ăn, không nhớ được công dụng và giảm khả năng sử dụng các đồ dùng trong nhà, không tự tắm giặt, vệ sinh cá nhân được. Do vậy, cần giúp đỡ bệnh nhân mặc quần áo, đánh răng, giúp bệnh nhân sử dụng các đồ dùng hàng ngày, nhắc và trợ giúp họ đi vệ sinh...

Giải thích cho bệnh nhân sắp làm gì ví dụ như chuẩn bị đi tắm để có thể tránh được những chống đối hoặc phản ứng bạo lực.

* Một số điều cần chú ý khác [16], [18], [50], [35]

- Để bệnh nhân ở những nơi quen thuộc và an toàn: Cần để các vật dụng sao cho vừa thuận tiện nhưng tránh được các nguy cơ gây tổn thương cho bệnh nhân, sửa đổi cấu trúc của ngôi nhà cho bệnh nhân tiện sinh hoạt, đặt chuông báo động (nếu bệnh nhân đi lại nhiều trong nhà), lắp đặt đủ ánh sáng, đặt các biển báo hiệu trong nhà để giúp bệnh nhân định hướng. Nên cất bỏ các vật dụng nguy hiểm trong nhà như dao và các vật sắc nhọn.

Khi có sự thay đổi về môi trường xung quanh, về thời gian biểu hoặc người chăm sóc phải giải thích cặn kẽ và đơn giản với bệnh nhân. Lịch và đồng hồ và thời gian biểu hoạt động hàng ngày giúp tăng cường sự định hướng. Phải cho bệnh nhân có thời gian để thích nghi và làm quen với sự thay đổi này, cố gắng loại bỏ những việc không cần thiết.

- Ngoài ra, cho bệnh nhân dùng thẻ thông tin cá nhân đề phòng bệnh nhân đi lạc đường hoặc bị tai nạn. Giảm kích lực cho bệnh nhân: tránh những


tác động tâm lý không tốt với bệnh nhân [89]. Hỗ trợ bệnh nhân khi có vấn đề liên quan đến pháp lý như: thừa kế, các chế độ chính sách, thực hiện quyền công dân... Nên đưa bệnh nhân vào các chương trình hoạt động tại cộng đồng. Theo dõi những biểu hiện bất thường về tâm trí. Kịp thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh bằng khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế. Theo dõi quá trình bệnh và thuốc điều trị của bệnh nhân [99]. Phải chuẩn bị kế hoạch về y tế và tài chính trước khi sa sút trí tuệ nặng

- Khi sa sút trí tuệ tiến triển nặng, nên tập trung và tạo sự dễ chịu của

bệnh nhân.

1.5.3. Thuốc điều trị sa sút trí tuệ

Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với sa sút trí tuệ. Các thuốc đang được sử dụng nhằm làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh [34], [52], [77], [99], [131], [154], [196], [204], [212]. Các thuốc chủ yếu điều trị triệu chứng gồm hai nhóm chính: Nhóm ức chế men cholinesterase bao gồm Galantamin, Donepezil, Rivastigmin, Tacrin và nhóm ức chế thụ thể N-methyl-D-aspartat là Memantin. Các thuốc này tuy không ngăn chặn được tiến triển tự nhiên của bệnh nhưng có thể kiểm soát và cải thiện triệu chứng. Nhóm thuốc ức chế men cholinesterase là thuốc chính và hiệu quả càng cao khi được điều trị trong giai đoạn sớm của bệnh [192], [193], [194], [195]. Nhóm ức chế thụ thể N-methyl-D-aspartat được chỉ định trong bệnh Alzheimer giai đoạn trung bình và nặng, trong sa sút trí tuệ do mạch máu và sa sút trí tuệ hỗn hợp. Các thuốc khác có thể kết hợp và hỗ trợ trong điều trị như Selegilin (ức chế chọn lọc men oxy-hóa amin đơn B), Ginkgo biloba, vitamin E, Estrogen và các thuốc kháng viêm không steroid [76], [81] [166], [199], [213].

1.6. Một số mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên thế giới và ở

Việt Nam

Hiện nay, trên thế giới và trong nước có nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi được áp dụng tùy theo đặc thù ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia.


1.6.1. Mô hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình

Hiện nay, mô hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình [26] là một trong những mô hình đang được áp dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày do tính thiết thực và các hình thức phong phú của nó:

- Mô hình dịch vụ "chăm sóc sức khỏe tại nhà": Mô hình này đang được áp dụng tại Hoa Kỳ. Mô hình tập trung vào người bệnh với sáu nguyên tắc: liên tục, toàn diện, phối hợp, cộng đồng, phòng bệnh và gia đình [30], [211]. Mô hình đã phát triển rất mạnh ở Hoa Kỳ và các nước, chỉ trong mười năm số lượng các chăm sóc y tế tham gia chăm sóc sức khỏe tại nhà của các nước đã tăng từ 3.000 đến 8.000 với các cuộc thăm khám được diễn ra định kỳ (tháng, quý, năm) [60]. Ở Thụy Điển, những năm trước đây, hầu hết các nhân viên y tế dành nửa thời gian tại trung tâm, một nửa thời gian khám chữa bệnh tại gia đình, nhưng gần đây chủ yếu là hỏi bệnh qua điện thoại và khám chữa bệnh tại gia đình [14]. Tại Israel, mô hình "Bệnh viện hóa nhà" được áp dụng để chăm sóc cho người cao tuổi trong cộng đồng, chăm sóc y tế tích cực tại nhà tránh hoặc rút ngắn thời gian nằm viện. Mô hình này kết hợp với các phương tiện chăm sóc sức khỏe thường xuyên, tạo một màng lưới cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế tại nhà cho người cao tuổi. Mô hình "Bệnh viện hóa nhà" đã trở thành trung tâm của một hệ thống chăm sóc hỗ trợ, tích cực, nhân đạo, chất lượng cao cho người cao tuổi trong cộng đồng ở Israel [221].

- Mô hình "Chăm sóc người cao tuổi tại nhà": ở Việt Nam, năm 1991, Trung tâm nghiên cứu trợ giúp người cao tuổi trực thuộc Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam (gọi tắt là RECAS) đã lựa chọn mô hình "Chăm sóc người cao tuổi tại nhà" để áp dụng. Trong hơn mười năm triển khai, Trung tâm đã chăm sóc cho hàng nghìn lượt người cao tuổi. Ngoài ra, Trung tâm còn có một số hoạt động khác như mở các lớp tình nguyện viên để giúp đỡ những người cao tuổi nghèo, cô đơn không nơi nương tựa; thành lập các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời cho người cao tuổi tại cộng đồng ở những vùng nông thôn [26]. Một mô hình khác là mô hình dịch vụ "Quản lý, Tư vấn và Chăm sóc


sức khỏe tại nhà (gọi tắt là Q.T.C). Sau hai năm triển khai ở xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội, kết quả cho thấy, mô hình "Q.T.C" được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại cộng đồng. Đồng thời, mô hình "Q.T.C" cũng đã thu hút và huy động được sự tham gia của cộng đồng vào công tác y tế một cách tích cực hơn [3]. Tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu, trợ giúp người cao tuổi được thành lập. Trung tâm đã xây dựng và áp dụng mô hình thí điểm "Chăm sóc người cao tuổi tại nhà dựa vào tình nguyện viên" với mục tiêu là tổ chức mạng lưới tình nguyện viên để chăm sóc, giúp đỡ người cao tuổi nghèo, cô đơn không nơi nương tựa trong các sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp xã hội và trợ giúp y tế với sự tài trợ của Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi Quốc tế và Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi Hàn Quốc. Cho đến nay, mô hình này đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Kết quả thực hiện của mô hình cho thấy tính khả thi cao tại cộng đồng.

Tuy nhiên, các mô hình nêu trên còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế như: (1) Mô hình được phát triển một cách tự phát, chưa có chính sách và cơ chế quản lý nên thiếu tính đồng bộ, thống nhất, các dịch vụ được bố trí, sắp xếp chưa mang tính tổ chức và khoa học; (2) Công tác quản lý mô hình và đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhân viên đáp ứng nhu cầu của cộng đồng còn thiếu và chưa kịp thời; (3) Kinh phí triển khai các mô hình còn nhiều bất cập, giá thành dịch vụ cao so với chất lượng phục vụ hoặc không phù hợp với điều kiện của người dân. Từ những bất cập trên dẫn đến các mô hình được sử dụng nhưng kém tính bền vững về hiệu quả, thậm chí một số mô hình phải dừng hoạt động.

1.6.2. Mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng

Đây là mô hình được nhiều tác giả nghiên cứu và áp dụng, được xây dựng trên nguyên tắc dự phòng dựa vào cộng đồng, phục vụ nhu cầu của đa số và nhằm nâng cao năng lực người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe bản thân họ [26], [40]. Mô hình này chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tại

39


cộng đồng bao gồm khá nhiều hoạt động phong phú, nổi bật là (1) Nhà dưỡng lão do cộng đồng hoặc tổ chức xã hội thành lập và (2) Hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ.

Mô hình hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ trong những năm qua được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi chăm sóc sức khỏe là nhiệm vụ của toàn xã hội, nên đây là mô hình mang tính chất rộng và thiết thực, phù hợp với tất cả các đối tượng từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi và miền ngược đều có thể áp dụng được. Nhờ đó, năm 1995, Hội Người cao tuổi được thành lập và đến nay đã có ở hầu hết các xã, phường, thị trấn. Với mô hình này, cán bộ chuyên môn sẽ làm tư vấn viên về sức khỏe cho người cao tuổi, còn Hội Người cao tuổi sẽ đóng vai trò nòng cốt trong các hoạt động về chăm sóc sức khỏe của chính bản thân mình. Hàng năm, người cao tuổi được khám chữa bệnh định kỳ, được quan tâm của địa phương thành lập những câu lạc bộ hay những lớp học dưỡng sinh để Hội Người cao tuổi sinh hoạt và tập luyện.

Hiện nay, theo Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, trong số hơn 9,9 triệu người cao tuổi cả nước có hơn 8,3 triệu người cao tuổi sống cô đơn, 13,06% sống chỉ có hai vợ chồng già. Trước những khó khăn đó, mô hình thí điểm "Tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào các tình nguyện viên là thầy thuốc tại cộng đồng" được thực hiện tại một số xã của các tỉnh: Thái Nguyên, Thái Bình, Bến Tre, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Đồng Nai. Huyện Đồng Hỷ thuộc tỉnh Thái Nguyên là một trong những huyện trung du miền núi đầu tiên thực hiện thí điểm mô hình này [46]. Tuy nhiên, hoạt động của mô hình chủ yếu dựa vào đội ngũ tình nguyện viên là thầy thuốc tại cộng đồng, nếu không được tổ chức tốt, khơi dậy được sự nhiệt tình, tâm huyết của các tình nguyện viên, đặc biệt là các thầy thuốc trẻ thì tính bền vững và hiệu quả của mô hình sẽ không cao [13].

Năm 2011, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã triển khai thí điểm mô hình "Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi" tại xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng [44]. Sau một năm hoạt động thí điểm kết

40


quả cho thấy: Kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của nhân viên y tế địa phương đã được nâng lên rõ rệt, nhận thức của người dân và người cao tuổi về lối sống khỏe mạnh và cách dự phòng chăm sóc sức khỏe đã được cải thiện.

Mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại vùng nông thôn đồng bằng Sông Hồng đã được Nguyễn Văn Tiên và cộng sự [40] xây dựng và áp dụng triển khai một số hoạt động như sau: (i) Tuyên truyền giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao hiểu biết về cách phòng, chống một số bệnh, tật thông thường, chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi, cách sống lành mạnh,...; (ii) Tổ chức hướng dẫn luyện tập một số công tác dưỡng sinh cơ bản; (iii) Tiến hành khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi nhằm phát hiện triệu chứng, động viên người cao tuổi và gia đình quan tâm hơn đến sức khỏe người cao tuổi. Kết quả sau ba năm triển khai cho thấy nhận thức của người cao tuổi về tác dụng dưỡng sinh cũng như mức độ luyện tập dưỡng sinh tăng lên so với trước. Hiểu biết của người cao tuổi về các triệu chứng thông thường và cách phòng ngừa như chế độ dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe người cao tuổi tăng lên so với trước. Việc khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi đã động viên, khuyến khích được người cao tuổi có tác động đến tâm lý, tránh sự nhàm chán, giảm sự tự ti ở người cao tuổi.

Từ năm 2002 đến 2005, Viện Chiến lược và Chính sách y tế của Bộ Y tế đã triển khai Dự án "Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở vùng nông thôn Việt Nam" ở bốn xã thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Mục đích của Dự án nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi ở vùng nông thôn với chi phí hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh địa phương. Các hoạt động can thiệp được tiến hành một cách toàn diện trên các nhóm người trên 60 tuổi; người chăm sóc chính và các thành viên trong hộ gia đình; các thành viên cộng đồng; các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội và người cung ứng các dịch vụ y tế [9]. Sau bốn năm triển khai các hoạt động can thiệp, Dự án đã góp phần quan trọng trong công tác

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí